Đánh giá sự liên quan giữa di lệch nhãn cầu và mức độ vỡ thành dưới hốc mắt tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá lâm sàng trên bệnh nhân vỡ thành dưới hốc mắt. Sự liên quan giữa mức độ vỡ thành dưới hốc mắt và sự di lệch nhãn cầu. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng, lấy hàng loạt trường hợp không có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị chấn thương vỡ thành dưới hốc mắt tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01 tháng 6 năm 2011 đến 31 tháng 5 năm 2012. Kết quả: Có 96 bệnh nhân đủ điều kiện trong nhóm nghiên cứu. Giới tính: Nam: 74 (77,1%) Nữ: 22 (22,9%), bệnh nhân nam bị chấn thương bằng 3,4 lần bệnh nhân nữ. Tuổi từ 16 đến 45 có 71,9%. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thường gặp: 64,6%. Vỡ sàn hốc mắt đơn thuần: 72 (75,0%), có phối hợp vỡ thành trong: 24 (25,0%). Thụt nhãn cầu đơn thuần: 27 (28,1%). Thụt và hạ thấp nhãn cầu: 69 (71,9%). Có sự tương quan thuận giữa kích thước vị trí vỡ và di lệch của nhãn cầu, chiều dài có mối tương quan chặt hơn (R=0,62) so với chiều rộng (R = 0,51). Diện tích vị trí vỡ, lượng mô bị thóat vị càng cao thì sự thay đổi vị trí nhãn cầu càng lớn, với R = 0,71 và 0,74. Kết luận: Nguyên nhân vỡ sàn hốc mắt thường gặp nhất là tai nạn giao thông. Giới nam gặp cao hơn nữ. Thay đổi vị trí nhãn cầu và song thị là những triệu chứng có giá trị cao trong chẩn đoán lâm sàng. Hình ảnh trên CT Scan có giá trị cao trong chẩn đoán. Kích thước vỡ sàn hốc mắt, lương mô bị thóat vị có mối tương quan thuận, chặt với mức độ thay đổi vị trí nhãn cầu.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự liên quan giữa di lệch nhãn cầu và mức độ vỡ thành dưới hốc mắt tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 71 ĐÁNH GIÁ SỰ LIÊN QUAN GIỮA DI LỆCH NHÃN CẦU VÀ MỨC ĐỘ   VỠ THÀNH DƯỚI HỐC MẮT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY  Nguyễn Hữu Chức*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá lâm sàng trên bệnh nhân vỡ thành dưới hốc mắt. Sự liên quan giữa mức  độ vỡ thành dưới hốc mắt và sự di lệch nhãn cầu.  Phương pháp nghiên  cứu: Tiến cứu, thực nghiệm  lâm sàng,  lấy hàng  loạt  trường hợp không có nhóm  chứng.  Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị chấn thương vỡ thành dưới hốc mắt tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01  tháng 6 năm 2011 đến 31 tháng 5 năm 2012.  Kết  quả: Có 96 bệnh nhân  đủ  điều kiện  trong nhóm nghiên  cứu. Giới  tính: Nam: 74  (77,1%) Nữ: 22  (22,9%), bệnh nhân nam bị chấn thương bằng 3,4 lần bệnh nhân nữ. Tuổi từ 16 đến 45 có 71,9%. Tai nạn giao  thông là nguyên nhân thường gặp: 64,6%. Vỡ sàn hốc mắt đơn thuần: 72 (75,0%), có phối hợp vỡ thành trong:  24 (25,0%). Thụt nhãn cầu đơn thuần: 27 (28,1%). Thụt và hạ thấp nhãn cầu: 69 (71,9%). Có sự tương quan  thuận giữa kích thước vị trí vỡ và di lệch của nhãn cầu, chiều dài có mối tương quan chặt hơn (R=0,62) so với  chiều rộng (R = 0,51). Diện tích vị trí vỡ, lượng mô bị thóat vị càng cao thì sự thay đổi vị trí nhãn cầu càng lớn,  với R = 0,71 và 0,74.  