Đánh giá sau đào tạo cho cán bộ y tế cấp tỉnh chịu trách nhiệm về điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm

Đặt vấn đề: Hiện nay vẫn còn một số lượng đáng kể các vụ NĐTP chưa được điều tra nguyên nhân. Do đó xác định nguyên nhân cũng như những rào cản của những vụ NĐTP không được điều tra là cần thiết để cải thiện các khóa đào tạo và xác định sự cần thiết của nhu cầu đào tạo cho nguồn lực điều tra NĐTP. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và nhu cầu đào tạo tập huấn về NĐTP Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, gồm định lượng và định tính, thực hiện tại 7 tỉnh phía nam trên những cán bộ của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh (CCATVSTP) đã tham gia tập huấn điều tra NĐTP và một số chưa tham gia tập huấn. Kết quả nghiên cứu: 88,2% học viên còn nhớ về độ nhạy và độ đặc hiệu của một chẩn đoán, định nghĩa vụ dịch với 82,4%, đặc tính của một vụ NĐTP có nguồn chung với 58,8%. Kiến học viên quên nhiều nhất là kỹ năng tính toán thông kê trong dịch tễ. Điểm trung bình về kiến thức và kỹ năng về điều tra dịch đã giảm 19,2% sau 2 năm tham gia tập huấn, tuy nhiên vẫn cao hơn điểm đầu vào khi tham gia tập huấn. Nhân viên có tham dự tập huấn có điểm đạt gấp 1,5 lần so với người không được tập huấn. Khó khăn chủ yếu trong điều tra nguyên nhân NĐTP do năng lực hình thành giả thuyết dịch tễ, thu thập và xử lý số liệu, thiếu nhân lực và cán bộ thiếu kinh nghiệm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sau đào tạo cho cán bộ y tế cấp tỉnh chịu trách nhiệm về điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  147 ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ Y TẾ CẤP TỈNH   CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ ĐIỀU TRA CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM  Đặng Văn Chính*, Hồ Hữu Tính*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Hiện nay vẫn còn một số lượng đáng kể các vụ NĐTP chưa được điều tra nguyên nhân. Do đó  xác định nguyên nhân cũng như những rào cản của những vụ NĐTP không được điều tra là cần thiết để cải  thiện các khóa đào tạo và xác định sự cần thiết của nhu cầu đào tạo cho nguồn lực điều tra NĐTP.  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và nhu cầu đào tạo tập huấn về NĐTP  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, gồm định lượng và định tính, thực hiện  tại 7 tỉnh phía nam trên những cán bộ của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) và Chi cục an toàn vệ sinh  thực phẩm tỉnh (CCATVSTP) đã tham gia tập huấn điều tra NĐTP và một số chưa tham gia tập huấn.  Kết quả nghiên cứu: 88,2% học viên còn nhớ về độ nhạy và độ đặc hiệu của một chẩn đoán, định nghĩa vụ  dịch với 82,4%, đặc tính của một vụ NĐTP có nguồn chung với 58,8%. Kiến học viên quên nhiều nhất là kỹ  năng tính toán thông kê trong dịch tễ. Điểm trung bình về kiến thức và kỹ năng về điều tra dịch đã giảm 19,2%  sau 2 năm tham gia tập huấn, tuy nhiên vẫn cao hơn điểm đầu vào khi tham gia tập huấn. Nhân viên có tham dự  tập huấn có điểm đạt gấp 1,5 lần so với người không được tập huấn. Khó khăn chủ yếu trong điều tra nguyên  nhân NĐTP do năng lực hình thành giả thuyết dịch tễ, thu thập và xử lý số liệu, thiếu nhân lực và cán bộ thiếu  kinh nghiệm.  