Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rửa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ sinh (72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%). Về chức danh thì điều dưỡng có tỉ lệ rửa tay cao nhất 62,8%. Theo năm thời điểm rửa tay của tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là: 48,9% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân. Trong số nhân viên y tế tuân thủ rửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ, 62,8% ở điều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và 20% ở đối tượng khác. Kết luận: Phần lớn nhân viên y tế có hiểu biết về việc rửa tay nhưng sự tuân thủ thực hành rửa tay chưa cao. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3% cho thấy còn phân nữa cơ hội rửa tay bị bỏ qua. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của bác sĩ còn thấp, tỉ lệ thực hành đúng qui trình rửa tay chưa cao chính vì vậy việc liên tục cập nhật kiến thức và triển khai các biện pháp nhắc nhở, đốc thúc rửa tay tại khoa là hết sức cần thiết.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 71 ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ   BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2013  Nguyễn Thị Kim Liên*, Ngô Minh Diệu*, Trần Thị Thu Sương*, Mai Ngọc Xuân*, Đặng Minh Xuân* TÓM TẮT  Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rửa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ sinh (72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%). Về chức danh thì điều dưỡng có tỉ lệ rửa tay cao nhất 62,8%. Theo năm thời điểm rửa tay của tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là: 48,9% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân. Trong số nhân viên y tế tuân thủ rửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ, 62,8% ở điều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và 20% ở đối tượng khác. Kết luận: Phần lớn nhân viên y tế có hiểu biết về việc rửa tay nhưng sự tuân thủ thực hành rửa tay chưa cao. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3% cho thấy còn phân nữa cơ hội rửa tay bị bỏ qua. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của bác sĩ còn thấp, tỉ lệ thực hành đúng qui trình rửa tay chưa cao chính vì vậy việc liên tục cập nhật kiến thức và triển khai các biện pháp nhắc nhở, đốc thúc rửa tay tại khoa là hết sức cần thiết. Từ khóa: Rửa tay, nhân viên y tế, nhiễm khuẩn bệnh viện. ABSTRACT  HAND HYGIENE - A PRACTICING SURVEY IN MEDICAL STAFFS OF CHILDREN’S HOSPITAL 2, 2013 Nguyen Thi Kim Lien, Ngo Minh Dieu, Tran Thi Thu Suong, Mai Ngoc Xuan,   Dang Minh Xuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 71 ‐ 75  Objective: Evaluate the hand washing rate of Children’s Hospital 2’s medical satffs in 2013. Method: A cross-sectional study. Result: The hand washing rate in general was 55.3%. The top three departments in which most staffs washing hands were neuro-surgical department (73.8%), neonatal department (72.6% and oncological department (71.4%). General medical department had the lowest hand hygiene practice (31%). Among staffs, nurses had the highest hand wasing rate (62.8%). According to five-moment-hand-washing-regulation of WHO, the rate of before contacting to patient, before doing operations, after exposing to infectious secretion, after contacting to patient and after contacting to patient’s environment were 48.9%, 54.3%, 73.3%, 59.7% and 48.7% in sequence. Among medical staffs who practiced hand washing, there was 61.8% followed the correct protocol. The hand washing rates were different statistically significant among many positions with 45.8% for doctors, 62.8% for nurses/therapists, 38.1% for cleaning persons and 20% for the rest. Conclusion: While the majority of staffs had knowledge of hand washing, the practice rate was not high equally. The 55.3% rate generally revealed that a half of hand washing time was missed. The hygiene practice of doctors was low and the correct –washing rate was not high. As a result, it is necessary to usually update knowledge and apply encouragement as well as remind staffs. Key words: Hand washing, hand hygiene, medical staffs, and nosocomial infection. * Bệnh viện Nhi Đồng 2.  