Kết luận: Nguyên nhân vỡ sàn hốc mắt thường gặp nhất là tai nạn giao thông. Giới nam gặp cao hơn nữ.  Thay đổi vị trí nhãn cầu và song thị là những triệu chứng có giá trị cao trong chẩn đoán lâm sàng. Hình ảnh  trên CT Scan có giá trị cao trong chẩn đoán. Kích thước vỡ sàn hốc mắt, lương mô bị thóat vị có mối tương quan  thuận, chặt với mức độ thay đổi vị trí nhãn cầu.  Từ khoá: Vỡ sàn hốc mắt, thụt nhãn cầu.  ABSTRACT  ASSESSMENT OF THE RELATIONSHIP BETWEEN DISPLACED EYEBALL AND LEVELS OF  FRACTURES OF THE ORBITAL FLOOR AT CHO RAY HOSPITAL  Nguyen Huu Chuc ** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 71 ‐ 76  Objectives: Clinical  evaluation  of  patients with  fractures  of  the  orbital  floor. The  relationship  between  displaced eyeball and levels of fractures of the orbital floor.  Method: Prospective, clinical trials, series of cases with no control group.  Research Subjects: Patients with  traumatic rupture of  the eye socket at Cho Ray Hospital  from  June 1,  2011 to May 31, 2012.  Results: There are 96 eligible patients in the study group. Male: 74 (77.1%), female: 22 (22.9%), with the  number of male patients being 3.4  times  that of  female patients. Patients between 16 and 45 years of age are  71.9% of the group. Traffic accidents are a common cause in 64.6% of all cases. Fractures of the orbital floor alone  occurred in 72 cases (75.0%), with associated broken medial wall in 24 cases (25.0%). Enophalmos alone are 27  cases (28.1%). Enophalmos and lowering the eyeball happened in 69 cases (71.9%). There is a positive correlation  between the size of the breakage and displacement of the eyeball, with the length being of tighter correlation (R =  * Khoa Mắt ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy,   Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Hữu Chức ĐT: 0913650105   Email: bschuc@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 72 0.62) than the width (R = 0.51). The larger the total broken areas and the herniated tissues are, the bigger the  change the position of the eyeball, with R = 0.71 and 0.74 respectively.  Conclusion: Traffic accidents are the most common cause of Fractures of the orbital floor. Male patients are  more often seen than female. Change in the position of the eyeball and diplopia are the valuable aspects in clinical  diagnosis. CT scans are also appreciated diagnostic tools. Size of fractures of the orbital floor and the amount of  herniated tissue have strong correlation to the level of change the position of the eyeball.  Keywords: Fractures of the orbital floor, Enophalmos.