Theo số liệu thống kê, Quảng Ngãi là một trong năm tỉnh có số lượng bò thịt nhiều nhất và là tỉnh thứ hai có sản lượng thịt bò lớn trong cả nước. Để hiểu rõ hiện trạng cũng như hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở đây, chúng tôi tiến hành điều tra trên hai xã đại diện hai vùng sinh thái của tỉnh: xã Hành Phước – vùng đồng bằng, và xã Sơn Trung - vùng núi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã sử dụng bản hỏi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn những người kinh nghiệm và thu thập thông tin thứ cấp. Kết quả cho thấy hơn 90% số hộ nuôi 1-4 con bò/năm và không có sự sai khác thống kê giữa hai vùng sinh thái (p>0.05). Nông dân bán bò theo hình thức cáp khối lượng sống cho người trung gian với giá thấp hơn giá thị trường. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 44% tổng thu nhập, trong đó chăn nuôi bò chiếm 64% từ chăn nuôi. Nuôi bò thịt có lợi nhuận cao hơn 6,4 lần so nuôi bò sinh sản và nuôi bò sinh sản ở vùng đồng bằng có lợi nhuận cao hơn 1,9 lần ở vùng núi. Nói tóm lạị, chăn nuôi bò ở nông hộ đóng vai trò quan trọng trong thu nhập và trong cộng đồng xã hội ở cả hai vùng sinh thái đồng bằng và vùng núi ở tỉnh Quảng Ngãi.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và miền núi) của Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI BÒ Ở NÔNG HỘ TẠI HAI VÙNG SINH THÁI
(ĐỒNG BẰNG VÀ MIỀN NÚI) CỦA QUẢNG NGÃI
Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Theo số liệu thống kê, Quảng Ngãi là một trong năm tỉnh có số lượng bò thịt nhiều nhất và là tỉnh thứ hai có sản lượng thịt bò lớn trong cả nước. Để hiểu rõ hiện trạng cũng như hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở đây, chúng tôi tiến hành điều tra trên hai xã đại diện hai vùng sinh thái của tỉnh: xã Hành Phước – vùng đồng bằng, và xã Sơn Trung - vùng núi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã sử dụng bản hỏi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn những người kinh nghiệm và thu thập thông tin thứ cấp. Kết quả cho thấy hơn 90% số hộ nuôi 1-4 con bò/năm và không có sự sai khác thống kê giữa hai vùng sinh thái (p>0.05). Nông dân bán bò theo hình thức cáp khối lượng sống cho người trung gian với giá thấp hơn giá thị trường. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 44% tổng thu nhập, trong đó chăn nuôi bò chiếm 64% từ chăn nuôi. Nuôi bò thịt có lợi nhuận cao hơn 6,4 lần so nuôi bò sinh sản và nuôi bò sinh sản ở vùng đồng bằng có lợi nhuận cao hơn 1,9 lần ở vùng núi. Nói tóm lạị, chăn nuôi bò ở nông hộ đóng vai trò quan trọng trong thu nhập và trong cộng đồng xã hội ở cả hai vùng sinh thái đồng bằng và vùng núi ở tỉnh Quảng Ngãi.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên hơn 513 ngàn ha, với hơn 160 ngàn ha rừng và hơn 220 ngàn ha đất chưa sử dụng là tiềm năng lớn cho phát triển chăn nuôi trâu bò. Số lượng đàn bò tăng hơn 13%/năm từ 2001 (184.200 con) đến 2006 (281.576 con) (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2007). Đây là tỉnh có số lượng đàn bò lớn thứ 5 cả nước và sản lượng thịt bò sản xuất (7.888 tấn) đứng hàng thứ hai sau Bình Định (Tổng Cục thống kê, 2006). Ủy ban nhân dân tỉnh có chủ trương phát triển chăn nuôi bò thịt từ nhiều năm nay và người dân Quảng Ngãi lấy chăn nuôi bò làm phương thức xóa đói, giảm nghèo (Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, 2006).
