Mục tiêu nghiên cứu: Dùng phương pháp đo mũi bằng sóng âm để đánh giá độ thông thoáng mũi bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân nghẹt mũi vì viêm mũi xoang mạn được đo mũi bằng sóng âm trước và sau phẫu thuật FESS. Nghiên cứu giá trị của đo mũi bằng sóng âm và mối tương quan giữa những thay đổi này với sự cải thiện cảm giác chủ quan của nghẹt mũi. Kết quả: Phương pháp đo mũi bằng sóng âm đánh giá CSA, sự gia tăng V, sự giảm R có ý nghĩa sau phẫu thuật và có tương quan với sự cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. Kết luận: Phẫu thuật nội soi mũi xoang có hiệu quả ở những bệnh nhân nghẹt mũi vì viêm mũi xoang mạn. Phương pháp đo mũi bằng sóng âm là 1 công cụ hữu ích đánh giá 1 cách khách quan độ thông thoáng mũi sau phẫu thuật.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự thông thoáng mũi bằng phương pháp đo mũi bằng sóng âm ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 224
ĐÁNH GIÁ SỰ THÔNG THOÁNG MŨI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO MŨI
BẰNG SÓNG ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
Đỗ Kỳ Nhật*, Võ Hiếu Bình**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Dùng phương pháp đo mũi bằng sóng âm để đánh giá độ thông thoáng mũi bệnh
nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân nghẹt mũi vì viêm mũi xoang mạn được đo mũi
bằng sóng âm trước và sau phẫu thuật FESS. Nghiên cứu giá trị của đo mũi bằng sóng âm và mối tương quan
giữa những thay đổi này với sự cải thiện cảm giác chủ quan của nghẹt mũi.
Kết quả: Phương pháp đo mũi bằng sóng âm đánh giá CSA, sự gia tăng V, sự giảm R có ý nghĩa sau phẫu
thuật và có tương quan với sự cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi mũi xoang có hiệu quả ở những bệnh nhân nghẹt mũi vì viêm mũi xoang mạn.
Phương pháp đo mũi bằng sóng âm là 1 công cụ hữu ích đánh giá 1 cách khách quan độ thông thoáng mũi sau
phẫu thuật.
Từ khóa: Đo mũi bằng sóng âm AR is a useful tool in objective evaluation the nasal patency postoperatively.
ASBTRACT
NASAL PATENCY EVALUATED BY ACOUSTIC RHINOMETRY IN PATIENTS UNDERGOING
ENDOSCOPIC SINUS SURGERY
Do Ky Nhat, Vo Hieu Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 224 – 228
Objective: Apply AR to evaluate objectively the nasal patency in patient undergoing FESS.
Patients and method: 30 patients with nasal obstruction caused by chronic sinusitis were examined with
AR before and after FESS. Study the AR values and colleration between these changes with improvements in the
subjective sensation of nasal obstruction.
Result: The AR values CSA, V increased, R is decreased significantly after surgery and collerate with the
improvement of nasal obstruction.
Conclusion: FESS is effective in relieving nasal obstruction of patient with chronic sinusitis. AR is a useful
tool in objective evaluation the nasal patency postoperatively.
Key word: Acoustic Rhinometry.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghẹt mũi là một trong những vấn đề lớn
trong lâm sàng Tai mũi họng, trong đó nghẹt
mũi do bệnh lý viêm mũi xoang thường gặp
nhất. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
đã chứng tỏ đo mũi bằng sóng âm- AR như một
phương pháp hữu dụng và khách quan để đánh
giá độ thông thoáng mũi sau phẫu thuật mũi
xoang cho thấy triệu chứng nghẹt mũi giảm
hoặc hết sau phẫu thuật do phẫu thuật nội soi
mũi xoang ở bệnh nhân viêm xoang mạn làm
thay đổi cấu trúc phức hợp khe giữa- lỗ thông
mũi xoang, mở rộng ostium, giảm xung huyết
* BV Tai Mũi Họng Sàigòn. ** Bộ môn tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM.
Tác giả liên lạc: BS Đỗ Kỳ Nhật ĐT: 0913701057 Email: dokynhat@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 225
niêm mạc mũi nên làm tăng thể tích hốc mũi, cải
thiện độ thông thoáng mũi và giảm trở kháng
mũi. Việc mô tả, đánh giá khách quan về thay
đổi cấu trúc hốc mũi và sự thông thoáng mũi
sau phẫu thuật nội soi mũi xoang là rất cần
thiết, nhằm mục đích ghi nhận hiệu quả điều trị
và đặc biệt là làm cơ sở cho y học chứng cứ.
Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự thông
thoáng mũi bằng phương pháp đo mũi bằng
sóng âm –Acoustic Rhinometry-AR ở bệnh
nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các thông số, đồ thị về kích thước
hốc mũi, thể tích toàn bộ hốc mũi, trở kháng
mũi và độ thông thoáng mũi bằng phương pháp
đo mũi bằng sóng âm ở bệnh nhân viêm xoang
trước và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang đơn
thuần.
Mục tiêu chuyên biệt
Đo AR trước mổ cho bệnh nhân viêm xoang
mạn đơn thuần và xem xét liên quan giữa viêm
xoang- nghẹt mũi và AR.
Đo AR sau mổ để đánh giá các thay đổi và
tương quan giữa các thông số và mức độ cải
thiện sự thông thoáng mũi.
Xác định các thông số AR như giá trị khách
quan để đánh giá mức độ nghẹt mũi ở bệnh
nhân viêm xoang mạn và kết quả phẫu thuật,
đồng thời qua đó bước đầu khảo sát sự thay đổi
cấu trúc hốc mũi và niêm mạc mũi sau phẫu
thuật nội soi mũi xoang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám có triệu chứng nghẹt
mũi được chẩn đoán viêm xoang và có chỉ định
phẫu thuật nội soi mũi xoang. Cỡ mẫu: 30 bệnh
nhân.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 9/2009
đến 6/2011.
Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Bệnh viện
Tai mũi họng Sài gòn.
Phương tiện nghiên cứu
Máy đo AR Eccovision 4.3, đây là máy đo đã
được vi tính hóa. Máy bao gồm một bộ phận vi
xử lý được cài đặt chương trình hiện đại hướng
dẫn thực hiện phép đo, màn hình hiển thị kết
quả và bộ đầu thu sóng âm gắn vào máy.
Các phương tiện dụng cụ nội soi TMH để
khám và phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả cắt ngang.
Đo mũi bằng sóng âm AR
Mỗi thử nghiệm đều được thực hiện trước
và sau khi đặt thuốc co mạch có tác dụng tại chỗ
ngắn Xylometazoline hydrochloride 0.1%, nhằm
loại trừ ảnh hưởng của thời tiết, tư thế và chu kỳ
mũi sinh lý.
Các thông số ghi nhận:
Thể tích trong hốc mũi: Đơn vị cm3 - viết tắt
là V.
Diện tích thiết diện ngang: Đơn vị đo cm2 –
viết tắt là CSA.
Khoảng cách đến CSA: Đơn vị đo cm–viết
tắt là D.
Trở kháng tương đương: Calc R đơn vị đo
cmH2O/l/min-viết tắt R.
Tất cả bệnh nhân được đo AR 4 lần trong hai
giai đoạn:
Trước mổ
Đo trước mổ một ngày.
Đo hai lần trước và sau xịt thuốc co mạch 15
phút.
Sau mổ
Đo AR hai lần (trước và sau xịt thuốc co
mạch 15 phút) sau mổ nội soi mũi xoang trong
khoảng thời gian trung bình 60 ngày, đây là giai
đoạn niêm mạc đã lành, mũi đã sạch vảy và
bệnh nhân đã ngưng điều trị nội khoa để không
ảnh hưởng đến sinh lý niêm mạc mũi do thuốc.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 226
Tiến hành nghiên cứu
Xác định mức độ nghẹt mũi của bệnh nhân
bằng bảng câu hỏi dựa trên bảng phân độ nghẹt
mũi theo lâm sàng (chủ quan).
Tiến hành đo AR trước mổ và xử lý qua
chương trình của máy để ghi nhận đồ thị và các
thông số liên quan: R,V, CSA1,
CSA2, CSA3.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang đơn thuần
không can thiệp vách ngăn và cuốn mũi. Sau 2
tháng, đo lại AR và xác định mức độ nghẹt mũi
sau phẫu thuật bằng bảng phỏng vấn đánh giá
chủ quan của bệnh nhân về kết quả phẫu thuật
(mức độ cải thiện nghẹt mũi).
Thống kê và xử lý số liệu và đánh giá kết
quả bằng phần mềm Microsoft Excel và
SPSS 11.5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các dữ liệu thống kê của mẫu nghiên cứu
Có 30 bệnh nhân trong đó có 18 nam (60%)
và 12 nữ (40%). Tuổi nhỏ nhất là 14, tuổi lớn
nhất là 59, độ tuổi trung bình là 33,5.
Kết quả đo AR: X±SD (trung bình ± độ lệch
chuẩn).
