Mục đích: đánh giá kết quả giảm đau ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp tạo hình
thân đốt sống qua da
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 7-2010 đến tháng 2-2012, với 22 bệnh nhân gãy xẹp đốt sống
do loãng xương. Đánh giá bằng thang điểm VAS trước và sau phẫu thuật. Kiểm tra sau 3-6 tháng.
Kết quả: 22 bệnh nhân được thực hiện theo phương pháp này: 15 nữ (68,2%) và 7 nam (31,8%). Tuổi thấp
nhất 61 lớn nhất 84, triệu chứng đau tại chỗ 95,4%, có 27 đốt sống được can thiệp trên 22 bệnh nhân. Điểm
VAS trung bình trước can thiệp là 8,4 ± 1,24 và sau can thiệp là 3,1 ± 1,35, biến chứng thường gặp của chúng
tôi là cement dò vào đĩa đệm và dò ra cạnh sống chiếm 18,5 %.
Kết luận: tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, an
toàn, giúp giảm đau sớm cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 330
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG QUA DA
BẰNG BƠM CEMENT SINH HỌC Ở BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG
DO LOÃNG XƯƠNG
Đào Văn Nhân*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá kết quả giảm đau ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương bằng phương pháp tạo hình
thân đốt sống qua da
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 7-2010 đến tháng 2-2012, với 22 bệnh nhân gãy xẹp đốt sống
do loãng xương. Đánh giá bằng thang điểm VAS trước và sau phẫu thuật. Kiểm tra sau 3-6 tháng.
Kết quả: 22 bệnh nhân được thực hiện theo phương pháp này: 15 nữ (68,2%) và 7 nam (31,8%). Tuổi thấp
nhất 61 lớn nhất 84, triệu chứng đau tại chỗ 95,4%, có 27 đốt sống được can thiệp trên 22 bệnh nhân. Điểm
VAS trung bình trước can thiệp là 8,4 ± 1,24 và sau can thiệp là 3,1 ± 1,35, biến chứng thường gặp của chúng
tôi là cement dò vào đĩa đệm và dò ra cạnh sống chiếm 18,5 %.
Kết luận: tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu, an
toàn, giúp giảm đau sớm cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương.
Từ khóa: tạo hình thân sống qua da, bơm cement
ABSTRACT
EVALUATION THE RESULT OF PERCUTANEOUS VERTERBROPLASTY BY EJECTING
BIOLOGICAL CEMENTIN PATIENTS WITH VERTERBRAL COMPRESSION DUE TO
OSTEOPOROSIS
Dao Van Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 330 - 334
Objectives: evaluate reduce pain in patients with osteoporosis vertebral compression fractures by the method
of percutaneous vertebroplasty
Methods: Prospective study from 7-2010 to 2-2012, with 22 patients osteoporosis vertebral compression
fractures. Clinical outcome were determined by comparison of preoperative and postoperative visual analog scale
score. Review 3months or more after surgery
Results: Twenty-two patients: 15 females (78.6%) and 7 males (31.8%). Age range from 61 to 84 years old,
pain spot symptom 95.4%, 22 patients with 27 vertebrae were treated. The mean preoperative VAS was 8.4 ± 1.24
preoperative was 3.1 ± 1.35, common complication is cement leakage in disc and paraspinal 18.5%
Conclusion: Vertebroplasty is minimally invasive methods, safety, early pain relief for patients with
osteoporosis vertebral compression fractures.
Key words: osteoporosis vertebral compression, percutaneous vertebroplasty
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xẹp đốt sống là một bệnh lý do nhiều
nguyên nhân gây nên như: chấn thương cột
sống, loãng xương, u thân đốt sống, đa u tuỷ
xương... Trong đó loãng xương là nguyên nhân
phổ biến nhất(2).
Theo thống kê tại Mỹ có khoảng 700.000 –
** Khoa ngoại thần kinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
Tác giả liên lạc: BS. Đào Văn Nhân Email: daovannhan2004@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 331
1.000.000 trường hợp gãy xẹp thân đốt sống do
loãng xương mỗi năm, với hơn 1/3 trở thành
đau mạn tính. Xẹp đốt sống xảy ra ở 25% bệnh
nhân nữ trên 50 tuổi và 40% ở bệnh nhân từ 80 -
85 tuổi. Chi phí điều trị chiếm phần lớn trong
hơn 17 tỉ USD chi phí trực tiếp cho việc điều trị
các trường hợp gãy xương do loãng xương(3,7).
Tạo hình thân đốt sống qua da
(Percutaneous Vertebroplasty) là phương pháp
điều trị mới cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống. Một
lượng cement sinh học được bơm vào thân đốt
sống qua kim chuyên dụng. Cement sinh học
giúp hàn gắn các gãy xương siêu nhỏ trong thân
đốt sống, làm bền vững thân đốt sống và giảm
đau cho bệnh nhân.
