Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã phải chịu sự ngập lụt trầm
trọng. Chính quyền thành phố đã thực hiện rất nhiều các giải pháp công trình nhưng vấn đề
vẫn chưa được giải quyết triệt để và có xu hướng trầm trọng hơn. Hệ thống thoát nước đô thị
bền vững - Sustainable Urban Drainage System (SUDS), được giới thiệu vào những năm
1990 và thường được áp dụng ở nhiều nước phát triển, là một trong những cách tiếp cận bền
vững trong quản lý ngập lụt đô thị. Triết lý hoạt động của SUDS là tái hiện quá trình thoát
nước tại một khu vực càng giống càng tốt với quá trình thoát nước tự nhiên. Mục đích của bài
báo này là để tổng quan việc thực hiện và lợi ích của SUDS. Sau đó, thông qua một cuộc khảo
sát xã hội, nhận thức của cộng đồng về một số kỹ thuật SUDS sẽ được xem xét và phân tích.
Nhận thấy sự chấp nhận của cộng đồng tại lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NL - TN) đối với
các giải pháp thoát nước bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết về SUDS, khu
vực sinh sống, sự hỗ trợ của chính quyền,.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại lưu vực nhiêu Lộc - Thị Nghè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
579
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC GIẢI
PHÁP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI LƯU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ
NGHÈ
Đầu Duy Cường, Phan Thị Ngọc Dung, La Thị Xuân Phương,
Lê Trung Thành, Nguyễn Thị Bích Trâm*
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
*Tác giả liên lạc: nguyenthibichtram0165@gmail.com
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã phải chịu sự ngập lụt trầm
trọng. Chính quyền thành phố đã thực hiện rất nhiều các giải pháp công trình nhưng vấn đề
vẫn chưa được giải quyết triệt để và có xu hướng trầm trọng hơn. Hệ thống thoát nước đô thị
bền vững - Sustainable Urban Drainage System (SUDS), được giới thiệu vào những năm
1990 và thường được áp dụng ở nhiều nước phát triển, là một trong những cách tiếp cận bền
vững trong quản lý ngập lụt đô thị. Triết lý hoạt động của SUDS là tái hiện quá trình thoát
nước tại một khu vực càng giống càng tốt với quá trình thoát nước tự nhiên. Mục đích của bài
báo này là để tổng quan việc thực hiện và lợi ích của SUDS. Sau đó, thông qua một cuộc khảo
sát xã hội, nhận thức của cộng đồng về một số kỹ thuật SUDS sẽ được xem xét và phân tích.
Nhận thấy sự chấp nhận của cộng đồng tại lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NL - TN) đối với
các giải pháp thoát nước bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết về SUDS, khu
vực sinh sống, sự hỗ trợ của chính quyền,...
Từ khóa: Hệ thống thoát nước đô thị bền vững, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhận thức của
cộng đồng.
ASSESSMENT OF THE COMMUNITY POSSIBILITY OF SUSTAINABLE URBAN
WATERWAY SOLUTIONS IN NHIEU LOC – THI NGHE BASIN
Dau Duy Cuong, Phan Thi Ngoc Dung, La Thi Xuan Phuong,
Le Trung Thanh, Nguyen Thi Bich Tram*
University of Social Science and Humanties – VNU Ho Chi Minh City
*Corresponding authour: nguyenthibichtram0165@gmail.com
ABSTRACT
In recent years, Ho Chi Minh city has suffered serious floods. The City government has
implemented constructive solutions, but this problem is not only resolved completely, but also
tends to aggravate. Therefore, Sustainable Urban Drainage Systems (SUDS) begins to be
considered. Being introduced in 1990 and often applied in developed countries, the solutions
of this system have successfully demonstrated their good effects. The operational mechanism
of SUDS is to recreate a new drainage process as close as possible to the natural one. This
study gives an overall review about how to retrofit SUDS in reality and its signification. As a
result of the social survey, the awareness of the community on a number of techniques of
SUDS will be reviewed and analyzed. Realizing that the acceptance of the community in the
basin Nhieu Loc - Thi Nghe (NL - TN) for solutions sustainable drainage depends on many
factors such as the understanding of SUDS, living areas, governmental supports,
Keywords: Sustainable Urban Drainage System, Nhieu Loc – Thi Nghe basin, Community
perception.
