Tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bài viết nhằm đánh giá mối quan hệ giữa tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính, xem xét thông lệ chi trả cổ tức và thực tế chi trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, qua bài viết cho thấy, chính sách cổ tức có quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đang chia cổ tức cao so với lợi nhuận thu được cũng như nhu cầu vốn cho phát triển. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại được sử dụng gồm mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động và các tỷ số thanh khoản. Các chỉ tiêu phản ánh chính sách cổ tức được sử dụng gồm tỷ lệ cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức.

pdf18 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 Tình hình tài chính . . . TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tô Thị Thanh Trúc* Nguyễn Thị Diễm Hiền**, Trần Thanh Vũ*** TÓM TẮT Bài viết nhằm đánh giá mối quan hệ giữa tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính, xem xét thông lệ chi trả cổ tức và thực tế chi trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, qua bài viết cho thấy, chính sách cổ tức có quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đang chia cổ tức cao so với lợi nhuận thu được cũng như nhu cầu vốn cho phát triển. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại được sử dụng gồm mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động và các tỷ số thanh khoản. Các chỉ tiêu phản ánh chính sách cổ tức được sử dụng gồm tỷ lệ cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức. Từ khóa: ngân hàng thương mại, tình hình tài chính, chính sách cổ tức FINANCIAL SITUATION AND DIVIDEND POLICY OF THE VIETNAMESE BANKING SECTOR ABSTRACT The paper study the relationship between the financial position and dividend policy of Vietnamese joint-stock commercial banks from 2009 to 2013. Based on the evaluation of the indicators reflecting financial position and the analysis of payout policy, the paper shows that there exists a association between the dividend policy and the financial performance of Vietnamese banks. Another finding is that given the fund requirements to support growth, the Vietnamese commercial banks return a large fraction of earnings to their shareholders in dividends.Capital adequacy, asset quality, efficiency and liquidity are used as indicators of financial performance of the banks while dividend rate, payout ratio and dividend yield as proxies for dividend policy. Keywords: commercial banking, financial condition, dividend policy * ThS. GV. Khoa TCNH, Trường ĐH. Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM, Email: tructtt@uel.edu.vn ** ThS. GV. Khoa TCNH, Trường ĐH. Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM, Email: hienntd@uel.edu.vn *** TS. GV. Khoa TCNH, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Giới thiệu Đến mỗi mùa đại hội cổ đông, thông tin được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu có lẽ là những công bố của các công ty về kế hoạch chia cổ tức được trình trước đại hội cổ đông. Đối với ngành ngân hàng (NH), tại mùa đại hội cổ đông năm nay, bên cạnh việc mua bán và sáp nhập, xử lý nợ xấu thì chia cổ tức là một vấn đề được mong đợi đối với cổ đông. Điều này theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian qua các NH chia cổ tức ở mức thấp so với các công ty phi tài chính, thậm chí một số NH trong nhiều năm liền không trả cổ tức. Thêm vào đó, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2015 mức chia cổ tức của mỗi NH có thể sẽ phụ thuộc vào sự chấp nhuận của NHNN sau khi đã xem xét kỹ lưỡng chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh. Có nghĩa là các NH yếu kém với tỷ lệ nợ xấu cao hoặc những NH đang trong quá trình tái cấu trúc sẽ không được phép trả cổ tức. Như vậy, cổ tức NH rõ ràng là một thông điệp có hiệu lực mạnh mẽ về thực chất hiệu quả hoạt động, rủi ro và triển vọng của các NH. Ngược lại, việc chi trả cổ tức của NH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nội tại của bản thân từng NH, tình hình hoạt động chung của ngành và những quy định quản lý của nhà nước. Bài viết này nhằm đánh giá lại chính sách cổ tức của ngành NH trong thời gian qua cùng với hiệu quả hoạt động, thanh khoản, nợ xấu, chất lượng tài sản của các NH để thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố tài chính và chính sách cổ tức của NH. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Cổ tức là phần chi trả của công ty cổ phần cho các cổ đông của họ, thường là chi trả lợi nhuận. Khi công ty kinh doanh có lời thì công ty có thể tái đầu tư hoặc chia lợi nhuận sau thuế cho cổ đông, phần lợi nhuận chia cho cổ đông được gọi là cổ tức. Hình thức phổ biến nhất của cổ tức là tiền mặt, ngoài ra các công ty có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức thường được phát biểu dưới dạng một số tiền cụ thể cho mỗi cổ phiếu (cổ tức trên một cổ phiếu), một tỷ lệ phần trăm so với giá cổ phiếu (tỷ suất cổ tức), riêng ở Việt Nam, cổ tức được phát biểu bằng một tỷ lệ % so với mệnh giá cổ phiếu. Những vấn đề liên quan đến chính sách cổ tức của một công ty bao gồm: y Công ty nên trả cho cổ đông bao nhiêu trong số dòng tiền tự do của mình? y Liệu họ nên trả lượng tiền mặt này cho cổ đông bằng cách tăng cổ tức chi trả hay bằng cách mua lại cổ phần? y Họ có nên duy trì một chính sách phân phối ổn định và nhất quán, hay chính sách chi trả cổ tức nên thay đổi tùy thuộc vào kết quả hoạt động của công ty? Một công ty có thể theo đuổi chính sách cổ tức thụ động, chính sách có tỷ lệ chi trả cao hoặc thấp. Những tranh luận ủng hộ cho một chính sách chi trả nào đó dựa trên cở sở ảnh hưởng của chính sách đó đến giá trị tài sản của cổ đông. Theo quan điểm của Miller và Modigliani (1961), trong một thị trường vốn hoàn hảo và giả định chính sách đầu tư của công ty độc lập với quyết định phân phối thì giá trị công ty độc lập với chính sách cổ tức. Yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp là các quyết định đầu tư, bởi vì quyết định đầu tư tạo ra thu nhập và dòng tiền trong tương lai cho doanh nghiệp. Các công ty nên chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau khi các dự án NPV dương đã được thực hiện. Myron Gordon (1959) cho rằng cổ tức 45 Tình hình tài chính . . . dễ dự đoán hơn lãi vốn, các nhà quản lý có thể ổn định cổ tức nhưng họ không thể kiểm soát giá cổ phiếu. Và như vậy, khi giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, công ty đã thay thế dòng cổ tức chắc chắn ở hiện tại cho cổ đông bằng một dòng tiền xa hơn, không chắc chắn trong tương lai. Nghiên cứu của Bhattacharya (1979), Miller và Rock (1985), John và William (1985) cho rằngtrongđiều kiện bất cân xứng thông tin, các nhà quản lý sử dụng việc chi trả cổ tức để đưa ra thông tin về triển vọng của công ty đến thị trường. Nhà đầu tư sẽ dựa vào việc chia trả cổ tức để đánh giá tình hình tài chính hiện tại và triển vọng hoạt động tương lai của công ty. Một tranh luận khác ủng hộ chính sách trả cổ tức cao là lý thuyết đại diện, giả định của lý thuyết này là các nhà quản lý không phải luôn hành động theo lợi ích của cổ đông là tối đa hóa giá trị cổ phiếu do có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa ban điều hành và cổ đông. Theo Jensen (1986), khi lợi nhuận giữ lại cao các nhà quản lý công ty thường đầu tư vào những dự án xấu. Do đó, chính sách cổ tức cao làm tăng giá trị công ty bởi vì nó giảm dòng tiền tự do mà ban điều hành có thể tùy nghi sử dụng và do đó kiểm soát được vấn đề đầu tư quá mức. Ủng hộ cho chính sách chi trả cổ tức thấp có lý thuyết chi phí giao dịch. Theo lý thuyết này, công ty có thể chịu chi phí cho việc chia cổ tức cao, trong khi đó cổ đông cũng có thể chịu chi phí trong quá trình nhận cổ tức và tái đầu tư thu nhập nhận được