Đánh giá kết quả trung hạn hóa trị hỗ trợ ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Mục tiêu: Cuối thập niên 1990, phác đồ FUFA (5‐FU + Folinic axit) trong 6 tháng được xem là phác đồ chuẫn cho hoá trị hỗ trợ cho bệnh ở giai đoạn III. Gần đây, sự ra đời của oxaliplatin đã góp phần quan trọng trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn. Các phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin như FOLFOX và XELOX (CapeOx) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nâng cao tỉ lệ sống 5 năm ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng lên tới 80%. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá khả năng dung nạp và hiệu quả của phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiền cứu, theo dõi những bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở giai đoạn II, III, IV được phẫu thuật cắt đại trực tràng có u tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 3 năm 2012 và được hoá trị hỗ trợ sau mổ. Kết quả: Từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2012 chúng tôi có 127 trường hợp ung thư đại trực tràng được phẫu thuật và hoá trị tại bệnh viện, trong đó có 67 nam và 60 nữ. Hầu hết bệnh ở giai đoạn III và có 5,5% bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn dii căn xa. Giảm bạch cầu hạt và viêm thần kinh ngoại vi là tác dụng phụ thường gặp của phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin. Kết luận: Phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin được dung nạp tốt và có thể sử dụng an toàn ở bệnh nhân Việt nam, ngay cả những bệnh nhân lớn tuổi.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả trung hạn hóa trị hỗ trợ ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  180 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUNG HẠN HÓA TRỊ HỖ TRỢ UNG THƯ   ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Lê Bá Thảo*, Huỳnh Văn Nghĩa*, Lâm Thành Quốc*, Ngô Quang Duy*.  TÓM TẮT  Mục tiêu: Cuối thập niên 1990, phác đồ FUFA (5‐FU + Folinic axit) trong 6 tháng được xem là phác đồ  chuẫn cho hoá trị hỗ trợ cho bệnh ở giai đoạn III. Gần đây, sự ra đời của oxaliplatin đã góp phần quan trọng  trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn. Các phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin như FOLFOX và XELOX  (CapeOx) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nâng cao tỉ lệ sống 5 năm ở những bệnh nhân ung thư đại  trực tràng lên tới 80%. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá khả năng dung nạp và hiệu quả của  phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin.  Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiền cứu, theo dõi những bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở giai đoạn  II, III, IV được phẫu thuật cắt đại trực tràng có u tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 4 năm 2009 đến  tháng 3 năm 2012 và được hoá trị hỗ trợ sau mổ.  