Mục tiêu: Đánh giá kết quả thị lực và biến chứng sau phẫu thuật đục thể thủy tinh chấn thương ở trẻ em có
đặt kính nội nhãn.
Phương pháp: Phân tích tiền cứu 64 bệnh nhân tuổi nhỏ hơn 16 bị đục thể thủy tinh do chấn thương được
mổ đặt kính nội nhãn tại khoa mắt nhi-BV Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009-2011. Sử dụng đầu rửa
hút để lấy chất nhân, kết hợp cắt bao sau và dịch kính trước. Đánh giá kết quả thị lực trước và sau mổ, biến
chứng trong và sau mổ. Thời gian theo dõi 6 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu tiến cứu gồm 48 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, tuổi từ 4 đến 16 tuổi
(trung bình 8,19 tuổi). Nguyên nhân gây chấn thương thông thường nhất là vật nhọn chiếm tỉ lệ 65,6%;
vật tù 34,4%. Đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên thủng nhiều hơn chấn thương đụng dập. Đặc điểm
lâm sàng trước mổ: xuất huyết tiền phòng 3, rách mống mắt 2, viêm màng bồ đào 1, kẹt mống mắt 1, đục
bao sau 1. Thời gian trung bình từ lúc chấn thương đến phẫu thuật là 1,8 tháng. 61 bệnh nhân được đặt
kính trong bao, 1 bệnh nhân được đặt kính trong trong rãnh thể mi, 2 bệnh nhân kính khâu vào củng mạc.
81,3% bệnh nhân có thị lực logMAR trung bình trước mổ từ 0,0003 – 0,02. Thời gian bị chấn thương đến
lúc phẫu thuật lấy thể thủy tinh đặt kính nội nhãn từ sớm nhất 1 tháng, muộn nhất 5 tháng, trung bình 8
tuần. 45,3% bệnh nhân có thị lực sau mổ 5/10 ở tháng thứ 6. Thị lực từ 1/10 – 5/10 sau 1 tháng chiếm tỉ
lệ 71,9%, sau 3 tháng chiếm tỉ lệ 57,8%, sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 53,1%. Thị lực 5/10 sau 1 tháng chiếm tỉ
lệ 14,1%, sau 3 tháng chiếm tỉ lệ 37,5%, sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 45,3%. Biến chứng trong mổ 9/64 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ 14,1% bao gồm 4 trường hợp viêm màng bồ đào, 1 trường hợp rách mống mắt, 4 trường
hợp rách bao sau. Biến chứng sau mổ 15/64 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 23,4% bao gồm phù giác mạc 7,8%; viêm
màng bồ đào 4,7%; tăng nhãn áp 3,1%; lệch kính nội nhãn 3,1%; đục bao sau 4,7%.
Kết luận: Phương pháp rửa hút chất nhân trong phẫu thuật đục thể thủy tinh chấn thương ở trẻ em có đặt
kính nội nhãn cho thấy tính an toàn, hiệu quả và ổn định. Thị lực 5/10 sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 45,3%. Biến
chứng nhẹ và vừa sau mổ có 15 trường hợp.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả thị lực sau phẫu thuật đục thể thuỷ tinh chấn thương ở trẻ em có đặt kính nội nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 22
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỊ LỰC SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THUỶ TINH
CHẤN THƯƠNG Ở TRẺ EM CÓ ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN
Hồ Thị Mỹ Huệ*, Lê Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thị lực và biến chứng sau phẫu thuật đục thể thủy tinh chấn thương ở trẻ em có
đặt kính nội nhãn.
Phương pháp: Phân tích tiền cứu 64 bệnh nhân tuổi nhỏ hơn 16 bị đục thể thủy tinh do chấn thương được
mổ đặt kính nội nhãn tại khoa mắt nhi-BV Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009-2011. Sử dụng đầu rửa
hút để lấy chất nhân, kết hợp cắt bao sau và dịch kính trước. Đánh giá kết quả thị lực trước và sau mổ, biến
chứng trong và sau mổ. Thời gian theo dõi 6 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu tiến cứu gồm 48 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, tuổi từ 4 đến 16 tuổi
(trung bình 8,19 tuổi). Nguyên nhân gây chấn thương thông thường nhất là vật nhọn chiếm tỉ lệ 65,6%;
vật tù 34,4%. Đục thể thủy tinh do chấn thương xuyên thủng nhiều hơn chấn thương đụng dập. Đặc điểm
lâm sàng trước mổ: xuất huyết tiền phòng 3, rách mống mắt 2, viêm màng bồ đào 1, kẹt mống mắt 1, đục
bao sau 1. Thời gian trung bình từ lúc chấn thương đến phẫu thuật là 1,8 tháng. 61 bệnh nhân được đặt
kính trong bao, 1 bệnh nhân được đặt kính trong trong rãnh thể mi, 2 bệnh nhân kính khâu vào củng mạc.