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Nhãn cầu nằm trong hốc mắt gồm các thành  xương và mô mềm. Khi bị chấn thương hốc mắt  thường  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  nhãn  cầu  về  giải phẫu và chức năng thị giác. Vị trí của nhãn  cầu bị  thay  đổi  tùy  theo  tình  trạng và mức  độ  chấn thương. Di lệch nhãn cầu xảy ra khi thành  hốc mắt  không  còn  nguyên  vẹn,  các mô mềm  như mỡ, cơ, bao tennon bị sa hoặc kẹt vào các hố  và xoang  lân cận(6,1,5,7). Khi nhãn  cầu bị di  lệch,  ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng thị giác  và thẩm mỹ. Song, khi mới chấn thương thường  dấu hiệu này bị che lấp bởi tình trạng phù nề, tụ  máu  trong hốc mắt nên rất khó xác định để có  phương pháp xử  trí kịp  thời, mang  lại kết quả  tốt hơn cho bệnh nhân(8,1,2,4).  Có một số nghiên cứu, đánh giá sự liên quan  giữa mức độ vỡ thành hốc mắt và thụt nhãn cầu  như Clauser L., và cộng sự nghiên cứu liên quan  giữa  thụt và di  lệch nhãn  cầu với  thay  đổi  thể  tích  trong gãy  thành hốc mắt,(3). Ahn H B.  tiên  lượng  thụt nhãn cầu bằng cách chụp điện  toán  đo thể tích hốc mắt bị gãy trên bệnh nhân người  Hàn Quốc.  Ryul  Jin H.  nghiên  cứu  trên  bênh  nhân cho biết có sự liên quan giữa kích thước vị  trí vỡ của  thành hốc mắt và mức độ  thụt nhãn  cầu(1,7). Tại Việt Nam, Lê Minh Thông và Cộng  sự khảo sát tương quan giữa độ rộng lỗ gãy với  mức  độ  thụt và hạ nhãn  cầu  sau  chấn  thương  gãy thành hốc mắt.  Tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy,  bệnh  nhân  chấn  thương  hốc  mắt  rất  thường  gặp  trong  chấn  thương  vùng  đầu  ‐ mặt,  đặc  biệt  là  vỡ  thành  dưới hốc mắt dễ làm di lệch nhãn cầu, để lại di  chứng khá nặng nề về  chức năng và  thẩm mỹ  làm  ảnh  hưởng  đến  chất  lượng  sống  và  khả  năng  lao  động  của  bệnh  nhân.  Việc  đánh  giá  sớm để điều trị kịp thời là rất quan trọng. Vì vậy  đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự liên quan giữa di  lệch nhãn cầu và mức độ vỡ thành dưới hốc mắt  tại bệnh viện Chợ Rẫy” được thực hiện với các  mục tiêu sau:  ‐  Đánh  giá  lâm  sàng  trên  bệnh  nhân  vỡ  thành dưới hốc mắt.  ‐  Khảo  sát  sự  liên  quan  giữa mức  độ  vỡ  thành dưới hốc mắt và di lệch nhãn cầu.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Bệnh  nhân  bị  chấn  thương  vỡ  thành  dưới  hốc mắt  tại bệnh viện Chợ Rẫy  từ 01  tháng 06  năm 2011 đến 31 tháng 5 năm 2012.  Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu  Bệnh  nhân  từ  ≥16  tuổi,  chấn  thương  vỡ  thành dưới hốc mắt đơn thuần hoặc có phối hợp  với gãy thành trong hốc mắt.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân bị gãy thành ngoài hốc mắt có di  lệch, gãy xương gò má, gãy  thành  trên. gãy bờ  hốc mắt.  Bệnh nhân không  đồng ý  tham gia nghiên  cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Tiến  cứu,  thực  nghiệm  lâm  sàng,  lấy  hàng  loạt trường hợp, không nhóm chứng.  Đo độ thụt nhãn cầu bằng thước Hertel.  Đo mức độ hạ thấp nhãn cầutrong tư thế nhìn  thẳng với thước phân vạch milimet, phối hợp với  đo trên hình ảnh CT Scan trên lát cắt trán.  Đo  kích  thước  vị  trí  vỡ  thành  dưới  hoặc  thành trong hốc mắt theo kỹ thuật đo của Hong  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 73 – Ryun Jin.  + Thành dưới: Chiều rộng (chiều ngang): ký  hiệu a1.  Chiều dài (chiều trước‐sau): ký hiệu b1.  