Bài nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn
2000-2017, áp dụng phương pháp phân tích mô tả định tính nhằm đánh giá tình hình
phát triển thị trường vốn Việt Nam trong mối quan hệ với thị trường các nước ASEAN.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thị trường vốn của Việt Nam với nền tảng dựa vào hệ
thống ngân hàng còn kém phát triển so với các nước Singapore, Malaysia, Indonesia,
Philippines và Thái Lan, mặc dù độ sâu tài chính tương đối cao. Cấu trúc thị trường
vốn Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thể hiện (i) Thị trường tín dụng thông qua các
tổ chức tín dụng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Việt Nam cũng có quy mô nhỏ và sức khỏe của hệ thống ngân hàng cũng
kém hơn so với các nước phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các tổ
chức tài chính phi ngân hàng còn ít và quy mô nhỏ bé, thị phần không đáng kể; (ii) Mức
độ ổn định tài chính của Việt Nam thấp hơn so với các nước AEC; (iii) Quy mô thị
trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực nhưng lại có mức
độ rủi ro cao hơn; (iv) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đủ mạnh để khai thông
nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, tồn tại rủi ro kỳ hạn. Số lượng nhà đầu tư
chưa nhiều, thiếu nhà tạo lập thị trường.
14 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thực tiễn và nhận định rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
191
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN VIỆT NAM:
THỰC TIỄN VÀ NHẬN ĐỊNH RỦI RO
TS. Trần Hùng Sơn
Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM
Tóm tắt:
Bài nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn
2000-2017, áp dụng phương pháp phân tích mô tả định tính nhằm đánh giá tình hình
phát triển thị trường vốn Việt Nam trong mối quan hệ với thị trường các nước ASEAN.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thị trường vốn của Việt Nam với nền tảng dựa vào hệ
thống ngân hàng còn kém phát triển so với các nước Singapore, Malaysia, Indonesia,
Philippines và Thái Lan, mặc dù độ sâu tài chính tương đối cao. Cấu trúc thị trường
vốn Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thể hiện (i) Thị trường tín dụng thông qua các
tổ chức tín dụng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Việt Nam cũng có quy mô nhỏ và sức khỏe của hệ thống ngân hàng cũng
kém hơn so với các nước phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các tổ
chức tài chính phi ngân hàng còn ít và quy mô nhỏ bé, thị phần không đáng kể; (ii) Mức
độ ổn định tài chính của Việt Nam thấp hơn so với các nước AEC; (iii) Quy mô thị
trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực nhưng lại có mức
độ rủi ro cao hơn; (iv) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đủ mạnh để khai thông
nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, tồn tại rủi ro kỳ hạn. Số lượng nhà đầu tư
chưa nhiều, thiếu nhà tạo lập thị trường.
Từ khóa. Thị trƣờng vốn, Thị trƣờng tín dụng, Thị trƣờng chứng khoán, Thị
trƣờng trái phiếu, Việt Nam, AEC
1. Giới thiệu
Việt Nam là một thành viên của AEC và đã ký hiệp định CPTPP. AEC
đƣợc thành lập vào ngày 31/12/2015, theo đó sẽ hình thành một thị trƣờng đơn
nhất và cơ sở sản xuất chung, đƣợc xây dựng thông qua 5 yếu tố chính là (i) Tự
do lƣu chuyển hàng hoá; (ii) Tự do lƣu chuyển dịch vụ; (iii) Tự do lƣu chuyển
đầu tƣ; (iv) Tự do lƣu chuyển vốn và (v) Tự do lƣu chuyển lao động có tay nghề.
Nhƣ vậy, việc phát triển thị trƣờng vốn của Việt Nam cũng sẽ bị tác động mạnh
bởi sự kiện hình thành AEC và tham gia hiệp định CPTPP.