81,3% bệnh nhân có thị lực logMAR trung bình trước mổ từ 0,0003 – 0,02. Thời gian bị chấn thương đến
lúc phẫu thuật lấy thể thủy tinh đặt kính nội nhãn từ sớm nhất 1 tháng, muộn nhất 5 tháng, trung bình 8
tuần. 45,3% bệnh nhân có thị lực sau mổ 5/10 ở tháng thứ 6. Thị lực từ 1/10 – 5/10 sau 1 tháng chiếm tỉ
lệ 71,9%, sau 3 tháng chiếm tỉ lệ 57,8%, sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 53,1%. Thị lực 5/10 sau 1 tháng chiếm tỉ
lệ 14,1%, sau 3 tháng chiếm tỉ lệ 37,5%, sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 45,3%. Biến chứng trong mổ 9/64 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ 14,1% bao gồm 4 trường hợp viêm màng bồ đào, 1 trường hợp rách mống mắt, 4 trường
hợp rách bao sau. Biến chứng sau mổ 15/64 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 23,4% bao gồm phù giác mạc 7,8%; viêm
màng bồ đào 4,7%; tăng nhãn áp 3,1%; lệch kính nội nhãn 3,1%; đục bao sau 4,7%.
Kết luận: Phương pháp rửa hút chất nhân trong phẫu thuật đục thể thủy tinh chấn thương ở trẻ em có đặt
kính nội nhãn cho thấy tính an toàn, hiệu quả và ổn định. Thị lực 5/10 sau 6 tháng chiếm tỉ lệ 45,3%. Biến
chứng nhẹ và vừa sau mổ có 15 trường hợp.
Từ khóa: đục thể thủy tinh chấn thương trẻ em, kính nội nhãn, kết quả thị lực.
ABSTRACT
EVALUATION OF THE POSTOPERATIVE VISUAL RESULTS FOLLOWING INTRAOCULAR LENS
IMPLANTATION IN PAEDIATRIC TRAUMATIC CATARACTS
Ho Thi My Hue, Le Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 23 - 30
Purpose: This study was carried out to evaluate the postoperative visual results and complications following
intraocular lens implantation in paediatric traumatic cataracts.
Materials and methods: This prospective study included 64 patients younger than 16 years presenting to
BV. Nhi đồng I, ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: Hồ Thị Mỹ Huệ, ĐT: 0908263631 Email: myhue1966@yahoo.com.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 23
the Department of paediatric, HCMC Eye Hospital having intraocular lens implantation of traumatic cataract
were included in this prospective study from 2009 to 2011. Use of the irrigation/aspiration methods to remove
nucleus cataract with intraocular lens (IOL) implantation, posterior capsulotomy, and an anterior vitrectomy at
the time of surgery to minimise the risks of secondary cataract was performed in all patients. Preoperative and
postoperative visual acuity, intraoperative and postoperative complications were analyzed for all eyes. Follow-up
of patients was 6 months.