Kết quả: Từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2012 chúng tôi có 127 trường hợp ung thư đại trực tràng được  phẫu thuật và hoá trị tại bệnh viện, trong đó có 67 nam và 60 nữ. Hầu hết bệnh ở giai đoạn III và có 5,5% bệnh  nhân đến bệnh viện ở giai đoạn dii căn xa. Giảm bạch cầu hạt và viêm thần kinh ngoại vi là tác dụng phụ thường  gặp của phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin.  Kết luận: Phác đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin được dung nạp tốt và có thể sử dụng an toàn ở bệnh nhân  Việt nam, ngay cả những bệnh nhân lớn tuổi.  Từ khoá: hoá trị hỗ trợ, ung thư đại trực tràng, oxaliplatin.  ABSTRACT  EVALUATE THE MEDIAN FOLLOWUP TIME RESULTS OF ADJUVANT CHEMOTHERAPY   OF COLO‐RECTAL CANCERS AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL  Le Ba Thao, Huynh Van Nghia, Lam Thanh Quoc, Ngo Quang Duy   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 180 ‐ 186  Aims: A  6‐month  bolus  schedule  of  fluorouracil  (FU)/folinic  acid  (FA) was  recognized  as  the  standard  adjuvant  regimen  for  stage  III  disease. More  recently,  oxaliplatin,  after  having  emerged  as  an  important  chemotherapeutic agent in metastatic colorectal cancer, has been evaluated in the adjuvant setting. Our study is  to evaluate the efficacy and tolerence of oxaliplatin based chemotherapy regimen on advanced colorectal cancer at  our hospital.   Methods:  Prospective  cohort,  following  up  all  of  colo‐rectal  cancers  that  were  operated  and  received  adjuvant chemotherapy at Nhan dan Gia Dinh hospital from April.2009 to March.2012.  Results: from April.2009 to March 2012, we had 127 cases of colo‐rectal cancer including 67 male and 60  female receiving adjuvant chemotherapy. Most of patients  is at stage  III and 5.5% was at stage  IV colo‐rectal  cancer. Neutropenia in oxaliplatin base chemotherapy is not different from FUFA and could be acceptable. The  most common side effect of oxaliplatin base chemotherapy is chronic peripheral neuropathy but not serious.   Conclusion: oxaliplatin base chemotherapy is tolerent and can be used safety in Vietnamese patient even for  elderly patient.  Key words: colo‐rectal cancer, adjuvant chemotherapy, oxaliplatin.  * Khoa Ngoại Tiêu Hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định  Tác giả liên lạc:  TS.BS.Lê Bá Thảo, ĐT: 0913.123.013,   Email: thaoleba@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   181 ĐẶT VẤN ĐỀ  Ung  thư đại  trực  tràng  là bệnh rất hay gặp  tại các nước Âu Mỹ, là nguyên nhân gây tử vong  đứng  hàng  thứ  hai  trong  các  nguyên  nhân  tử  vong vì ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ  tử vong đều gia tăng hàng năm(1). Tại Việt nam,  ung  thư  đại  trực  tràng  là  bệnh  lý  thường  gặp  nhất  trong  các  loại  ung  thư  đường  tiêu  hóa.  Chẩn đoán thường ở giai đoạn muộn (giai đoạn  III, IV), làm tăng nguy cơ tử vong trong vòng 5  năm lên tới 50‐70%. Phẫu thuật là phương pháp  điều trị đầu tiên, tuy nhiên 25% các trường hợp  không thể phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư ngay  cả khi khối ung thư đã được cắt bỏ triệt để thì sự  tái phát và di căn trong ổ bụng vẫn xảy ra trong  khoảng một phần ba các trường hợp(11). Do đó, ít  nhất 50% bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần  phải được hoá trị hỗ trợ, hoặc là hoá trị điều trị  tạm bợ trong trường hợp bệnh tiến triển không  phẫu  thuật  được,  hoặc  là  cố  gắng  làm  giảm  nguy cơ tái phát sau phẫu thuật triệt căn(2,7).   