Tuy nhiên, sự đa dạng của phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ làm cho hiệu quả kinh tế có thể khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được với mức đầu tư đó, với phương thức nuôi đó nông hộ sẽ thu lợi nhuận được bao nhiêu, và vùng nào, nhóm hộ nuôi như thế nào là có lợi nhất. Hiện nay có rất ít báo cáo khoa học về những vấn đề liên quan nói trên. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và miền núi) của Quảng Ngãi”.
Đề tài này nhằm đánh giá (i) thực trạng chăn nuôi bò và (ii) hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ở các nhóm hộ ở hai vùng sinh thái làm cơ sở cho định hướng phát triển chăn nuôi bò trong tỉnh những năm tới.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Do hạn chế về kinh tế và thời gian nên chúng tôi đã tiến hành chọn hai xã có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội đại diện cho hai vùng sinh thái của tỉnh Quảng Ngãi đó là: xã Hành Phước (huyện Nghĩa Hành) – đại diện vùng đồng bằng và xã Sơn Trung (huyện Sơn Hà) – đại diện vùng miền núi.
2.2. Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố: Niên giám thống kê của tỉnh, huyện; các báo cáo về tình hình chăn nuôi bò đã được công bố trong nước, trong tỉnh từ những năm 2001-2007.
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn hộ bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Chúng tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 60 hộ nuôi bò, gồm hộ khá (10), trung bình (34), nghèo (16) (Tiêu chuẩn của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, 2006) để điều tra.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Mintab (ver 13.20).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy mô nuôi bò ở hộ điều tra
Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ và vùng sinh thái được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Quy mô nuôi bò theo nhóm hộ và vùng sinh thái điều tra
Quy mô nuôi (con)
Tỷ lệ nuôi (%)
Tổng
Vùng sinh thái
Loại hộ
Đồng bằng
Miền núi
Khá
Trung bình
Nghèo
1-2
60,0
43,3
5,0
31,6
15,0
51,6
3-4
33,3
46,7
10,0
18,3
11,7
40,0
5-6
6,7
6,7
1,7
5,0
0,0
6,7
>7
0,0
3,3
0,0
1,7
0,0
1,7
Tổng số hộ nuôi
30
30
10
34
16
60
Số con bình quân/hộ
2,5
3,0
2,0
3,0
3,0
Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2007
Qua bảng 1 cho thấy, quy mô nuôi của hộ 1-4 con chiếm hơn 91,6%, trong đó, từ 1-2 con: 51,6% và 3-4: 40%. Kết quả điều tra cũng cho thấy, không có sự sai khác thống kê về quy mô nuôi của các loại hộ. Tuy nhiên, hộ khá có xu hướng nuôi ít hơn (2 con/hộ) so các nhóm hộ khác (3 con/hộ). Điều này có thể giải thích là hộ khá ngoài chăn nuôi bò còn đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập khác.
Ở hai vùng sinh thái, kết qủa điều tra cho thấy không có sự sai khác về quy mô. Phần lớn các hộ nuôi dưới 4 con chiếm 90%. Điều này có thể do thiếu diện tích bãi chăn thả và cả diện tích trồng cỏ.
3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Kết quả điều tra thị trường tiêu thụ bò của các nông hộ tại hai vùng sinh thái khá đơn điệu (bảng 2), hầu hết các hộ đều bán bò tại nhà (miền núi: 100%, đồng bằng: 93,3%). Đối với khu vực miền núi thì việc mang bò đi bán ở nơi khác là rất khó khăn do giao thông không thuận tiện. Đối tượng mua bò tại các nông hộ chủ yếu là lái buôn (76,7%), còn lại bò được bán cho tổ chức, cá nhân, thôn, xóm,... để giết thịt nhân các ngày lễ, tết, cưới hỏi... hay bán cho người dân ở địa phương để làm giống.
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ và dịch vụ chăn nuôi tại nông hộ (% số hộ điều tra)
Nơi bán
Đối tượng bán
Tại nhà
Nơi khác
Lái buôn
Nơi khác
Đồng bằng
93,3
6,7
70,0
30,0
Miền núi
100
0
76,7
23,3
Việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò của nông hộ còn rất hạn chế, hệ thống dịch vụ đầu ra cho chăn nuôi bò hầu như chưa có. Do vậy, việc tổ chức hệ thống dịch vụ đầu ra, thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường giá cả bò cho người dân để giúp họ tiêu thụ bò một cách dễ dàng hơn.
