Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, kỹ thuật Lichtenstein đã được áp dụng từ 2002 trong điều trị thoát vị bẹn,
nhưng đến nay chỉ có những kết quả ngắn hạn về phẫu thuật này, nên nghiên cứu này nhằm vào việc đánh giá
tỷ lệ tái phát của phẫu thuật trong thời gian lâu hơn sau mổ (2-8 năm).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, theo dõi bệnh nhân bằng điện thoại, cỡ mẫu >188
(p<0,05).
Kết quả: Có 202 bệnh nhân được theo dõi với 210 ca mổ gồm 177 ca nguyên phát và 31 ca tái phát. Kết quả
theo dõi cho thấy có 2 ca tái phát (0,96%) sớm sau mổ, 11 ca đau mạn tính vùng bẹn (5,3%) và 1 ca bị nhiễm
trùng mảnh ghép muộn (0,47%).
Kết luận: Lichtenstein là kỹ thuật mổ thoát vị bẹn rất hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp (<1%) sau mổ 2-8
năm (trung bình 4,7 năm).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả lâu dài của kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 108
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA KỸ THUẬT LICHTENSTEIN
TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN
Vương Thừa Đức*, Nguyễn Phúc Minh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, kỹ thuật Lichtenstein đã được áp dụng từ 2002 trong điều trị thoát vị bẹn,
nhưng đến nay chỉ có những kết quả ngắn hạn về phẫu thuật này, nên nghiên cứu này nhằm vào việc đánh giá
tỷ lệ tái phát của phẫu thuật trong thời gian lâu hơn sau mổ (2-8 năm).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, theo dõi bệnh nhân bằng điện thoại, cỡ mẫu >188
(p<0,05).
Kết quả: Có 202 bệnh nhân được theo dõi với 210 ca mổ gồm 177 ca nguyên phát và 31 ca tái phát. Kết quả
theo dõi cho thấy có 2 ca tái phát (0,96%) sớm sau mổ, 11 ca đau mạn tính vùng bẹn (5,3%) và 1 ca bị nhiễm
trùng mảnh ghép muộn (0,47%).
Kết luận: Lichtenstein là kỹ thuật mổ thoát vị bẹn rất hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp (<1%) sau mổ 2-8
năm (trung bình 4,7 năm).
Từ khóa: Lichtenstein, tỷ lệ tái phát, thoát vị bẹn.
ABSTRACT
LONG TERM RECURRENCE RATES AFTER LICHTENSTEIN REPAIR
Vuong Thua Duc, Nguyen Phuc Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 108 - 114
Background: In Vietnam, Lichtenstein repair has been used in treatment of the inguinal hernias since 2002.
We reported its early results (following up time < 2 years) in 2003 and 2004. So, this study is to estimate the
recurrence rates of this repair in longer time of follwing up (2-8 years after operation).
Methode: Cross sectional study. Most patients were followed up mainly by phone.
Results: There were 202 patients with 210 cases (177 primary and 31 recurrent inguinal hernias) of
Lichtenstein repairs followed up. We found 2 cases of recurrence (0.97%), 11 cases of chronic groin pain (5.3%)
and 1 case of late mesh infection (0.47%).
Conclusion: Lichtenstein repair was an effective treatment of the inguinal hernia with low recurrence rates
(< 1%) after 2-8 years (4.7 years in average).