Từ khóa: ngộ độc thực phẩm, điều tra vụ dịch  ABSTRACT  POST‐TRAINING EVALUATION FOR PROVINCIAL HEALTH STAFF RESPONSIBLE FOR FOOD‐ POISONING OUTBREAKS INVESTIGATION IN SOUTHERN VIET NAM  Dang Van Chinh, Ho Huu Tinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 148 – 154  Backgound:There was  a  considerable number  of  foods – poisoning  outbreaks  (FPO) which were not  investigated. Therefore,  the need  for understanding why FPOs was not  investigated,  identifying  the gaps  and  difficulties  in  investigating  FPO was  important  because  it  helps  improve  FPO  training  and  helps  decision‐makers to develop and implement strategies.  Objectives:To evaluate the effectiveness of the training courses and determine the need fortraining.  Methods:This evaluation was a cross‐sectional study including quality study and quantity study. The  study subjects included trained and untrained staffs of Provincial Preventive Medicine Centers (PMC) and  Food Safe Agencies (FSA) in 7 provinces in Southern Vietnam.   Results:  In  all, 88,2%  staffs  still had  knowledge  of  test  sensitivity  and  specificity, 82,4 %  outbreak  definition,  58,8 %  characteristics  of  FPO  onset. Most  staffs  couldn’t  remember  how  to  calculate  basic  statistics.Two years after  training,  the mean  scores of knowledge and  skills  for FPO decreased by 19,2%.  However, these mean scores were still higher than those in the pretest evaluation. The scores of trained staff  *Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: TS. Đặng Văn Chính  ĐT: 0908414986    Email: dangvanchinh@ihph.org.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 148 were 1,5  times as high as  those of untrained staff.The difficulties of  food poisoning outbreak  investigation  were due to  incompetence  in making hypothesis, conducting and analyzing data,andlack of experience and  manpower.   Keywords: food poisoning, outbreak investigation  ĐẶT VẤN ĐỀ  Các vụ NĐTP  luôn  là một gánh nặng bệnh  tật đáng kể cho Việt Nam. Trong năm 2010, đã  có  82  vụ NĐTP  xảy  ra  tại  20  tỉnh  thành  phía  Nam(2). Hao tổn về kinh tế và con người do các  vụ NĐTP gây  ra  rất  lớn. Tuy nhiên, việc ngăn  ngừa  bệnh  và  tử  vong  do  NĐTP  vẫn  là một  thách thức lớn cho y tế công cộng tại Việt Nam.  Năm 2009 – 2010 được sự phối hợp của Tổ  chức Y  tế Thế giới  (WHO), 4 khóa  tập huấn về  điều  tra NĐTP  đã  được  VYTCC  Tp. HCM  tổ  chức  cho  110  nhân  viên  của  CCATVSTP  và  TTYTDP cấp tỉnh. Mục đích nhằm cung cấp kiến  thức và kỹ năng cho cán bộ điều tra và giúp cho  cán bộ quản lý chỉ đạo, phối hợp hiệu quả trong  điều tra vụ dịch giữa các đơn vị có liên quan.  Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có một số lượng  đáng kể các vụ NĐTP chưa được điều tra. Riêng  trong  6  tháng  đầu  năm  2011  đã  xảy  ra  26  vụ  NĐTP, ảnh hưởng đến  tình  trạng sức khỏe của  8.681 người, có 9/26 vụ NĐTP không được điều  tra nguyên nhân(1). Đa số các vụ NĐTP xảy ra tại  bếp ăn  tập  thể  trong các nhà máy,  trường mẫu  giáo  và  tại  các  buổi  tiệc  nên  ảnh  hưởng  đến  nhiều người.  Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu lý do tại sao các vụ  NĐTP không được điều tra, xác định những rào  cản và khó khăn trong việc điều tra NĐTP là rất  quan trọng. Điều này rất cần thiết trong việc cải  thiện các khóa đào tạo điều tra NĐTP, giúp các  nhà  hoạch  định  chính  sách  phát  triển  và  thực  hiện chiến lược để cải thiện vấn đề này.  Mục tiêu chung  Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo  và  làm thế nào để nhân viên y tế áp dụng kiến  thức vào thực tế khi xảy ra vụ NĐTP.  Xác định sự cần thiết của nhu cầu đào tạo và  nguồn lực cho điều tra NĐTP.  Mục tiêu cụ thể  Đánh  giá  kiến  thức  và  kỹ  năng mà  người  tham gia tập huấn còn lại sau khi được đào tạo  tại khóa học về điều tra NĐTP.  Xác  định  điều  kiện  và  nguồn  lực  cần  thiết  của CCATVSTP và TTYTDP cho quản lý các vụ  NĐTP.  Đánh giá sự cần  thiết của chương  trình  tập  huấn điều tra vụ NĐTP.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cắt ngang, bao gồm nghiên cứu  định  lượng  để  đánh  giá  kiến  thức  và  kỹ năng  trong  điều  tra vụ dịch NĐTP và xác  định nhu  cầu đào  tạo. Nghiên cứu định  tính để xác định  những  khó  khăn  và  thách  thức  trong  công  tác  điều tra NĐTP.  Đánh  giá  này  được  thực  hiện  tại  7  tỉnh:  Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Tây Ninh,  Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Đồng Nai‐  là  những  tỉnh đã có nhiều vụ NĐTP xảy ra  trong  năm 2010 – 2012.  Đối  tượng  tham  gia  là  những  học  viên  đã  tham  dự  lớp  tập  huấn  năm  2009  và  2010  còn  công  tác  tại CCVSATTP và TTYTDP và một số  nhân viên không tham gia lớp tập huấn.  KẾT QUẢ  Bảng 1: Đặc điểm nhân sự của CCATVSTP và  TTYTDP ở 6 tỉnh theo học vấn và ngành đào tạo 2012  Đặc điểm FSA (n=112) PMC (n=524) Chung (n=636) TB % TB % TB % Học vấn Trung sơ cấp 4 18,4 52 58,9 56 52,4 Đại học 13 70,0 26 29,8 39 36,3 Ngành y 3 20,0 13 51,3 16 41,1 Ngành khác 10 80,0 13 48,7 23 58,9 Sau đại học 2 11,6 10 11,3 12 11,3 Ngành y 2 100 9 94,9 11 95,8 Ngành khác 0 0,0 1 5,1 1 4,2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  149 Đặc điểm FSA (n=112) PMC (n=524) Chung (n=636) TB % TB % TB % Tổng số 19 87 106 Nhân viên điều tra 4 23,2 13 15,0 17 16,5 * Không tính Thành phố Hồ Chí Minh vì TTYTDP có 172  người và CCATVSTP có 148 người  Không  tính  thành phố Hồ Chí Minh,  trung  bình  ở  mỗi  tỉnh  có  106  người  làm  việc  ở  CCVSATTP  và  TTYTDP,  trong  đó  TTYTDP  chiếm hơn  80%  (87/106)  (Bảng  1). Hơn  1/10  số  nhân viên  có  trình  độ  sau  đại học, gần 4/10  có  trình độ đại học và còn lại hơn 1/2 nhân viên có  trình độ trung và sơ cấp.Trong nhóm có trình độ  đại học, hơn 4/10  là số nhân viên được đào  tạo  trong ngành y và gần  6/10  là  được  đào  tạo  từ  chuyên  ngành  khác  như  hóa,  hóa  thực  phẩm,  sinh  học,  công  nghệ  sinh  học  và  thực  phẩm.  