Đánh giá rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong canh tác lúa ở huyện Thoại Sơn – An Giang

Chỉ số tác động môi trường (EIQ) được sử dụng để đo lường và đánh giá rủi ro của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã Phú Hoà, Phú Thuận và Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả điều tra và phân tích cho thấy chỉ số tác động môi trường ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Các loại thuốc BVTV, hàm lượng và tần suất sử dụng, cũng như thói quen của nông dân có tác động đến chỉ số tác động môi trường và tạo ra rủi ro cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dựa vào chỉ số tác động môi trường, chúng ta có thể đánh giá tác động môi trường và mức độ rủi ro gây ra bởi thuốc BVTV. Từ đó, có những cảnh báo cần thiết đối với nông dân góp phần vào công tác giảm thiểu và kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong canh tác lúa ở huyện Thoại Sơn – An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh canh tác lúa lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong những năm gần đây An Giang đã áp dụng các phương pháp canh tác lúa tiên tiến cũng như việc xây dựng hệ thống đê bao canh tác lúa 3 vụ để tăng năng suất (Lê Quốc Tuấn và ctv, 2013). Tuy nhiên, cùng với việc thâm canh tăng vụ và sử dụng các biện pháp nâng cao sản lượng lúa thì tình hình sâu bệnh cũng diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn, dẫn đến tình trạng người dân gia tăng sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, do đó khó tránh khỏi tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng cách, gia tăng nồng độ, liều lượng thuốc khi phun xịt (Lê Thị Thuỷ, Lê Quốc Tuấn, 2015). Khi sử dụng thuốc BVTV không đúng sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho con người ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp là một trong những biện pháp chủ đạo trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng, được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Nước ta là một nước nông nghiệp, nền nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (Douglass, 1984). Khi kinh tế phát triển, đi vào sản xuất thâm canh thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật lại càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với giá trị nông sản và bảo vệ môi trường (Rao and Rogers, 20016). An Giang là một vựa lúa của miền Tây Nam Bộ nước ta, là tỉnh có diện tích ĐÁNH GIÁ RỦI RO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG QUA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CANH TÁC LÚA Ở HUYỆN THOẠI SƠN – AN GIANG RISK ASSESSMENT OF PESTICIDE BY ENVIRONMENTAL IMPACT QUOTIENT IN RICE CROP CULTIVATION AT THOAI SON DISTRICT, AN GIANG PROVINCE Lê Quốc Tuấn, Phạm Thị Bích Diễm Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Email: quoctuan@hcmuaf.edu.vn TÓM TẮT Chỉ số tác động môi trường (EIQ) được sử dụng để đo lường và đánh giá rủi ro của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã Phú Hoà, Phú Thuận và Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả điều tra và phân tích cho thấy chỉ số tác động môi trường ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Các loại thuốc BVTV, hàm lượng và tần suất sử dụng, cũng như thói quen của nông dân có tác động đến chỉ số tác động môi trường và tạo ra rủi ro cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dựa vào chỉ số tác