Key words: Lichtenstein repair, recurrence rates, inguinal hernia .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều phẫu thuật khác nhau để điều trị
thoát vị bẹn. Tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự
thành công của phẫu thuật thoát vị là tỷ lệ tái
phát. Trước kia, phẫu thuật dùng mô tự thân mà
đại diện là Bassini được dùng rất phổ biến với tỷ
lệ tái phát thay đổi từ 5-20% sau 5 năm (trung
bình là 10%)(5,9). Từ sau khi dùng các loại mảnh
ghép nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn, tỷ lệ
tái phát giảm đáng kể thường dưới 5%. Kỹ thuật
dùng mảnh ghép phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới là Lichtenstein với tỷ lệ tái phát thay đổi
từ 0,5% đến 4%(7,11,13). Tại Việt Nam, từ năm 2002,
kỹ thuật này bắt đầu được áp dụng và vào năm
2004 được chúng tôi báo cáo đầu tiên với tỷ lệ tái
phát là 0,97% (115 ca mổ)(15) với thời gian theo
* Bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS BS. Vương Thừa Đức, ĐT: 0903979725, Email: vuongthuaduc@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 109
dõi khá ngắn là từ 1-2 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này
có thể chưa phản ảnh đúng tỷ lệ tái phát thực vì
số ca mổ chưa nhiều và có thể có những trường
hợp tái phát muộn (sau 2 năm). Vì vậy, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá
chính xác hơn về tỷ lệ tái phát, không chỉ kết quả
ngắn mà còn kết quả dài hạn (sau 2 năm) với số
ca mổ nhiều hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu.
Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân trên hoặc bằng 18 tuổi.
- Được mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật
Lichtenstein từ cuối năm 2008 trở về trước.
- Có địa chỉ cụ thể rõ ràng hoặc có số điện
thoại liên lạc lưu trong hồ sơ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi loại trừ không đưa vào nghiên
cứu này những trường hợp không mổ tại BV
Bình Dân và không liên lạc được.
Cỡ mẫu
188)1().2/1( 2
2
=
−−
=
d
ppZN α
Trong đó:
Z= 1,96 (với α = 0,05).
P= 0,02 (2%) (tỷ lệ tái phát tính trung bình,
theo Marin (7) là 2,2% sau 5 năm.
d= 0,02 (sai số trong tính toán).
Tiến hành nghiên cứu
- Chúng tôi tìm lại các bệnh án được mổ từ
năm tháng 1/2002 - 10/2008.
- Liên lạc với bệnh nhân qua số điện thoại
lưu trong hồ sơ bệnh án. Nếu trong trường
hợp không có số điện thoại lưu trong hồ sơ
bệnh án thì thông qua các địa chỉ chúng tôi
truy ra số điện thoại cố định bằng cách gọi tổng
đài 1080. rồi từ đó liên lạc với bệnh nhân. Chúng
tôi tập trung gọi vào tháng 10/2010, do đó thời
gian theo dõi ngắn nhất là từ 2 đến 3 năm.
- Gọi bệnh nhân để hỏi thông tin về: tái phát,
đau vùng bẹn mạn tính sau mổ.
Các dữ liệu nghiên cứu
- Tuổi, phái.
- Loại thoát vị (gián tiếp hay trực tiếp,
nguyên phát hay tái phát).
- Thời gian theo dõi.
- Tỷ lệ tái phát.
- Tình trạng đau vùng bẹn mạn tính.
- Các biến chứng khác (nhiễm trùng mảnh
ghép, teo tinh hoàn).
Lưu trữ và phân tích dữ liệu
Bằng phần mềm Microsoft Excel 2003
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 202 bệnh nhân theo dõi được đưa vào
nghiên cứu. Chúng tôi dùng từ ca chỉ mỗi bên
thoát vị được mổ. Nếu bệnh nhân mổ thoát vị
bẹn 2 bên chúng tôi xem như 2 ca mổ. Do đó,
tuy chúng tôi chỉ có 202 bệnh nhân nhưng lại có
đến 210 ca mổ (có 8 bệnh nhân mổ 2 bên).
Tuổi
Tuổi trẻ nhất là 18 tuổi và già nhất là 93 tuổi,
trung bình là 54,5 + 27,5
Bảng 1: Phân bố tuổi bệnh nhân.
Tuổi Số BN (n=202) Tỷ lệ (%)
18-30 26 12,9
31-40 24 11,9
41-50 26 12,9
51-60 34 16,8
61-70 48 27,8
71-80 32 15,8
>80 12 5,9
Giới
Tuyệt đại đa số bệnh nhân của chúng tôi là
nam giới (98%), nữ giới chỉ có 4 người (2%).