So sánh các thông số trước mổ và sau mổ bằng
phép kiểm định Paired samples T test
Bảng 1: So sánh các thông số TXCM trước và sau
mổ.
Thông
số AR
TXCM
Trước mổ Sau mổ
Chênh lệch
trung bình
p
CSA1 0,5678±0,2810 0,5990±0,1179 0,0312±0,3157 0,593
CSA2 1,2993±0,5871 1,7038±0,5310 0,4045±0,5949 0,001
CSA3 1,7050±0,7683 2,7468±0,9511 1,0418±0,8919 0,000
V 6,6117±2,0256 8,0732±2,1271 1,9615±2,1650 0,000
R 3,7137±2,4868 2,6268±1,3589 1,0868±2,4853 0,023
Bảng 2: So sánh các thông số SXCM trước và sau
mổ.
Thông
số AR
SXCM
Trước mổ Sau mổ
Chênh lệch
trung bình
p
CSA1 0,5752±0,1534 0,6488±0,1289 0,737±0,1320 0,005
CSA2 1,4435±0,5975 1,8600±0,5670 0,4165±0,6420 0,001
CSA3 2,0227±0,8530 3,1413±0,9799 1,1186±1,0320 0,000
Thông
số AR
SXCM
Trước mổ Sau mổ
Chênh lệch
trung bình
p
V 6,7197±2,0409 8,7922±2,1833 2,0725±2,1563 0,000
R 3,0172±1,8316 2,2425±1,2561 0,7747±1,8898 0,033
Các thông số CSA, V, R, TXCM đều có sự
khác biệt trước mổ và sau mổ có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) trừ CSA1 (p=0,593).Các thông số
CSA, V, R, SXCM cũng đều có sự khác biệt trước
mổ và sau mổ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), cụ
thể là sau mổ CSA tăng lên đáng kể nhất là
CSA3, thể tích hốc mũi toàn bộ V cũng tăng, trở
kháng R giảm rõ rệt.
Mức độ nghẹt mũi chủ quan trước mổ và
sau mổ
Bảng 3: So sánh mức độ nghẹt mũi chủ quan trước
và sau mồ.
Mức độ nghẹt mũi Trước mổ Sau mổ
Không nghẹt 0/30 (0%) 12/30 (40%)
Nghẹt nhẹ 9/30 (30%) 15/30 (50%)
Trung bình 15/30 (50%) 3/30 (10%)
Nặng 6/30 (20%) 0/30 (0%)
Có sự cải thiện rõ rệt về mức độ và nhóm
nghẹt mũi.
Đánh giá kết quả phẫu thuật qua sự hài
lòng của bệnh nhân (Mức độ cải thiện
nghẹt mũi chủ quan) của 30 bệnh nhân sau
mổ
Tệ hơn: 0 bệnh nhân (0%).
Không thay đổi: 2 bệnh nhân (6,7%).
Có cải thiện: 16 bệnh nhân (53,3%).
Hết nghẹt mũi: 12 bệnh nhân (40%).
BÀN LUẬN
Về lựa chọn đối tượng
Mục đích đề tài là đánh giá độ thông thoáng
mũi sau phẫu thuật nội soi mũi xoang, do đó
chúng tôi chỉ chọn những bệnh nhân viêm
xoang có triệu chứng nghẹt mũi. Các bệnh nhân
viêm xoang phối hợp với các bệnh lý khác hoặc
bất thường về cấu trúc giải phẫu như: polype
mũi, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, concha
bullosa không chọn vào lô nghiên cứu này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 227
nhằm loại trừ nghẹt mũi do các bệnh lý nêu
trên.
Về chọn lựa phương pháp đo mũi
Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp và là
một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán
viêm xoang. Tuy nhiên lâm sàng thường không
tương ứng với triệu chứng, vì vậy đánh giá mức
độ nghẹt mũi một cách khách quan thường khó
khăn. Gần đây có hai phương pháp được chấp
nhận và sử dụng rộng rãi để đánh giá khách
quan độ thông thoáng mũi là đo khí áp mũi
(Rhinomanometry) và đo mũi bằng sóng âm
(Acoustic Rhinometry) tuy nhiên khí áp mũi kỹ
thuật đo phức tạp hơn, đòi hỏi bệnh nhân phải
hợp tác nhiều hơn là AR. CT Scanner & MRI
hiện nay cũng được nhiều tác giả phối hợp với
AR hoặc đo khí áp mũi để thực hiện các test đo
mũi nhưng các test về hình ảnh học thường giới
hạn trước những thay đổi động. Trong khi đó
AR dễ đo, dễ đọc kết quả, bệnh nhân không cần
phải hợp tác nhiều khi đo, giá thành thấp, đánh
giá hiệu quả điều trị một cách khách quan vì sự
đo được thể hiện dưới dạng số hóa, do đó sử
dụng kết quả đo bằng AR có giá trị cao về mặt y
học chứng cứ và pháp y(1). Trên quan điểm lâm
sàng AR còn giúp phân biệt và số lượng hóa
nghẹt mũi do bệnh lý cấu trúc hoặc niêm mạc và
từ đó giúp đánh giá kết quả điều trị nội khoa lẫn
phẫu thuật.