động môi trường, chúng ta có thể đánh giá tác động môi trường và mức độ rủi ro gây ra bởi thuốc BVTV. Từ đó, có những cảnh báo cần thiết đối với nông dân góp phần vào công tác giảm thiểu và kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. Từ khoá: Thuốc BVTV, Chỉ số tác động môi trường (EIQ), Nông nghiệp, Canh tác lúa ABSTRACT Environmental Impact Quotient (EIQ) is used to measure and access the risk of pesticide. Research was conducted in three communes Phu Hoa, Phu Thuan, and Vinh Khanh, Thoai Son district, An Giang province. The surveying and analyzing results indicated that EIQs have been at high level which was possible to affect on human health and environment. Pesticide kinds, amounts and times, as well as farmer’s habit induced the EIQ resulting in high risk in agricultural production activities. Relying to EIQ for pesticide, we can access the environmental problem and risk levels derived from pesticide. As a result, there are timely warnings sent to farmers who quickly reduce and control pesticide utilization for sustainable development in agriculture. Keywords: Pesticide, EIQ, Agriculture, Rice cultivation 103 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thu thập được tính toán, phân tích dựa vào phần mềm Excel. Tính toán chỉ số EIQ EIQ (Environmental Impact Quotient) là một chỉ số dùng để lượng hóa rủi ro tiềm năng môi trường và nguy cơ của thuốc BVTV đối với con người và hệ sinh thái môi trường, được xây dựng và phát triển bởi các nhà khoa học của đại học Cornell (Mỹ) năm 1992 (FAO, 2008).Có hai loại EIQs, EIQ lý thuyết và EIQ thực tế trên đồng ruộng. Loại EIQ lý thuyết thể hiện mức độc hại tiềm năng của thuốc BVTV. Loại EIQ thực tế phản ánh mức rủi ro có thể xảy ra ở trên đồng ruộng khi nông dân phun thuốc. Theo FAO (2008), EIQ lý thuyết của một loại thuốc BVTV được tính toán dựa theo thành phần công thức của hỗn hợp thuốc BVTV bao gồm 11 chỉ tiêu liên quan đến rủi ro có thể xảy ra với con người và môi trường trong hệ sinh thái đồng ruộng. Mỗi loại thuốc BVTV đều có những tham số thể hiện độc tính và tác động đến môi trường và con người. Bảng 1 là bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác động môi trường, mười một tham số (C, DT, D, Z, B, F, P, S, SY, L, R) được sử dụng để tính toán tám loại chỉ số tác động (EI - Environmental Impact) bằng cách sử dụng phương trình đại số kết hợp với xếp hạng số với khối lượng tương đối được chỉ định cho mỗi tác động đến: người phun, người chăm sóc - thu hái, người tiêu dùng, mạch nước ngầm, cá chim, ong mật và thiên địch. Các điểm số này sau đó tiếp tục tổng hợp để thể hiện các tác động môi trường trên 3 đối tượng: người sản xuất, người tiêu dùng, và môi trường. Như vậy, EIQ lý thuyết của hoạt chất là trung bình của 3 tác động đến 3 đối tượng trên. và môi trường (Lê Trường, 1984; Lê Huy Bá và ctv, 2004; Nguyễn Tuấn Khanh, 2010). Câu hỏi đặt ra là khi người nông dân sử dụng thuốc BVTV như vậy thì rủi ro có thể xảy ra cho họ và môi trường là bao nhiêu? Và giải pháp nào để hạn chế những rủi ro đó? Từ đó, nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá được tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân; Tính toán mức độ rủi ro có thể xảy ra cho con người và môi trường tại 3 xã Phú Hòa, Phú Thuận và Vĩnh Khánh thuộc huyện Thoại Sơn, An Giang thông qua chỉ số tác động môi trường EIQ; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số EIQ, qua đó đưa ra một số giải pháp giảm thiểu rủi ro từ thuốc BVTV cho người dân canh tác lúa tại Thoại Sơn, An Giang. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ việc điều tra thực tế, khảo sát trực tiếp người dân trồng lúa tại 3 xã Phú Hòa, Phú Thuận, Vĩnh Khánh thuộc huyện Thoại Sơn. Đây là 3 xã có diện tích trồng lúa lớn của huyện Thoại Sơn. Đề tài đã khảo sát 300 nông dân trồng lúa tại 3 xã về cách thức sử dụng thuốc BVTV, loại thuốc dùng, liều dùng, số lần phun thuốc trong một vụ, việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động như thế nào, cách xử lý bao bì vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thời điểm lấy mẫu là đầu và cuối của mỗi vụ. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp thu thập số liệu khác như quan sát trực tiếp nông dân phun thuốc trên đồng ruộng, phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa phương. Kết quả phân tích được thực hiện trên sản xuất lúa 3 vụ trong vùng đê bao. Cơ sở dữ liệu sau khi Bảng 1. Bảng tiêu chuẩn phân hạng các khả năng của EIQ Khả năng Ký hiệu Tiêu chuẩn định kiểm 1 3 5 Độ độc mãn tính C Ít hoặc không Có thể Có Độ độc cấp tính qua da LD50 với chuột/thỏ mg/kg DT > 2000 mg/kg 200 – 2000 mg/kg 0 – 200 mg/kg Độc tính với chim (8 ngày LC50) D > 1000 ppm 100 – 1000 ppm 1 – 100 ppm 104 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh loại thuốc BVTV cụ thể được tính toán theo công thức sau: EIQ đồng ruộng = EIQ x %Ai x lượng dùng (kg/ha) (1) Trong đó: - EIQ: là giá trị EIQ lý thuyết của hoạt chất có trong loại thuốc đó. - %Ai: Phần trăm hàm lượng hoạt chất. - Lượng thuốc BVTV được dùng (kg/ha). Nếu nông dân dùng nhiều loại thuốc, thì EIQ đồng ruộng là tổng của EIQ của từng loại thuốc đã dùng. Khả năng Ký hiệu Tiêu chuẩn định kiểm 1 3 5 Độc tính với ong Z Không độc Độc trung bình Có độc tính cao Độc tính với thiên địch chân đốt B Hậu quả ít Hậu quả trung bình Hậu quả nghiêm trọng Độc với cá (96 LC50) F > 10 ppm 1 – 10 ppm < 1 ppm Thời gian bán phân hủy trên cây (phân hủy 50%) P 1 – 2 tuần 2 – 4 tuần > 4 tuần Thời gian bán phân hủy trong đất (phân hủy 50%) S 100 ngày Khả năng nội hấp trong cây SY Không nội hấp và tất cả các thuốc trừ cỏ Nội hấp Khả năng thấm sâu vào nguồn nước ngầm (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất) L Nhỏ Trung bình Nhiều Khả năng rửa trôi bề mặt đất (thời gian bán phân hủy trong nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất đất) R Nhỏ Trung bình Nhiều Bảng 2. Công thức tính tác động trên các đối tượng, lên môi trường và tính EIQ tổng EI người phun thuốc: C x (DT x 5) EI người sản xuất = EI người phun thuốc + EI người chăm sóc, thu hái EIQ = (EI người sản xuất + EI người tiêu dùng + EI sinh thái học)/3 EI người chăm sóc, thu hái: C x (DT x P) EI tiêu dùng: C x ((S + P)/2) x SY EI người tiêu dùng = EI tiêu dùng + EI nguồn nướcEI nguồn nước: L EI động vật thủy sinh (cá): F x R EI sinh thái học = EI cá + EI chim + EI ong mật + EI thiên địch EI chim: D x ((S + P)/2) x 3 EI ong mật: Z x P x 3 EI thiên địch: B x P x 5 Từ công thức tính EIQ, các nhà khoa học của Đại học Connel (Mỹ) đã xây dựng nên một danh sách các giá trị EIQ tính sẵn gọi là danh sách EIQ theo lý thuyết dùng để tính toán EIQ đồng ruộng. Danh sách các giá trị EIQ được xuất bản và định kỳ cập nhật tại trang web của trường Đại học Cornell. Phiên bản cập nhật mới nhất