Bảng 2: Phân bố giới tính bệnh nhân.
Giới Số BN (n=202) Tỷ lệ (%)
Nam 198 98
Nữ 4 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 110
Loại thoát vị
Chúng tôi phân loại thoát vị bẹn dựa trên
quan sát trong lúc mổ (trực tiếp, gián tiếp, hỗn
hợp) bất kể là thoát vị đó nguyên phát hay tái
phát.
Chúng tôi ghi nhận có 177 ca nguyên phát
(85,1%) và 31 ca tái phát (14,9%). Trong số ca tái
phát có 30 ca tái phát sau kỹ thuật Bassini và 1 ca
sau mổ nội soi.
Bảng 3: Phân loại thoát vị.
Loại thoát vị Số ca (210) Tỷ lệ (%)
Nhỏ 21 10
Vừa 75 35,7
Gián tiếp
Lớn 45 21,4
Vừa 18 8,6 Trực tiếp
Lớn 37 17,6
Hỗn hợp 14 6,6
Thời gian theo dõi
Thời gian theo dõi được tính bằng năm, từ
lúc mổ cho đến khi được tái khám hoặc liên lạc
được lần sau cùng.
Có 7 bệnh nhân chết vì những bệnh khác
không liên quan đến thoát vị hoặc do tuổi già
vào thời điểm khảo sát. Chúng tôi tính thời gian
theo dõi ở những bệnh nhân này (cả 7 người này
đều không bị tái phát theo lời người thân) là từ
lúc mổ đến lúc chết.
Thời gian theo dõi ngắn nhất là 2 năm và lâu
nhất là 8 năm, trung bình là 4,7 năm.
Bảng 4: Thời gian theo dõi.
Thời gian Số ca (210) Tỷ lệ (%)
2-3 98 46,6
3-4 11 5,2
4-5 13 6,2
5-6 12 5,7
6-7 24 11,4
7-8 52 24,8
Kết quả theo dõi
Vào thời điểm khảo sát, chúng tôi chỉ tái
khám được 3 người, còn lại chủ yếu là hỏi qua
điện thoại.
Chúng tôi ghi nhận có 2 ca bị tái phát, tỷ lệ
tái phát tính chung là 2/210 (0,95%), nếu tính
riêng cho thoát vị bẹn nguyên phát là 1/179
(0,56%) và tái phát là 1/31 (3,1%). Cả 2 trường
hợp này đều tái phát sớm sau mổ (bệnh án số:
202-09875 và 97-07149), 1 ca sau mổ 4 tháng và 1
ca sau mổ 6 tháng. Ngoài ra, từ sau đó chúng tôi
không ghi nhận được ca tái phát nào khác.
Vào thời điểm khảo sát, chúng tôi ghi nhận
có 11 bệnh nhân (5,3%) đau vùng bẹn, ngoài ra
có 2 người khác cho biết bị đau vùng bẹn trong
thời gian đầu (khoảng 1- 2 năm sau mổ) nhưng
về sau tự hết đau. Tất cả đều là đau nhẹ, không
thường xuyên và không cần dùng thuốc giảm
đau. Trong số 11 bệnh nhân đau vùng bẹn có 2
người vừa đau vừa dị cảm (một người có cảm
giác nặng, một người bị tê).
Có 1 bệnh nhân bị nhiễm trùng mảnh ghép
(0,47%) xuất hiện muộn sau mổ 2 năm (bệnh án
số 207-19106), lần đầu mổ năm 2007, lần sau mổ
lại để tháo mảnh ghép vào năm 2009, nhưng khi
liên lạc được vào tháng 10/2010 thì bệnh nhân
này may mắn không bị tái phát.
Bảng 5: Kết quả lâu dài sau mổ.
Kết quả Số ca (210) Tỷ lệ (%)
Tái phát 2 0,96
Đau mạn tính 11 5,3
Nhiễm trùng MG 1 0,47
BÀN LUẬN
Tỷ lệ tái phát
Tái phát là vấn đề lớn nhất của phẫu thuật
thoát vị và cũng là tiêu chí chủ yếu để người ta
đánh giá và so sánh các kỹ thuật mổ khác nhau.