TỔNG QUAN
Lưu vực NL –TN (Hình 1) có diện tích
khoảng 33km2 và trải dài qua 7 quận nội
thành 51 thuộc Tp.HCM (toàn quận Phú
Nhuận và một phần các quận 1, 3, 10, Tân
Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh). Dân số lưu
vực theo thống kê đến năm 2015 là 1,2 triệu
người, chiếm 20% tổng dân số toàn thành
phố (LOC, H.H. et al., 2015). Dân cư phân
bố không đồng đều với mật độ dân số trung
bình là 290 người/ha.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
580
Hình 1. Khu vực nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tình trạng ngập
lụt tại Tp.HCM cũng như lưu vực NL – TN
đang ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân
gây ngập tại lưu vực cũng giống như nguyên
nhân chung của thành phố bao gồm do mưa,
do triều và do mưa kết hợp triều. Chính
quyền đã thực hiện nhiều dự án cải tạo
nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả. Dựa
trên các hiện trạng này thì lưu vực NL – TN
cần có một định hướng giải pháp bền vững
hơn, trong đó SUDS là một hệ thống giải
pháp nhiều tiềm năng. Không giống như các
mô hình thoát nước truyền thống khác,
SUDS khẳng định mình khác biệt và có hiệu
quả trong việc làm giảm những tác động xấu
đến nguồn nước tiếp nhận, hơn nữa là đáp
ứng các nguyên tắc phát triển bền vững bằng
những kỹ thuật có quy mô nhỏ gọn và phân
tán (ZHOU, Q.. , 2014).
Nhóm nghiên cứu mong muốn kết quả
nghiên cứu sẽ phản ảnh được những điểm
tích cực cũng như những hạn chế có tác động
đến mối liên kết giữa các kỹ thuật thoát nước
bền vững và cộng đồng. Từ đó, bài nghiên
cứu có thể bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn
cho những đề xuất nhằm cải thiện tình trạng
ngập úng tại lưu vực NL - TN nói riêng
Tp.HCM nói chung.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ
liệu thứ cấp
Thông tin và dữ liệu thứ cấp được thu thập
và xử lý trong đề tài là những dữ liệu liên
quan đến vấn đề ngập lụt tại Tp.HCM nói
chung và lưu vực NL - TN nói riêng. Nguồn
cung cấp dữ liệu thứ cấp là các công trình
nghiên cứu, báo cáo thống kê, thông tin đăng
tải từ internet
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dữ liệu
định tính được thu thập thông qua kỹ thuật
quan sát và ghi nhận thông tin.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông
tin định lượng được thu thập chủ yếu thông
qua công cụ bảng hỏi với mẫu khảo sát là
200 hộ gia đình sinh sống tại lưu vực NL -
TN qua hình thức phỏng vấn trực tiếp kèm
hình ảnh.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên việc
khảo sát về năm kỹ thuật thoát nước bền
vững. Trong đó, nhóm các giải pháp thuộc
khu vực tư nhân bao gồm thu gom nước tại
nguồn, mái nhà xanh và nhóm giải pháp
quản lý tại khu vực bao gồm không gian
thấm phủ thực vật, vỉa hè thấm, bãi đỗ xe
thấm. Qua đó, khảo sát cho thấy 176 người
được phỏng vấn (chiếm 93%) chưa có hiểu
biết về khái niệm thoát nước đô thị bền vững
– SUDS, ngược lại 14 người (chiếm 7%) có
hiểu biết về SUDS. Tỉ lệ trên cho thấy,
SUDS hiện vẫn còn là một khái niệm mới
đối với người dân. Từng nhóm giải pháp
khác nhau dẫn đến những lí do không chấp
nhận khác nhau từ phía người dân (Biểu đồ
1).
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
581
Biểu đồ 1. Tổng hợp nguyên nhân không áp dụng các kỹ thuật SUDS được khảo sát tại khu
vực nghiên cứu
Đối với nhóm giải pháp quản lý tại khu vực
(không gian thấm phủ thực vật, bãi đỗ xe
thấm, vỉa hè thấm), lý do không có diện tích
và khó khăn trong xây dựng cũng như bảo trì
là hai lí do chủ yếu chi phối đến quyết định
lựa chọn của người dân. Còn với những giải
pháp quản lý tại nguồn, người dân chịu tác
động bởi nhiều yếu tố hơn như chi phí lắp
đặt cao, chiếm diện tích không gian ở, không
có thời gian bảo trì thường xuyên,... Vì vậy
nhóm giải pháp quản lý tại khu vực được
cộng đồng chấp nhận nhiều hơn nhóm giải
pháp quản lý tại nguồn. Hơn vậy, sự chấp
nhận này còn bị chi phối bởi các yếu tố như
lượng thời gian cộng đồng được cung cấp
thông tin về SUDS, quan điểm cá nhân của
cộng đồng, nhận thức của cộng đồng,... Do
đó, cần chú ý nhiều hơn những khía cạnh này
khi lựa chọn áp dụng SUDS.
