Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vi phẫu điều trị u nang polyp dây thanh qua nội soi bằng phân tích âm.
Phương pháp: Tiến cứu mô tả có can thiệp, thực hiện tại khoa TMH BV Nhân Dân Gia Định từ 05/2011-
05/2012.
Kết quả: Có 46 bệnh nhân (26 nam, 20 nữ) tuổi trung bình: 30 ( từ 20-57 tuổi), nghề sử dụng giọng nói
nhiều ( ca sĩ, giáo viên ) 40 bệnh nhân 87%, thời gian khàn tiếng từ 6 tháng – 2 năm là 29 bệnh nhân, mức độ
khàn tiếng vừa và nặng là 36 bệnh nhân. Kết quả phân tích âm chỉ số Jitter, Shimmer, HNR trước mổ rối loạn
gấp 2 lần so với nhóm chuẩn, sau mổ giảm 1,5 lần so trước mổ và gần sát nhóm chuẩn và bình thường, theo
thang điểm chỉ số Jitter số bệnh nhân được cải thiện là 95,5%, chỉ số Shimmer cải thiện 91,3%; HNR cải thiện
93,5%, Tổng số theo thang điểm cả 3 chỉ số bệnh nhân được phục hồi giọng nói 94,5%.
Kết luận: Phương pháp vi phẫu thanh quản điều trị u nang, polyp dây thanh là hiệu quả, thể hiện ở tất cả
các chỉ số đánh giá Jitter, Shimmer, HNR, số bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị là 9,5%.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả vi phẫu u nang, pôlýp dây thanh qua nội soi bằng phân tích âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 114
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VI PHẪU U NANG, PÔLÝP DÂY THANH
QUA NỘI SOI BẰNG PHÂN TÍCH ÂM
Trần Việt Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vi phẫu điều trị u nang polyp dây thanh qua nội soi bằng phân tích âm.
Phương pháp: Tiến cứu mô tả có can thiệp, thực hiện tại khoa TMH BV Nhân Dân Gia Định từ 05/2011-
05/2012.
Kết quả: Có 46 bệnh nhân (26 nam, 20 nữ) tuổi trung bình: 30 ( từ 20-57 tuổi), nghề sử dụng giọng nói
nhiều ( ca sĩ, giáo viên) 40 bệnh nhân 87%, thời gian khàn tiếng từ 6 tháng – 2 năm là 29 bệnh nhân, mức độ
khàn tiếng vừa và nặng là 36 bệnh nhân. Kết quả phân tích âm chỉ số Jitter, Shimmer, HNR trước mổ rối loạn
gấp 2 lần so với nhóm chuẩn, sau mổ giảm 1,5 lần so trước mổ và gần sát nhóm chuẩn và bình thường, theo
thang điểm chỉ số Jitter số bệnh nhân được cải thiện là 95,5%, chỉ số Shimmer cải thiện 91,3%; HNR cải thiện
93,5%, Tổng số theo thang điểm cả 3 chỉ số bệnh nhân được phục hồi giọng nói 94,5%.
Kết luận: Phương pháp vi phẫu thanh quản điều trị u nang, polyp dây thanh là hiệu quả, thể hiện ở tất cả
các chỉ số đánh giá Jitter, Shimmer, HNR, số bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị là 9,5%.
Từ khóa: Phân tích âm
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF ENDOSCOPIC SURGERY IN TREATMENT OF VOCAL CORD CYST, POLYP
USING VOICE ANALYSIS
Tran Viet Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 114 - 119
Objective: To evaluate effectiveness of endoscopic surgery in treatment of vocal cord cyst, polyp using voice
analysis.
Method: Clinical trial, performed at ENT Department, from May 2011 to May 2012.
Result- Discussion: 46 patients, including 20 females, 26 males, average age is 30 (20- 57 years old), rate of
career relating with frequent using of voice is 87% (40 patients). All had hoarseness, with duration of 6 months- 2
year is 29 patients, with mild and severe level of 36 patients. Before surgery, Jitter, Shimmer, HNR index are 2
time higher than control group. After surgery, these indexes down 1.5 time compared with before surgery and
become close to control group. Improvement of Jitter index is 95.5%, of Shimmer index is 91.3% and of HNR
index is 93.5%. Overall result of 3 indexes is at rate of 94.5%.