Trong nhóm trình độ sau đại học hơn 9/10 là số  nhân viên được đào tạo trong ngành y.  Số trung bình nhân viên liên quan đến điều  tra  NĐTP  ở  mỗi  tỉnh  có  17  người  trong  đó  TTYTDP 13 người và CCVSATP  là 4 người. Số  nhân  viên  này  chược  chia  thành  2‐3  đội  kiểm  soát  dịch  bệnh.  Mỗi  đội  có  5‐6  người  cho  TTYTDP và 2‐3 người cho CCVSATTP.  Nhân  viên  phụ  trách  điều  tra  dịch  của  TTYTDP  Tp.HCM  là  32  (18,6%)  người.  CCATVSTP Tp.HCM có 148 nhân viên và có 10  (6,8%) nhân viên phụ trách điều tra ngộ độc.  Bảng 2: Các vụ NĐTP được báo cáo ở 7 tỉnh năm  2010‐2012 (n=119)  Đặc điểm TB vụ /năm Phần trăm Năm 2010 (n=52) 7 41 2011(n=40) 6 35 2012 (n=27) 4 24 Vụ dưới 30 người 4 67 Vụ trên 30 người 2 33 Tổng số người mắc/tỉnh 310 Vụ tìm được nguyên nhân 5 83 Vụ không tìm được nguyên nhân 1 17 *: Tổng số người mắc trong 3 năm 2010 – 2012: 6521 người  Trong 3 năm 2010 – 2012, có 119 vụ NĐTP đã  được  báo  cáo  ở  7  tỉnh,  trung  bình  có  6  vụ/tỉnh/năm với tổng số người mắc trong 3 năm  là  6521  người,  trung  bình  có  310  người  mắc/tỉnh/năm. Có 1/3 vụ  có hơn 30 người mắc  bệnh.  83%  số  vụ  được  báo  cáo  là  tìm  thấy  nguyên  nhân,  trong  đó  nguyên  nhân  vi  sinh,  chiếm tỷ lệ khoảng 70%.   Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và làm thế nào để nhân viên y tế áp dụng kiến thức  vào thực tế khi xảy ra vụ NĐTP  Hình 1: Điểm lượng giá theo các chủ đề  Phần hiểu biết và kỹ năng mà các học viên  còn nhớ nhiều như kiến  thức đúng về độ nhạy  và  độ  đặc  hiệu  của một  chẩn  đoán  với  88,2%,  định nghĩa vụ dịch với 82,4%, đặc tính của một  vụ NĐTP có nguồn chung với 58,8%. Tuy nhiên  các kiến thức mà các học viên quên nhiều nhất là  5.9 11.6 17.7 20.6 20.6 23.5 33.8 44 58.8 82.4 88.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tính chi bình phương và giá trị ngưỡng Hiểu thông tin cần trong định nghĩa ca Mô tả các loại định nghĩa ca trong vụ dịch Điều kiện cần để đánh giá giả thuyết vụ Hiểu về cơ hội và giá trị thống kê Mô tả các bước điều tra dịch Tính OR, RR Hiểu về đường cong dịch tễ Đặc điểm của vụ ngộ độc thực phẩm Mô tả định nghĩa vụ dịch Hiểu độ nhạy, độ đặc hiệu của chẩn đoán BIỂU ĐỒ CHẤM ĐIỂM CÁC CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 150 kỹ năng  tính  toán  thông kê  trong dịch  tễ  (kiểm  định  khi  bình  phương  (5,9%);  định  nghĩa  ca  bệnh và  thông  tin  liên quan  (11,6%); mô  tả  các  loại định nghĩa ca bệnh (17,7%); hình thành giả  thiết (20,6%).  