Chính vì những nguyên nhân trên mà khả
năng chấp nhận của cộng đồng đối với từng
kỹ thuật SUDS được khảo sát cũng khác
nhau (Biểu đồ 2). Từng nhóm đối tượng
được xem xét cụ thể như sau:
Đối với nhóm không biết đến khả năng
giảm ngập: phần lớn đối tượng được khảo
sát lựa chọn mức không sẵn lòng áp dụng
các kỹ thuật SUDS trong đó kỹ thuật GR có
mức không sẵn lòng cao nhất, tiếp đến là kỹ
thuật RWH và PSp. Kỹ thuật PP và PPL có
mức không sẵn lòng tương đương nhau. Nếu
xét về vị trí áp dụng, nhóm kỹ thuật áp dụng
cho không gian sở hữu cá nhân có mức
không sẵn lòng áp dụng cao hơn nhóm kỹ
thuật áp dụng cho không gian công cộng.
Ngược lại, mức sẵn lòng áp dụng của cộng
đồng có giá trị tương đương nhau (mặc dù
rất thấp) giữa các kỹ thuật cải tạo bề mặt
thấm thành bề mặt không thấm như kỹ thuật
PSp, PP và PPL.
Đối với nhóm biết đến khả năng giảm
ngập: kỹ thuật GR được nhiều đối tượng
khảo sát lựa chọn mức không sẵn lòng áp
dụng, trong khi kỹ thuật RWH có mức sẵn
lòng áp dụng cao nhất. Tỷ lệ nhóm đối tượng
thể hiện sự phân vân trong áp dụng các kỹ
thuật SUDS cao hơn nhiều so với nhóm
không biết đến khả năng giảm ngập. Điều đó
có nghĩa rằng nếu được vận động, tuyên
truyền và triển khai thử nghiệm nhằm chứng
minh khả năng vượt trội của các kỹ thuật
SUDS so với các giải pháp đã được áp dụng
trong việc giảm ngập tại lưu vực NL - TN thì
khả năng chấp nhận của cộng đồng có thể đạt
được mức cao hơn.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
582
Biểu đồ 2. Tổng hợp khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các kỹ thuật SUDS được
khảo sát tại khu vực nghiên cứu
Sự ưu tiên của cộng đồng NL - TN đối với 3
lợi ích giảm ngập, cải tạo môi trường, cải
thiện cảnh quan của SUDS có sự chênh lệch
với nhau, trong đó sự ưu tiên dành cho giảm
ngập luôn được chiếm ưu thế. Sự ưu tiên này
có sự khác nhau giữa 3 nhóm người tại 3 khu
vực nghiên cứu. Đặc biệt, trong 3 lợi ích của
SUDS, sự ưu tiên đối với cải tạo môi trường
có sự khác biệt giữa các nhóm người có thu
nhập khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sự hiểu biết và nhận thức về các kỹ thuật
thoát nước bền vững đã ảnh hưởng lớn đến
sự chấp nhận của cộng đồng lưu vực NL -
TN. Tuy nhiên, sự chấp nhận của cộng đồng
còn bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố chủ
quan khác. Sự hiểu biết của cộng đồng về
SUDS là chưa được toàn vẹn vì thời gian tiếp
nhận thông tin về các kỹ thuật thoát nước bền
vững của họ là quá ngắn. Vì vậy, sự chấp
nhận cũng theo đó mà chưa hoàn toàn chuẩn
xác. sự chấp nhận của họ phụ thuộc vào sự
hỗ trợ từ chính quyền hay tâm lý số đông,
trông chờ vào sự chấp nhận của những người
khác trong khu phố.
Sau khi phân tích về sự chấp nhận của cộng
đồng lưu vực NL - TN về các giải pháp
SUDS, nhóm nghiên cứu tiến hành đưa ra
một số khuyến nghị. Thứ nhất, cần phải đẩy
mạnh tuyên truyền về SUDS, vì sự hiểu biết
của người dân về SUDS là yếu tố có ảnh
hưởng cực kì lớn đến sự chấp nhận của họ.
Thứ hai, khuyến khích sự sự tham vấn và
tham gia của cộng đồng. Thứ ba, đề xuất áp
dụng thí điểm trên diện rộng kỹ thuật bãi đỗ
xe thấm cho lưu vực NL - TN vì đây là kỹ
thuật nhận được sự chấp nhận cao nhất từ
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LOC, H.H. et al., (2015). Exploratory Assessment of SUDS Feasibility in Nhieu Loc-Thi
Nghe Basin, Ho Chi Minh City, Vietnam. British Journal of Environment and Climate
Change, 5(2), 91-103.
ZHOU, Q. (2014). A Review of Sustainable Urban Drainage Systems Considering the
Climate Change and Urbanization Impacts. Water, 6(4), 976–992.