Mục đích: Xác định sự thay đổi huyết áp trước và sau mổ trên những bệnh nhân cắt thận mất chức năng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả loạt ca bệnh tất cả bệnh nhân được phẫu thuật
cắt thận mất chức năng từ tháng 5/2010 đến đầu tháng 5/2011 tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần thơ.
Kết quả: 17 trường hợp cắt thận mất chức năng sau phúc mạc. 11 bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp trước
mổ có sự thay đổi huyết áp từ 151,4/87 mmHg xuống 128,2/73,2 mmHg sau mổ (p<0,05).Trong đó, 63,6% có
huyết áp cải thiện tốt, 18,2% cải thiện một phần, 18,2% không cải thiện. 6 bệnh nhân không tăng huyết áp có
huyết áp trước mổ là 118,2/73,2 mmHg, huyết áp sau mổ là 115,8/70 mmHg.
Kết luận: Phẫu thuật cắt thận có thể giúp cải thiện sự kiểm soát huyết áp trên những bệnh nhân thận mất
chức năng có tăng huyết áp nhất là do bệnh thận.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự thay đổi huyết áp trên bệnh nhân cắt thận mất chức năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 54
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN CẮT THẬN MẤT CHỨC NĂNG
Đoàn Anh Vũ*, Trần Văn Nguyên*
TÓM TẮT
Mục đích: Xác định sự thay đổi huyết áp trước và sau mổ trên những bệnh nhân cắt thận mất chức năng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả loạt ca bệnh tất cả bệnh nhân được phẫu thuật
cắt thận mất chức năng từ tháng 5/2010 đến đầu tháng 5/2011 tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần thơ.
Kết quả: 17 trường hợp cắt thận mất chức năng sau phúc mạc. 11 bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp trước
mổ có sự thay đổi huyết áp từ 151,4/87 mmHg xuống 128,2/73,2 mmHg sau mổ (p<0,05).Trong đó, 63,6% có
huyết áp cải thiện tốt, 18,2% cải thiện một phần, 18,2% không cải thiện. 6 bệnh nhân không tăng huyết áp có
huyết áp trước mổ là 118,2/73,2 mmHg, huyết áp sau mổ là 115,8/70 mmHg.
Kết luận: Phẫu thuật cắt thận có thể giúp cải thiện sự kiểm soát huyết áp trên những bệnh nhân thận mất
chức năng có tăng huyết áp nhất là do bệnh thận.
Từ khóa: cắt thận và tăng huyết áp, cắt thận mất chức năng.
ABSTRACT
EVALUATE THE CHANGE OF BLOOD PRESSURE IN PATIENTS WITH NON-FUNTIONING
KIDNEY NEPHRECTOMY
Doan Anh Vu, Tran Van Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 54 - 58
Objectives: To identify the change between preoperative and postoperative blood pressure in patients with
non-functioning kidney nephrectomy.
Materials and methods: Prospective description in patients who underwent non-functioning kidney
nephrectomy from May 2010 to May 2011 at Cantho General Hospital.
Results: 17 patients underwent retroperitoneal nephrectomy. 11 hypertensive patients had their mean blood
pressures reduced from 151.4/87 mmHg to 128.2/73.2mmHg after surgery (p<0.05). In these, 63.6%, 18.2%, and
18.2% patients had completely, partial or no response of blood pressure, respectively. The mean preoperative blood
pressures of 6 patients without hypertension was 118.2/73.2 mmHg and the mean postoperative blood pressures
was 115.8/70 mmHg.
Conclusion: Nephrectomy can improve blood pressure control in patients with hypertension especially
nephrogenic hypertension.