Mức độ mô mềm bị sa vào xoang qua vị trí  vỡ: c1.  Diện  tích  vị  trí  vỡ  xương  được  tính  theo  công thức: S1= π x a1 x b1/4.  Thể tích mô thoát vị tính theo công thức: V1 =  π x a1x b1 x c1/6.  + Thành trong: Chiều cao, ký hiệu a2.  Chiều dài (chiều trước – sau), ký hiệu b2.  Mức độ mô mềm bị sa vào xoang qua vị trí  vỡ: c2.  Diện  tích  vị  trí  vỡ  xương  được  tính  theo  công thức: S2= π x a2 x b2/4.  Thể tích mô thoát vị tính theo công thức: V2 =  π x a2 x b2 x c2/6.  + Vỡ phối hợp: các giá  trị S và V được  tính  bằng tổng các giá trị.  Phương tiện nghiên cứu  Máy chụp CT scan 64 lát cắt.  Thước đo độ lồi Hertel.  Thước đo mm đã kiểm định.  Bảng thị lực.  Máy  tính  có  các  phần mềm  cần  thiết  cho  nghiên cứu.  KẾT QUẢ  Có 96 bệnh nhân đủ điều kiện  trong nhóm  nghiên cứu.  Đặc điểm dịch tễ  Giới tính  Nam: 74 (77,1%) Nữ: 22 (22,9%). Như vậy, số  bệnh  nhân  nam  bị  chấn  thương  bằng  3,4  lần  bệnh nhân nữ.  Tuổi  Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân (n= 96).  Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 16-25 25 26,1 >25-45 44 45,8 >45-60 27 28,1 Tổng số 96 100,0 Bệnh nhân tập trung ở tuổi 16 đến 45, đây là  tuổi  lao  động  và  tham  gia  hoạt  động  xã  hội  nhiều.  Nguyên nhân  Bảng 2: Những nguyên nhân gây chấn thương (n=  96).  Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%) Tai nạn giao thông 62 64,6 Tai nạn lao động 12 12,5 Tai nạn sinh hoạt 7 7,3 Đánh nhau 10 10,4 Nguyên nhân khác 5 5,2 Tổng số 96 100,0 Nguyên nhân do  tai nạn giao  thông  là  cao  nhất trong chấn thương vỡ sàn hốc mắt.  Biểu hiện lâm sàng và phân loại  Bảng 3. Thị lực khi nhập viện (n = 96).  Thị lực Số lượng Tỷ lê (%) ST (+) đến ĐNT 1m 5 5,2 Từ ĐNT > 1m đến 1/10 7 7,3 Từ > 1/10 đến 3/10 10 10,4 Từ > 3/10 đến 5/10 41 42,7 Từ > 5/10 đến 7/10 15 15,6 > 7/10 18 18,8 Tổng số 96 100,0 Loại vỡ thành hốc mắt  Vỡ sàn hốc mắt đơn thuần: 72  Vỡ  sàn hốc mắt phối hợp với  thành  trong:  24.  BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI VỠ SÀN HỐC MẮT 72 75% 24 25% Vỡ sàn đơn thuần Vỡ phối hợp Bảng 4: Biểu hiện lâm sàng và tổn thương phối hợp  (n=96)  STT Biểu hiện lâm sàng Số lượng Tỉ lệ % 1 Đau tại chỗ 96 100,0 2 Phù nề tại chỗ 96 100,0 3 Tổn thương mi dưới 96 100,0 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 74 4 Song thị. 86/91 94,5 5 Thụt + hạ thấp nhãn cầu 69 71,9 6 Tổn thương góc trong mi 47 48,9 7 Xuất huyết kết mạc 42 43,8 8 Tụ máu hốc mắt 31 32,3 9 Thụt nhãn cầu đơn thuần 27 28,1 10 Tổn thương nhãn cầu và thần kinh thị 7 13,0 11 Vị trí nhãn cầu bình thường 5 5,2 Dấu hiệu  thụt và hạ  thấp nhãn cầu  là  triệu  chứng thường gặp trong vỡ sàn hốc mắt, có thể  đơn thuần hoặc phối hợp.  Bảng 5: Mức độ di lệch nhãn cầu (n=96).  Mức độ di lệch (mm) Số lượng Tỷ lệ (%) Thụt nhãn cầu 0 >0 - 1,0 >1,0 - 2,0 >2,0 - 3,0 >3,0 - 4,0 >4,0 – 5,0 >5,0 5 4 12 22 31 19 3 5,2 4,2 12,5 22,9 32,3 19,8 3,1 Hạ thấp nhãn cầu 0 >0 - 1,0 >1,0 - 2,0 >2,0 - 3,0 >3,0 - 4,0 >4,0 – 5,0 >5,0 12 7 9 30 20 15 3 12,5 7,3 9,4 31,3 20,8 15,6 3,1 Phối hợp thụt và hạ thấp nhãn cầu 69 71,9 Mức độ di lệch nhãn cầu thay đổi từ không  di  lệch  đến  >5mm,  nhiều  nhất  từ  >2mm  đến  4mm.  