Conclusion: Effectiveness of endoscopic surgery in treatment of vocal cord cyst, polyp is at rate of 94.5% in
overall result of Jitter, Shimmer, HNR indexes.
Key words: Voice analysis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U nang, Pôlýp dây thanh là 1 tổn thương
lành tính ở dây thanh, là bệnh hay gặp ở những
người phải sử dụng giọng nói nhiều, liên tục
nhiều giờ và nói to hơn mức giao tiếp thông
thường trong một thời gian dài. Bệnh thường
gặp ở những người như giáo viên, ca sĩ, phát
thanh viên, bán hàng, công nhân làm trong nhà
* Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Việt Hồng ĐT: 0913.904.736 Email: chidaotuyenbvgd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 115
máy nhiều tiếng ồn, những nghề phải sử dụng
giọng nói nhiều(1,3,4).
U nang, Pôlýp dây thanh là bệnh lành tính ít
ảnh hưởng đến sức khỏe ngay nhưng ảnh
hưởng đến sự giao tiếp của cá nhân trong đời
sống xã hội và hoạt động nghề nghiệp. Triệu
chứng chính của bệnh nhân là nói bị khàn tiếng,
biến đổi về thanh điệu và chất giọng làm bệnh
nhân nhanh mệt khi phát âm, dần dần có thể
mất giọng nói.
Chức năng phát âm là một trong những chức
năng chính của thanh quản. Bệnh U nang, Pôlýp
dây thanh gây tổn thương thực thể làm ảnh
hưởng chức năng phát âm(11). Việc phẫu thuật
điều trị bệnh U nang, Pôlýp dây thanh đòi hỏi
phải tinh tế và chính xác, vừa lấy được tổn
thương vừa giữ toàn vẹn tổ chức lành xung
quanh để không ảnh hưởng đến chức năng phát
âm. Vi phẫu thanh quản điều trị U nang, Pôlýp
dây thanh trước đây thực hiện dưới kính hiển
vi(9). Ngày nay với sự phát triển của nội soi người
ta đã ứng dụng vi phẫu thanh quản qua nội soi:
thao tác vi phẫu qua nhìn màn hình của hệ thống
máy nội soi để phẫu thuật. Để đánh giá hiệu quả
của phương pháp phẫu thuật vi phẫu qua nội soi
có thể bằng chủ quan của bệnh nhân, qua cảm
thụ chủ quan và khách quan của thầy thuốc, qua
nội soi và stroboscopie. Gần đây người ta áp
dụng phân tích ngữ âm để đánh giá mức độ
bệnh và hiệu quả của điều trị bằng phân tích âm
cho các chỉ số khách quan và định lượng của
chất giọng bệnh nhân(2,8). Ở Việt Nam có đề tài về
phân tích âm bệnh dây thanh của người có giọng
nói Bắc bộ(5,6), còn ở miền Nam chưa có nghiên
cứu nhiều về ngữ âm. Đó cũng là lý do chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu tổng
quát là đánh giá hiệu quả nội soi vi phẫu thanh
quản bệnh U nang, Pôlýp dây thanh qua phân
tích âm.
Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng nội soi ống cứng vi phẫu thanh
quản điều trị bệnh U nang, Pôlýp dây thanh.
Đánh giá hiệu quả nội soi vi phẫu thanh
quản qua phân tích ngữ âm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bị khàn tiếng đến khám ở phòng khám TMH
bệnh viện Nhân dân Gia Định, được khám qua
nội soi thanh quản có chụp hình, soi
stroboscopie (hoạt nghiệm thanh quản) lưu bằng
đĩa video: với chẩn đoán U nang, Pôlýp dây
thanh hai bên, có chỉ định phẫu thuật vi phẫu
thanh quản.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không hợp tác nghiên cứu.
Nhóm chứng
40 người (20 nam, 20 nữ) có độ tuổi trung
bình với nhóm bệnh.
Phương tiện nghiên cứu
Máy nội soi chẩn đoán ống mềm Olympus,
ống cứng Karl Storz.
Máy nội soi hoạt nghiệm thanh quản
Stroboscope của Karl Storz.
Bộ máy nội soi phẫu thuật ống cứng có ống
nội soi optic 0, 30, 70, 120 với hệ thống camera
truyền hình ảnh lên TV, có zoom phóng to, thu
nhỏ để phẫu thuật.