Khoa ngoại thần kinh-cột sống bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định đã tiến hành bơm cement
cho một số bệnh nhân bị xẹp đốt sống do loãng
xương với kết quả bước đầu đáng khích lệ. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu "Đánh giá
kết quả bước đầu tạo hình thân đốt sống qua da
bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân gãy xẹp
đốt sống do loãng xương".
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Từ tháng 7-2010 đến tháng 2-2012, có 22
bệnh nhân gãy xẹp đốt sống do loãng xương
được thực hiện phẫu thuật tạo hình thân đốt
sống qua da bằng bơm cement sinh học tại khoa
ngoại thần kinh – cột sống bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Định.
Phương pháp
Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán gãy
xẹp đốt sống do loãng xương và được tạo hình
thân sống bằng bơm cement qua da. Các bệnh
nhân này được thăm khám lâm sàng, có hình
ảnh học: xquang qui ước thẳng, nghiêng; cắt lớp
vi tính và cộng hưởng từ hạt nhân; có các xét
nghiệm tiền phẫu, chức năng đông máu toàn bộ.
Tiêu chuẩn loại trừ(6,7,10)
- Các bệnh nhân gãy xẹp đốt sống nhưng
không do loãng xương
- Rối loạn đông, chảy máu.
- Đang có nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân
- Có chèn ép ống sống với triệu chứng tủy
hay rễ
- Các thương tổn gãy vỡ nhiều mảnh thân
đốt sống
Ngoài ra, tuy không có chống chỉ định tuyệt
đối nhưng cần thận trọng với những trường hợp
thành sau thân sống bị vỡ, sẽ làm tăng nguy cơ
dò cement vào ống sống.
Kỹ thuật
- Tiền mê, gây tê tại chỗ
- Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, bàn mổ thích
hợp cho việc sử dụng C-Arm
- Xác định đốt sống thương tổn dưới C-Arm.
Đưa kim chuyên dụng đi vào chân cung ở vùng
¼ trên – ngoài trên bình diện thẳng. Kiểm tra vị
trí kim trên 2 bình diện: thẳng và nghiêng, đảm
bảo hoàn toàn kim sẽ nằm trong chân cung và
thân sống. Đóng kim vào thân sống đến vị trí
1/3 trước thân đốt sống.
- Cement (PolyMethylMethAcrylate-PMMA)
bơm vào thân sống khoảng 4 – 8 ml, quá trình
này được kiểm soát liên tục dưới C-Arm để
tránh cement dò ra xung quanh.
- Cần kiểm tra thường xuyên vận động, cảm
giác 2 chân của bệnh nhân để đề phòng biến
chứng.
- Sau thủ thuật bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại
giường 2 giờ, sau đó cho ngồi dậy và đi lại.
- Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu tăng
cường sức cơ. Phối hợp dùng thuốc chống loãng
xương để làm giảm nguy cơ gãy xương mới.
Các biến chứng có thể gặp
- Nhiễm trùng, gãy mấu ngang, gãy chân
cung, gãy xương sườn, suy hô hấp.
- Dò cement ra trước, bên hoặc vào ống
sống.
- Tắc mạch do cement.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 332
- Gãy xẹp các đốt kế cận
- Tổn thương rễ thần kinh
Đánh giá kết quả
Theo dõi kết quả trong khi nằm viện và tái
khám định kỳ sau 3, 6 tháng.
Điểm đau VAS trước và sau can thiệp
Cải thiện về chiều cao thân sống
Thang điểm VAS (Visual Analog Scale)
Điểm 0 1-2-3 4 - 5 6 - 7 8 - 9 10
Giải
thích Không đau
Đau
nhẹ
Đau vừa
phải, khó
chịu
Rất
đau
Đau
dữ dội
Đau
không thể
chịu được
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi
Bệnh nhân ít tuổi nhất là 61tuổi, lớn tuổi
nhất 84 tuổi. Tuổi trung bình 73,5 tuổi.