Tác giả liên lạc: CNĐD Nguyễn Thị Kim Liên, ĐT: 0909381271, Email: nt_kimlien@yahoo.com.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  72 ĐẶT VẤN ĐỀ  Với sự xuất hiện của một số bệnh gây ra bởi  các vi sinh vật kháng  thuốc và những  tác nhân  gây bệnh mới, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn  là  vấn  đề  quan  trọng  và  nan  giải  ngay  ở  các  nước tiên tiến, với tỉ lệ nhiễm khuẩn chung khá  cao 7‐10%. Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn  bệnh viện vào khoảng 5‐10% ở các nước đã phát  triển và  lên  đến  15‐20%  ở  các nước  đang phát  triển. 5‐10% nhiễm khuẩn bệnh viện gây  thành  các vụ dịch trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh  viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7‐ 15  ngày  và  làm  gia  tăng  sử  dụng  kháng  sinh  cũng như kháng kháng sinh(4).  Việc  lây  truyền  nhiễm  khuẩn  gây  ra  bệnh  hầu hết  là qua  trung gian bàn  tay. Do đó, một  trong những khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ nhiễm  khuẩn bệnh viện chính là thực hành rửa tay khi  chăm sóc bệnh nhân(1).  Rửa  tay  là biện pháp đơn giản nhưng hiệu  quả làm giảm tỉ lệ lây nhiễm chéo nhưng thực tế  theo quan sát thì việc tuân thủ rửa tay của nhân  viên y tế lại chưa cao. Đánh giá mức độ tuân thủ  rửa  tay  của nhân viên y  tế nhằm xây dựng kế  hoạch hành động phù hợp hướng đến mục tiêu  kiểm soát lây nhiễm chéo và cũng là một vấn đề  cần thiết cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn  trong bệnh viện, đây là lý do chúng tôi tiến hành  nghiên cứu này.  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên  y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 trong năm 2013.  Mục tiêu cụ thể Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo khoa.  Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo chức danh.   Tỉ  lệ  tuân  thủ rửa  tay  theo 5  thời điểm của  WHO.  Tỉ lệ thực hành đúng theo quy trình rửa tay.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý/nhân  viên khác đang công  tác  tại các khoa  lâm sàng  của Bệnh viện Nhi Đồng 2.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang mô tả.  Cỡ mẫu  Lấy trọn.  N = 1554.  Tiêu chí chọn vào  Nhân viên y tế có làm công tác chuyên môn  hoặc  tiếp  xúc  với  bệnh nhân  theo  5  thời  điểm  của WHO và 2 thời điểm khuyến cáo của bộ y tế:  + Trước khi tiếp xúc bệnh nhân.  + Trước khi làm thủ thuật.  + Sau khi tiếp xúc bệnh nhân.  + Sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết.  +  Sau  khi  tiếp  xúc  với  môi  trường  xung  quanh bệnh nhân.  + Sau khi tháo găng.  + Khi chuyển từ vùng nhiễm sang vùng sạch  trên cùng 1 bệnh nhân.  Tiêu chí loại ra  Không phải là nhân viên của bệnh viện Nhi  Đồng 2 hoặc nhân viên y  tế đang  làm công  tác  hành chánh, không tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân. Phương pháp thu thập số liệu  Quan sát và phỏng vấn.  Xử lý số liệu  Nhập bằng Epi Data và xử  lý  số  liệu bằng  Stata 12.0.  KẾT QUẢ  Đề  tài được  thực hiện  tại 23 khoa  lâm sàng  trong bệnh viện Nhi Đồng 2 với 1554 nhân viên  y tế và kết quả đạt được như sau:  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 73 Bảng 1. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo khoa. KHOA Có Không n % n % Ngoại TK 31 73,8 11 26,2 Sơ sinh 61 72,6 23 27,4 UBHH 30 71,4 12 28,6 Hồi sức 59 70,2 25 29,8 Thận niệu 58 69,0 26 31,0 Cấp cứu 27 64,3 15 35,7 PT GMHS 108 64,3 60 35,7 Tiêu hóa 47 56,0 37 44,0 HSSS 47 56,0 37 44,0 Hô hấp 23 54,8 19 45,2 Tim mạch 23 54,8 19 45,2 Nhiễm 45 53,6 39 46,4 Dịch vụ 3 21 50,0 21 50,0 Ngoại TH 21 50,0 21 50,0 Liên chuyên khoa 21 50,0 21 50,0 DV hô hấp 40 47,6 44 52,4 Bỏng CT 20 47,6 22 52,4 CC nhiễm 40 47,6 44 52,4 Dịch vụ 1 39 46,4 45 53,6 Thần kinh 36 42,9 48 57,1 Thận nội tiết 17 40,5 25 59,5 Dịch vụ 2 32 38,1 52 61,9 Nội tổng hợp 13 31,0 29 69,0 Tổng 859 55,3 695 44,7 * Nhận xét: Tỉ  lệ  tuân  thủ rửa  tay chung  là  55,3%, 3 khoa có  tỉ  lệ rửa  tay cao nhất  là ngoại  thần  kinh,  sơ  sinh,  ung  bướu  huyết  học.  