Hoá  trị hỗ  trợ đã cải  thiện  tiên  lượng  sống  cho  những  bệnh  nhân  ung  thư  đại  trực  tràng  tiến  triển  tại  chỗ  và di  căn(1,11). Cuối  thập  niên  1990, phác đồ FUFA (5‐FU + Folinic axit) trong 6  tháng được xem là phác đồ chuẫn cho hoá trị hỗ  trợ cho bệnh ở giai đoạn III. Gần đây, sự ra đời  của  oxaliplatin  đã  góp  phần  quan  trọng  trong  điều  trị  ung  thư  đại  trực  tràng  di  căn(16).  Các  phác  đồ  hoá  trị  dựa  trên  oxaliplatin  như  FOLFOX và XELOX (CapeOx) đã được sử dụng  rộng rãi trên thế giới, nâng cao tỉ lệ sống 5 năm ở  những bệnh nhân ung thư đại trực tràng lên tới  80%. Tại Việt nam, phác đồ trị liệu này đã được  áp dụng tại một số bệnh viện. Tuy nhiên chưa có  công trình nghiên cứu với quy mô lớn đánh giá  kết quả điều trị và theo dõi bệnh. Chúng tôi áp  dụng các phác đồ hoá trị mới này tại bệnh viện  Nhân dân Gia Định từ tháng 4 năm 2009 và tiến  hành  nghiên  cứu  này  để  đánh  giá  khả  năng  dung nạp và hiệu quả của chúng.  Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá khả năng dung nạp của bệnh nhân  với  phác  đồ  hóa  trị  liệu  hỗ  trợ  dựa  trên  oxaliplatin: FOLFOX, XELOX và phác đồ nhắm  trúng  đích:  Avastin  +  XELOX  và  Avastin  +  FOLFOX trong ung thư đại trực tràng tiến triển.  Đánh  giá  kết  quả  trung  hạn  trong  việc  áp  dụng phác đồ FOLFOX và XELOX trong hóa trị  liệu hỗ trợ ung thư đại trực tràng tại bệnh viện  Nhân dân Gia định.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đoàn hệ tiền cứu.  Những bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở  giai đoạn II, III, IV được phẫu thuật cắt đại trực  tràng có u tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ  tháng 4 năm 2009 đến tháng 3 năm 2012 và được  hoá trị hỗ trợ sau mổ.  Hoá  trị hỗ  trợ được bắt đầu khoảng 3  tuần  sau phẫu thuật.  Áp dụng phác đồ FOLFOX, XELOX, Avastin  + XELOX  và Avastin  +  FOLFOX  trong  hóa  trị  liệu hỗ  trợ ung  thư đại  trực  tràng  tiến  triển  tại  vùng  và  di  căn.  Chỉ  định  điều  trị  tuân  theo  NCCN  (National  Comprehensive  Cancer  Network: Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia  (của Mỹ).  Theo dõi bệnh nhân  trong suốt chu kỳ hóa  trị, ghi nhận các dấu hiệu  lâm sàng và cận  lâm  sàng để theo dõi đáp ứng với điều trị cũng như  đánh giá khả năng dung nạp thuốc và theo dõi  chức năng gan, thận, bạch cầu hạt, hồng cầu và  tiểu cầu trong các chu kỳ hoá trị.   Theo dõi và ghi nhận diễn  tiến bệnh và  tác  dụng phụ mỗi 3  tuần đối với phác đồ XELOX,  mỗi 2  tuần đối với phác đồ FOLFOX và mỗi 4  tuần đối với phác đồ FUFA.   Đánh  giá  tỉ  lệ  sống  toàn  bộ  (OS:  overall  survival)  Ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm  sàng để đánh giá sự  tái phát của bệnh sau khi  hết chu kỳ hoá trị và tái khám định kỳ theo lịch  hẹn.  