Bảng 3: Điểm trung bình lượng giá giá sau tập huấn  so với trước đây  Đặc điểm Điểm (/100 điểm) ĐTB * đầu vào 02 lớp tập huấn năm 2009 và 2010 26.8 Đánh giá ĐTB ra sau 02 lớp tập huấn 2009 và 2010 59.2 Kết quả ĐTBhiện nay (n=24) 40.0 Tham dự lớp tập huấn Có 40,0 Không 28,0 *: Điểm trung bình  Kiến  thức  và  kỹ  năng  về  điều  tra  dịch  đã  giảm khoảng 19,2%. Điểm lượng giá trung bình  các học viên  là  40.0/100  điểm, năm 2012,  trong  khi  đó,  đánh giá  đầu vào năm 2009 và 2010  là  26.8/100  và  đầu  ra  cùng  năm  là  59.2/100  điểm  (Bảng 3). Khi  đánh giá  sự khác biệt giữa nhân  viên  có  tham  dự  lớp  tập  huấn  và  nhân  viên  không tham dự lớp tập huấn, nhân viên có tham  dự  tập huấn đạt 40/100 điểm, nhân viên không  tham dự lớp tập huấn đạt 28/100 điểm.  Mô tả môi trường và nguồn lực cần thiết cho  điều tra NĐTP  Từ  năm  2010  trở  đi,  trách  nhiệm  điều  tra  NĐTP  thuộc  về  CCVSATTP,  cho  nên  trong  nghiên  cứu  này  chúng  tôi mô  tả  chi  tiết  hơn  nguồn  lực và môi trường hiện nay cho điều tra  NĐTP của chi cục. Mỗi chi cục có trung bình 2‐3  đội kiểm soát NĐTP, mỗi đội có 3‐5 người bao  gồm: cán bộ kiểm soát ngộ độc, cán bộ lãnh đạo.  Tùy  tính  chất  của  vụ  dịch mà  các  thành  viên  khác có thể được mời tham gia như bác sỹ  lâm  sàng, thú ý, giáo dục và công an. Đội trưởng đội  kiểm  soát  ngộ  độc  thường  là  cán  bộ  chuyên  trách. Người phát ngôn  trong vụ dịch  là  thuộc  về Sở Y Tế. Có ban chỉ đạo trực tiếp của sở y tế  khi vụ ngộ độc vượt quá quyền hạn của chi cục.  Khi điều tra NĐTP, đội chuẩn bị một số dụng cụ  lấy mẫu và lưu mẫu.  CCVSATTP không có phòng xét nghiệm nên  TTYTDP đảm nhận phần xét nghiệm. Năng lực  của phòng xét nghiệm khác nhau tùy theo tỉnh:  chủ yếu thực hiện được vi sinh, một số kim loại  nặng, phần lớn chưa làm được độc chất.  Nguồn lực sử dụng để điều tra dịch: cán bộ  điều  tra  ngộ  độc  ở Chi  cục,  cán  bộ  hỗ  trợ  từ  huyện và xã trong điều tra ca bệnh. Đôi khi phối  hợp với thanh tra sở y tế. Tuy nhiên, cán bộ điều  tra  thường  phải  kiêm  nhiệm  nhiều  công  việc  khác của cơ quan.  Các vụ NĐTP không điều  tra  theo 10 bước  hướng dẫn  trong điều  tra vụ dịch, mà chủ yếu  dựa  trên  Thông  tư  39  của  Bộ  y  tế,  trong  đó  không định nghĩa ca bệnh, ca bệnh dựa vào chẩn  đoán  của  bệnh  viện,  không  hình  thành  giả  thuyết, chỉ suy luận dựa trên xét nghiệm và tính  toán các mối  liên quan dựa trên khác biệt nguy  cơ hơn nguy cơ tương đối hay tỉ số chênh. Tuy  nhiên hầu hết các đơn vị nghiên cứu không thực  hiện  đo  các mối  liên  quan. Chi  cục  phụ  trách  điều  tra nguyên nhân,  đề nghị  các  chỉ  tiêu  xét  nghiệm.Khi không có ca mới thì làm báo cáo kết  thúc.TTYTDP thường hỗ trợ với xét nghiệm.  Kết  luận  nguyên  nhân  vụ  dịch  chủ  yếu  là  dựa trên kết quả xét nghiệm, nếu xét nghiệm âm  tính, thì báo cáo không rõ nguyên nhân. Các vụ  dịch được báo cáo không tìm được nguyên nhân  chủ yếu  là do: không  lấy được mẫu, bảo quản,  lưu mẫu không đúng, kết quả xét nghiệm không  phát hiện vi sinh vật gây bệnh hay vi khuẩn gây  bệnh không vượt ngưỡng cho phép.  Khó  khăn  trong  quá  trình  điều  tra  dịch  là  phần lớn chỉ điều tra ca bệnh, ca chứng khó tiếp  xúc vì phân bố  rộng, khó  liên  lạc và khó khăn  trong đi lại xác minh vì thiếu nhân lực và nhân  lực kiêm nhiệm các công việc khác, đôi khi huy  động nhân  lực không đầy đủ vào cuối  tuần và  ngày lễ. Phát hiện thức ăn nguyên nhân chủ yếu  bằng cách lấy mẫu và xét nghiệm.