3.3. Tình hình sử dụng thức ăn
Để tìm hiểu về mức độ sử dụng thức ăn nuôi bò của nông hộ, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng các nguồn thức ăn theo mùa, theo các vùng sinh thái trong tỉnh, kết quả được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Tình hình sử dụng thức ăn cho bò tại nông hộ (%)
Loại thức ăn
Vùng núi
Đồng bằng
Mùa khô
Mùa mưa
Mùa khô
Mùa mưa
Cỏ tự nhiên
96,7
100
93,3
76,7
Cỏ trồng
20,0
20,0
100
100
Rơm lúa
63,3
36,7
100
100
Ngọn mía
56,7
46,7
10,0
6,7
Thân ngô
60,0
36,7
Dây lạc
33,3
30,0
20,0
20,0
Dây khoai
23,3
Thân chuối
43,3
76,7
Phụ phẩm từ sắn
20,0
26,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Số liệu bảng 3 cho ta thấy, trong hai mùa mưa và mùa khô, phần lớn các nông hộ ở hai vùng đồng bằng và miền núi đều sử dụng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, một số phụ phẩm từ trồng trọt được các hộ sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi bò như rơm lúa, thân ngô, ngọn mía, thân lạc Trong các loại phế phụ phẩm, rơm rạ là nguồn thức ăn chính của bò. Rơm không chỉ là nguồn thức ăn tươi mà còn rất quan trọng trong việc dự trữ thức ăn cho bò vào những ngày mưa lũ cũng như hạn hán, thay thế cho một phần cỏ tự nhiên bị thiếu hụt. Tuy nhiên, kết quả điều tra tại vùng núi cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho bò thấp so với đồng bằng.
Đặc biệt, ở miền núi có một diện tích sắn rất lớn (Sơn Trung có 242 ha sắn), phần lớn người dân đều bán cho nhà máy, rất ít (khoảng 20%) hộ sử dụng nguồn thức ăn này để nuôi bò với hình thức đi mót những củ sắn còn sót lại về cho bò ăn tươi. Một số hộ cho biết, đôi khi cho bò ăn quá nhiều sắn tươi dẫn đến ngộ độc làm cho bò chết. Số hộ trồng cỏ để nuôi bò rất ít, chiếm khoảng (20%). Tình trạng thiếu thức ăn cho bò xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) khi bãi chăn thả tự nhiên gần như trở thành những bãi đất khô cháy.
Ở đồng bằng, đa số cỏ tự nhiên được sử dụng dưới hình thức cắt cỏ bờ ruộng, bờ mương.. về cho bò. Hầu như không có bãi chăn thả và nếu có cũng với diện tích rất hạn hẹp. Số liệu cho thấy 100% hộ nuôi bò đều trồng cỏ. Rơm rạ được tận dụng và phơi khô dự trữ làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, các nguồn phụ phẩm từ trồng trọt như thân ngô, dây lang, chuối cây,.. được sử dụng để nuôi bò. Bên cạnh đó, cám gạo, thức ăn tinh khác cũng được người dân dùng làm thức ăn cho bò.
3.4. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi bò
Để tìm hiểu về nguồn thu nhập và tỷ trọng nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò trong tổng thu nhập của hộ, chúng tôi đã tiến hành điều tra về cơ cấu thu nhập và tình hình thu nhập của nông hộ, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Cơ cấu thu nhập và thu nhập của hộ (1.000 VNĐ)
Cơ cấu
thu nhập
Trồng
trọt
Chăn nuôi
Thu
khác
Tổng
thu
Trong đó
Từ CN bò
% so với tổng thu
% so với CN
Hộ khá (n= 10)
6849,8
12965,0
14740,0
34554,8
9465,0
27,4
73,0
Hộ TB (n= 34)
4867,0
8325,0
3414,7
16606,7
5273,5
31,8
63,3
Hộ nghèo
(n = 16)
3236,9
3053,1
1225,0
7515,0
1521,9
20,3
49,9
Bình quân
4763,2
7472,6
4718,3
16954,2
4838,3
26,2
64,4
Tỷ lệ so với tổng thu
28,1
44,1
17,8
100
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả bảng 4 cho thấy, thu nhập bình quân của hộ chủ yếu từ trồng trọt (28,1%) và chăn nuôi (44,1%). Thu nhập từ bò chiếm một tỷ trọng khá cao (64,4% so với chăn nuôi và 26,2% so tổng thu). Xem xét thu nhập giữa các hộ thì tổng thu nhập của hộ khá cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo (4,6 lần) và thu nhập từ chăn nuôi bò cũng gấp 6,2 lần so với hộ nghèo.