Bảng 6: Kích thước trung bình vị trí vỡ sàn hốc mắt  (n=96).  Tên biến số Kính thuớc (mm) Chiều rộng (a1) 16,8 ± 5,1 Chiều dài (b1) 23,6 ± 5,8 Mức độ mô mềm bị sa vào xoang (c1) 14,8 ±6,2 Diện tích vị trí vỡ sàn (S1) 321,8±128,5 Thể tích mô thoát vị (V1) 3127,6±1862,8 Bảng 7: Kích thước trung bình vị trí vỡ thành trong  hốc mắt (n=24).  Tên biến số Kính thuớc (mm) Chiều cao (a2) 7,1 ± 3,3 Chiều dài (b2) 24,8± 5,4 Mức độ mô mềm bị sa vào xoang (c2) 6,5±4,2 Diện tích vị trí vỡ sàn (S2) 147±71,8 Thể tích mô thoát vị (V2) 812,7±451,6 Sự tương quan giữa mức độ thụt nhãn cầu  với tình trạng vỡ sàn hốc mắt  Bảng 8: Mức độ tương quan của thụt nhãn cầu và  tình trạng vỡ sàn và thành trong hốc mắt (n=96)  Các biến tương quan Hệ số tương quan (R) Chiều rộng vỡ sàn (a1) 0,51 Chiều dài vỡ sàn (b1) 0,62 Diện tích vị trí vỡ sàn (S1) 0,71 Thể tích mô thoát vị (V1) 0,74 Chiều cao vỡ thành trong (a2) 0,32 Chiều dài vỡ thành trong (b2) 0,21 Diện tích vỡ thành trong(S2) 0,38 Thể tích mô thoát vi thành trong (V2) 0,48 Tổng diện tích (S1 + S2) 0,51 Tổng thể tích (V1 + V2) 0,62 Có sự tương quan thuận, chặt giữa mức độ  thụt nhãn cầu với kích thước, diện tích vị trí vỡ  sàn hốc mắt, thể tích mô hốc mắt thoát vị.  Bảng 9: Mức độ tương quan hạ thấp nhãn cầu với  tình trạng vỡ sàn và thành trong hốc mắt (n=96).  Các biến tương quan Hệ số tương quan (R) Chiều rộng vỡ sàn (a1) 0,56 Chiều dài vỡ sàn (b1) 0,48 Diện tích vị trí vỡ sàn (S1) 0,68 Thể tích mô thoát vị (V1) 0,65 Chiều cao vỡ thành trong (a2) 0,01 Chiều dài vỡ thành trong (b2) 0,02 Diện tích vỡ thành trong(S2) 0,02 Thể tích mô thoát vi thành trong (V2) 0,04 Tổng diện tích (S1 + S2) 0,58 Tổng thể tích (V1 + V2) 0,62 Có sự tương quan thuận, chặt giữa mức độ  hạ thấp nhãn cầu với kích thước, diện tích vị trí  vỡ sàn hốc mắt. Với thể tích mô hốc mắt thoát vị,  trong vỡ sàn hốc mắt có  tương quan  thuận  rất  chặt (R = 0,65, song với vỡ thành trong sự tương  quan thấp (R = 0,04).  BÀN LUẬN  Về yếu tố dịch tễ  Giới tính  Nam: 74 (77,1%) Nữ: 22 (22,9%). Như vậy, số  bệnh  nhân  nam  bị  chấn  thương  bằng  3,4  lần  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 75 bệnh nhân nữ. Điều này phù hợp với các nghiên  cứu khác trong nước và trên thế giới, tỷ lệ bệnh  nhân nam  thường  cao  gấp  2,5  đến  5  lần  bệnh  nhân nữ(1,2,5).  Tuổi  Trong  khoảng  từ  16  đến  45  chiếm  71,8%,  điều này phù hợp với các tác giả trong nước như  Trần  Đình Lập  tại  bệnh  viện  trung  ương Huế  cho biết bệnh nhân  ở  lứa  tuổi  từ  20  đến  40  là  83,0%(1).  Với một  số  tác  giả  trên  thế  giới  như  Pascotto A. và cộng sự: bệnh nhân từ 21 đến 30  tuổi có 82,1%  Đây  là  tuổi  tham gia hoạt  động xã hội,  lao  động nhiều nhất nên khả năng bị chấn  thương  nói chung và chấn thương sàn hốc mắt nói riêng  cao hơn.  