Việc theo dõi bệnh nhân sau mổ tốt nhất là
tái khám, tuy nhiên điều này không phải lúc nào
cũng có thể thực hiện được, nhất là ở những thời
điểm xa sau mổ. Một số các nghiên cứu trước
đây vẫn còn dùng thư từ để đánh giá kết quả lâu
dài sau mổ (5,9,10,11,13). Tuy nhiên, do sự phát triển
của công nghệ thông tin như mạng Internet,
điện thoại, việc theo dõi đã đơn giản hơn nhiều.
Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống điện thoại đã
phát triển rất rộng rãi, hầu như mọi bệnh nhân
hoặc thân nhân của họ đều có điện thoại cố định
hay điện thoại di động. Chúng tôi đã ghi lại
những số điện thoại này vào bệnh án trong thời
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 111
gian bệnh nhân nằm viện, và dùng chúng để
theo dõi tình hình bệnh nhân sau mổ. Một số tác
giả khác, bên cạnh việc tái khám bệnh nhân
cũng dùng điện thoại để theo dõi lâu dài sau
mổ(12,13).
Kỹ thuật dùng mô tự thân
Stephenson(12) cho rằng, đây là những kỹ
thuật nhằm ráp các mô lại một cách không bình
thường, để phục hồi giải phẫu học bình thường,
nên càng gây biến dạng thêm cho cấu trúc vốn
đã bị khiếm khuyết; và tất yếu sẽ gây căng, dù
có rạch dãn.
Sau phẫu thuật dùng mô tự thân, cần theo
dõi lâu để đánh giá tỷ lệ tái phát vì, có đến
50% trường hợp tái phát chưa xuất hiện trong
5 năm đầu và 20% chưa xuất hiện trong 15-25
năm sau lần mổ đầu tiên(6,13). Tái phát trong
những năm đầu (tái phát sớm) thường là do
lỗi kỹ thuật như, gây căng, nhiễm trùng, bỏ sót
thoát vị(6). Sau thời gian này, khi mô bị suy
yếu thì tái phát thực sự mới xảy ra. Vì vậy,
thời gian theo dõi thoát vị phải 10 năm trở lên
mới tạm đủ để đánh giá tái phát(13).
Những tổng kết lớn cho thấy, tỷ lệ tái phát
của kỹ thuật dùng mô tự thân ở các cơ sở đa
khoa là 5-15%(4,6,12,13), trong khi đó; ở những trung
tâm chuyên môn về thoát vị lại rất thấp, chỉ
khoảng 1%(6,10). Sự khác biệt này chủ yếu là do
kinh nghiệm(16) của người bác sĩ phẫu thuật hơn
là do phương pháp mổ. Wantz (1991) đã rất
đúng khi nói rằng “Sự khéo léo và kinh nghiệm của
phẫu thuật viên còn quan trọng hơn phương pháp mổ
mà họ sử dụng “.
Nhìn chung, Shouldice vẫn là kỹ thuật tốt
hơn cả trong số các kỹ thuật dùng mô tự thân,
nếu được mổ trong tay những bác sĩ phẫu thuật
kinh nghiệm, tổng kết mới nhất của Shouldice
Clinic (1983-2002)(10) cho thấy tỷ lệ tái phát chung
là 2,2% (84/3799 ca).
Kỹ thuật dùng mảnh ghép
Nếu như Shouldice là tiêu chuẩn vàng vào
thập niên 1980 của phẫu thuật thoát vị thì hiện
nay, qua hơn 30 năm dùng mảnh ghép, kinh
nghiệm về những kỹ thuật này đã đủ nhiều để
chúng thực sự trở nên tiêu chuẩn vàng mới
trong điều trị thoát vị bẹn(13).