Bộ soi treo thanh quản tự chế cải tiến.
Bộ vi phẫu thanh quản.
Phòng ghi âm, máy vi tính có phần mềm ghi
âm Sound Forge 8.0 và phần mềm phân tích âm
PRAAT, micro chuyên dụng ghi âm.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp vi phẫu thanh quản qua nội soi
ống cứng
BN được gây mê ống nội khí quản số nhỏ
qua mũi.
Soi treo thanh quản bằng bộ soi treo tự chế
bộc lộ dây thanh, thanh môn, dùng ống nội soi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 116
thanh quản 5mm (0, 30) luồn qua ống soi treo
hoặc cạnh ống soi treo, quan sát hình ảnh bệnh
lý, dây thanh, thanh môn trên màn hình TV và
tiến hành phẫu thuật (Error! Reference source not found.).
Dùng dụng cụ kéo, kìm vi phẫu cắt U nang,
Pôlýp dây thanh 2 bên lấy kết quả gửi giải phẫu
bệnh. Kiểm tra lại bằng ống soi 30, 70.
BN được ra viện trong ngày hoặc ngày hôm
sau.
Phương pháp tiến hành ghi âm và phân tích
âm
BN được ghi âm giọng nói trước mổ 1 ngày
và sau mổ > 1 tháng, cho BN ghi âm trong phòng
kín có âm nền < 50dB bằng micro chuyên dụng
cách miệng 7cm, góc chếch 45 ·, bằng máy vi tính
có phần mềm ghi âm Sound Forge 8.0.
Phân tích âm bằng phần mềm PRAAT, cho
các chỉ số Jitter, Shimmer, HNR (8)
Nội dung ghi âm giọng nói gồm:
Phần hành chính của BN: Họ tên, tuổi, giới,
nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian khàn tiếng
Đếm từ 1 đến 10.
Nói chữ A, I, U kéo dài 3 lần liên tục.
Hát 1 đoạn bài hát “Như có Bác Hồ trong
ngày vui đại thắng”.
Đánh giá chất giọng của BN theo thang điểm
so sánh giữa nhóm chứng và nhóm bệnh qua
các chỉ số
Jitter: là tham số chỉ sự bất ổn định về tần số
(frequency pertubation); ngưỡng bệnh lý của
tham số này là 0,68%, càng tăng rối loạn giọng
nói càng nhiều.
Shimmer: là tham số chỉ sự bất ổn định về
biên độ (amplitude pertubation); ngưỡng bệnh
lý của tham số này là 3,81%, tăng khi có bệnh lý
tổn thương dây thanh.
HNR: độ hài thanh (harmonies to noise
ratio): Tỷ lệ tiếng thanh so với tiếng ồn; ngưỡng
bình thường 20dB; trị số giảm khi có bệnh lý ở
dây thanh.
Đánh giá từng chỉ số:
1 điểm: Chỉ số có giá trị trung bình nhỏ hơn
nhóm chứng: bình thường.
3 điểm: Chỉ số có giá trị trung bình nằm giữa
nhóm chứng và nhóm bệnh: rối loạn mức độ
thấp.
5 điểm: Chỉ số có giá trị trung bình lớn hơn
nhóm bệnh: rối loạn mức độ cao.
Đánh giá tổng hợp 3 chỉ số trên:
≤ 3 điểm: Bình thường.
5 – 9 điểm: Rối loạn giọng mức độ nhẹ
10 – 12 điểm: Rối loạn giọng mức độ vừa
13 – 15 điểm: Rối loạn giọng mức độ nặng.
Các thang điểm chỉ số được so sánh trước
mổ, sau mổ, nhóm chứng. Số liệu được xử lý
trên máy vi tính bằng phần mềm thống kê SPSS
13.0, kiểm định kết quả bằng thuật toán chi bình
phương (÷ 2 ) với p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số: 46 bệnh nhân được vi phẫu thanh
quản qua nội soi ống cứng.