3.5. Chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và bò sinh sản (tính trên hộ/năm)
Kết quả điều tra về chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và nhóm hộ nuôi bò sinh sản được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và bò sinh sản (1.000 VNĐ)
TT
Chỉ tiêu
Bò thịt
Bò sinh sản
Giá trị
% so chi phí trung gian
Giá trị
% so chi phí trung gian
I
Chi phí trung gian
6376,0
100
446,4
100
1
Giống
5613,0
88,0
311,3
69,7
2
Thức ăn
684,2
10,7
103,2
23,1
3
Muối
10,1
0,2
2,1
0,5
4
Phối tinh
-
-
12,0
2,7
5
Thú y
68,7
1,1
17,8
4,0
II
Khấu hao TSCĐ
62,5
24,8
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả bảng 5 cho thấy: đầu tư chi phí giống bò chiếm tỷ trọng cao trong chi phí trung gian, cụ thể bò thịt chiếm 88% và cao hơn bò sinh sản là 69,7% . Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của con giống so với việc đầu tư trong chăn nuôi bò ở nông hộ nhỏ. Chi phí giống cao hay thấp tùy thuộc vào giống bò, thời điểm mua, tuổi và thể trạng bò. Trong khi chi phí thức ăn chỉ chiếm 10,7% và 23,1% trong chi phí trung gian. Điều này khác với quy luật chi phí chăn nuôi trang trại với quy mô lớn.
Chi phí thú y của hộ nuôi bò thịt (68.740 đồng) cao gấp 3,86 lần so với hộ nuôi bò sinh sản (17.800 đồng). Thực tế điều tra cho thấy, chi phí này chủ yếu cho tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm, tẩy ký sinh trùng và chích thuốc bổ đối với bò thịt, còn với bò sinh sản chỉ tiêm vacxin. Vì vậy mà chi phí thú y trong nuôi bò thịt cao hơn bò sinh sản.
3.6. Hiệu quả sản xuất của hộ nuôi bò
Hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ, do mức độ đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ khác nhau dẫn đến hiệu quả kinh tế của các hộ, các các vùng sinh thái cũng khác nhau. Việc nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi là cơ sở để khuyến cáo phát triển tình hình chăn nuôi bò ở địa phương.
3.6.1. So sánh hiệu quả chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản
Chúng tôi đã tính toán một số chỉ tiêu nhằm so sánh hiệu quả chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản, kết quả được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản (1.000 VNĐ)
Chỉ tiêu
Bò thịt
Bò sinh sản
Tổng giá trị sản xuất/năm
10.939,1
1.162,2
Chi phí vật chất/năm
6.438,6
471,2
Hiệu quả BQ/hộ/năm
4.500,6
691,0
Hiệu quả/nhân khẩu/năm
900,1
166,9
Hiệu quả đồng vốn đầu tư /năm
0,7 (lần)
1,5 (lần)
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Số liệu bảng 6 cho thấy: tổng giá trị sản xuất của hộ nuôi bò thịt lớn gấp 9,4 lần so với hộ nuôi bò sinh sản (10.939,1 so với 1.162,2 ngàn đồng). Số liệu trên còn cho thấy, hiệu quả bình quân hộ/năm của hộ nuôi bò thịt cao gấp 6,5 lần so với nuôi bò sinh sản (4.500.600 so với 691.000 đồng). Hiệu quả sử dụng lao động của hộ nuôi bò thịt cũng cao hơn so với hộ nuôi bò sinh sản (cao gấp 5,4 lần). Điều này cho thấy chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với nuôi bò cái sinh sản. Con số này rất có ý nghĩa đối với thực tế sản xuất chăn nuôi ở nước ta nói chung và tại vùng nghiên cứu nói riêng.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu cho thấy ưu điểm của việc nuôi bò sinh sản đó là đầu tư vốn cho chăn nuôi thấp trong khi đó hiệu quả sử dụng đồng vốn lại cao hơn gấp 2,1 lần so với nuôi bò thịt. Đây có thể là lý do chính để các hộ vẫn duy trì nuôi bò sinh sản.