Những kết quả của các trung tâm thoát vị là
khá ấn tượng với tỷ lệ tái phát khoảng 0,5%. Một
nghiên cứu ngẫu nhiên về thoát vị (tập hợp từ
15 nghiên cứu) của Liên minh châu Âu (EU)(13)
trên 4000 bệnh nhân cho thấy, kỹ thuật
Shouldice tái phát nhiều gấp 5 lần, và các kỹ
thuật dùng mô tự thân khác nhiều gấp 6 lần nếu
so với Lichtenstein. Tỷ lệ tái phát là 4,4% nếu
không dùng mảnh ghép so với 1,4% nếu dùng
mảnh ghép. Điều đặc biệt là, khác với sự tái phát
sau phẫu thuật dùng mô tự thân, sau phẫu thuật
Lichtenstein người ta nhận thấy là nếu thời gian
theo dõi càng lâu thì càng ít gặp tái phát(13).
Marin (1998)(7), trong một hồi cứu gồm 961
ca mổ trong 5 năm tại một đơn vị ngoại khoa
trong ngày, đã ghi nhận có 4,4% bị rắc rối sau
mổ nhưng không có ca nào bị thải bỏ mảnh
ghép, trên 95% bệnh nhân hài lòng với cuộc
mổ, và tỷ lệ tái phát là 2,2% (0,7% đối với thoát
vị nguyên phát, 5,2% đối với thoát vị tái phát).
Từ đó, ông kết luận rằng Lichtenstein là một
kỹ thuật mổ hứa hẹn cho thoát vị bẹn trong
điều kiện ngoại trú.
Nghiên cứu của EU(13) tính toán là, với việc
dùng mảnh ghép, cứ mỗi 17 ca mổ thoát vị thì có
ít hơn 1 ca tái phát nếu so với những kỹ thuật
mổ kinh điển, hay nói một cách khác, nhờ dùng
mảnh ghép cứ mỗi năm tại Mỹ và châu Âu giảm
được 40.000 ca tái phát. Kết quả này gây ấn
tượng đến nỗi ngay cả những chuyên gia về
thoát vị, vốn trước đây thích dùng mô tự thân
(như Wantz, Rutledge, Bendavid), nay cũng
chuyển qua dùng mảnh ghép. Điều đáng chú ý
là, nếu như các kỹ thuật dùng mô tự thân chỉ đạt
được kết quả tốt trong tay những chuyên gia về
thoát vị thì các kỹ thuật dùng mảnh ghép vẫn
đạt được kết quả tốt trong tay những người
chuyên hoặc không chuyên, điều này cho thấy
tính đơn giản và dễ ứng dụng của phẫu thuật
dùng mảnh ghép.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 112
Bay-Nielsen(2) đã có những ghi nhận như
nhau về nguyên nhân tái phát sau phẫu thuật
Lichtenstein, cho thấy phần lớn các trường hợp
tái phát (62%) là dạng trực tiếp và ở mé trong
hay trên xương mu. Lỗi kỹ thuật này đã từng
được Lichtenstein lưu ý từ năm 1993, và ông đã
nhấn mạnh đến yêu cầu phải phủ mảnh ghép
dư ít nhất 2 cm bên trong củ mu. Chi tiết kỹ
thuật này có lẽ đã không được chú ý đúng mức
và sau này Amid(1) đã phải nêu lại như là một
trong những nguyên tắc phẫu thuật nhằm làm
giảm tái phát. Theo chúng tôi, do thể hình nguời
Việt Nam nhỏ hơn người phương Tây nên chỉ
cần phủ dư ở vị trí này chừng 1-1.5 cm là
được(15). Các dạng tái phát còn lại (cũng theo
Bay-Nielsen)(2) gồm, 17% tái phát dạng gián tiếp,
13% đùi, và 8% không xác định rõ.