Tuổi
Trung bình: 30 tuổi, Nhỏ nhất: 20 tuổi, Lớn
nhất: 57 tuổi
Giới
Nam: 26 (56,5%), Nữ: 20, BN: (43,5%)
Nghề nghiệp
Nghề sử dụng giọng nói (giáo viên, bán
hàng): 40 BN (87%)
Nghề khác: 06 BN (13%)
Thời gian khàn tiếng
≤ 6 tháng: 06 BN (13%)
6 tháng – 1 năm: 15 BN (32,6%)
1- 2 năm: 14 BN (30,4%)
> 2 năm: 11 BN (24%)
Mức độ khàn tiếng: theo cảm nhận chủ
quan của bệnh nhân và của bác sĩ
Nhẹ: 10 BN (21,7%)
Vừa: 25 BN (54,3%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 117
Nặng: 11 BN (24%)
Khám nội soi và hoạt nghiệm thanh quản xác
định U nang, Pôlýp dây thanh là 46 ca (100%),
đường kính ≥ 1mm, thanh môn hở, khép không
kín khi phát âm và sóng rung niêm mạc giảm: 46
ca (100%).
Kết quả qua phân tích âm
Kết quả giá trị trung bình của các chỉ số Jitter,
Shimmer, HNR của nhóm bệnh nhân trước
mổ, sau mổ so với nhóm chứng
Bảng 1: Các chỉ số Jitter, Shimmer, HNR.
Các chỉ số Trước mổ Sau mổ Nhóm
chứng
Jitter (%)
Shimmer (%)
HNR (dB)
0,798 %
6,501 %
20,149 dB
0,456 %
4,321 %
23,712 dB
0,484 %
3,439 %
24,816 dB
Qua bảng 1 ta thấy các chỉ số Jitter, Shimmer
trước mổ có rối loạn gần gấp 2 lần so với nhóm
chứng. Sau mổ các chỉ số Jitter, Shimmer đều
giảm 1,5 lần so với trước mổ và gần sát với chỉ số
bình thường của nhóm chứng.
So sánh các chỉ số Jitter theo thang điểm bất
ổn định về tần số bình thường, thấp, cao
trước và sau mổ của số bệnh nhân được vi
phẫu thanh quản với nhóm chứng
1 điểm: bình thường, Jitter có giá trị TB ≤
0,484 (nhóm chứng).
3 điểm: bất ổn định thấp, Jitter có giá trị TB ≤
0,798 (nhóm bệnh).
5 điểm: bất ổn định cao, Jitter có giá trị TB >
0,798.
Bảng 2: Chỉ số Jitter theo thang điểm bất ổn định về
tần số.
Jitter % Số BN trước mổ Số BN sau mổ
Bình thường
Thấp
Cao
26 (56,5 %)
09 (19,5 %)
11 (14 %)
35 (76 %)
09 (19,5 %)
02 ( 4,5 %)
Tổng số BN (46) 100% 100%
Qua bảng 2 ta thấy sau mổ số lượng bệnh
nhân so với trước mổ bình thường và thấp chiếm
đa số: 44 bệnh nhân (95,5%).
So sánh các chỉ số Shimmer theo thang điểm
bất ổn định về biên độ: bình thường, thấp, cao
1 điểm: bình thường, Shimmer có giá trị TB≤
3,439 (nhóm chứng).
3 điểm: bất ổn định thấp Shimmer có giá trị
TB ≤ 6,501 (nhóm bệnh).
5 điểm: bất ổn định cao Shimmer có giá trị
TB > 6,501.
Bảng 3: Chỉ số Shimmer theo thang điểm bất ổn định.
Shimmer % Số BN trước mổ Số BN sau mổ
Bình thường
Thấp
Cao
26 (56,5%)
08 (17,5%)
12 (26%)
34 (73,9%)
08 (17,5%)
04 (8,6%)
Tổng số BN (55) 100% 100%
Qua bảng 3 ta thấy số bệnh nhân sau mổ so
với trước mổ: Bình thường và thấp chiếm đa số:
42/46 bệnh nhân (91,3%).
So sánh các chỉ số HNR tỷ lệ tiếng thanh/ tiếng
ồn theo thang điểm mức độ: bình thường,
thấp, cao
1 điểm: bình thường, HNR có giá trị TB≥
24,816 dB (nhóm chứng).
3 điểm: thấp, HNR có giá trị TB ≥ 20,149 dB
(nhóm bệnh).
5 điểm: cao, HNR có giá trị TB < 20,149 dB.
Bảng 4: Chỉ số HNR tỷ lệ tiếng thanh/ tiếng ồn theo
thang điểm mức độ.