được tải xuống ở định dạng PDF tại trang New York State’s Integrated Pest Management Program, 2013. Nhằm mục đích cung cấp dấu hiệu nguy cơ tiềm năng của thuốc BVTV của nông dân khi sử dụng thuốc, người ta dùng chỉ số EIQ đồng ruộng. EIQ đồng ruộng của việc sử dụng một 105 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sử dụng thuốc sinh học, mà toàn bộ loại thuốc dùng đều có nguồn gốc hóa học. Bên cạnh đó, tuy là không có thuốc thuộc nhóm độc I, nhưng tỷ lệ thuốc thuộc nhóm độc II, III vẫn chiếm tỷ lệ cao, trên 60%, còn thuốc nhóm IV ít độc hại thì ít được sử dụng hơn. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn tạo ra rủi ro thuốc BVTV rất lớn. Do đó, để giảm thiểu được rủi ro thuốc BVTV cần tạo cho người nông dân biết và lựa chọn sử dụng nhiều thuốc sinh học và thuốc thuộc nhóm IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương Trên địa bàn 3 xã đã sử dụng tổng cộng 20 thương phẩm thuốc với 22 hoạt chất khác nhau. Trong các loại thuốc được sử dụng tại Phú Thuận, tỷ lệ thuốc trừ sâu và trừ bệnh là ngang nhau, chiếm 40%, nhóm thuốc trừ cỏ và trừ ốc chiếm tỷ lệ nhỏ. Đối với 2 xã Phú Hòa và Vĩnh Khánh thì tỷ lệ thuốc trừ sâu cao hơn thuốc trừ bệnh (Bảng 3). Cả 3 xã đều không Bảng 3. Bảng phân loại các loại thuốc được sử dụng tại vùng nghiên cứu Diễn giải Số lượng thuốc Phú Hòa Phú Thuận Vĩnh Khánh Tỷ lệ (%) Số lượng thuốc Tỷ lệ (%) Số lượng thuốc Tỷ lệ (%) Số loại thuốc dùng trong 1 vụ 17 100 15 100 16 100 Phân theo đối tượng dịch hại Trừ sâu 8 47,1 6 40 7 43,8 Trừ bệnh 6 35,3 6 40 6 37,5 Trừ cỏ 2 11,8 2 13,3 2 12,5 Trừ ốc 1 5,8 1 6,7 1 6,2 Phân theo tính chất Hóa học 17 100 15 100 16 100 Sinh học 0 0 0 0 0 0 Thuộc nhóm độc theo WHO I 0 0 0 0 0 0 II 4 23,5 4 26,7 3 18,7 III 8 47,1 5 33,3 7 43,8 IV 5 29,4 6 40 6 37,5 Trung bình trong 1 vụ, với những hộ nông dân có thực hiện theo mô hình “1 phải 5 giảm” thì họ phun thuốc khoảng từ 6-7 lần, những hộ canh tác lúa theo phương thức truyền thống thì phun từ 9-10 lần/vụ. Qua đó có thể thấy, trên cùng 1 đơn vị diện tích sản xuất thì các hộ dân theo mô hình “1 phải 5 giảm” sử dụng ít thuốc BVTV hơn những hộ còn lại. Về liều lượng phun, khi được hỏi thì có tới 64,3% các hộ dân trả lời rằng họ không sử dụng thuốc theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì, mà chủ yếu là phun theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo hướng dẫn của các đại lý bán thuốc. Giá trị EIQ lý thuyết và đồng ruộng tại 3 xã vùng nghiên cứu Trong các loại thuốc sử dụng tại Thoại Sơn, hoạt chất có giá trị EIQ lý thuyết cao nhất đó là Fipronil với EIQ tổng là 88,25 (EI người sản xuất là 60; EI người tiêu dùng là 11; và EI sinh thái là 193,75); Hoạt chất có EIQ lý thuyết nhỏ nhất là Flubendiamide với EIQ tổng là 19,36 (EI người sản xuất là 10,35; EI người tiêu dùng là 3,18; và EI sinh thái là 44,55). Đa số các hoạt chất mà người dân sử dụng có EIQ lý thuyết nằm trong khoảng từ 45 – 75 (69,3%) (Bảng 4), đây là giá trị tương đối lớn do người dân sử dụng nhiều thuốc thuộc nhóm độc II và III. Bảng 4. Bảng phân loại các loại thuốc dựa vào EIQ lý thuyết Giá trị EIQ lý thuyết Số lượng thuốc Tỷ lệ (%) 15 – Dưới 30 3 23,1 30 – Dưới 45 0 0 45 – Dưới 60 4 30,8 60 – Dưới 75 5 38,5 75 - 90 1 7,6 106 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh danh mục của hoá chất đã được Tiểu ban New York ban hành và áp dụng (New York State IPM, 1992) và trong