Nguyên nhân  Tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng  đầu trong chấn thương vỡ sàn hốc mắt với tỷ lệ  64,6%. Theo các nhận xét của tác giả Trần Đình  Lập  thì chấn  thương vùng hàm mặt do  tai nạn  giao thông còn cao hơn, với 92,3%. Song trên thế  giới thì nguyên nhân hàng đầu lại là tai nạn sinh  hoạt như bị  té, chơi  thể  thao. Như vậy, ở nước  ta, vấn đề  tai nạn giao  thông vẫn  là vấn đề rất  đáng quan tâm về sức khỏe cộng đồng.  Biểu hiện lâm sàng  Khi bệnh nhân nhập viện,  thị  lực  từ ST  (+)  đến 7/10 chiếm  tỷ  lệ 81,2%. Như vậy, với bệnh  nhân vỡ sàn hốc mắt, ảnh hưởng đến thị lực khá  nhiều,  Những  trường  hợp  giảm  thị  lực  trầm  trọng  thường  có  tổn  thương  trực  tiếp  tại nhãn  cầu hoặc thần kinh thị.  Vỡ  sàn  hốc mắt  đơn  thuần  gặp  75,0%,  có  phối hợp với vỡ  thành  trong  là  25,0%. Những  biểu hiện lâm sàng như đau, phù nề tại chỗ, tổn  thương mi  dưới  gặp  ở  tất  cả  các  bệnh  nhân.  Song thị biểu hiện trên 94,5 % bệnh nhân còn thị  lực cho phép kiểm tra được. Dấu hiệu thụt nhãn  cầu đơn thuần gặp ở 28,1%, trong khi thụt phối  hợp với hạ thấp chiếm 71,9%. Như vậy, khi chấn  thương vỡ sàn hốc mắt ngoài những triệu chứng  chung của chấn thương, dấu hiệu song thị và di  lệch nhãn cầu rất có giá trị chẩn đoán.  Mức độ di  lệch nhãn cầu  thay đổi  tùy  theo  tình trạng chấn thương. Có sự tương quan giữa  kích  thước  vị  trí  vỡ  và  di  lệch  của  nhãn  cầu.  Trong đó chiều dài có mối tương quan chặt hơn  R=0,62 so với R = 0,51 của chiều rộng. Có nghĩa  là khi vị trí vỡ sàn có cùng một diện tích thì nếu  tổn thương có chiều trước ‐ sau lớn hơn thì khả  năng  thay  đổi  vị  trí  nhãn  cầu  nhiều  hơn. Mặt  khác, diện  tích  vị  trí  vỡ,  lượng mô  bị  thoát  vị  càng cao thì sự thay đổi vị trí nhãn cầu càng lớn,  mối  tương  quan  này  rất  chặt,  với R  =  0,71  và  0,74. Điều này phù hợp với nhận xét của nhiều  tác giả. Fries R., Steven MB. và  cộng  sự, Hong  Ryun Jin khi nghiên cứu mối liên quan giữa thể  tích hốc mắt, diện tích vị trí vỡ sàn hốc mắt với  sự di lệch nhãn cầu, cho biết: diện tích vị trí vỡ,  sự thay đổi thể tích hốc mắt, mức độ thoát vị mô  hốc  mắt  càng  lớn  thì  nhãn  cầu  di  lệch  càng  nhiều. Chính sự di lệch này làm ảnh hưởng trực  tiếp đến chức năng  thị giác như song  thị, giảm  thị lực, cũng như về thẩm mỹ.  Khi kích  thước vị  trí vỡ sàn hốc mắt không  đủ lớn sẽ không làm di lệch nhãn cầu, trong các  trường hợp này có thể không cần can thiệp nếu  không  có  các  lý  do  khác  như  ngoại  vật,  tổn  thương mi. Trong nghiên  cứu  cũng nhận  thấy  mức độ thay đổi vị trí nhãn cầu của bệnh nhân  vỡ sàn đơn thuần và phối hợp có vỡ thành trong  hốc mắt khác nhau không có ý nghĩa, có thể khi  vỡ thành trong xoang sàng hẹp, lượng mô thoát  vị không đáng kể, đồng thời các thành của các tế  bào sàng làm vai trò nâng đỡ làm nhãn cầu ít bị  ảnh hưởng.  Như vậy,  trước một bệnh nhân vỡ  sàn hốc  mắt, việc đánh giá chính xác mức độ tổn thương  là  rất  quan  trọng  và  có  ích  để  có  kế  hoạch,  phương pháp cụ thể can thiệp kịp thời. CT Scan  là phương  tiện  cần  thiết  để khảo  sát vị  trí  tổn  thương tại sàn hốc mắt và các thành khác có liên  quan. Khi bệnh nhân mới bị  chấn  thương,  các  triệu chứng đau, xưng nề và thiếu khả năng hợp  tác  dễ  làm  cho  bỏ  sót  hoặc  không  lượng  giá  chính  xác mức  độ  trầm  trọng.  