Hai ca tái phát trong nghiên cứu này cũng
xảy ra ở vị trí cận xương mu tương tự như Bay
Nielsen đã lưu ý, được chúng tôi phát hiện sớm
sau mổ (trong vòng 6 tháng). Rút kinh nghiệm
từ ca tái phát này (chúng tôi đã trực tiếp mổ lại),
chúng tôi nhận thấy rằng nhất thiết phải khâu
mảnh ghép vào xương mu để đảm bảo mảnh
ghép không bị tuột ra khỏi vị trí này sau khi nó
được tổ chức hóa vì khi đó mảnh ghép sẽ bị co
lại theo mọi hướng (giảm khoảng 20-30% diện
tích) do mô sợi thâm nhập vào. Chúng tôi cũng
đồng ý rằng, khác với các phẫu thuật thoát vị
dùng mô tự thân, sau phẫu thuật Lichtenstein
càng theo dõi lâu càng ít thấy tái phát, ngoài 2 ca
tái phát sớm đã nói trên chúng tôi không ghi
nhận thêm ca nào tái phát sau đó nữa.
So sánh giữa Lichtenstein và mổ nội soi
Chung và Rowland (1999)(13) ở Canada, trong
một phân tích meta, tổng kết từ 14 nghiên cứu
so sánh ngẫu nhiên giữa mổ mở và mổ nội soi,
đã kết luận rằng mổ nội soi làm mất thời gian
nhiều hơn, đắt tiền hơn, nhưng bệnh nhân sau
mổ nội soi ít bị đau và hồi phục lao động nhanh
hơn. Tuy nhiên, so về tỷ lệ tái phát thì cả 2 kỹ
thuật mổ đều như nhau.
Tổng kết của EU(14) có phân tích meta (2002)
với 4165 bệnh nhân và của McCormack (2003) (8)
với 7141 bệnh nhân, đã đi đến kết luận rằng
bệnh nhân mổ nội soi ít đau hơn và hồi phục
nhanh hơn, nhưng xét về tỷ lệ tái phát thì cũng
tương đương với mổ mở dùng mảnh ghép.
Voyles (2002)(14), trong một phân tích meta
với 4688 bệnh nhân, đã kết luận rằng bệnh nhân
sau mổ nội soi hồi phục nhanh hơn so với mổ
kinh điển dùng mô tự thân. Tuy nhiên, ông cũng
kết luận rằng, việc dùng mảnh ghép qua mổ mở
cũng có thể giúp bệnh nhân hồi phục nhanh gần
tương tự như mổ nội soi mà lại ít tốn kém hơn
và ít biến chứng hơn.
Đau vùng bẹn mạn tính sau mổ thoát vị
Trước đây, đau mạn tính sau mổ thoát vị
bẹn được xem như là một biến chứng ít gặp. Tuy
nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng
nó không phải là hiếm, thậm chí có báo cáo cho
thấy có đến 1/3 bệnh nhân khó chịu ít nhiều sau
mổ thoát vị từ 12 tháng hoặc lâu hơn(12). Khác
với những tình trạng đau do liên quan đến tổn
thương nhánh thần kinh (đau xuất hiện sớm
ngay sau mổ, do phạm một nhánh thần kinh
nào đó), đau mạn tính thường bắt đầu khỏang 1
năm sau mổ. Những nghiên cứu lâm sàng cho
thấy, đau mạn tính chiếm tỷ lệ cao sau mổ thóat
vị gồm cả mổ có hoặc không dùng mảnh ghép.
Klosterhalfen(5) khi nghiên cứu về những mảnh
ghép được tháo ra cho thấy, hầu hết những
trường hợp có tiền sử đau mạn tính thì trong
những khe, lỗ của mảnh ghép có sự hiện diện
của những sợi và bó sợi thần kinh. Ngày nay,
bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch người
ta thấy được cả những cấu trúc thần kinh nhỏ
nhất vốn gặp nhiều ở mô hạt viêm xung quanh
mảnh ghép. Do bản chất của mô hạt viêm là một
tình trạng viêm mạn tính, nên nó gây kích thích
những cấu trúc thần kinh này và tạo nên cảm
giác đau. Trong vài trường hợp, người ta còn
phát hiện những u thần kinh (neuroma), là một
bằng chứng của sự hủy họai cơ học của sợi thần
kinh gây ra bởi mảnh ghép, ở nơi tiếp giáp giữa
mảnh ghép và ký chủ. Tất cả những mảnh ghép
nặng, lỗ nhỏ lấy ra đều có tỷ lệ cao liên quan đến
những tình trạng đau mạn tính. Trong khi đó,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 113
mảnh ghép nhẹ, lỗ lớn do giảm đáng kể bề mặt
tiếp xúc với ký chủ, nên cũng giảm được phản
ứng của mô với mảnh ghép, và kết quả là giảm
đau mạn tính sau mổ(5).