192
Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số thị trƣờng
bộ phận chủ yếu của thị trƣờng vốn Việt Nam bao gồm thị trƣờng tín dụng, thị
trƣờng chứng khoán và thị trƣờng trái phiếu. Để thấy đƣợc vị trí của thị trƣờng
vốn Việt Nam trong AEC, cũng những mức độ ổn định và rủi ro của thị trƣờng
vốn Việt Nam, bài viết sẽ so sánh từng thị trƣờng của Việt Nam với thị trƣờng
của các nƣớc trong khối. Bài viết ngoài mục giới thiệu sẽ có ba phần chính gồm
(1) Tổng quan về thị trƣờng vốn của Việt Nam trong mối quan hệ với các nƣớc
trong AEC; (2) So sánh mức độ ổn định tài chính của thị trƣờng vốn Việt Nam
với các nƣớc trong AEC; (3) Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong
thời gian tới.
2. Đánh giá sự phát triển của thị trƣờng vốn Việt Nam
2.1. Thị trường tín dụng
Với thị trƣờng tài chính phát triển chƣa cao, các công cụ tài chính chƣa
phát triển, cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, kênh cung cấp vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế từ thị trƣờng chứng khoán còn khá nhỏ bé. Chính vì vậy
mà hệ thống ngân hàng phải đảm đƣơng vai trò cung cấp nguồn vốn cho nền kinh
tế Việt Nam. Giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ 159%,
cao nhất trong nhóm của các nƣớc ASEAN. Xét về giá trị tuyệt đối thì tổng giá
trị tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam thấp hơn so với 4 quốc gia trong
khối ASEAN có hệ thống ngân hàng phát triển nhƣ Singapore, Thái Lan,
Malaysia và Indonesia (Lee C.L and Takagi, 2014).
Tỷ lệ tín dụng do hệ thống ngân hàng cung cấp/GDP của Việt Nam có sự
biến động nhiều: đã tăng rất nhanh từ mức 35% năm 2000 lên mức 125% năm
2010 và giảm xuống còn 97% vào năm 2013 sau đó tăng lên lại ở mức 124% vào
năm 2016 (Bảng 1). Tỷ lệ tín dụng ngân hàng/GDP của Việt Nam ở mức cao so
với phần lớn các nƣớc trong ASEAN (phần lớn các nƣớc này có tỷ lệ tín dụng
ngân hàng/GDP thấp hơn 50%) và chỉ thấp hơn so với Singapore và bằng
Malaysia. Theo Almekinders và cộng sự (2015), các quốc gia trong ASEAN có
tỷ lệ tín dụng ngân hàng/GDP thấp sẽ hƣởng đƣợc nhiều lợi ích hơn trong quá
trình hội nhập tài chính. Trong khi đó, đối với những nƣớc có tỷ lệ tăng trƣởng
tín dụng cao nhƣng thiếu hệ thống giám sát, trong một vài trƣờng hợp có thể tác
động tiêu cực đến sự ổn định vĩ mô của các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu của
Almekinders và cộng sự (2015) chứa đựng nhiều hàm ý cho Việt Nam, khi mà
193
Việt Nam là một nền kinh tế dựa vào tín dụng ngân hàng với nhiều bất ổn nhƣ:
năng lực quản trị kém, tỷ lệ nợ xấu cao...
Bảng 1. Tỷ lệ tín dụng từ hệ thống ngân hàng/GDP các nƣớc ASEAN (%)
2000 2010 2013 2014 2015 2016
Brunei 50 41 31 33 41 44
Cambodia 6 28 45 54 63 69
Indonesia 20 28 32 33 33 33
Lào 14 22 39 41 36
Malaysia 137 120 120 121 125 124
Myanmar - 5 13 16 18 22
Philippines 42 30 36 39 42 45
Singapore 96 130 127 132 130 133
Thái Lan 108 97 112 115 117 115
Việt Nam 35 125 97 100 112 124
Nguồn:
indicators#. Truy cập ngày 03/4/2018.