Về kết quả thu được
Về thay đổi của các thông số AR trước và sau
mổ
Có sự thay đổi đáng kể về các giá trị AR sau
mổ, CSA đặc biệt là CSA2, CSA3 tăng rõ rệt sau
phẫu thuật, thể tích toàn bộ hốc mũi V tăng, trở
kháng R giảm cho thấy độ thông thoáng mũi
tăng có ý nghĩa thống kê.
Về hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang
đối với sự thông thoáng mũi và vai trò của
AR
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã chứng minh liên quan giữa AR, độ
thông thoáng mũi và các phẫu thuật liên quan
đến cấu trúc giải phẫu bất thường của hốc mũi
như: Chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn
mũi, cắt polyp mũi(1,9). Độ thông thoáng mũi của
bệnh nhân được cải thiện rõ và khách quan qua
AR do phẫu thuật đã lấy đi các cản trở cơ học
trong hốc mũi gây nghẹt mũi như: phần vách
ngăn vẹo, mào vách ngăn, gai vách ngăn, cuốn
mũi quá phát, cuốn mũi khí hóa, polyp
mũicác tác giả này cũng cho thấy tùy vị trí
hẹp hoặc bất thường của hốc mũi mà CSA
tương ứng sẽ thay đổi sau mổ. Vì vậy trong các
nghiên cứu này, chủ yếu là CSA thay đổi có ý
nghĩa và chọn lọc tùy vị trí của tổn thương và
tùy hốc mũi, thể tích mũi toàn bộ V và trở kháng
tương đương R thay đổi không đáng kể hoặc
không có ý nghĩa
thống kê.
Trong viêm xoang mạn đơn thuần, mặc dù
không có bất thường về các cấu trúc giải phẫu
và bệnh lý nêu trên, nhưng sau phẫu thuật nội
soi mũi xoang đơn thuần, vẫn có sự thay đổi rõ
rệt của AR và độ thông thoáng mũi trên cả 3 giá
trị CSA, V, R, được giải thích qua việc thay đổi
cấu trúc giải phẫu và niêm mạc ở khe giữa, niêm
mạc toàn bộ hốc mũi sau khi
phẫu thuật.
Sự tương quan giữa AR và những thay đổi
cấu trúc và sinh lý niêm mạc mũi đặc biệt là
phức hợp khe giữa-lỗ thông mũi xoang, nơi chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi phẫu thuật nội soi mũi
xoang, đã được nhiều tác giả chứng minh và
nghiên cứu(9,7). Phẫu thuật cũng làm thay đổi cấu
trúc và niêm mạc khe giữa do đã lấy đi mỏm
móc, mở rộng lỗ thông xoang hàm, tạo ra hố mổ
xoang sàng, sẽ làm tăng CSA3(6). Phẫu thuật nội
soi mũi xoang làm giảm phù nề niêm mạc mũi
xoang được xem như yếu tố góp phần chính
trong nguyên nhân sinh lý gây nghẹt mũi.
Ngoài ra, phẫu thuật nội soi mũi xoang còn giải
quyết ổ viêm nhiễm, lấy đi niêm mạc vùng khe
giữa thoái hóa, cải thiện thông khí xoang, phục
hồi chức năng hệ thống niêm mạc lông chuyển,
giảm tiết nhầy Các yếu tố kể trên sẽ làm giảm
phù nề và tăng thông thoáng mũi, dẫn đến tăng
thể tích toàn bộ hốc mũi V, giảm trở kháng hốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 228
mũi R sau phẫu thuật. Điều này đã được chứng
minh qua các nghiên cứu của Paula Santos,
Habermann, Stamberger, Lund-Scadding(4,5)
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với
nghiên cứu của Chong Nahm Kim và cộng sự
(1997), Kim YD và cộng sự (2002) (Hàn Quốc)
với CSA và thể tích hốc mũi toàn bộ V tăng
đáng kể sau phẫu thuật nội soi mũi xoang(8,9).