Keywords: nephrectomy and hypertension, non-functioning kidney nephrectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những bệnh lý tắc nghẽn gây ứ nước thận
và những bệnh lý gây thận teo là những nguyên
nhân phổ biến dẫn đến thận mất chức năng. Và
khi đó, việc cắt thận là điều cần thiết. Những
nghiên cứu trên thế giới cho thấy phẫu thuật cắt
thận mất chức năng có thể giúp kiểm soát huyết
áp (HA) một cách rất an toàn, hiệu quả trên
những bệnh nhân tăng huyết áp (THA) được
cho là có căn nguyên do bệnh thận(0,5)
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn
* Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: Bs. Đoàn Anh Vũ ĐT: 0986484098 Email: doanavu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 55
đề này cụ thể trên con người Việt Nam, chúng
tôi đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá sự thay
đổi huyết áp trên bệnh nhân cắt thận mất
chức năng” với mục tiêu: Xác định sự thay
đổi huyết áp trước và sau mổ trên những
bệnh nhân cắt thận mất chức năng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân được phẫu thuật
cắt thận một bên mất chức năng bằng cả 2
phương pháp mổ nội soi và mổ mở từ tháng
5/2010 - 5/2011 tại Bệnh viện Đa khoa Thành
phố Cần Thơ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bệnh khác kèm theo chưa được điều trị
ổn định, có ảnh hưởng đến HA, ngoại trừ bệnh
THA; cắt thận vì nguyên nhân khác mà chức
năng thận vẫn còn; không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả loạt ca bệnh, chọn mẫu
thuận tiện.
Chẩn đoán thận mất chức năng dựa vào
Siêu âm thận: Thận ứ nước độ III hoặc thận
teo có nhu mô thận giãn mỏng còn < 5mm.
UIV, MSCT cản quang hệ niệu: thận không
bài tiết thuốc cản quang, thận ứ nước hoặc thận
teo có nhu mô giãn mỏng.
Định nghĩa
- Tăng huyết áp: Bệnh nhân có trị số HA ≥
140/90 mmHg sau khi khám lọc lâm sàng ít nhất
2-3 lần khác nhau, mỗi lần khám HA được đo ít
nhất 2 lần, hoặc những bệnh nhân đang sử dụng
thuốc hạ áp tại thời điểm khám(3).
- HA cải thiện tốt: HA tâm thu < 140 mmHg
và HA tâm trương < 90 mmHg mà không cần sử
dụng thuốc hạ áp(6).
- HA cải thiện một phần: HA tâm thu < 140
mmHg và/hoặc HA tâm trương < 90 mmHg
với cùng hoặc giảm lượng thuốc hạ áp hàng
ngày hoặc HA tâm trương giảm tối thiểu 15
mmHg với cùng hoặc giảm lượng thuốc hạ áp
hàng ngày(6).
- HA không cải thiện: Không đáp ứng đủ
điều kiện của 2 trường hợp trên(6).
Kỹ thuật sử dụng
Đo HA bằng ống nghe và HA kế bằng hơi
theo quy trình của hội tim mạch học Việt Nam
khuyến cáo trong thời gian nằm viện và tái
khám hàng tháng, cắt thận bằng phương pháp
nội soi hoặc mổ mở sau phúc mạc(3).
KẾT QUẢ
17 bệnh nhân được cắt thận mất chức năng
sau phúc mạc gồm 3 nam, 14 nữ. Tuổi trung
bình 50,5 ± 15,5. Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là
45-59 tuổi (41,2%). 12 trường hợp mổ nội soi, 5
trường hợp mổ mở. Chỉ định cắt thận: 15 trường
hợp thận ứ nước độ III mất chức năng, 2 trường
hợp thận teo THA. Thời gian theo dõi trung
bình 6,18 tháng (1-11 tháng sau mổ).
Bảng 1: Đặc điểm HA trước mổ
Phân loại Huyết áp
Trước mổ
(mmHg)
Sau mổ
(mmHg)
HATTh 151,4 ± 17,4 128,2 ± 13,8 Có THA
trước mổ
n=11
(64,7%) HATTr 87,0 ± 9,1 73,2 ± 10,8
HATTh 118,2 ± 12,4 115,8 ± 6,6 Không THA
trước mổ
n=6 (35,3%) HATTr 73,2 ± 2,9 70,0 ± 6,3
HATTh 139,7 ± 22,5 123,8 ± 13,1 Chung
n=17
(100%) HATTr 82,1 ± 10,0 72,1 ± 9,4
Biểu đồ 1: So sánh HA tâm thu ở các thời điểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 56
Biểu đồ 2: So sánh HA tâm trương ở các thời điểm
Nhận xét: HA sau mổ (xuất viện và tái khám
cuối) thấp hơn HA trước mổ ở nhóm bệnh nhân
có THA (p<0,05).