Sử dụng chương  trình  thống kê SPSS 19 để  xử lý số liệu.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  182 Từ  04/2009  đến  03/2012  chúng  tôi  có  127  trường hợp ung  thư đại  trực  tràng  được phẫu  thuật  và  hoá  trị  hỗ  trợ.  Trong  đó  có  67  bệnh  nhân nam chiếm tỷ lệ 53% và 60 bệnh nhân nữ  chiếm tỷ lệ 47%. Tuổi thường gặp nhất là từ 50‐ 70  tuổi  (73  trường hợp, chiếm 57,4%),  trong đó  tuổi nhỏ nhất là 32 và lớn nhất là 82. Nhóm tuổi  thường  gặp  này  phù  hợp  các  báo  cáo  trong  y  văn và các tác giả khác(3,4).  Giai đoạn bệnh theo TNM  Bảng 1: Giai đoạn bệnh theo TNM  M N Total N0 N1 N2 M0 T T2 1 0 0 1 T3 11 34 9 54 T4 14 29 22 65 Total 26 63 31 120 M1 T T3 1 0 1 T4 2 4 6 Total 3 4 7 Total T T2 1 0 0 1 T3 11 35 9 55 T4 14 31 26 71 Total 26 66 35 127 Đa  số bệnh nhân vào viện khi u  to T3, T4  hoặc có biến chứng (thủng, tắc ruột) và đã có di  căn hạch, chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân ở giai  đoạn IB. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có 7  trường hợp di căn xa, trong đó 5 trường hợp di  căn  gan  đa  ổ,  1  trường  hợp  di  căn  phổi  và  1  trường hợp di căn cả gan và phổi.  Biểu đồ 1: Phác đồ hoá trị và giai đoạn bệnh  Bảng 2: Giai đoạn bệnh, tuổi và phác đồ hoá trị  Phác đồ hoá trị hỗ trợ Tuổi Total 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 71 - 80 81 - 90 FUFA Stage Stage IIIA 1 1 1 1 4 Stage IIIB 2 3 3 2 10 Stage IIIC 0 0 4 0 4 Total 3 4 8 3 18 XELOX Stage Stage IB 0 1 0 0 0 0 1 Stage IIA 0 0 1 0 0 0 1 Stage IIB 0 0 2 4 1 0 7 Stage IIIA 0 1 3 1 2 0 7 Stage IIIB 2 9 13 13 4 0 41 Stage IIIC 0 3 8 6 5 1 23 Stage IV 0 0 0 1 0 0 1 Total 2 14 27 25 12 1 81 FOLFOX4 Stage Stage IIB 0 0 1 0 0 1 Stage IIIA 0 1 0 0 0 1 Stage IIIB 3 4 2 2 1 12 Stage IIIC 0 0 4 1 2 7 Stage IV 0 0 1 1 1 3 Total 3 5 8 4 4 24 XELOX +AVASTIN Stage Stage IV 1 1 1 3 Total 1 1 1 3 FOLFOX4 +AVASTIN Stage Stage IIIC 1 1 Total 1 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   183 Phác đồ hoá trị hỗ trợ Tuổi Total 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 71 - 80 81 - 90 Total Stage Stage IB 0 1 0 0 0 0 1 Stage IIA 0 0 1 0 0 0 1 Stage IIB 0 0 3 4 1 0 8 Stage IIIA 1 3 3 2 3 0 12 Stage IIIB 7 16 15 18 7 0 63 Stage IIIC 0 4 12 11 7 1 35 Stage IV 0 0 2 2 2 1 7 Total 8 24 36 37 20 2 127 Đa số bệnh nhân vào viện trong giai đoạn  trễ  của bệnh, giai  đoạn  III,  chiếm  tỷ  lệ  86.6%  (110/127), phác  đồ hoá  trị  hỗ  trợ dùng  nhiều  nhất  là XELOX. Có 7  trường hợp bệnh  ở giai  đoạn  IV,  trong  đó  có  3  trường  hợp  được  áp  dụng phác đồ hoá trị liệu nhắm trúng đích với  Bevacizumab  (Avastin),  4  trường  hợp  còn  lại  bệnh  nhân  được  điều  trị  phác  đồ XELOX  và  FOLFOX do bệnh nhân không có đủ điều kiện  kinh  tế để điều  trị. Trong  lô nghiên  cứu này,  phác  đồ  hoá  trị  được  xử dụng  nhiều  nhất  là  XELOX vì  từ năm 2010 chúng  tôi không có 5‐ FU nên không tiếp tục dùng phác đồ FOLFOX  được và còn 1 lý do nữa là bệnh nhân yêu cầu  dùng thuốc uống hơn là truyền liên tục trong 2  ngày  (FOLFOX). Chúng  tôi  áp dụng phác  đồ  XELOX  nếu  bệnh  nhân  không  muốn  dùng  FOLFOX vì  theo y văn hiệu quả của hai phác  đồ trên có hiệu quả điều trị tương đương nhau  và  phác  đồ  XELOX  về mặt  nào  đó  dễ  chấp  nhận hơn và cũng có hiệu quả kinh tế hơn(14,8).  