Trên  lâm  sàng,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 76 thời gian đầu, có khi không nhận thấy được tình  trạng  thụt hoặc hạ  thấp nhãn cầu, do đó nhiều  trường hợp chỉ phát hiện thay đổi vị trí nhãn cầu  sau khi hết phù nề, bệnh nhân thấy song thị. Do  đó việc theo dõi bệnh nhân là rất cần thiết. Khi  phát hiện vị trí nhãn cầu thay đổi, cần đánh giá  kỹ mức độ thay đổi thể tích mô trong hốc mắt,  mức  độ  kẹt  cơ,  khả  năng  viêm  nhiễm  từ  các  xoang lân cận từ đó sẽ quyết định phương pháp  phẫu thuật như lót sàn, giải phóng cơ, tái tạo các  tổ chức để phục hồi vị trí giải phẫu, chức năng  thị giác và thẩm mỹ cho người bệnh.  KẾT LUẬN  Bệnh nhân bị vỡ thành dưới hốc mắt tại Việt  Nam nguyên nhân  thường gặp nhất  là  tai nạn  giao  thông,  với  tỷ  lệ  64,6%. Giới nam  gặp  cao  hơn nữ, với  tỷ  lệ  1 nữ/3,4 nam. Biểu hiện  lâm  sàng đa dạng và phức tạp. Thay đổi vị trí nhãn  cầu và song  thị  là những  triệu chứng có giá  trị  cao trong chẩn đoán lâm sàng. Chẩn đoán bằng  hình ảnh trên CT Scan có tính chất xác định và  đánh giá mức độ, tính chất vỡ sàn hốc mắt, định  hướng cho phương pháp xử trí.  Diện tích vị trí vỡ sàn hốc mắt, lương mô bị  thoát vị càng nhiều thì sự thay đổi vị trí nhãn  cầu càng lớn, mối tương quan này rất chặt, với  R  =  0,71  và  0,74.  Đồng  thời  kích  thước  chiều  dài và chiều rộng của trí vỡ cũng có liên quan  chặt với mức  độ di  lệch  của nhãn  cầu. Trong  đó  chiều  dài  có  mối  tương  quan  chặt  hơn  R=0,62 so với R = 0,51 của chiều rộng, vị trí vỡ  sàn có cùng một diện  tích  thì nếu  tổn  thương  có chiều trước ‐ sau lớn hơn, khả năng thay đổi  vị trí nhãn cầu nhiều hơn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ahn  HB,  et  al,  (2008)  “Prediction  of  Enophthalmos  by  computer  based  volume measurement  of  orbital  fracture  in  Korean  population”,  Ophthalmic  Plastic  and  reconstructive  surgery, 24(1), PP:36 – 39.  2. Chen  CT,  et  al,  (2006)  “Management  of  posttraumatic  enophthalmos”, Chang Gung Medical Journal, 29 (3), PP: 251‐ 261.  3. Clauser L, et al, (2008) “Posttraumatic enophthalmos: etiology,  principles  of  recontruction,  and  correction”J.  Craniofacial  Surgery, 19(2), PP:351 – 359.  4. Criden  MR,  Ellis  FJ,  (2007)  “Linear  nondisplaced  orbital  fractures  with  muscle  entrapment”.  J  AAPOS.,  Apr,11(2),  pp:142‐147.   5. Fries  R.,  (1975)  ‘Some  problems  in  therapy  of  traumatic  enophthalmos”, Mod Probl Ophthalmol, (1975), 14, PP: 637.  6. Lê Minh Thông và cộng sự  (2008). “Nghiên cứu điều  trị gãy  sàn hốc mắt kết hợp lót chỗ gãy bằng chế phẩm san hô lấy từ  vùng biển Việt Nam”, Y Học TPHCM., Hội nghị KHKT  thứ  25, chuyên đề mắt ‐ Tai ‐ Mũi ‐ Họng, tập 12 số 1 Tr119‐126.  7. Ryul  JH  et  al,  (200
Tài liệu liên quan