này. Khi chi trả cổ tức, công ty phải huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng các nhu cầu đầu tư và phải chịu các chi phí phát hành, nếu công ty phải huy động vào thời điểm không thuận lợi, chi phí huy động vốn sẽ rất cao. Theo Bhattacharya (1979), chi phí giao dịch phát sinh trong việc phải dùng đến nguồn tài trợ bên ngoài chính là chi phí của cổ tức. Về mặt lý thuyết, các công ty cổ phần sẽ lựa chọn chính sách cổ tức sao cho đạt được mục tiêu trong dài hạn là tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông trên cơ sở xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cổ tức của họ. Các yếu tố này có thể được chia thành bốn nhóm chính: (1) quy định quản lý của nước sở tại và các ràng buộc trong các khế ước vay nợ, (2) tính sẵn có của tiền mặt, (3) các cơ hội đầu tư, (4) tính sẵn có và chi phí sử dụng các nguồn vốn khác, và (5) các tác động của chính sách cổ tức lên chi phí vốn cổ phần. Ở Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và năm 2014, công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chính cho hoạt động kinh doanh là tiền gửi của dân cư,những thất bại trong hoạt động của một NH có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH và của cả nền kinh tế. Cho nên quản trị ngân hàng không chỉ vì lợi ích của cổ đông, mà quyền lợi của người gửi tiền và lợi ích của xã hội cũng cần được bảo vệ. Chính vì thế, chính sách cổ tức của các NH ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung áp dụng cho các doanh nghiệp còn chịu sự kiểm soát của NH nhà nước. Tại điểm a, khoản 2, điều 59 Luật NH Nhà nước đã quy định “Tùy theo tính chất và mức độ rủi ro, NH Nhà nước được áp dụng các biện pháp như 46 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản; hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động NH đối với đối tượng thanh tra, giám sát NH”. Dựa theo đó, từ năm 2012 NH nhà nước đã ra chỉ thị “NH nào không trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không được chia cổ tức. NHNN sẽ có biện pháp thanh tra, giám sát cần thiết để đảm bảo lợi nhuận của NH trước tiên để giải quyết nợ xấu”. Ngay trước mùa đại hội cổ đông năm 2015, vào cuối tháng 3/2015 vừa qua, NH Nhà nước cũng đã yêu cầu các NHTM báo cáo về kế hoạch chi trả cổ tức dự kiến năm 2014; trên cơ sở quy mô nợ xấu, rủi ro tiềm ẩn, mức độ trích lập đủ dự phòng rủi ro theo đánh giá chất lượng tín dụng của NH Nhà nước để xác định mức chia cổ tức. Như vậy, đối với ngành ngân hàng, ngoài những yếu tố thông thường tác động đến chính sách cổ tức, mà quan trọng nhất là khả năng sinh lợi,thì những yếu tố đặc trưng đo lường sức khỏe tài chính của ngân hàng như độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản rõ ràng có liên quan mật thiết đến quyết định chia cổ tức. Các chỉ tiêu tài chính đo lường các yếu tố này không chỉ được công bố bởi bản thân các NHTM để phục vụ cho việc giám sát của các cơ quan chức năng và nội bộ ngân hàng mà còn có các giới hạn phải tuân thủ do NHNN đưa ra. Dưới đây là cách tính toán và hàm ý đánh giá của một số chỉ tiêu. Mức độ an toàn vốn, thể hiện số vốn NH có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Chỉ tiêu này được thể hiện qua các tỷ số Vốn tự có/ Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản Chất lượng tài sản, chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo an toàn vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Chỉ tiêu này bao gồm các tỷ số Nợ xấu/Dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư nợ, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ, Dư nợ theo lĩnh vực kinh tế / Tổng dư nợ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM, bao gồm các tỷ số NIM = Thu nhập lãi thuần/Tài sản có sinh lời, ROA = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu, ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu, Thu nhập ròng từ lãi / tổng thu nhập, Thu nhập từ giao dịch tài chính / Tổng thu