Vấn đề kinh tế ở Việt nam thực sự không khác  biệt lắm vì viện phí và công tiêm truyền tương  đối  thấp. Mặc dù nhiều nghiên  cứu và y văn  đã cho thấy rõ hiệu quả vượt trội của phác đồ  hoá  trị  dựa  trên  oxaliplatin  so  với  5‐FU(9,15),  nhưng chúng  tôi áp dụng phác  đồ FUFA cho  10  trường hợp giai đoạn IIIB và 4  trường hợp  giai  đoạn  IIIC  vì  điều  kiện  kinh  tế  của  bệnh  nhân không cho phép dùng phác đồ dựa  trên  oxaliplatin.  Những  trường  hợp  này  cũng  có  đáp ứng tốt vời điều trị.  CEA   Mức CEA giảm sau các chu kỳ hoá trị. Trong  phác đồ hoá  trị XELOX + Avastin có mức CEA  tăng  sau  8  chu  kỳ  hoá  trị;  bệnh  nhân  điều  trị  phác đồ này đều ở giai đoạn IV di căn xa; CEA  tăng  cao  lại  là dấu  hiệu  cho  thấy  bệnh  không  đáp ứng điều trị.  Bảng 3: Thay đổi CEA và phác đồ hoá trị  Phác đồ hoá trị CEA lần 1 CEA lần 4 CEA lần 8 FUFA 4,07 2,83 3,04 XELOX 6,88 6,06 3,92 FOLFOX4 7,04 4,08 5,63 XELOX+AVASTIN 11,69 3,91 12,94 FOLFOX4+AVASTIN 22,60 2,37 1,86 Giảm bạch cầu hạt  Bảng 4: Mức độ giảm bạch cầu hạt và phác đồ điều  trị  Phác đồ hoá trị BC 1 BC 2 BC 3 BC 4 BC 5 BC 6 BC 7 BC 8 FUFA 3,96 3,35 3,17 3,00 2,07 2,12 XELOX 4,09 3,26 2,96 2,59 2,35 2,06 1,86 1,79 FOLFOX4 3,49 2,85 2,57 2,89 1,91 2,09 1,74 1,88 XELOX+AV ASTIN 6,28 3,25 3,51 2,52 2,11 2,30 3,12 2,29 FOLFOX4+ AVASTIN 3,34 3,34 2,84 1,86 1,64 1,28 1,19 2,28 Mức độ giảm bạch cầu hạt không khác nhau  giữa các phác đồ điều  trị. Nhìn chung mức độ  giảm bạch cầu hạt trong giới hạn cho phép (trên  1,5  K/μL)  ở mức  độ  giảm  này  chưa  gây  biến  chứng nguy hiểm  liên quan  đến nhiễm khuẩn.  trong nhóm  sử dụng phác dựa  trên oxaliplatin  chúng  tôi  có  sử  dụng  filgrastim  để  kích  thích  tăng bạch cầu hạt trong một số trường hợp giảm  bạch cầu hạt dưới 1.5 K/μL, tuy nhiên không có  bệnh nhân nào có biến chứng nhiễm khuẩn liên  quan giảm bạch cầu hạt. Kết quả này cho  thấy  phác đồ hoá  trị dựa  trên oxaliplatin an  toàn và  chấp nhận được ở bệnh nhân Việt nam, ngay cả  cho bệnh nhân  lớn  tuổi. Kết quả này cũng phù  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  184 hợp với  các nghiên  cứu khác  ở bệnh nhân  lớn  tuổi(8,5).  Tác dụng phụ  Bảng 5: tác dụng phụ của các phác đồ điều tri  Tác dụng phụ FUFA XELOX FOLFOX Avastin + XELOX Avastin + FOLFOX Buồn nôn, nôn 12 (67%) 52 (64%) 22 (92%) 3 1 Giảm bạch cầu hạt 3 (17%) 12 (15%) 4 (17%) 2 1 HCBTBC 0 5 (6%) 2 (8%) 1 1 Tê tay 33 (17%) 53 (65%) 20 (83%) 3 1 Tiêu chảy 6 (33%) 6 (7%) 5 (21%) 3 1 Rụng tóc 0 0 2 (8%) 0 0 XHTH 0 4 (5%) 0 1 0 Tổng cộng 18 81 24 3 1 Hầu hết bệnh nhân bị buồn nôn và nôn, tuy  nhiên mức  độ  không  nặng  và  có  thể  điều  trị  bằng thuốc chống nôn (Odansetron) và ổn định  sau khoảng 1 tuần điều trị và sau đó bệnh nhân  ăn  uống  lại  được. Hội  chứng  lòng  bàn  tay  và  lòng bàn chân xảy ra ở mức độ nhẹ (độ I, II) và  không cần phải ngưng điều trị. Có 5 bệnh nhân  bị mức độ III, phải ngưng capecitabine 1 tuần và  triệu chứng giảm sau đó giảm liều Capecitabine  25%. Giảm bạch cầu hạt xảy ra nhiều hơn ở bệnh  nhân được điều trị phác đồ FOLFOX, tuy nhiên  mức giảm không nghiêm trọng và không có biến  chứng nguy hiểm  liên quan  đến nhiễm khuẩn.  