Tỉ  lệ  thấp nhất là nội tổng hợp (31%)  Bảng 2. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo chức danh. Chức danh Có Không n % n % Bác sĩ 207 45,8 245 54,2 ĐD/ KTV 595 62,8 353 37,2 Hộ lý 37 38,1 60 61,9 Khác 20 35,1 37 64,9 * Nhận xét: Điều dưỡng có tỉ  lệ rửa tay cao  nhất 62,8%, ở bác sĩ 45,8%, ở hộ lý 38,1% và 20%  ở đối  tượng khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê với χ2 = 58,843, p < 0,01.  Bảng 3. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay theo 5 thời điểm của WHO. Thời điểm rửa tay Có Không n % n % Trước khi tiếp xúc Bn 221 48,9 231 51,1 Trước khi làm thủ thuật 169 54,3 142 45,7 Sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết 99 73,3 36 26,7 Sau khi tiếp xúc bn 273 59,7 184 40,3 Sau tiếp xúc MT XQBN 97 48,7 102 51,3 * Nhận xét: Theo năm thời điểm rửa tay của  tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần  lượt  là:  48,9%  trước  khi  tiếp  xúc  bệnh  nhân,  54,3%  trước khi  làm  thủ  thuật, 73,3% sau nguy  cơ phơi nhiễm với dịch  tiết, 59,7% sau khi  tiếp  xúc  bệnh  nhân,  48,7%  sau  khi  tiếp  xúc  môi  trường xung quanh bệnh nhân. Bảng 4. Tỉ lệ thực hành đúng theo quy trình rửa tay. Quy trình rửa tay n % Đúng 531 61,8 Sai 328 38,2 Tổng 859 100 * Nhận xét: Trong các nhân viên y tế có tuân  thủ  rửa  tay  thì  có  61,8%  nhân  viên  thực  hành  rửa tay đúng theo qui trình. BÀN LUẬN  Kết quả nghiên cứu cho  thấy  tỉ  lệ  tuân  thủ  rửa  tay  chung  tại  bệnh  viện  Nhi  Đồng  2  là  55,3%,  tỉ  lệ này  cao hơn  so với nghiên  cứu  tại  bệnh  viện Chợ Rẫy  của  tác  giả  Đặng Thị Vân  Trang  năm  1990  (25,7%)  (6)  và  cao  hơn  nghiên  cứu  của  tác  giả  Pitter  năm  2000  tại  bệnh  viện  Thụy Sỹ (48%) (10).   Tỉ  lệ  tuân  thủ  rửa  tay  ở  các khoa  là không  đồng đều,  tỷ  lệ cao  tập  trung ở các khoa  trọng  điểm như ngoại, sơ sinh, hồi sức cấp cứu, ung  bướu. Điều này có thể cho thấy đây là các khoa  làm việc với  cường  độ  cao hơn  các khoa khác  nên  được  huấn  luyện  và  nhắc  nhở  thường  xuyên. Tuy vậy các khoa còn  lại cũng cần phải  tập trung xem lại công tác huấn luyện và đào tạo  về việc tuân thủ rửa tay và có kế hoạch kiểm tra  đánh giá thường xuyên.  Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các đối tượng có  chức danh khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa  74 thống  kê.  Ở  nghiên  cứu  này  tỉ  lệ  điều  dưỡng  tuân  thủ  rửa  tay  (62,8%)  lại  cao  hơn  bác  sĩ  (45,8%) có  thể do  tình  trạng bệnh nhân quá  tải  nên  có  sự  khác  biệt  này  và  riêng  phần  điều  dưỡng  thì  thường xuyên có kiểm  tra nhắc nhở  nên  tỉ  lệ cao hơn. Đây  là vấn đề cần quan  tâm  trong công tác đào tạo, cần cho các bác sĩ tham  gia  thường xuyên  các  lớp huấn  luyện về kiểm  soát nhiễm khuẩn  trong bệnh viện và kiểm  tra  giám sát.  Tỉ lệ tuân thủ rửa tay còn thấp ở tất cả 5 thời  điểm của WHO  thấp nhất  là các  thời điểm sau  tiếp xúc với môi trường xung quanh bệnh nhân  (48,7%) và trước khi tiếp xúc bệnh nhân (48,9%)  cao nhất là sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết  (73,3%) điều này phù hợp với tác giả Đặng Thị  Vân Trang  nghiên  cứu  tại  bệnh  viện Chợ Rẫy  năm 1990 (6) điều này cho thấy nhân viên y tế chỉ  tập  trung  rửa  tay  trong  những  tình  huống  có  nguy cơ  lây nhiễm rõ ràng mà hay bỏ qua việc  rửa tay trong những tình huống có nguy cơ lây  nhiễm chưa rõ ràng.   Trong các nhân viên y tế có tuân thủ rửa tay  thì có 61,8% nhân viên thực hành rửa tay đúng  theo  qui  trình.  