nhập, Chi phí nhân viên / Tổng chi phí Các chỉ tiêu phản ánh mức độ thanh khoản, bao gồm: Tài sản thanh khoản/tổng tài sản, Tài sản thanh khoản / Nguồn vốn ngắn hạn. Những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của bài viết chủ yếu là phân tính định tính, thông qua tính toán các chỉ số đánh giá hoạt động, thanh khoản, chất lượng tài sản và chính sách cổ tức của các NH, phân tích diễn biến các tỷ số này qua thời gian của toàn bộ các NH trong mẫu phân tích. Mẫu dữ liệu cũng được phân chia thành 47 Tình hình tài chính . . . các nhóm để có thể tìm thấy được quy luật chung theo thời gian và theo nhóm NH. Đầu tiên các NH được chia thành hai nhóm: (1) có vốn nhà nước (NN) và không có vốn nhà nước. Sau đó, nhóm NH không có vốn NN lại được theo hai cách. Cách thứ nhất là: (1) có chia cổ tức; (2) không chia cổ tức và cách thứ hai chia theo tỷ lệ cổ tức, các NH này được chia thành 3 nhóm: (1) dưới 5%; (2) từ 5 đến 10%; (3) trên 10%. Các tỷ số trong phân tích được tính toán từ các số liệu thu thập được ban đầu, sau đó được phân nhóm, tính trung bình cho tổng thể và từng nhóm. Các tính toán và đồ thị được thực hiện bằng excel. Các tỷ số chủ yếu được sử dụng phân tích được liệt kê dưới đây Nhóm chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức: - Tỷ lệ cổ tức = Cổ tức/Mệnh giá cổ phiếu - Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phiếu/Lợi nhuận một cổ phiếu (cổ tức năm nay, lợi nhuận năm trước) - Tỷ suất cổ tức = Cổ tức/Giá cổ phiếu Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của NH - Mức độ an toàn vốn: CAR = Vốn chủ sở hữu/ Tài sản có điều chỉnh rủi ro. Nhằm bảo vệ người gửi tiền và tăng tính ổn định và hiệu quả của hệ thống tài chính, các NH thương mại phải tuân theo các quy định về an toàn vốn của cơ quan quản lý hoặc của ủy ban giám sát NH BASEL. Để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn như quy định, các NH có thể phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn chủ sở hữu hoặc giảm phân phối tiền mặt bao gồm chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu và chia thưởng cho nhân viên. Như vậy chúng ta có thể kỳ vọng rằng những NH có tỷ lệ an toàn vốn thấp sẽ hạn chế chi trả cổ tức, trong khi những NH vốn đã có tỷ lệ an toàn vốn cao sẽ sẵng lòng chia cổ tức ở mức cao hơn. - Chất lượng tài sản: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư nợ, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ. Phần lớn tài sản của các NH nằm ở các khoản cho vay, nên chất lượng tài sản cỏ thể được đánh giá qua chất lượng khoản vay, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn hay dự phòng rủi ro tín dụng. Một NH có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ bị hạn chế chia cổ tức vì theo quy định, NH phải trích lập đầy đủ dự phòng trước khi chia cổ tức. - Hiệu quả hoạt động: NIM = Thu nhập lãi thuần/Tài sản có sinh lời, ROA = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu, ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Rõ ràng cổ tức được chia từ lợi nhuận, nên NH có ROE cao sẽ có khả năng chia cổ tức cao. - Các tỷ số thanh khoản: Tài sản thanh khoản/tổng tài sản. Về lý thuyết, cổ tức được chia từ lợi nhuận nhưng cổ tức tiền mặt lại lấy từ tiền mặt của NH. Khi chia cổ tức, một lượng tiền mặt lớn được lấy ra khỏi, hoặc trừ ra khỏi khoản mục tiền mặt của NH nên tỷ số thanh khoản rõ ràng có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NH. NH sẽ không thể thực hiện việc chi trả cổ tức nếu việc đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái thanh khoản cho dù NH có thể có lợi nhuận cao. Dữ liệu cho phân tích này là dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, các công bố của các NH, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: website của sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các công ty chứng khoán và các NH. Số liệu cho phân tích được thu thập từ 29 NH trong giai đoạn 2009 