HNR dB Số BN trước mổ Số BN sau mổ
Bình thường
Thấp
Cao
04 (8,6%)
22 (47,9%)
20 (43,5%)
33 (71,7%)
10 (21,8%)
03 (6,5%)
Tổng số BN (55) 100% 100%
Qua bảng 4 cho thấy sau mổ số bệnh nhân có
tỷ lệ tiếng thanh/tiếng ồn ở mức độ bình thường
và thấp chiếm đa số: 43/46 bệnh nhân (93,5%).
So sánh tổng hợp cả 3 chỉ số Jitter, Shimmer,
HNR theo thang điểm mức độ bệnh: bình
thường, nhẹ, vừa và nặng trước và sau mổ.
Bảng 5: So sánh tổng hợp cả 3 chỉ số Jitter, Shimmer,
HNR.
Mức độ bệnh Số BN trước mổ Số BN sau mổ
Bình thường ≤ 3 điểm
Nhẹ 5 – 9 điểm
02 (4,5%)
10 (21,8%)
30 (65,2%)
09 (19,6%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 118
Mức độ bệnh Số BN trước mổ Số BN sau mổ
Vừa 10 – 12 điểm
Nặng 13 – 15 điểm
24 (52,0%)
10 (21,8%)
04 (8,7%)
03 (6,5%)
Tổng số BN (46) 100% 100%
Qua bảng 5 ta thấy sau mổ số bệnh nhân có
chỉ số bệnh nhẹ và bình thường chiếm đa số: 39
bệnh nhân (84,8%); so với trước mổ số bệnh
nhân được cải thiện là 43/46 bệnh nhân = 94,5%,
chỉ có 3 bệnh nhân không được cải thiện hoặc cải
thiện ít.
BÀN LUẬN
Về tuổi và giới đa số gặp ở tuổi lao động,
bệnh hay gặp ở nữ nhiều hơn nam. Kết quả
này phù hợp với 1 số tác giả trong nước và
nước ngoài.
Về nghề nghiệp đa số gặp ở bệnh nhân làm
nghề phải sử dụng giọng nói nhiều như giáo
viên, bán hàng hoặc công nhân làm trong nhà
máy có tiếng ồn lớn. Mức độ bệnh là khàn tiếng
theo kết quả chúng tôi loại nặng và vừa gần
36/46 BN (78,3%).
Đánh giá kết quả: Sau khi vi phẫu thanh
quản qua ống nội soi, bằng phân tích âm với các
chỉ số Jitter, Shimmer, HNR của nhóm bệnh
trước mổ, sau mổ với nhóm chứng, kết quả của
chúng tôi thấy phương pháp vi phẫu này rất
hiệu quả. Kết quả cho thấy trước mổ các chỉ số
Jitter tức sự bất ổn định về tần số trong chu kỳ
liên tiếp phát âm cao gần gấp 2 lần so với nhóm
chứng. Còn kết quả sau mổ lại nhỏ gần bằng chỉ
số của nhóm chứng và nhỏ gần 1,5 lần so với
trước mổ, chứng tỏ sự bất ổn định về tần số sau
mổ gần như hết và bình thường.
Trước mổ: 0,978. Sau mổ: 0,456. Nhóm
chứng: 0,484.
Kết quả này cũng gần phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Tuyết Xương (2004)(7).
Trước mổ: 0,750. Sau mổ 0,493. Nhóm chứng:
0,459.
Sự bất ổn định về biên độ sóng âm tức chỉ số
Shimmer theo kết quả của chúng tôi là Trước
mổ: 6,501. Sau mổ: 4,321. Nhóm chứng: 3,439
Điều này cho thấy sau mổ chỉ số giảm gần
bằng nhóm chứng và trước mổ bất ổn định cao
hơn nhiều so với sau mổ.
Với chỉ số HNR là tỷ lệ tiếng thanh/tiếng ồn,
nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ít bị rối loạn giọng
nói. Kết quả chúng tôi trước mổ: 20,149dB, sau
mổ tăng lên 23,712 dB và nhóm chứng là 24,816
dB. Kết quả này so với Nguyễn Tuyết Xương với
bệnh nhân nói giọng miền Bắc trước mổ: 9.045
dB, sau mổ 10,112 dB, nhóm chứng là 16,373 dB
có chênh lệch do chúng tôi thực hiện trên bệnh
nhân có giọng nói miền Nam. Kết quả cho thấy
sau mổ đều tốt lên so với trước mổ.