Results: The study group comprised 48 boys and 16 girls, The age of patients ranged from 4 to 16 years
(mean 8.19 years). The most common causes of injury were stick (34.4%) and thorn (65.6%). Penetrating trauma
was more common than concussional trauma as the cause of cataract. The preoperative characteristics: anterior
chamber hemorrhage in 3 eyes (4.7%), pupillary capture in 2 eyes (3.2%), fibrinous uveitis in 1 eyes (1.6%),
posterior capsular opacification in 1 eyes (1.6%), iridodialysis in 1 eyes (1.6%). The average interval between
injury and surgery was 1.8 months. 61 eyes with the IOL in the capsular bag, ciliary sulcus-fixated IOL in one
eyes, scleral-fixated IOL in 2 eyes. 81.3% of eyes had a visual acuity of 0.0003 – 0.02 at the time of presentation,
who underwent surgery between one and five months after the trauma, the median interval between injury and
cataract surgery was 8 weeks. Twenty-nine eyes (45.3%) had a uncorrected visual acuity of more than 0.5 during
the 6 months follow-up. Eyesight of 1/10 – 5/10 after 1 months counting from the suregy (71.9%), 3 months
(57.8%), 6 months (53.1%); 5/10 or better after 1 months counting from the suregy (14.1%), 3 months (37.5%),
6 months (45.3%). There were 9 minor intraoperative complications (14.1%) comprised fibrinous uveal reaction 4
(6.3%), pupillary capture 1 (1.6%), posterior capsular tear 4 (6.3%). There were 15 minor postoperative
complications (23.4%). The most frequent early complication was oedema of cornea (7.8%). One and two weeks
after surgery, uveitis (4.7%), raised intraocular pressure (3.1%), IOL decentration (3.1%). Late complications
included opacity of posterior capsule (4.7%).
Conclusion: The result of the early stage of this study proved the efficacy, safety and stability application of
the Irrigation/Aspiration methods to remove nucleus cataract and intraocular lens implantation in patient with
paediatric traumatic cataract. Eyesight of 5/10 or better after 6 months (45.3%). Mild or moderate postoperative
complications occurred in 15 out of 64 cases.
Keywords: Paediatric traumatic cataract, intraocular lens, visual results.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương mắt là một trong những
nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ ba sau
bệnh glôcôm và đục thể thủy tinh. Trong đó,
đục thể thủy tinh do chấn thương là bệnh cảnh
thường gặp phần lớn do vết thương xuyên
thủng gây ra(11).
Theo Gibson, chấn thương mắt bao gồm tất
cả những tổn hại của mắt và bộ phận phụ thuộc,
của hốc mắt và các tổ chức xung quanh. Nguyên
nhân gây chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với
các vật thể tù hay nhọn, cố định hay di động,
các vật thể nóng, hóa chất, các nguồn điện năng,
các dạng bức xạ(3).
Điều tra dịch tễ học mù lòa và một số bệnh
mắt do Viện Mắt tổ chức 1995, tỉ lệ chung của
chấn thương ở một mắt là 0,36%, và chấn
thương ở hai mắt là 0,02%.
Tỉ lệ chấn thương mắt so với bệnh nhân mắt
từ 10 – 15%. Tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí
Minh, từ năm 1995 đến 1999, tỉ lệ đục thể thủy
tinh do chấn thương ở trẻ em khá cao từ 40%
đến 50% trong tổng số các trường hợp đục thể
thủy tinh và thường đi kèm với các tổn thương
khác của nhãn cầu như xuất huyết tiền phòng,
xuất huyết dịch kính, tăng nhãn áp, biến dạng
nhãn cầu(6).
Theo số liệu của chương trình phòng chống
mù lòa của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ mới mắc
chấn thương mắt đòi hỏi phải nhập viện là
13/100.000 người/năm. Tỉ lệ mới mắc chấn
thương mắt gây hạn chế hoạt động từ trên một
ngày là 950/100.000 người/năm. Tại Hoa Kỳ mỗi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 24
năm có khoảng 2,4 triệu bệnh nhân chấn thương
mắt, bao gồm 20.000 đến 68.000 trường hợp đe
dọa thị lực phải nhập viện. Trong đó, có khoảng
7% bệnh nhân chấn thương mắt gây đục hoặc
lệch thể thủy tinh(8).
Bệnh cảnh chấn thương mắt ngày nay vẫn
còn là một vấn đề mà toàn ngành y tế và xã hội
cần quan tâm. Việc xử trí chấn thương mắt để có
một kết quả tốt rất khó khăn mặc dù được cấp
cứu và điều trị sớm, nhưng kết quả vẫn còn hạn
chế do hậu quả của vết thương gây ra.
Trước kia, khi phương tiện và kỹ thuật mổ
còn hạn chế, việc điều trị đục thể thủy tinh do
chấn thương còn giới hạn ở mức chỉ xử trí vết
thương ban đầu và lấy thể thủy tinh ngoài bao.