Các định chế tài chính phi ngân hàng chỉ chiếm 17% GDP và 8% tổng tài
sản của các trung gian tài chính. Trong đó, các công ty tài chính có quy mô tƣơng
đƣơng 6% GDP và 3% tổng tài sản các trung gian tài chính. Đối với các doanh
nghiệp bảo hiểm, loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng duy nhất có ở hầu
hết các quốc gia ASEAN, quy mô của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt
Nam nằm trong nhóm thấp nhất khu vực. Các DNBH Việt Nam có quy mô tài
sản 5,5 tỷ USD chiếm 2,2% tổng giá trị tài sản các định chế tài chính (Lee CL
and Takagi, 2014).
Tƣơng tự nhƣ vậy, tỷ lệ thâm nhập (tỷ lệ phí bảo hiểm/GDP) trong năm
2014 của Việt Nam là 1,23%. Nếu nhƣ so với các nƣớc trong khu vực nhƣ
Malaysia: 4,3%; Philippines: 1,73%; Thái Lan: 5,54%; Singapore: 6%;
Indonesia: 1.3% (Bảng 2), thì đây quả thực là một con số còn rất khiêm tốn. Theo
nhận định của tổ chức xếp hạng tín dụng Moody‟s thì thị trƣờng bảo hiểm Việt
Nam vẫn đƣợc coi là một trong những thị trƣờng kém phát triển nhất nằm trong
nhóm thấp nhất trong khu vực.
194
Bảng 2. Tỷ lệ phí bảo hiểm/GDP các nƣớc ASEAN (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Brunei 0,86 0,65 0,64 0,72 0,34
Cambodia 0,17 0,18 0,20 0,22 0,25 0,12
Indonesia 1,47 1,55 1,59 1,30 0,96 0,89
Lào 0,35 0,43 0,70 0,72 0,42 0,42
Malaysia 4,47 4,21 4,27 4,35 4,30 2,85
Myanmar 0,06 0,00 0,00 0,00
Philippines 1,26 1,34 1,60 1,80 1,73 1,42
Singapore 5,03 5,24 5,11 5,52 6,06 5,56
Thái Lan 4,01 4,27 4,78 5,17 5,54 3,90
Việt Nam 1,31 1,20 1,15 1,19 1,23 2,00
Nguồn: https://datamarket.com. Truy cập ngày 03/4/2018
2.2. Thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán cơ sở
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đánh dấu bƣớc phát triển mới vào ngày
20/7/2000, khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(TTGDCK TP. Hồ Chí Minh) chính thức khai trƣơng với chức năng chủ yếu là tổ
chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yết giao dịch. Sau khi
TTGDCK TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đƣợc 3 năm, Chính phủ đã chỉ đạo
UBCKNN sớm xây dựng TTGDCK Hà Nội. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính
(UBCKNN) đã triển khai rất tích cực về các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sự con
ngƣời và hệ thống. Nhờ vậy, TTGDCK Hà Nội đã chính thức đƣợc ra đời vào
ngày 8/3/2005.
Quy mô vốn hóa TTCK có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, tăng hàng nghìn lần
so với thời kỳ đầu. Từ mốc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa
thị trƣờng chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000, đến năm 2017,
TTCK Việt Nam đã có 727 công ty niêm yết trên 2 Sở GDCK và hơn 700 công
ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, quy mô niêm yết đã tăng 2.300 lần; vốn hóa
thị trƣờng cổ phiếu tăng hơn 3.000 lần so với năm 2000. Giá trị dƣ nợ trái phiếu
chiếm khoảng 24% GDP, mức vốn hóa thị trƣờng cổ phiếu đạt trên 74% GDP
vào cuối năm 2017.