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  151 Nhiều cán bộ VSATTP và dịch tễ chưa được  đào  tạo  “chưa  hề  nghe  về  các  bước  điều  tra  NĐTP”: thiếu kinh nghiệm điều tra và kỹ năng  thu thập, xử lý số liệu, không biết sử dụng phần  mềm thống kê căn bản. Khó khăn trong lấy mẫu  bệnh  phẩm  do  bệnh  viện  không  lấy  và  bệnh  nhân không phối hợp.  Vận  dụng  kiến  thức  khó  khăn  vì  hạn  chế  trong hiểu  biết  các  chuyên ngành  liên  quan  vì  thế khó khăn trong hình thành giả thuyết dịch tễ  và tiến hành điều tra để thẩm định giả thuyết.  Chính  sách y  tế  chưa hỗ  trợ như không  có  phụ  cấp  đặc  thù ngành.Kinh phí  để  thực hiện  điều tra NĐTP hạn chế.  BÀN LUẬN  Đánh  giá  kiến  thức  và  kỹ  năng mà  người  tham gia  tập huấn còn  lại sau khi được đào  tạo tại khóa học về điều tra NĐTP  Kiến  thức và kỹ năng  trong điều  tra NĐTP  sau 2 năm đánh giá giảm gần 1/5 so với sau tập  huấn. Phần  lớn kiến thức và kỹ năng giảm này  liên quan đến các hiểu biết và tính toán các số đo  thống kê trong điều traNĐTP, định nghĩa ca và  hiểu  biết  về  tính  logic  trong  hình  thành  giả  thuyết và kiểm định giả thuyết.   Mặc dù điểm  trung bình  trả  lời các câu hỏi  sau hơn 2 năm  thấp hơn so với ngay sau khóa  tập huấn nhưng số học viên có tập huấn có điểm  đạt  là  cao  hơn  so  với  nhóm  không  tập  huấn  (40/100 điểm so với 28/100 điểm).  Hầu hết, các đơn vị tham gia nghiên cứu ghi  nhận  rằng  ca bệnh  của họ dựa  trên  chẩn  đoán  bệnh viện, không hình  thành và kiểm  định giả  thuyết để xác định nguyên nhân và nguồn bệnh.  Mối  quan  hệ  giữa  bệnh  cảnh  lâm  sàng  và  tác  nhân  gây  bệnh,  nguồn  lây  thường  lỏng  lẻo  và  không được đánh giá thích hợp. Lý do không áp  dụng kiến thức và kỹ năng vào trong thực tế vì  học  viên  chỉ  dựa  vào  các  bước  điều  tra  theo  thông  tư 39 mà có sự khác biệt đáng kể so với  các bước hướng dẫn  điều  tra NĐTP của WHO  và CDC.  So với báo cáo NĐTP trước năm 2010, số vụ  điều tra tìm nguyên nhân có nhiều hơn đáng kể,  tuy nhiên các bằng chứng qui kết nguyên nhân  thường  thiếu  thuyết phục vì chủ yếu duy nhất  dựa  trên  kết  quả  xét  nghiệm  mà  thiếu  bằng  chứng  dịch  tễ  và  lâm  sàng  đi  cùng.  Nguyên  nhân vi sinh là thường báo cáo nhất vì tất cả các  TTYTDP đều  làm được các phát hiện vi khuẩn  thường  gặp  như  E.coli,  Clostridium  perfingen,  Staphylococcus aureus, Bacillus cereus. Các nguyên  nhân  khác  thường  là  nguyên  nhân  đã  biết  rõ  chẳng hạn ngộ độc rượu do methanol, ngộ độc  sam, cá nóc. Những vụ không tìm được nguyên  nhân là do kết quả xét nghiệm không chỉ ra được  tác  nhân  nào,  tác  nhân  gây  bệnh  không  vượt  ngưỡng qui định hoặc do không  lấy được mẫu  xét nghệm.  