Như vậy, sẽ gây ra bất đồng khúc xạ hai mắt,
mắt mổ về sau sẽ bị nhược thị và lác6). Hiện nay
vi phẫu thuật đã được ứng dụng rộng rãi cùng
với sự ra đời của các trang thiết bị hiện đại và kỹ
thuật mổ ngày càng tiên tiến đã giúp xử lý chấn
thương mắt có hiệu quả hơn, nâng cao kết quả
điều trị, bảo tồn cấu trúc giải phẫu và phục hồi
chức năng thị giác của mắt chấn thương. Tuy
nhiên, các tổn thương kèm theo cũng như các
biến chứng của chấn thương như viêm màng bồ
đào, tăng nhãn áp, bong võng mạc,..., nếu không
được xử lý tích cực và đúng hướng sẽ dẫn đến
mù lòa.
Trên thế giới, các báo cáo về xử trí chấn
thương có đặt kính nội nhãn còn ít. Ở nước ta,
chỉ có vài báo cáo về đề tài này.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá kết quả thị lực sau
phẫu thuật đục thể thủy tinh chấn thương ở trẻ
em có đặt kính nội nhãn” được tiến hành với
những mục tiêu sau:
- Mô tả đặc điểm dịch tễ học đục thể thủy
tinh chấn thương ở trẻ em.
- Xác định kết quả thị lực trước và sau mổ.
- Phân tích các biến chứng trong và sau mổ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Đục thể thủy tinh một mắt ở trẻ em sau
chấn thương xuyên thủng hoặc đụng dập đã
được xử trí ban đầu vào thời điểm nghiên cứu.
- Tuổi: 4-16 tuổi.
- Thị lực ≤3/10.
- Đủ điều kiện được phẫu thuật và đặt kính
nội nhãn.
- Được người nhà đồng ý phẫu thuật tại
khoa mắt nhi-BV Mắt.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Mắt còn kích thích.
- Sẹo giác mạc lớn ở trung tâm.
- Lệch thể thủy tinh, tăng nhãn áp.
- Biến dạng nhãn cầu, lác.
- Tật nhãn cầu quá nhỏ không thể đặt được
kính nội nhãn.
- Đục thể thủy tinh chưa hoàn toàn, thị lực
>3/10.
- Có tổn thương võng mạc và bán phần sau
trên siêu âm.
- Bệnh lý toàn thân không có khả năng tham
gia phẫu thuật.
- Thời gian theo dõi hậu phẫu dưới 6 tháng.
Thiết kế nghiên cứu
Quan sát - Mô tả - Tiến cứu - Cắt dọc.
Cỡ mẫu: 67 bệnh nhân.
Phương pháp tiến hành
Khám bệnh nhân
- Khai thác bệnh sử: Khai thác thời điểm và
địa điểm xảy ra chấn thương, tác nhân chấn
thương, hoàn cảnh chấn thương, được xử trí ban
đầu như thế nào, các thuốc đã sử dụng.
- Khai thác tiền sử chấn thương, cơ chế chấn
thương, tác nhân gây chấn thương là vật nhọn
hay vật tù.
- Khám: Xác định tình trạng bình thường
hoặc bất thường của các cấu trúc trong nhãn cầu
như mi mắt, kết mạc, giác mạc, tiền phòng,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 25
mống mắt, đồng tử, đặc biệt là thể thủy tinh,
dịch kính, võng mạc; tật nhãn cầu nhỏ, giác mạc
nhỏ, sẹo giác mạc, các dị tật kết hợp.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Đo thị lực xa, đo
nhãn áp, soi đáy mắt trực tiếp đánh giá gai thị,
võng mạc; chụp X quang có thể có dị vật nội
nhãn-hốc mắt, đặc biệt là vết thương xuyên. Xét
nghiệm hỗ trợ trước khi tiến hành phẫu thuật
gồm xét nghiệm máu: công thức máu, thời gian
máu chảy, thời gian máu đông; siêu âm A đo
trục trước-sau của nhãn cầu; đo công suất giác
mạc bằng javal kế, keratometter cầm tay; siêu âm
B khảo sát bán phần sau cũng như loại trừ các
bệnh lý của nhãn cầu để tiên lượng phẫu thuật.