Bảng 2: Sự cải thiện HA sau mổ
Phân loại HA cải thiện tốt
HA cải
thiện một
phần
HA không
cải thiện Tổng
Có THA
trước mổ 7 (63,6%) 2 (18,2%) 2 (18,2%) 11 (100%)
Không THA
trước mổ
6
(100%)
0
(0%)
0
(0%)
6 (100%)
Tổng 13 (76,4%) 2 (11,8%) 2 (11,8%) 17 (100%)
Bảng 3: Mức độ giảm HA sau mổ cắt thận
Phân loại n
Trung bình
(mmHg)
Trung vị
(mmHg)
Có THA trước
mổ 11 23,3 20,0
Không THA
trước mổ 6 2,4 2,5
Giảm HA
tâm thu
Chung 17 15,9 10,0
Có THA trước
mổ 11 13,8 15,0
Không THA
trước mổ 6 3,2 3,2
Giảm HA
tâm
trương
Chung 17 10,0 10,0
Biểu đồ 3: Tương quan giữa HATTh trước mổ và
mức độ giảm HATTh(Spearman’s r=0,861, p<0,001)
Biểu đồ 4: Tương quan giữa HATTr trước mổ và
mức độ giảm HATTr (Spearman’s r=0,629, p=0,007)
Các yếu tố liên quan khác
Mức độ giảm HA sau mổ không có sự tương
quan với tuổi bệnh nhân và không có sự khác
biệt giữa các nhóm giới tính, vị trí cắt thận,
phương pháp cắt thận.
Bảng 4: Số lượng thuốc hạ áp trên ngày trước và sau
mổ
Số
bệnh
nhân
Viên hạ
áp/ngày
trước mổ
Viên hạ
áp/ngày
sau mổ
HA trước mổ HA sau mổ
13 0 0 139,9/81,2 123,5/72,3
1 1 0 120/80 120/65
1 1 0 136,7/80 110/80
1 1 1 150/100 140/90
1 1 1 150/80 130/50
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 57
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân có THA trong nghiên cứu là
11/17 (64,7%). Trong số 11 bệnh nhân THA, 9
bệnh nhân có thận ứ nước độ III, 2 bệnh nhân
thận teo THA. Tổng số bệnh nhân có thận ứ
nước độ III trong nghiên cứu là 15. Như vậy có
9/15 (60%) bệnh nhân bị thận ứ nước do tắc
nghẽn mắc THA trong nghiên cứu này. Tỷ lệ
THA ở bệnh nhân tắc nghẽn một bên thận cấp
tính đã được báo cáo là 20% đến 30% trong khi
tỷ lệ mắc ở tắc nghẽn một bên thận mạn tính là
thấp hơn(8). Tỷ lệ cao là do có những bệnh nhân
THA vô căn trong số đó không loại trừ được.
Kết quả HA sau mổ trong nghiên cứu của
chúng tôi và của các tác giả Thomaz(7), Kane(4),
Lee(5) đều cho thấy con số này thấp hơn đáng kể
so với HA trước mổ và sự khác biệt này đều có ý
nghĩa thống kê ngoại trừ nhóm bệnh nhân
không THA trong nghiên cứu của chúng tôi.
HA sau mổ của các bệnh nhân THA giảm khá rõ
còn ở các bệnh nhân không THA thì giảm không
nhiều và nổi bật hơn cả là các con số này đều
dưới mức 140/90 mmHg, là mục tiêu giảm HA
trong việc điều trị THA(3).
Sự khác biệt HA giữa khi xuất viện và khi tái
khám là không nhiều. Từ đây chúng tôi cho
rằng hiệu quả của sự thay đổi HA có thể được
đánh giá sớm trong thời gian nằm viện hậu
phẫu. Đến khi bệnh nhân đã ổn định để xuất
viện (không truyền dịch, hết đau hoặc chỉ còn
đau nhẹ, ăn uống, vận động tốt), nếu HA bình
thường mà không dùng thuốc hạ áp thì sự cải
thiện tốt này sẽ được duy trì và nếu HA còn cao
hoặc phải sử dụng thuốc hạ áp thì HA sẽ không
cải thiện thêm trong thời gian sau đó.