Giới tính
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Số lượng Tỉ lệ %
Nam 7 31,8
Nữ 15 68,2
Tổng 22 100
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng
Triệu chứng Số lượng Tỉ lệ %
Đau tại chỗ 21 95,4
Đau kiểu rễ
Triệu chứng khác 1 4.6
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS trước can thiệp
VAS Không đau Đau nhẹ Đau vừa phải, khó chịu Rất đau Đau dữ dội
Đau không
thể chịu được Tổng
(0) (1-2-3) (4-5) (6-7) (8-9) (10)
n 3 15 4 22
% 13,6 68,2 18,2 100
Đặc điểm đốt sống tổn thương
Vị trí đốt sống tổn thương
Bảng 4. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đốt sống tổn
thương
Vị trí Số lượng Tỉ lệ %
D12 5 18,6
L1 14 51,8
L2 4 14,8
L3 3 11,1
L4 1 3,7
Tổng 27 100
Số đốt sống tổn thương
Bảng 5. Phân bố bệnh nhân theo số đốt sống tổn
thương
Số đốt tổn thương Số lượng Tỉ lệ %
Một đốt 17 77,3
Hai đốt 5 22,7
Tổng 22 100
Kết quả điều trị
Tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt sống
Bảng 6. Phân bố tỉ lệ ngấm cement đốt sống
Tỉ lệ ngấm cement Số lượng Tỉ lệ %
< 1/3 2 7,4
1/3 – 2/3 10 45,4
> 2/3 15 68,2
Tổng 27 100
Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS sau can thiệp
Bảng 7. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS sau can thiệp
VAS Không đau(0) Đau nhẹ (1-2-3)
Đau vừa phải,
khó chịu (4-5) Rất đau(6-7)
Đau dữ dội
(8-9)
Đau không thể
chịu được (10) Tổng
n 17 4 1 22
% 77,3 18,2 4,5 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 333
Phân bố bệnh nhân theo biến chứng khi bơm
cement
Bảng 8. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng khi bơm
cement
Biến chứng Số lượng Tỉ lệ %
Dò vào đĩa đệm 3 11,1
Dò ra cạnh thân 2 7,4
Dò vào ống sống 0
Tổng 22 100
Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS sau 3
tháng
Bảng 9. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS
sau 3 tháng
VAS Không
đau
Đau
nhẹ
Đau
vừa
phải,
khó
chịu
Rất
đau
Đau
dữ
dội
Đau
không
thể
chịu
được
(0) (1-2-3) (4-5) (6-7) (8-9) (10)
Tổng
n 20 1 1 22
% 91 4,5 4,5 100
BÀN LUẬN
Có 15 bệnh nhân nữ và 7 nam, tỉ lệ nam/nữ
là 1/2. Tuổi trung bình 74,5 tuổi (thấp nhất 61 và
cao nhất 84 tuổi), tuổi này phù hợp với một số
nghiên cứu về loãng xương vì phụ nữ sau 60
tuổi mật độ xương chỉ bằng 50% so với mật độ
đỉnh ở tuổi 20 – 30 tuổi. Gãy xẹp đốt sống do
loãng xương được xác định trên x quang qui
ước, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân và
đo mức độ loãng xương ở tất cả bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này 22 trường hợp đều bị vỡ
nén ép (Compression fractures), phần lớn nằm ở
vùng bản lề vận động cột sống ngực – thắt lưng
do đây là vị trí ưỡn nhất của cột sống và là nơi
cột sống vận động nhiều 70,4% (D12 – L1). Triệu
chứng lâm sàng phần lớn bệnh nhân đều phàn
nàn đau lưng tại chỗ (95,4%) rất khó khăn khi
vận động ngồi, đứng hoặc đi lại, không có
trường hợp nào có biểu hiện thương tổn thần
kinh: chèn ép tủy hoặc rễ. Đa phần bệnh nhân
đau ở mức độ nhiều (VAS 8,9, 10) chiếm 86,4%,
không có trường hợp nào VAS ≤ 5. Vì vậy đối
với những trường hợp đau ít xem như không có
chỉ định can thiệp. Nguyên nhân của tất cả các
trường hợp là do chấn thương nhẹ như ngã
trượt chân đập mông xuống sàn nhà và có một
trường hợp cúi xuống lấy vật nặng.
Thăm khám kỹ để xác định tình trạng đau
lưng gây ra bởi gãy lún thân sống, đánh giá sự
biến dạng của cột sống. Các chỉ số biến dạng
của cột trước, cột giữa, cột sau, của cột sống
được đo đạc tính toán trên phim xquang qui ước
nghiêng. Đánh giá sự thay đổi chỉ số biến dạng
từ trước đến sau và tỉ lệ gù của thân đốt sống,
để có chỉ định can thiệp(8,1)
Kỹ thuật: có 27 đốt sống được can thiệp trên
22 bệnh nhân, trong đó đốt sống thắt lưng
chiếm 81,4% (22 đốt sống). Hầu hết chúng tôi
chọc kim một bên, trái hay phải tùy theo sự toàn
vẹn của chân cung, có 4 trường hợp chúng tôi
chọc kim 2 bên và 1 dùng bóng để nong thân
đốt sống vì khi bơm cement không lấp đầy được
thân đốt sống. Chụp C-arm để xác định chân
cung theo chiều trước - sau và bên, dùng kim
chuyên dụng đẩy vào đến 1/3 trước và 2/3 sau
thân đốt sống. Sau đó chiếu C- arm trong suốt
quá trình thực hiện bơm cement. Nếu phát hiện
dò cement vào đĩa đệm kế cận hay ra thành
trước hoặc thành bên của thân sống, thì tạm
ngừng bơm trong vòng 1-2 phút để cement có
thời gian đông cứng tạo thành vách vững chắc
rồi tiếp tục bơm. Trong trường hợp cement dò
vào ống sống hoặc vào lỗ liên hợp thì phải dừng
ngay thủ thuật.