Amid (2002)(1) đã báo cáo 49 trường hợp đau
sau mổ thoát vị được mổ lại, trong đó chỉ có 12%
bị u thần kinh (neuroma), 20% bị đè ép sợi thần
kinh, và đa số còn lại (68%) là do xơ hóa xung
quanh sợi thần kinh. Điều đáng lưu ý là có đến
96% bệnh nhân trong số đó đều hài lòng với kết
quả phẫu thuật.
Stephenson(12) đã gửi thư cho 80 bệnh nhân
sau mổ mở đặt mảnh ghép 4-5 tháng và nhận
được 70 thư trả lời (88%), trong đó có đến 29%
ghi nhận có sự không thoải mái ở vùng bẹn mặc
dù không có ai trong số đó phải dùng thuốc
giảm đau thường xuyên hay phải thay đổi lối
sống, và điều đặc biệt là tất cả đều nói rằng họ
sẵn sàng chịu mổ tương tự ở bên còn lại nếu bị
thoát vị trong tương lai. Stephenson cũng cho
rằng, phần lớn tình trạng đau sau mổ thoát vị
vừa là do tổn thương mô vừa là do ảnh hưởng
thần kinh (xơ hóa xung quanh sợi thần kinh) và
đã đưa ý kiến về việc đổ chất chống xơ hóa
(tương tự như trong tắc ruột do dính) vào
trường mổ thoát vị bẹn.
Courtney đã gửi thư lần 2 cho những bệnh
nhân sau mổ 30 tháng mà lần đầu (sau mổ 4-5
tháng) đã trả lời rằng họ bị đau trầm trọng (tỷ lệ
3%) và thu được 75 thư trả lời. Kết quả cho thấy:
22 người (0,5%) cho rằng họ vẫn đau như cũ, 39
người (0,9%) trả lời rằng họ giảm đau nhiều, chỉ
còn đau nhẹ hoặc rất nhẹ, chỉ có 14 người (0,3%)
phải điều trị giảm đau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận:
có 11 bệnh nhân (5,6%) vẫn còn đau vào thời
điểm khảo sát (sau mổ 2-8 năm), và may mắn là
tất cả đều đau nhẹ và không bệnh nhân nào cần
dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, chúng tôi còn
lưu ý có 2 bệnh nhân khác tự hết đau sau 2 năm,
điều này cho thấy xu hướng giảm đau dần khi
mảnh ghép được tổ chức hóa tốt, mô hạt viêm
giảm dần, ít gây kích thích lên các cấu trúc thần
kinh xung quanh. Tỷ lệ đau sau mổ trong
nghiên cứu này của chúng tôi khá thấp nếu so
với tỷ lệ chung nêu trên có thể vì những bệnh
nhân của chúng tôi được khảo sát ở thời điểm
khá xa sau mổ, cũng có thể do chỉ hỏi qua điện
thoại nên không tìm thấy những trường hợp
đau thoáng qua hoặc dị cảm nhẹ..
Nhiễm trùng mảnh ghép
Tỷ lệ nhiễm trùng trong một cuộc mổ sạch
như mổ thoát vị bẹn vốn khá thấp (#1%), nhưng
tỷ lệ nhiễm trùng mảnh ghép còn thấp hơn rất
nhiều (#0,1%)(3,16). Nhiễm trùng mảnh ghép là
biến chứng đáng ngại nhất và được coi là gót
chân Achilles của phẫu thuật thoát vị có dùng
mảnh ghép. Nhiễm trùng mảnh ghép có t