Thị trƣờng chứng khoán ngày càng thu hút số lƣợng lớn sự tham gia của
các nhà đầu tƣ (NĐT) trong và ngoài nƣớc. TTCK Việt Nam trở thành điểm đến
195
hấp dẫn đối với các NĐT nƣớc ngoài. Số lƣợng tài khoản NĐT đã không ngừng
gia tăng, từ khoảng 3.000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trƣờng vào
năm 2000, đạt 1,92 triệu tài khoản vào năm 2017, tăng 640 lần so với năm 2000;
số lƣợng NĐT nƣớc ngoài cũng đã tăng 2,3 lần so với năm 2007, ƣớc tính huy
động khoảng 17,2 tỷ USD vốn đầu tƣ gián tiếp góp phần làm tăng quy mô vốn
đầu tƣ xã hội và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Biểu đồ 2. Quy mô thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước
Biểu đồ 3. Quy mô tài khoản nhà đầu tƣ (nghìn tài khoản)
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước
196
Bảng 3 thể hiện giá trị vốn hóa thị trƣờng chứng khoán của 6 quốc gia trong
khu vực ASEAN năm 2016. Quy mô TTCK Việt Nam (chỉ tính giá trị của Sở GDCK
Hồ Chí Minh) vẫn còn rất hạn chế so với các quốc gia trong khu vực, giá trị vốn hóa
chỉ bằng khoảng 1/10 Singapore và 1/4 Philippines. Việc tham gia cộng đồng kinh tế
ASEAN với các điều khoản buộc nhóm doanh nghiệp nhà nƣớc cạnh tranh bình đẳng
với các khu vực khác (các tập đoàn, các công ty quốc doanh không còn các đặc quyền
nhƣ trƣớc, do đó việc cổ phần hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn).
Bảng 3: Vốn hóa các thị trƣờng chứng khoán chính của 6 quốc gia trong
khu vực ASEAN năm 2016
Giá trị vốn hóa (Tỷ USD) Giá trị vốn hóa/GDP ( )
Việt Nam 66,4 32
Philippines 239,7 79
Indonesia 425,8 46
Thái Lan 433 106
Singapore 640,4 216
Malaysia 359,8 121
Nguồn:
development-indicators#. Truy cập ngày 03/4/2018.
Thị trƣờng chứng khoán phái sinh
Thị trƣờng chứng khoán phái sinh mới chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 8/2017 nhƣng đã chứng tỏ sức hấp dẫn với nhà đầu tƣ. Theo Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX), trên thị trƣờng luôn duy trì 4 mã sản phẩm theo
thông lệ quốc tế. Trong mỗi tháng đều có 1 mã sản phẩm đáo hạn vào ngày thứ
Năm thứ ba của tháng và HNX đã niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế vào ngày
giao dịch tiếp theo.
Nhìn chung, thị trƣờng chứng khoán phái sinh duy trì tốc độ tăng trƣởng
đều đặn, với khối lƣợng giao dịch tháng sau cao hơn tháng trƣớc. Tính đến hết
tháng 8/2018 với tổng khối lƣợng giao dịch đạt hơn 11 triệu hợp đồng tƣơng ứng
với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt hơn 1.066 ngàn
tỷ đồng. Khối lƣợng mở (OI) toàn thị trƣờng cũng tăng mạnh theo các tháng.
Tính đến cuối phiên giao dịch tháng 8/2018, tổng khối lƣợng OI toàn thị trƣờng
197
đạt 16.477 hợp đồng, tăng gấp 5 lần so với thời điểm cuối tháng 9/2017. Số
lƣợng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục đƣợc mở, trung bình mỗi ngày có
150 tài khoản mới. Tính đến tháng 8/2017, đã có gần 40 ngàn tài khoản giao dịch
phái sinh đƣợc mở. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà
đầu tƣ cá nhân trong nƣớc (chiếm hơn 97%), nhà đầu tƣ tổ chức trong nƣớc chỉ
chiếm khoảng 3%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm
khoảng 2% khối lƣợng giao dịch toàn thị trƣờng.