Biến chứng thường gặp của chúng tôi là
cement dò vào đĩa đệm và dò ra cạnh sống
chiếm 18,5 %. Theo Kamer Dere, Mert Akbas
biến chứng hay gặp nhất là dò cement với 41%
trong đó 32% dò ngoài màng cứng; 32,5% dò
cạnh cột sống; 30,5% dò vào đĩa đệm; 3,3% vào
lỗ liên hợp; 1,7% vào phổi; 0,6% tắc mạch phổi(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh
nhân chưa nhiều nên chúng tôi chưa gặp biến
chứng lớn nào đáng kể, trong quá trình bơm
chúng tôi ngừng từ 1-2 phút, nếu thấy có hiện
tương trào cement ra ngoài thân sống. Sau đó
rút nhẹ kim 1-3mm rồi tiếp tục bơm cement. Tuy
nhiên phải ghi nhận rằng thủ thuật này không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 334
phải không có những biến chứng trầm trọng,
các tác giả với những thống kê số liệu lớn đã
báo cáo về những biến chứng hết sức nặng nề
như thuyên tắc mạch phổi sau thủ thuật.
Bảng 7. Kết quả sau khi can thiệp cho thấy
phần lớn bệnh nhân giảm đau với VAS 0 chiếm
77,3% và không còn trường hợp nào đau dữ đội.
Điểm đau trung bình trước can thiệp là 8,4 ± 1,24
và sau can thiệp là 3,1 ± 1,35. Như vậy điểm
VAS giảm rõ rệt sau khi bơm cement.
KẾT LUẬN
Tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm
cement là một phương pháp ít xâm lấn, đem lại
hiệu quả giảm đau cao sau khi bơm cũng như
duy trì sau 3 tháng trở lên (91%), biến chứng dò
cement vào đĩa đệm hoặc cạnh sống thường nhẹ
không để lại di chứng. Như vậy, tạo hình thân
đốt sống qua da bằng bơm cement là phương
pháp điều trị an toàn, giúp giảm đau sớm cho
bệnh nhân. Ngăn chặn xẹp đốt sống, trượt đốt
sống ở những bệnh nhân thương tổn cột sống
do loãng xương hoặc do chấn thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clifford J. Eskey (2006), Vertebroplasty and Kyphoplasty, In:
Clifford J E: Operative Neurosurgical Techniques: Indications,
Methods and Results, Fifth edition, pp 2029-2040, Saunders,
Philadenphia.
2. Deramond et al (1998), Percutaneous vertebroplasty with
polymethylmethacrylate. Radiologic clinics of North America,
volume 1998: 533 – 545.
3. Evans A.J, Jensen et al (2003),Vertebral compression fractures:
pain reduction and improvement in functional mobility after
percutaneous polymethymethacrylate vertebroplasty-
retrospective report of 245 cases, Radiology, 226: 366- 372.
4. Jensen M.E (2003), Cardiovascular collapse and death during
vertebroplasty, Radiology, 228: 902- 903.
5. Kamer Dere, Mert Akbas (2008), Percutaneuos Vertebroplasty,
Journal of Chinese clinical medicine, volume 3 No.6: 347- 353.
6. Lieberman I.H, Duneley S (2001), Initial outcome and efficacy of
kyphoplasty in the treament of painful osteoporotic vertebral
compression fractures, Spine 2001: 1631- 1638.
7. Melton L.J (2008), Epidemiology of vertebral fractures in women,
American Journal of Epidemiology, Volume 129, No.5: 1000-1011
8. Nguyễn Văn Thạch (2009), Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt
sống bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do
loãng xương và chấn thương cột sống, kỷ yếu hội nghị khoa học
hội chấn thương chình hình Việt Nam lần thứ 8, trang 115 – 120
9. Padovani B, Karsiel O (1999), Pulmonary embolism caused by
acrylic cement: A rare complication of percutaneous
vertebroplasty, AJNR Am J Neuroradiol, 20: 375- 377.
10. Watts NB, Harris ST (2001), Treament of painful osteoporotic
vertebral fractures with percutaneous vertebroplasty or
kyphoplasty, Osteoporos Int 12: 429-437.