Tóm lại sau phẫu thuật nội soi mũi xoang
các thông số của AR đều thay đổi có ý nghĩa
thống kê CSA, V tăng, R giảm, kể cả trước và
sau xịt co mạch chứng tỏ phẫu thuật ảnh hưởng
rõ rệt đến niêm mạc và cấu trúc mũi, cải thiện
độ thông thoáng mũi ở bệnh nhân viêm xoang.
Mối tương quan giữa triệu chứng nghẹt mũi
chủ quan và khách quan đo bằng AR ở bệnh
nhân viêm xoang đã chứng minh phẫu thuật
thành công và chỉ định phẫu thuật giúp giải
quyết nguyên nhân gây nghẹt mũi.
KẾT LUẬN
Kết quả đánh giá 30 bệnh nhân nghẹt mũi
do viêm xoang được đo AR trước và sau phẫu
thuật nội soi mũi xoang cho thấy phẫu thuật nội
soi mũi xoang hiệu quả trong việc cải thiện độ
thông thoáng mũi khách quan lẫn chủ quan.
Qua đó chúng tôi xin đưa ra một số kết luận
như sau:
AR là phương tiện hữu hiệu để đánh giá
khách quan triệu chứng và mức độ nghẹt mũi,
làm cơ sở cho y học chứng cứ, là tài liệu pháp y
sau phẫu thuật, đánh giá kết quả của phẫu
thuật.
Có mối liên quan giữa viêm xoang, nghẹt
mũi, phẫu thuật và AR: AR phản ánh khá chính
xác và khách quan mức độ nghẹt mũi của bệnh
nhân, có thể xác định độ thông thoáng mũi ở
bệnh nhân viêm xoang sau phẫu thuật nội soi
mũi xoang dựa vào các thông số CSA, V, R.
Trong đó thay đổi về diện tích thiết diện cắt
ngang CSA nhất là CSA3 và thể tích toàn bộ hốc
mũi V là tương quan thuận, trở kháng tương
đương R là tương quan nghịch với độ thông
thoáng mũi.
Triệu chứng nghẹt mũi ở bệnh nhân viêm
xoang được cải thiện rõ sau phẫu thuật nội soi
mũi xoang về mặt chủ quan (bảng câu hỏi
phỏng vấn) lẫn khách quan (kết quả đo AR).
Các thay đổi về diện tích thiết diện cắt
ngang CSA và thể tích toàn bộ hốc mũi V cho
thấy phẫu thuật nội soi mũi xoang đã có tác
động tích cực đến cấu trúc và niêm mạc mũi, cải
thiện rõ độ thông thoáng mũi ở bệnh nhân viêm
xoang, chứng tỏ kỹ thuật mổ tốt và
hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung SK, Jung YS, Dhong HJ, Ryu JS. (1997) Correlation
between nasal obstruction and Parameter in AR. J Rhinol. ; 4 (1)
18-22
2. de PaulaR , Santos R, Habermann.W, Stammberger H. (2006):
Pre and post functional endoscopic sinus surgery nasal cavity
volume assessment by AR. Braz. J otorhinolaryngol Jul – Aug; 72
(4): 549 -553.
3. Grymer LF, Hilberg O, Elbrond O, Pederson OF. AR: Evaluation
of the nasal cavity with septal deviation, before and after
septoplasty. Arch otolaryngol Head Neck Sur 2009, 1180-1197.
4. Kim CN, Hong SK, Lee JA (1997). Nasal patensy Assessed by
AR after Endoscopic Sinus Surgery for chronic sinusitis. J Rhinol;
4(1): 23-25
5. Kim YD, Kim JY, et al. (2002): Treatment Outcomes and AR
Results in Endoscopic Sinus Surgery of Adult Chronic Paranasal
Sinusitis. Yeungnam Univ J Med, Jun; 19 (1): 28-38
6. Lund & Scadding ( 1994). Objective assessment of endoscopic
sinus surgery in the management of chronic rhinosinusitis: an
update. The Journal of Laryngology & otology 1994; 108: 749-753
7. Ozcan C, Huseyin C, Mehmet C (2003). Effects of paranasal
sinus ostia and volume on AR measurements: a model study. J
Appl Physiol; 94: 1527-1535
8. Raja Ahmad, Gender. Evaluation with Acoustic Rhinometry of
patients undergoing sinonasal surgery. Med J Malaysia vol 58
No5 De 2003, 723-728.
9. TarhanE , CoskunM , CakmakO (2005) AR in humans: accuracy
of nasal passage area estimates and ability to quantify paranasal
sinus volume and ostium size. J Appl Physiol; 99: 616-623