Nhìn chung, kể từ khi đi vào hoạt động, TTCK phái sinh đã hoạt động an
toàn, hiệu quả. Hạ tầng công nghệ phục vụ thị trƣờng, bao gồm hệ thống giao
dịch, hệ thống thanh toán thị trƣờng, hệ thống công bố thông tin, vận hành thông
suốt, ổn định và an toàn.
2.3. Thị trường trái phiếu
Thị trƣờng trái phiếu (TTTP) Việt Nam bắt đầu hình thành từ giữa thập
niên 1990, bằng việc Chính phủ phát hành một số đợt trái phiếu, công trái huy
động vốn phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, hoạt động của
TTTP đã lớn mạnh cả về quy mô lẫn chiều sâu, phát huy đƣợc vai trò là kênh huy
động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế và các tổ chức, cá nhân; góp phần điều
hòa, phân phối nguồn vốn trong nền kinh tế. Hiện nay, đã có 4 loại trái phiếu
đƣợc phát hành và giao dịch trên thị trƣờng, gồm: trái phiếu chính phủ (TPCP) -
do Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) phát hành; Trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh -
do 02 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính
sách xã hội) và các doanh nghiệp đƣợc Chính phủ bảo lãnh phát hành; Trái phiếu
chính quyền địa phƣơng - do một số địa phƣơng lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh phát hành; và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) - do
các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát hành.
Hạ tầng giao dịch trái phiếu đã tiệm cận đƣợc với các nƣớc trong khu vực
với việc niêm yết TPCP trên thị trƣờng chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch
chứng khoán Hà Nội – HNX), lƣu ký tập trung tại Trung tâm Lƣu ký Chứng
khoán Việt Nam (VSD), đấu thầu trái phiếu định kỳ và thời gian thanh toán T+1.
Giao dịch trái phiếu tại HNX đã đƣợc liên kết với Bloomberg trong năm 2015,
cho phép tự động hóa quy trình chuyển lệnh, nhập lệnh từ hệ thống Bloomberg
về hệ thống giao dịch TPCP của HNX. Nhờ đó các nhà đầu tƣ dễ dàng hơn trong việc
tìm kiếm thông tin, đặt lệnh và giao dịch trái phiếu chỉ trên một màn hình HNX.
198
Ngoài ra, hệ thống chỉ báo thị trƣờng cũng dần đƣợc hoàn thiện. Bên cạnh
hệ thống đƣờng cong lợi suất trái phiếu Chính phủ (Government Bond Yield
Curve) đƣợc đƣa vào sử dụng từ 18/03/2013, Sở cũng đã thử nghiệm hệ thống
chỉ số trái phiếu VN Government Bond Index và chính thức hoạt động từ
05/01/2015. Hai chỉ báo quan trọng này đều đƣợc đăng tải trên hai hãng thông tin
quốc tế là Bloomberg và Reuters.
Năm 2015 cũng là năm đánh dấu sự sự phát triển của thị trƣờng phái sinh
TPCP. VSD và các thành viên liên quan đã triển khai xây dựng cơ sở pháp lý, hệ
thống công nghệ, chuẩn bị các điều kiện khác cho thị trƣờng phái sinh TPCP
nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của thị trƣờng phái sinh TPCP khi chính thức
đƣa vào hoạt động. Bên cạnh đó, UBCKNN đã nghiên cứu, hoàn thiện khung
pháp lý cho các sản phẩm giao dịch mới, đặc biệt là Zero coupon và Bond
Futures. Đồng thời, Bộ Tài chính, UBCKNN xem xét ban hành những cơ chế tài
chính khuyển khích gắn với các chƣơng trình phát triển thị trƣờng, nhằm mở
rộng số lƣợng nhà đầu tƣ.
Đến hết tháng 12/2017, TTTP của Việt Nam chiếm 21,57% GDP với tổng
giá trị là 47,54 tỷ USD. Khi so sánh với các quốc gia ASEAN thì quy mô của
TTTP Việt Nam thấp nhất cả về giá trị tuyệt đối cũng nhƣ % GDP (bảng 4).