Vì không áp dụng thích hợp các bước trong  điều tra tra dịch, một phần học viên chỉ dựa trên  thông tư 39 của Bộ Y tế, mà phương pháp điều  tra phức  tạp,  ít  chú ý  đến  thiết kế nghiên  cứu,  tính  logic  và hiệu  quả. Hơn  nữa học  viên  gặp  khó khăn trong kỹ năng tính toán các tỉ số nguy  cơ, trong thiết kế điều tra, thu thập số liệu và xử  lý số liệu. Đây có thể là kết quả thiếu nhân lực,  kỹ năng cần  thiết cho điều  tra chưa hoàn  thiện  và ít thực hành. Các báo cáo điều tra mang tính  hành chính hơn là một báo cáo khoa học và thiếu  phản hồi ở cấp cao hơn vì thế chất lượng của các  báo  cáo  chưa  đáp  ứng  được  nội  dung  như  hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới.  Đánh giá môi trường và nguồn lực cần thiết  cho điều tra NĐTP  Theo thông tư 39 của Bộ y tế, có sự phân biệt  giữa định nghĩa NĐTP và dịch. CCVSATP có các  đội thường trực kiểm soát NĐTP và TTYTDP có  đội thường trực phòng chống dịch.Vì thế, trước  năm 2010 việc điều  tra NĐTP do TTYTDP  tỉnh  phụ  trách,  nhưng  sau  năm  2010  do  Chi  cục  ATVSTP  tỉnh  thực hiện, TTYTDP  tỉnh  chỉ  thực  hiện xét nghiệm mẫu và hỗ trợ lấy mẫu.   Kết  quả  nghiên  cứu  chỉ  ra  nhân  sự  trong  điều tra NĐTP trong một tỉnh có thể đủ (khoảng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 152 17  người  trực  tiếp:  14  người  ở  TTYTDP  và  4  người  ở  CCVSATTP),  nhưng  sự  tách  rời  khái  niệm dịch và NĐTP, đưa đến tách rời chức năng  điều  tra. Việc  điều  tra hầu như độc  lập giữa 2  đơn vị, đưa đến thiếu nhân lực điều tra NĐTP ở  CCVSATTP.   CCVSATTP vừa mới  thành  lập,  thiếu nhân  sự và chuyên môn (4 người trong đó có 1‐2 cán  bộ  lãnh  đạo),  thiếu  phương  tiện  lấy mẫu,  bảo  quản mẫu, lưu mẫu và chuyển mẫu. CCVSATTP  chịu  quản  lý  chuyên môn  của  Sở  y  tế,  nhưng  nhân sự phụ  thuộc vào Sở nội vụ của  tỉnh.Mặc  dù,  thiếu  nhân  sự  trong  kiểm  soát  NĐTP  là  nghiêm  trọng,  nhưng  vấn  đề  này  không  được  tỉnh giải quyết.  Ở mỗi  chi  cục  đều  có  khoảng  2  đến  3  đội  điều  tra NĐTP  thường  trực, mỗi  đội  gồm  3‐4  người, có đội chỉ có 1 người. Công việc chính của  đội  là ghi nhận ca bệnh  từ bệnh viện,  lấy mẫu,  thanh  tra vệ  sinh  cơ  sở,  lập biên bản và  thông  báo kết quả xét nghiệm. Hơn nữa khoảng 80%  nhân sự đại học ở các chi cục là đào tạo chuyên  môn ngoài ngành y  tế, phần  lớn chưa được bổ  sung về kiến thức và kỹ năng trong điều tra dịch  bao gồm: lâm sàng, dịch tễ, thu thập và xử lý số  liệu  làm cho cho họ khó có khả năng tiến hành  điều  tra một vụ NĐTP  thích hợp. Rõ  ràng  đội  điều tra NĐTP thiếu về số lượng và chất lượng.  Mặc  dù  không  có  khó  khăn  nào  được  ghi  nhận,  trong  phối  hợp  điều  tra  NĐTP  giữa  CCVSATTP và TTYTDP, nhưng  trong các cuộc  điều tra NĐTP chủ yếu là nhân viên CCVSATTP  đảm nhiệm. Trong điều tra vụ dịch đòi hỏi một  số  lượng nhân viên cần có  tối  thiểu (4‐5 người)  và có kiến thức và kỹ năng khác nhau, như lâm  sàng, dịch tễ, thu thập số liệu, phân tích xử lý và  giảng giải kết quả. Việc  thiếu nhân viên  có kỹ  năng  chắc  chắn  làm  ảnh  hưởng  tuân  thủ  các  bước và kết quả điều tra.  Mặc  dù  điều  tra NĐTP  thường  được  tiến  hành bởi các nhà dịch tễ, nhưng ho
Tài liệu liên quan