Áp dụng công thức SRK/T để dự đoán trước
công suất thể thủy tinh nhân tạo, công suất kính
được đặt thiểu chỉnh từ 25%-30% so với kết quả
công suất kính tính được ở mắt chính thị(4).
Phương pháp phẫu thuật
- Tiến hành phẫu thuật theo phương pháp
rửa hút chất chất nhân bằng đầu rửa hút trong
hệ thống máy nhũ tương hóa chất nhân12).
Chuẩn bị trước mổ: nhịn ăn trước mổ 6-8
giờ, dãn đồng tử mắt mổ bằng Mydrin-P 0,5%.
- Các thì phẫu thuật:
+ Vô cảm: tê (đối với bệnh nhân lớn hơn 10
tuổi và hợp tác tốt) hoặc mê (đối với bệnh nhân
nhỏ hơn 10 tuổi). Sát trùng bằng dung dịch
Betadin 5% quanh vùng mắt mổ, dán lông mi.
Vành mi được sử dụng phù hợp với kích thước
mắt. Rửa mắt bằng dung dịch Gentamycin pha
loãng với Ringer Lactate. Dùng dao tạo đường
hầm tại rìa giác mạc ở phía thái dương. Bơm
chất nhày vào tiền phòng. Dùng kẹp xé bao
trước liên tục, trong một số trường hợp bao
trước bị rách rộng ra xích đạo hoặc bao trước đã
bị rách do chấn thương phải cắt bờ bao vào
trong và xé tiếp, đường kính lỗ xé bao khoảng 4-
5 mm. Phần bao xé được càng nhiều càng tốt,
tránh rách nham nhỡ vì dễ gây biến chứng lệch
kính nội nhãn và đục bao sau. Trong trường
hợp rách bao trước và vôi hóa do chấn thương
dùng kéo cắt bờ bao rồi xé phần còn lại. Chọc lỗ
phụ vuông góc với vết mổ chính bằng dao 11.
+ Đưa đầu rửa hút vào tiền phòng, cho lổ
hút hướng lên trên và để dưới chất nhân để hút
sạch chất nhân, đánh bóng dưới bao sau cho
tróc tế bào biểu mô bám vào bao. Chế độ của
máy được cài ở chế độ rửa hút với lực hút
thường là 400 mmHg, tốc độ dòng chảy là
25ml/phút. Cắt dịch kính trước thường được cài
đặt với tốc độ dòng chảy là 25ml/phút, lực hút
từ 300 – 400mmHg, 300 – 400 lần cắt/phút. Đầu
cắt dịch kính được đưa vào cắt dịch kính ở dưới
bao sau khoảng 3 phút, sau đó đưa lên cắt ở
miệng bao và tiền phòng khoảng 3 phút.
+ Bơm chất nhày vào tiền phòng giữa bao
trước và bao sau. Đặt kính nội nhãn vào túi bao,
trường hợp bao bị rách thì đặt kính vào rãnh thể
mi. Khâu vết mổ chỉ nylon 10.0. Bơm nước tái
tạo tiền phòng, bơm vancomycin nồng độ 0,01%
vào tiền phòng. Tiêm gentamycin và
dexamethasone 0,5 ml dưới kết mạc. Nhỏ
atropine 1% 1 giọt vào mắt. Băng mắt.
Tái khám và theo dõi sau phẫu thuật
- Khám qua đèn khe sinh hiển vi ngày sau
mổ để đánh giá vết mổ, tiền phòng, đồng tử,
kính nội nhãn, thị lực.
- Tái khám định kỳ theo hẹn sau 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng ghi nhận tình trạng vết mổ, tiền
phòng, đồng tử, kính nội nhãn, thị lực, bao sau.
- Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh và kháng
viêm sau mổ (Collyre Predfort 1%, Collyre
Tobrex 0,3%), kháng viêm Medrol 0,16g uống.
Đánh giá kết quả: thị lực, vị trí kính nội
nhãn, biến chứng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Bảng 1: Phân bố theo giới
Giới Tần số Tỉ lệ%
Nam
Nữ
48
16
75,0
25,0
Tổng cộng 64 100
Trong lô nghiên cứu: nam chiếm 75%, nữ
chiếm 25%. Tỉ lệ nam/nữ = 3/1.