Ngoài ra, có một điểm đáng lƣu ý đó là TTTP của Việt Nam chủ yếu là TPCP,
giá trị niêm yết của TPDN là rất thấp.
Bảng 4. Quy mô thị trƣờng trái phiếu Việt Nam cuối năm 2017
Giá trị TPCP
(tỷ USD)
Giá trị TPDN
(tỷ USD)
%GDP
Indonesia 155,65 28,57 18,38
Malaysia 166,3 151,57 95,1
Philippines 89,38 20,46 34,66
Singapore 166,02 105,55 81,11
Thái Lan 251,61 94,65 73
Việt Nam 44,84 2,75 21,57
Nguồn: https://asianbondsonline.adb.org/. Truy cập ngày 03/4/2018
Ngoài quy mô còn nhỏ bé, so với các nƣớc trong khu vực thì TTTP Việt
Nam còn tiềm ẩn những nguy cơ, điều này thể hiện ở hai yếu tố là độ mở của luật
199
và sự biến động của lạm phát. Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và ctg (2016) cho
thấy độ mở của luật của Việt Nam khá tốt chỉ thua Singapore và ngang với
Malaysia, tuy nhiên độ biến động của lạm phát Việt Nam là cao nhất trong 6 nƣớc.
Vì vậy, cải thiện các quy định pháp lý và ổn định lạm phát là một trong những điều
kiện quan trọng cho việc phát triển quy mô thị trƣờng trái phiếu Việt Nam.
TTTP Việt Nam tuy tăng trƣởng nhanh nhƣng thiếu tính bền vững. Điều này,
không chỉ thể hiện qua tỷ lệ phát hành phát hành áp đảo của TPCP, mà còn ở cơ cấu
kỳ hạn bất hợp lý. Với biểu đồ 5, Việt Nam hầu nhƣ chỉ phát hành đƣợc trái phiếu
dƣới 5 năm, mà cụ thể hơn là dƣới 3 năm, trong khi các nƣớc trong khu vực là hơn 7
năm. Trong khi đó, quốc gia nào có cơ cấu kỳ hạn trái phiếu càng dài thì tính triển
vọng và đánh giá xếp hạng tín nhiệm luôn ở mức cao bởi các nhà đầu tƣ nhìn thấy
tính ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế trong tƣơng lai ở quốc gia đó.
Biểu đồ 4: Kỳ hạn TPCP giữa các nƣớc trong khu vực (năm)
Nguồn: https://asianbondsonline.adb.org/.
3. Nhận diện rủi ro đối với sự phát triển của thị trƣờng vốn Việt Nam
Để nhận diện rủi ro và đánh giá mức độ ổn định tài chính của Việt Nam,
chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến để đo lƣờng ổn định tài
chính (Creel và cộng sự, 2014): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của ngân hàng,
tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, chỉ số Zscore (đo lƣờng sự ổn định của hệ thống
ngân hàng) và mức độ biến động giá chứng khoán.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
Vốn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng chống đỡ rủi ro, cung
200
cấp năng lực tài chính, tạo niềm tin cho công chúng của các NHTM. Liên tục qua
các năm, tỷ lệ vốn/tổng tài sản của hệ thống ngân hàng các nƣớc ASEAN gia
tăng (Bảng 5). So với các nƣớc ASEAN, các ngân hàng Việt Nam có tỷ lệ
vốn/tổng tài sản chỉ ở mức trung bình, còn xét theo giá trị tuyệt đối nhƣ đã phân
tích ở trên thì các ngân hàng tại Việt Nam thuộc nhóm có quy mô thấp trong khu
vực. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ vốn/tài sản có điều chỉnh rủi ro thì các ngân
hàng Việt Nam có tỷ lệ thấp nhất (Bảng 6), điều này cho thấy mức độ rủi ro của
tài sản các ngân hàng Việt Nam cao hơn so với ngân hàng các nƣớc. Nhƣ vậy, so
với các nƣớc AEC, ngân hàng Việt Nam không có lợi thế về quy mô so với các
ngân hàng trong khu vực để có thể chống đỡ lại các rủi ro.