Tác dụng phụ tê đầu ngón tay ngón chân là do  viêm dây thần kinh ngoại biên, tác dụng không  mong muốn này mặc dù  không nghiêm  trọng  nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của  bệnh nhân. Trong  lô nghiên cứu của chúng  tôi  viêm dây thần kinh ngoại vi xảy ra nhiều hơn ở  nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ FOLFOX và  kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của  Kyung Kee Baek với tỷ lệ biến chứng viêm dây  thần kinh ngoại biên  lên tới 82%(6) đối với phác  đồ hoá trị dựa trên oxaliplatin.  Tỷ lệ sống toàn bộ (OS)  Trong lô nghiên cứu chúng tôi thời gian theo  dõi lâu nhất là 48 tháng, trường hợp theo dõi ít  nhất  là  12  tháng,  thời  gian  sống  còn  toàn  bộ  trung bình là 34,3 tháng. Chúng tôi chỉ theo dõi  được 103 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 81%). Các bệnh  nhân không  theo dõi  được do không  tái khám  và trong hồ sơ không ghi nhận số điện thoại liên  lạc nên chúng tôi không liên lạc được.  Các  trường  hợp  có  liên  lạc  được  và  bệnh  nhân  có  tái  khám  nhưng  đi  khám  nhiều  ngày  trong tuần, chúng tôi chưa có đủ nhân lực cũng  như  chưa  có  ngày  khám  riêng  cho  các  bệnh  nhân tái khám hoá trị nên không đủ dữ kiện để  theo dõi  thời gian  sống không bệnh mà  chỉ  có  theo dõi được thời gian sống còn toàn bộ.  Biểu  đồ  2: Tỷ  lệ sống  toàn bộ  (OS)  theo  từng giai  đoạn bệnh  Bệnh nhân ở giai đoạn IV có thời gian sống  còn toàn bộ thấp nhất 17,7 tháng, kết quả này có  thấp  hơn  kết  quả  của  Eduardo Diáz‐Rubio  có  thời gian sống  toàn bộ  là 23,3  tháng và của các  tác giả khác(10,12,13). Vì  số  lượng bệnh  còn  ít nên  chúng tôi không đủ dữ kiện để so sánh hai kết  quả với nhau. Tuy nhiên, trong nhóm bệnh nhân  giai  đoạn  IV  chúng  tôi  có  4  bệnh  nhân  không  dùng liệu pháp nhắm trúng đích, còn tất cả bệnh  nhân  của  Eduardo  Diáz‐Rubio  đều  được  áp  dụng phác  đồ nhắm  trúng  đích. Bệnh nhân di  căn  gan  và  phổi  của  chúng  tôi  được  áp  dụng  phác đồ nhắm trúng đích, nốt di căn gan và phổi  biến mất  sau  chu kỳ hoá  trị,  tuy nhiên  sau  đó  bệnh nhân tử vong vì viêm phổi mô kẽ; điều này  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   185 cũng được ghi nhận trong y văn ở những bệnh  nhân  được  điều  trị  với  liệu  pháp  nhắm  trúng  đích với bevacizumab(17).  Biểu đồ 3: Tỷ lệ sống toàn bộ (OS) theo từng  phác  đồ điều trị  Tỷ lệ sống còn toàn bộ ở phác đồ XELOX và  FOLFOX  có  thấp  là  do  có  4  bệnh  nhân  ở  giai  đoạn  IV  nhưng  không  có  điều  kiện  sử  dụng  phác đồ nhắm trúng đích, các bệnh nhân này có  thời gian sống còn thấp nên làm ảnh hưởng kết  quả chung.  