Kết quả về giới của lô nghiên cứu tương tự
các nghiên cứu khác6,2). Các nghiên cứu đều cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 26
thấy nam giới thường bị chấn thương mắt nhiều
hơn so với nữ giới và tỉ lệ nam:nữ thay đổi từ
3:1 đến 10:1. Ở trẻ em, tỉ lệ này thường lớn hơn
4:1. Tỉ lệ chấn thương mắt ở nam cao hơn ở nữ
một phần do tính cách mạnh mẽ, hiếu động của
nam giới chi phối.
Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi <6tuổi 6-10tuổi 11-16tuổi Tổng
Tần số 11 43 10 64
Tỷ lệ% 17,2 67,2 15,6 100
Tuổi từ 6 – 10 chiếm tỉ lệ cao nhất, là độ tuổi
hiếu động dễ có nguy cơ xảy ra chấn thương
mắt. Do đó cần tuyên truyền giáo dục dự phòng
chấn thương mắt ở nhà trẻ và trường học.
Bảng 3: Phân bố tần số theo tác nhân chấn thương
Tác nhân Tần số Tỷ lệ%
Bóng dèn 1 1,6
Cây gỗ 15 23,4
Cây sắt 10 15,6
Cây tre 6 9,4
Ðá văng vào 5 7,8
Dao quẹt 1 1,6
Dây kẽm 2 3,1
Dây thun 2 3,1
Kéo 17 26,6
Mảnh nhôm 1 1,6
Móc nhựa 2 3,1
Ngòi viết 2 3,1
Tổng cộng 64 100
Lô nghiên cứu cho thấy tác nhân chấn
thương rất đa dạng, hoàn cảnh chấn thương đa
số do sinh hoạt, học tập, lao động, trẻ chơi với
nhau tự gây chấn thương. Tác nhân chấn
thương trong lô nghiên cứu tương tự các nghiên
cứu của các tác giả khác6,2).
Lối sống, sở thích và cá tính của mỗi người
góp phần làm tăng hoặc giảm đáng kể các nguy
cơ chấn thương mắt. Tại các đô thị thường hay
xảy ra chấn thương trong lao động, công
nghiệp, giao thông, thể thao và các hành vi bạo
lực. Chấn thương mắt trong sinh hoạt chiếm từ
7 – 60% tổng số chấn thương mắt.
Bảng 4: Phân bố tần số theo nhóm tác nhân chấn
thương
Tác nhân chấn thương Tần số Tỉ lệ%
Vật nhọn 42 65,6
Vật tù 22 34,4
Tổng cộng 64 100
Tác nhân gây chấn thương là vật nhọn có 42
trường hợp chiếm 65,6%, vật tù (gồm cây gỗ, đá,
dây thun) có 22 trường hợp chiếm 34,4%. Tác
nhân gây chấn thương là vật nhọn chiếm tỉ lệ
cao hơn vật tù.
Bảng 5: Phân bố tần số theo hình thái chấn thương
Hình thái chấn thương Tần số Tỉ lệ%
Đụng dập 11 17,2
Xuyên thủng 53 82,8
Tổng cộng 64 100
Tỉ lệ chấn thương xuyên thủng nhiều hơn
chấn thương đụng dập cho thấy tiên lượng do
chấn thương xuyên thủng nặng hơn vì nguy cơ
gây viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn nhiều
hơn, ảnh hưởng đến thị lực sau mổ.
Đặc điểm lâm sàng trước mổ
Bảng 6: Phân bố tần số đặc điểm lâm sàng trước mổ
Đặc điểm lâm sàng trước mổ Tần số Tỉ lệ%
Xuất huyết tiền phòng
Rách mống mắt
Viêm màng bồ đào
Kẹt mống mắt
Đục bao sau
3
2
1
1
1
4,7
3,2
1,6
1,6
1,6
Kết quả đặc điểm lâm sàng trước mổ của lô
nghiên cứu tương đương với các nghiên cưu
khác5,6,1).