đến 2013, riêng dữ liệu về cổ tức được thu thập cho các năm từ 2011 -2013. Tổng số tiền chi trả cổ tức được thu thập từ 48 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các NH. Các thông tin phi tài chính được tổng hợp từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan liên quan. Bài viết chỉ có thể phân tích đến năm 2013 vì tại thời điểm thu thập số liệu cho bài viết, chúng tôi chưa thu thập đủ báo cáo tài chính năm 2014 của các NH trong nghiên cứu. 3. Tình hình tài chính và chính sách cổ tức của các ngân hàng 3.1. Tình hình tài chính Tính đến hết năm 2014 số lượng NH thương mại hoạt động tại Việt Nam là 47 NH, trong đó có 5 NHTM Nhà nước (Nông nghiệp, BIDV, VietcomBank, VietinBank và MHB), 5 NH 100% vốn nước ngoài (ANZ, HSBC, Standard Chartered, Shinhan và Hong Leong), 4 NH liên doanh (VID Public bank, Indovina, VinaSiam, Việt Nga) và 33 NHTM cổ phần tư nhân và 52 chi nhánh NH nước ngoài. Tổng tài sản các NH thương mại đang nắm giữ là 180,5 tỷ USD. Trong đó, NHTM Nhà nước nắm 68,3 tỷ USD, NHTM nước ngoài 5,5 tỷ USD và các NHTM cổ phần là 106,7 tỷ USD.  Quy mô hoạt động Hình 1: Biến động quy mô của các NHTM (tỷ đồng) Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các NHTM được khảo sát Bảng 1: Tăng trưởng quy mô của các ngân hàng khảo sát 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng tổng tài sản 44.30% 22.94% -0.96% 15.10% Tăng trưởng dư nợ 33.65% 18.57% 13.63% 15.48% Tăng trưởng vốn huy động 46.47% 19.62% 3.96% 10.85% Tăng trưởng vốn điều lệ 39.84% 19.89% 14.64% 9.25% Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các NHTM được khảo sát Hình 1 cho thấy quy mô của các NH tăng đều đặn qua các năm trừ năm 2012 là năm mà tài sản gần như không thay đổi, tốc độ tăng đạt mức cao nhất vào năm 2010, sau đó giảm dần. Năm 2012, dư nợ và vốn huy động đều tăng chậm hơn vốn điều lệ. Vốn điều lệ NH của các tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên phần lớn vốn này thuộc về các NH có vốn nhà nước. 49 Tình hình tài chính . . . Đến năm 2013, mức vốn điều lệ bình quân của các NH được khảo sát là 8.410 tỷ đồng, 19 trong 29 NH khảo sát có mức vốn điều lệ nhỏ hơn con số bình quân này. Sự chênh lệch về vốn điều lệ giữa các NH là khá lớn, NH có vốn điều lệ lớn nhất là CTG (37.234 tỷ đồng) trong khi vốn điều lệ của PVB chỉ đạt 1.875 tỷ đồng. Khi môi trường kinh doanh gặp khó khăn, các NH có vốn điều lệ nhỏ thường là những NH có kết quả kinh doanh không cao, vì thế khả năng tăng vốntừ lợi nhuận giữ lại khá hạn chế. Bên cạnh đó, suất sinh lợi của cổ phiếu các NHkém hiệu quả không đủ hấp dẫnđể nhà đầu tư bỏ thêm tiền vào dẫn đến việc tăng vốn từ phát hành cổ phiếu mới cũng gặp nhiều khó khăn.Việc này sẽ có ảnh hưởng rõ ràng đến chính sách cổ tức của các NH, đa số các NH nhỏ nếu có lợi nhuận sẽ dành phần lớn để tăng vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn và phát triển hoạt động, do đó cổ tức chia cho cổ đông sẽhạn chế.  Mức độ an toàn vốn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Mặc dù có vốn điều lệ cao nhưng tỷ lệ VCSH/Tổng TS của các NH có vốn nhà nước lại thấp hơn so với các NH không có vốn nhà nước. Điều này cho thấy các NH có vốn nhà nước vẫn có lợi thế trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính (thông qua huy động vốn tiền gửi) để cạnh tranh với các NH khác trong hoạt động kinh doanh. Với đòn bẩy tài chính cao, các NH có vốn nhà nước có khả năng mang lại cho cổ đông tỷ suất lợi nhuận cao hơn và do đó có khả năng tốt hơn trong chi trả cổ tức. Tuy nhiên, do các NH có vốn NN lại có cổ đông chi phối là NN nên chính sách cổ tức còn tùy thuộc vào hành xử của cổ đông chi phối này. Hình2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các NHTM được khảo sát Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Bảng 2: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) qua các năm 2009 2010 2011 2012 2013 CAR các NH 15.
Tài liệu liên quan