Bảng 5. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của hệ thống ngân hàng các
nƣớc ASEAN (%)
Quốc Gia 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Indonesia 9,7 10,7 11,0 12,2 12,5 12,8 13,6 14,41
Malaysia 7,7 9,4 8,9 9,4 9,6 10 10,5 11,00
Philippines 11,8 10,2 11,1 11,7 9,7 9,9 10,0 9,74
Singapore 9,6 9,0 8,3 8,9 8,2 8,4 9,0 9,23
Thái Lan 9,0 11,3 10,3 11,2 10,9 9,54 10,0 10,46
Việt Nam N.A 8,9 9,3 9,9 9,5 8,8 8,7 7,77
Nguồn: Truy cập ngày 03/04/2018.
Bảng 6. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro của hệ
thống ngân hàng các nƣớc ASEAN (%)
Quốc Gia 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Indonesia 19,3 18,58 16,05 18,06 16,39 15,92 15,86 22,69
Malaysia 13,7 16,18 16,08 17,32 19,82 18,72 21,28 16,48
Philippines 17,7 17,45 17,70 17,64 14,58 15,36 16,28 14,46
Singapore 15,8 16,69 17,12 17,82 17,02 16,08 15,28 16,74
Thái Lan 13,2 16,08 14,82 16,17 15,46 16,52 17,11 17,76
Việt Nam N.A 11,33 12,90 11,85 13,38 11,83 12,77 12,64
Nguồn: Truy cập ngày 03/04/2018.
201
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một trong các chỉ tiêu đo lƣờng chất lƣợng tài sản của các
NHTM. Một tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy sự ổn định tài chính của hệ thống ngân
hàng thấp. Theo quy định tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM không đƣợc
vƣợt quá 3%, tuy nhiên, trong 2 năm 2012-2013 thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ
thống đều lớn hơn mức này. Có một điểm đáng lƣu ý, con số nợ xấu công bố của
các tổ chức tín dụng và của NHNN cũng nhƣ các tổ chức quốc tế có sự khác biệt
rất lớn, báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam của WB (2014) cho rằng tỷ
lệ nợ xấu của Việt Nam khoảng 12% trên tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy sự
không thống nhất về tiêu chí đánh giá nợ xấu giữa Việt Nam và thế giới, giữa các
ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nhà nƣớc dẫn đến con số nợ xấu khác nhau.
Xem xét tình hình nợ xấu tại các ngân hàng trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ
nợ xấu cao nhất và có xu hƣớng tăng lên (Bảng 7). So với các quốc gia khác nhƣ
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, giai đoạn 2005-2007 thì
Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn, nhƣng đến giai đoạn 2011-2015 thì đã tăng cao
hơn so với các quốc gia này. Với một tỷ lệ nợ xấu cao sẽ là nguyên nhân khiến cho
chất lƣợng tài sản các NHTM Việt Nam kém dẫn đến khả năng sinh lời thấp hơn.
Bảng 7. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng các nƣớc ASEAN (%)
Quốc Gia 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Indonesia 7,6 2,5 2,1 1,8 1,7 2,1 2,43 2,90
Malaysia 9,4 3,4 2,7 2,0 1,8 1,7 1,60 1,61
Philippines 10,0 3,4 2,6 2,2 2,4 2,0 1,89 1,72
Singapore 3,8 1,4 1,1 1,0 0,9 0,8 0,92 1,22
Thái Lan 9,1 3,9 2,9 2,4 2,3 2,5 2,68 2,99
Việt Nam 3,2 2,5 3,6 4,08 3,61 3,25 3,