Điều  này  có  thể một  phần  do  nhân  viên  không  có  thời  gian  nên  trong  quá  trình rửa tay đã bỏ qua các bước  theo qui định  và cho thấy cần tập huấn cũng như nhắc nhở lại  qui  trình  rửa  tay  để  phát  động  lại  thành một  chiến dịch và chiến dịch này cần sự quan tâm và  hỗ trợ xuyên suốt của Ban Giám Đốc bệnh viện,  phòng kế hoạch, phòng điều dưỡng và sự phối  hợp chặt chẽ của khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn,  mạng  lưới  Kiểm  Soát Nhiễm  Khuẩn  tại  khoa  phòng và tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện.  KẾT LUẬN  Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3% cho thấy  còn phân nữa cơ hội rửa tay bị bỏ qua. Tỉ lệ tuân  thủ rửa tay của bác sĩ còn  thấp,  tỉ  lệ  thực hành  đúng qui trình rửa tay chưa cao. Có sự khác biệt  về việc tuân thủ rửa tay theo chức danh.  Kết quả nghiên cứu gợi ý chương trình giáo  dục về rửa tay cần chú ý đến những  thời điểm  cần  bỏ  sót,  đồng  thời  nên  tập  trung  vào  từng  khoa và từng đối tượng, bao gồm:  + Sự quan tâm và hỗ trợ  thường xuyên của  Ban Giám Đốc bệnh viện.  + Xây dựng kế hoạch tăng cường rửa tay của  khoa KSNK và mạng lưới   + Tập huấn những kiến thức mới về rửa tay  (khoa KSNK và mạng  lưới KSNK  tại  chỗ  thực  hiện định kỳ).  + Có bảng kiểm khảo sát sự tuân thủ rửa tay  và phản hồi cho nhân viên y tế của giám sát viên  KSNK.  + Cung cấp đầy đủ dung dịch rửa tay nhanh  phù hợp.  + Có biện pháp động viên, khen thưởng kịp  thời đối với các khoa và cá nhân tuân thủ tốt rửa  tay cũng như phê bình, xử phạt các khoa hoặc cá  nhân chưa quan  tâm đúng mức  trong việc  rửa  tay trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Akyol A, Ulusoy H, Ozen  I  (2006). Handwashing:  a  simple,  econimicl  and  effective  method  for  preventing  nosocomial  infections in intensive care units. J Hosp Infect; 62 (4); pp. 395‐ 405.  2. Albert RK, Condie F (1981). Handwashing patterns  in medical  intensive care units. N. Engl. J. Med. 304, pp.1465‐1466.  3. Allegranzi  B,  Storr  J, Dziekan G,  Leotsakos A, Donaldson  L,  Pittet D (2007). First global patient safety challenge, who world  alliance  for patient  safety, who, geneva,  switzerland. The  frist  global patient safety challenge “Clean care  is safer care”: from  launch  to current progess and achievements.  J hosp  Infect. 65  suppl 2: pp. 115‐123.  4. Ban  chống  nhiễm  khuẩn  Bộ  Y  Tế  (2005).  Tình  hình  nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  của  19  bệnh  viện.  Báo  cáo  trong  hội  nghị  chống nhiễm khuẩn toàn quốc 2005.  5. Black RE, DykesAC, Anderson KE, Wells JG, Sinclair SP, Gary  GW  (1981).  Handwashing  to  prevent  diarrhea  in  day‐care  centers. Am. J. Epidemiol. 113: pp. 445‐451.  6. Đặng Thị Vân Trang  (2010). Tỷ  lệ  tuân  thủ  rửa  tay  của nhân  viên y  tế  theo 5  thời  điểm  của  tổ  chức  tế  thế giới. Y học TP.  HCM. 14 (2), tr. 436‐439.  7. Hà Mạnh Tuấn, Bạch Văn Cam (1994). Các điều kiện gây nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  tại  khoa  hồi  sức  cấp  cứu  trẻ  và  biện pháp  phòng ngừa. Tài liệu huấn luyện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh  viện. Bệnh viện Nhi Đồng 1, tr. 10‐17.  8. Mai Ngọc Xuân (2010). Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay  của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh viện Nhi  Đồng 2 năm 2010. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (4), tr. 218 – 226.  9. Pittet  D,  Hugonnet  S,  Harbarth  S  (2000).  Effectiveness  of  a  hospital‐wide  programme  to  improve  compliance with  hand  hygience. The lancet 2000; 356 (9238), pp.1307‐1312.  10. Pittet D, Mourouga  P,  Perneger  TV  (1990). Compliance with  hand washing in a teaching hospital. Ann Intern med, 130, pp.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 75 126‐130.  11. Steer AC, Mallison GF  (1975). Handwashing practices  for  the  prevention of nosocomial  infections. Ann. Intern. Med. 83: pp.  683‐690.  Ngày nhận bài: 12‐11‐2013. Ngày phản biện: 14‐11‐2013. Ngày bài báo được đăng: 16‐12‐2013.
Tài liệu liên quan