Bảng 7: Thị lực trước mổ theo nhóm tuổi
Thị lực
Tuổi
Tổng
(n=64) <6 tuổi
(n=11)
6-10 tuổi
(n=43)
11-16 tuổi
(n=10)
ST(+) - <
ĐNT 1m
10 (90,9) 35 (81,4) 7 (70,0) 52 (81,3)
ĐNT 1m - <
1/10
1 (9,1) 6 (14,0) 2 (20,0) 9 (14,1)
1/10 - < 5/10 0 2 (4,7) 1 (10,0) 3 (4,7)
≥ 5/10 0 0 0 0
Đa số bệnh nhân ở nhóm <6 tuổi (90%) có
thị lực trước mổ đều thấp từ ST(+) - < ĐNT
1m. Ở nhóm từ 11 – 16 tuổi, phân bố các
nhóm thị lực đều hơn (khi trẻ lớn tuổi hơn), tỉ
lệ bệnh nhân có thị lực thấp ST(+) - < ĐNT 1m
giảm (70%) so với 2 nhóm tuổi còn lại (90%)
và (81,4%). Có sự khác biệt về thị lực trước mổ
theo các nhóm tuổi, nhưng sự khác biệt này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Mắt 27
không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm F
Anova = 0,67; p = 0,518 (p>0,001) và phép kiểm
2 = 1,84; p = 0,764 (p>0,001).
Bảng 8: Thị lực trước mổ theo nhóm tác nhân chấn
thương
Thị lực
Tác nhân chấn thương
Tổng cộng Vật nhọn
(n = 42)
Vật tù
(n = 22)
ST(+) - < ĐNT 1m 35 (83,3) 17 (77,3) 52 (81,3)
ĐNT 1m - < 1/10 6 (14,3) 3 (13,6) 9 (14,1)
1/10 - < 5/10 1 (2,4) 2 (9,1) 3 (4,7)
≥ 5/10 0 0 0
Thị lực trung bình trước mổ do tác nhân vật
tù cao hơn do tác nhân vật nhọn. Nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với F
Anova = 2,310; p = 0,134 (p>0,001). Cũng như sự
khác biệt về tỉ lệ của các nhóm thị lực theo tác
nhân gây chấn thương không có ý nghĩa thống
kê với phép kiểm 2 = 1,46; p = 0,483 (p>0,001).
Bảng 9: Thị lực trước mổ theo hình thái chấn thương
Thị lực
Hình thái chấn thương
Tổng cộng
(n=64) Đụng dập
(n=11)
Xuyên thủng
(n=53)
ST(+) - < ĐNT
1m
8 (72,7) 44 (83,0) 52 (81,3)
ĐNT 1m - < 1/10 3 (27,3) 6 (11,3) 9 (14,1)
1/10 - < 5/10 0 3 (5,7) 3 (4,7)
≥ 5/10 0 0 0
Ở nhóm thị lực trước mổ ST (+) - ĐNT 1m,
ghi nhận số bệnh nhân bị chấn thương xuyên
thủng đều chiếm tỉ lệ cao hơn (83%) so với bệnh
nhân bị chấn thương đụng dập (72,7%). Nhưng
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
phép kiểm 2 = 2,39; p = 0,303 (p>0,001).
Thời gian từ lúc chấn thương đến khi nhập
viện
Thời gian từ lúc chấn thương đến khi nhập
viện nhanh nhất là 1 ngày, chậm nhất 12 ngày,
trung bình là 1,48 ngày. Vậy đa số bệnh nhân
đến nhập viện trong khoảng ngày thứ nhất đến
ngày thứ hai từ lúc bị chấn thương.
Thời gian từ khi xử trí chấn thương đến lúc mổ
lấy thể thủy tinh
Thời gian từ khi xử trí vết rách giác mạc
đến lúc lấy thể thủy tinh sớm nhất là 1 tháng,
muộn nhất là 5 tháng, trung bình là 1,83
tháng. Vậy đa số bệnh nhân đến nhập viện để
mổ lấy thể thủy tinh thì hai vào khoảng ngày
thứ nhất đến ngày thứ hai từ lúc bị chấn
thương. Hơn 30% bệnh nhân đến mổ lấy thể
thủy tinh ở thời điểm 1 tháng.
Thị lực sau mổ
Bảng 10: Thị lực trước và sau mổ 1 ngày, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng
T