Những bệnh nhân THA rất rõ rệt còn mức
giảm HA ở bệnh nhân không THA không
đáng kể. Có mối tương quan thuận chặt chẽ
giữa HA tâm thu trước mổ với độ giảm HA
tâm thu sau mổ (Spearman’s r=0,861, n=17,
p<0,001) và mối tương quan thuận trung bình
giữa HA tâm trương trước mổ với mức độ
giảm HA tâm trương sau mổ (Spearman’s
r=0,629, n=17, p=0,007). HA trước mổ càng cao
thì mức độ giảm HA sau mổ càng lớn. Điều
này được minh chứng qua việc nhóm bệnh
nhân có THA có mức độ giảm HA nhiều hơn
nhóm bệnh nhân không THA. Nghiên cứu của
Lee lại cho thấy có sự tương quan nghịch giữa
tuổi với mức độ giảm HA tâm thu nhưng
không có sự tương quan giữa tuổi với mức độ
giảm HA tâm trương(5).
Bảng 5: Tỷ lệ cải thiện HA sau mổ của những bệnh
nhân THA trong một số nghiên cứu
Nghiên cứu n Cải thiện tốt (%)
Cải thiện một
phần (%)
Không cải
thiện (%)
Thomaz(7) 51 69 31
Basiri(0) 22 54,5 9,1 36,4
Elhage(2) 12 66,7 25 8,3
Chúng tôi 11 63,6 18,2 18,2
Tỷ lệ cải thiện tốt HA trên những bệnh nhân
THA trong nghiên cứu của chúng tôi và một số
nghiên cứu khác đều trên 50% là điều đáng lưu
tâm. Nhóm bệnh nhân không THA có mức giảm
HA không nhiều nên chúng tôi cho rằng việc cắt
thận mất chức năng không ảnh hưởng gì đến
HA của nhóm bệnh nhân này. Với những
trường hợp còn sử dụng thuốc hạ áp hàng ngày
thì HA cũng có sự giảm thấp hơn trước.
KẾT LUẬN
Phần lớn các bệnh nhân THA có HA bình
thường sau mổ. Chúng tôi cho rằng cắt thận
là biện pháp điều trị có thể giúp cải thiện sự
kiểm soát huyết áp trên những bệnh nhân
thận mất chức năng có THA kèm theo nhất là
do bệnh thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Basiri A, Simforoosh N, Abdi H, Shahrokhi SS and Hosseini-
Moghaddam SM (2007). Role of Laparoscopic Nephrectomy for
Management of Symptomatic Nephrogenic Hypertension".
Urology, 70(3): 427-430.
2. Elhage O, Sahai A, Challacombe B, Murphy D, Scoble J and
Dasgupta P (2011). Role of laparoscopic nephrectomy for
refractory hypertension in poorly functioning kidneys, Annals of
the Royal College of Surgeons of England, 93(1): 25-26.
3. Huỳnh Văn Minh (2008). Khuyến cáo 2008 về chẩn đoán và điều
trị tăng huyết áp ở người lớn, pp 14-19. Nhà xuất bản y học,
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kane GC, Textor SC, Schirger A and Garovic VD (2003).
Revisiting the role of nephrectomy for advanced renovascular
disease. Am J Med, 114(9): 729-735.
5. Lee SY and Lau H (2008). Effectiveness of unilateral
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 58
nephrectomy for renal hypertension in adults. Asian Journal of
Surgery, 31(4): 185-190.
6. Rundback JH, Sacks D, Kent KC, Cooper C, Jones D, Murphy T,
Rosenfield K, White C, Bettmann M, Cortell S, Puschett J, Clair
DG and Cole P (2002). Guidelines for the Reporting of Renal
Artery Revascularization in Clinical Trials. Circulation, 106:
1572-1585.
7. Thomaz MJ, Lucon AM, Praxedes JN, Bortolotto LA and Srougi
M (2010). The role of nephrectomy of the atrophic kidney in
bearers of renovascular hypertension. Int Braz J Urol, 36(2): 159-
170.
8. Vernon M. Pais Jr, Strandhoy JW and Assimos DG (2007).
Pathophysiology of urinary tract obstruction. In: Wein AJ.
Campbell-Walsh UROLOGY, 9th edition, Chapter 37. An
Imprint of Elsevier Inc., International Edition, Philadelphia.