danh mục hoá chất được sử dụng để đánh giá chỉ có 11 loại thuốc được dùng để đánh giá. Sử dụng công thức (1) cùng với số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát ta tính được giá trị EIQ đồng ruộng trung bình tại 3 xã nghiên cứu. Việc tính toán chỉ số EIQ dựa vào danh mục các hoạt chất đã được phân hạng trong Bảng 5. Bảng tính EIQ đồng ruộng tại xã Phú Hòa Stt Loại thuốc Hoạt chất EIQ lý thuyết EIQđồng ruộng tb/1hộ 1 2 1 2 A B 1 TAKUMI 20WG Flubendiamide 0,46 0,91 1,8 3,5 2 TILT SUPER 300 EC Propiconazole Difenoconazole 0,56 0,81 6,2 8,9 3 CHESS 50WG Pymetrozine 0,51 0,55 5,0 5,4 4 AMISTAR TOP 325SC Azoxystrobin Difenoconazole 0,85 1,09 8,9 11,5 5 KINALUX Quinalphos 2,80 0,0 30,0 6 FILIA 525 SE Propiconazole 1,15 4,5 7 DANASU 40EC-10GR Diazinon 1,17 1,39 5,2 6,2 8 REGENT Fipronil 0,26 18,1 0,0 9 ROCKSAI Propiconazole 0,75 0,91 3,0 3,6 10 Nativo 750WG Tebuconazol Trifloxystrobin 0,24 0,45 6,6 12,4 11 DRAGON 585EC Chlorpyrifos Cypermethrin 1,71 2,10 27,7 34,1 TỔNG 86,9 115,6 A: hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”; B: Hộ không sản xuất theo “1 phải 5 giảm” Bảng 6. Bảng tính giá trị EIQ đồng ruộng tại xã Phú Thuận Stt Loại thuốc Hoạt chất EIQ lý thuyết EIQđr tb/1hộ 1 2 1 2 A B 1 TAKUMI 20WG Flubendiamide 0,44 1,28 1,7 5,0 2 TILT SUPER 300 EC Propiconazole Difenoconazole 0,67 0,62 7,3 6,8 3 CHESS 50WG Pymetrozine 0,39 0,43 3,9 4,2 4 AMISTAR TOP 325SC Azoxystrobin Difenoconazole 0,74 1,40 7,9 14,8 5 KINALUX Quinalphos 1,87 0,0 20,0 6 FILIA 525 SE Propiconazole 1,20 4,7 7 DANASU 40EC-10GR Diazinon 1,17 1,35 5,2 6,0 8 REGENT Fipronil 0,26 0,0 18,1 9 ROCKSAI Propiconazole 0,72 0,88 2,8 3,5 10 NATIVO 750WG Tebuconazol Trifloxystrobin 0,24 0,44 6,6 12,1 11 DRAGON 585EC Chlorpyrifos Cypermethrin 2,07 2,11 33,5 34,3 TỔNG 73,6 124,7 A: hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”; B: Hộ không sản xuất theo “1 phải 5 giảm” 107 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh với các hộ dân sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”, dùng thuốc theo liều lượng khuyến cáo, số lần phun thấp nên giá trị EIQ đồng ruộng của những hộ này luôn thấp hơn những hộ canh tác theo phương thức truyền thống, tùy ý gia tăng liều lượng và số lần phun thuốc trên đồng ruộng. Giá trị EIQ của các hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm” tại 3 xã đều nằm ở mức vừa, rủi ro tác động đến con người và môi trường là không cao. Ngược lại, với những hộ không sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm” thì giá trị EIQ luôn ở trên mức 100, ở mức này tác động của thuốc BVTV lên sức khỏe con người và môi trường là rất lớn (Lê Quốc Tuấn và ctv, 2013). Kết quả này cũng đã phản ánh một phần thực tế đáng lo ngại tại các địa phương. Việc tự ý gia tăng nồng độ phun xịt không đúng kỹ thuật không chỉ không hiệu quả, chi phí cao, gây hại cho môi trường, mà trên hết tác động của nó đối với người phun thuốc rất cao (Lê Quốc Tuấn, 2012). Đây là vấn đề mà cán bộ địa phương cần lưu tâm, cần có nhiều hơn nữa các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc, đi theo nguyên tắc 4 đúng nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người nông dân. Bảng 7. Bảng tính giá trị EIQ đồng ruộng tại xã Vĩnh Khánh Stt Loại thuốc Hoạt chất Lượng dùng (kg/ha) EIQđr tb/1hộ 1 2 A B A B 1 TAKUMI 20WG Flubendiamide 0,39 0,88 1,5 3,4 2 TILT SUPER 300 EC Propiconazole Difenoconazole 