Đối với nhóm chứng theo tác giả Nguyễn
Tuyết Xương(7).
Jitter: 0,459, Shimmer: 0,874; HNR: 16,375,
Với Tăng Xuân Hải(10).
Jitter: 0,858; Shimmer: 0,448; HNR: 16,375 là ở
người nói giọng miền Bắc.
Của chúng tôi
Jitter: 0,484; Shimmer: 3,439; HNR: 24,938 là ở
người nói giọng miền Nam.
Có sự khác nhau về chỉ số Jitter và Shimmer
thấp hơn nhưng HNR lại cao hơn giọng của
người miền Bắc.
Đánh giá theo thang điểm các chỉ số Jitter,
Shimmer và HNR cho mức độ bệnh cho thấy kết
quả của chúng tôi dù so sánh riêng biệt hay tổng
hợp thì số bệnh nhân rối loạn giọng nói từ nhẹ (5
– 9 điểm) cho đến bình thường chiếm 93,5%
(43/46 bệnh nhân), chỉ có 3 bệnh nhân ít được cải
thiện giọng nói và còn rối loạn ở mức độ cao (13
– 15 điểm). So sánh với phương pháp điều trị vi
phẫu thanh quản qua kính hiển vi của một số tác
giả thì gần tương đương. Điều này chứng tỏ việc
đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật
bằng phương pháp phân tích âm là khách quan
và đáng tin cậy, do đó có thể dùng làm 1 yếu tố
cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán và đánh giá
hiệu quả điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 119
KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích âm cho thấy phương
pháp vi phẫu thanh quản điều trị U nang, Pôlýp
dây thanh qua ống nội soi cứng là phương pháp
điều trị hiệu quả ở tất cả các chỉ số Jitter,
Shimmer và HNR.
Số bệnh nhân đánh giá theo mức độ bị khàn
tiếng sau mổ đạt hiệu quả cải thiện 93,5%.
Ghi âm giọng nói bệnh nhân trước mổ, sau
mổ và phân tích âm là tiêu chuẩn định lượng
khách quan để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả
của một phương pháp điều trị, có thể tiến hành
được ở các cơ sở chuyên khoa TMH có trang
thiết bị phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berke G (1993). Voice disorderr and Phonosurgery. Volume 1,
Basic Science/ General medicine. Bailey Head and Neck
Surgery Otolayngol.P. (644-657).
2. Cummings C (1998). Voice analysis. Otolaryngology Head Neck
Surgery.(121-125)
3. de Corbiere S (2001) ORL hopital Americaine de Paris, La voix,
la corde vocale et sa pathologie, Depot legal 3e trimeste 2001.P.(18-
31)
4. Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Văn Lợi, Trần Công Hòa và cộng sự
(2007), Nghiên cứu tổn thương thanh quản của giáo viên tiểu học.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.Tr.(41-52)
5. Nguyễn Duy Dương (2006), “Bước đầu nghiên cứu các thông số
rung động dây thanh trên người không có bệnh thanh quản”. Tạp
chí Tai Mũi Họng số 2/2006 Tr.(64-70).
6. Nguyễn Gia Long (2000), Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học ảnh
hưởng đến thanh điệu ở bệnh nhân bị hat xơ dây thanh. Luận văn
Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.Tr.(61-65)
7. Nguyễn Tuyết Xương (2004), Nghiên cứu tình hình u lành tính
dây thanh và đánh giá kết quả vi phẫu thuật qua phân tích âm. Luận
văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.Tr.(66-72)
8. Nguyễn Văn Lợi, (1977), “Thanh điệu và chất giọng trong tiếng
Việt hiện đại”. Nội san Ngôn ngữ Số 1.Tr.(1 – 16).
9. Strong MS, Vanghan CW (1971), Vocal cord, nodules and polypps,
the role of surgical treatment laryngoscope. P. 911 – 923.
10. Tăng Xuân Hải, Nhận xét lâm sàng, mô học của polyp dây thanh và
ảnh hưởng đến đặc trưng bệnh lý của chất thanh. Luận văn Thạc sĩ
y học, Đại học Y Hà Nội.Tr.(71-75)
11. Titz, I.R and H.Liang (1993). Comparison of extraction methods for
high precision voice pertubation measurements. Journal of speech
and hearing research 36/6.P.(1120-1333).