Trong  lô  nghiên  cứu  này  chúng  tôi  không  nhằm mục đích so sánh hiệu quả của các phác  đồ nên không chọn bệnh ngẫu nhiên. Các bệnh  nhân được điều trị theo phác đồ FUFA kinh điển  đều  là bệnh ở giai đoạn chưa  tiến  triển  tại chỗ  cũng như là di căn xa, nên kết quả tỷ lệ sống còn  toàn bộ  ở phác  đồ này  tương  đối  cao; kết quả  này khác với nghiên cứu của các tác giả khác(2,4.  Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn III chúng tôi đều  áp dụng phác đồ dựa  trên oxaliplatin nếu điều  kiện  kinh  tế  của  bệnh  nhân  cho phép  vì  bệnh  nhân Việt  nam  còn  số  lượng  lớn  chưa  có  bảo  hiểm y tế.  KẾT  LUẬN VÀ  HƯỚNG  PHÁT  TRIỂN  ĐỀ  TÀI  Phác đồ hoá trị hỗ trợ mới XELOX, FOLFOX  cũng như hoá  trị nhắm  trúng đích có  tác dụng  phụ chấp nhận được, các tác dụng không mong  muốn không khác nhiều với phác đồ FUFA kinh  điển; và bệnh nhân  có  thể dung nạp  được với  các phác đồ phối hợp mới này.  Thời gian theo dõi trong nghiên cứu chưa đủ  lâu  (trường hợp  theo dõi  lâu nhất  là 48  tháng)  nên chưa đánh giá được tỷ lệ sống còn toàn bộ  cũng như  tỷ  lệ  sống không bệnh  trong 5 năm.  Mặc khác chưa có ngày chuyên khám các bệnh  hoá  trị  tái khám nên  chưa ghi nhận  được  thời  điểm tái phát của bệnh.  Đề này  có  thể phát  triển  thêm về  số  lượng  bệnh và thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá  tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 5 năm.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Aschele  C,  Bergamo  F,  Lonardi  S  (2009).  Chemotherapy  for  operable and advanced colorectal cancer. Cancer  treat rev, 04:  03‐11.  2. Aisu N, Yoshida Y,  Ishii  F, Miyake T, Tanimura  S, Wada Y,  Yamauchi Y, Hoshino S, Noritomi T, Yamashita Y.  (2013).   A  Successfully  Resected  Case  of  Recurrent  Lung  and  Liver  Metastases  of  Rectal  Cancer  Treated  with  XELIRI  +  Bevacizumab Therapy. Oncology,6: 143‐147.  3. Aballea  S,  Chancellor  JVM,  Raikou  M,  Drummond  MF,  Weinstein  MC,  Jourdan  S,  Bridgewater  J  (2007).  Cost‐ Effectiveness  Analysis  of  Oxaliplatin  Compared  With  5‐ Fluorouracil/Leucovorin  in  Adjuvant  Treatment  of  Stage  III  Colon Cancer in the US. Cancer, 109: 1082‐1089.  4. Aitini E, Rossi A, Morselli P, Vivorio B, Bruschi A, Bottura C,  Colombo GL  (2012).  Economic  comparison  of  capecitabine  +  oxaliplatin  and  5‐fluorouracil  +  oxaliplatin  in  the  adjuvant  treatment of colon cancer. Cancer Management and Research, 4:  99‐103.  5. Andre T, Boni C, Mounedji‐Boudiaf L, Navarro M, Tabernero J,  Hickish T, Topham C, Zaninelli M, Clingan P, Bridgewater  J,  Tabah‐Fisch I, (2004). Oxaliplatin, Fluorouracil, and Leucovorin  as Adjuvant  Treatment  for Colon Cancer.  The New England  Journal of  Medicine, 350:2343‐51.  6. Baek KK, Lee J, Park SH, Park JO, Park YS, Lim HY, Kang WK,  Cho  YB,  Yun  SH,  Kim  HC,  Lee  WY,  Chun  HK  (2010).  Oxaliplatin‐Induced  Chronic  Peripheral  Neurotoxicity:  A  Prospective Analysis in Patients with Colorectal Cancer. Cancer  Res Treat, 42(4):185‐190.  7. Comella  P, Natale D,  Farris A, Gambardella A, Cannone M  (2005).  Capecitabine  Plus  Oxaliplatin  fo
Tài liệu liên quan