0,50 0,70 5,5 7,7 3 CHESS 50WG Pymetrozine 0,57 0,59 5,6 5,8 4 AMISTAR TOP 325SC Azoxystrobin Difenoconazole 0,78 1,09 8,2 11,5 5 OSHIN 20 WP Dinotefuran 1,80 1,63 8,0 7,3 6 KINALUX Quinalphos 0,00 1,90 0,0 20,4 7 FILIA 525 SE Propiconazole 1,09 1,35 4,3 5,3 8 TROBINTOP 325SC Azoxystrobin Difenoconazole 1,20 0,00 12,7 0,0 9 DANASU 40EC-10GR Diazinon 1,18 1,33 5,2 5,9 10 ROCKSAI Propiconazole 0,69 0,88 2,7 3,5 11 DRAGON 585EC Chlorpyrifos Cypermethrin 1,77 2,04 28,7 33,2 TỔNG 82,5 103,8 A: hộ sản xuất theo mô hình “1 phải 5 giảm”; B: Hộ không sản xuất theo “1 phải 5 giảm” Qua kết quả tính toán EIQ ở 3 xã của vùng nghiên cứu cho thấy, giá trị EIQ trung bình ở 2 xã Phú Hòa và Phú Thuận tương đối cao, đặc biệt là ở Phú Thuận, EIQ lên tới 124,7 đối với các hộ dân không sản xuất theo mô hình 1 phải 5 giảm, đây là mức cao theo phân hạng của Đại học Cornel. Ở mức EIQ này thì tác động của thuốc BVTV lên sức khỏe con người cũng như môi trường rất lớn, có nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng lâu dài đối với hoạt động sản xuất. Qua bảng số liệu ta cũng thấy được, liều lượng phun của những hộ không sản xuất theo mô hình luôn luôn cao hơn những hộ sản xuất theo mô hình, thường là gấp 1,5 – 2 lần, đó là lý do tại sao giá trị EIQ đồng ruộng ở những hộ này luôn cao. Khi sử dụng với liều lượng thuốc BVTV cao có thể gây nên độc tính cấp đối với con người và vật nuôi. Tuy nhiên, đối với với những vùng được phân tích có giá trị EIQ thấp cũng không được xem là an toàn. Trong trường hợp này, độc tính mãn tính sẽ diễn ra và có tác động đối với sức sống của cây con, vật nuôi cũng như con người, đặc biệt là các thế hệ tiếp theo (Nguyễn Tuấn Khanh, 2010). Giá trị EIQ đồng ruộng phụ thuộc chặt chẽ vào số lần phun thuốc của người dân, loại thuốc dùng và liều dùng. Cùng là loại thuốc đó, nhưng 108 Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh triển bền vững. Ruộng lúa không áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm có giá trị EIQ cao hơn so với ruộng có áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm và thường cao hơn 1.5 – 2 lần. Đây có thể là nguy cơ gây ô nhiễm thuốc BVTV trong tương lai không xa nếu nông dân không áp dụng các mô hình giảm sử dụng thuốc BVTV. Để giảm thiểu những tác động gây ra bởi thuốc BVTV, việc quan trọng nhất là phải tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng thuốc, tuân theo nguyên tắc 4 đúng, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (Đặng Xuân Phi, Đỗ Kim Chung, 2012). Khi người dân có được nhận thức đúng đắn, biết được những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng của ô nhiễm môi trường, thì lúc đó người nông dân mới thực sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và sử dụng thuốc đúng kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tư số 10/2012/BNNPTNT ngày 22/02/2012 về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Hà Nội, 2012. Douglass, G., 1984. The Meanings of Agricultural Sustainability, in G. Douglass (ed.), Agricultural Sustainability in a Changing World Order, pp. 3- 29. Boulder: Westview Press. Đặng Xuân Phi, Đỗ Kim Chung, 2012. Đánh giá rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. FAO, 2008, IPM Impact Assessment Series. Use of Environmental Impact Quotient in IPM Programmes in Asia. Lê Huy Bá, Vũ Văn Quang, Lâm Vĩnh Sơn, 2004. Đánh giá ảnh hưởn
Tài liệu liên quan