3.6.2. So sánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản giữa hai vùng sinh thái
Do ở miền núi, chăn nuôi bò thịt chưa được đầu tư nên chúng tôi không thu thập được số liệu để so sánh với vùng đồng bằng. Kết quả và hiệu quả nuôi bò sinh sản giữa hai vùng sinh thái được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7: Hiệu quả nuôi bò sinh sản giữa hai vùng sinh thái (1.000VNĐ)
Chỉ tiêu
Đồng bằng
Miền núi
Tổng giá trị sản xuất/năm
2028,6
960,0
Chi phí vật chất/năm
933,0
363,4
Hiệu quả BQ/hộ/năm
1095,6
596,6
Hiệu quả/nhân khẩu/năm
249,0
145,5
Hiệu quả đồng vốn đầu tư/năm
1,2
1,6
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả ở bảng 7 cho thấy: lợi nhuận thu được ở hộ chăn nuôi bò sinh sản ở đồng bằng cao hơn 1,8 lần so với vùng núi. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực đồng bằng là 249.000 đồng, cao hơn miền núi là 103.500 đồng. Nguyên nhân quan trọng là trình độ chăn nuôi của hộ. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đồng vốn của miền núi lại cao hơn đồng bằng 1,3 lần. Nhưng đây chỉ để tham khảo vì mỗi khi chăn nuôi chỉ dựa vào thức ăn tự nhiên thì đều đem lại hiệu quả cao nhất.
Qua điều tra, quy mô nuôi bò sinh sản của các hộ tại hai vùng nghiên cứu không có sự khác biệt (vùng đồng bằng và miền núi là 3con/hộ). Tuy nhiên, các hộ ở đồng bằng có trình độ chăn nuôi khá hơn, sự chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nên khả năng sinh sản (số bê/cái) tốt hơn. Kết quả nghiên cứu này có thể là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, trình độ kỹ thuật chăn nuôi bò cho các nông hộ ở địa phương.
IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả của qủa trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Quy mô nuôi của hộ còn nhỏ (1-4 con chiếm khoảng 90%); không có sự sai khác lớn về quy mô nuôi của hộ ở hai vùng sinh thái.
- Kênh tiêu thụ bò ở cả hai vùng sinh thái ở Quảng Ngãi khá đơn giản, người chăn nuôi phần lớn chỉ tiếp cận được một kênh tiêu thụ là lái buôn nên khó tránh khỏi tình trạng bị ép giá và việc bán với giá rẻ thường xảy ra.
- Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất (44,1%) so với tổng thu nhập của hộ, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi bò chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động sản xuất và trong kết quả thu nhập của hộ nghiên cứu (chiếm 64,4% so với thu nhập từ chăn nuôi).
- Chăn nuôi bò là ngành sản xuất có hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt cao gấp 6,4 lần so với hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản và hiệu quả kinh nuôi bò sinh sản ở đồng bằng cao hơn miền núi là 1,9 lần.
Vì vậy, Quảng Ngãi cần phát triển chăn nuôi bò ở nông hộ, không những có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn khai thác nguồn tiềm năng sẵn có góp phần nâng cao thu nhập, đồng thời tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UBND xã Hành Phước. Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của xã Hành Phước huyện Nghĩa Hành (2006).
UBND xã Sơn Trung. Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của xã Sơn Trung huyện Sơn Hà (2006).
UBND tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi (2006).
Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi qua các năm 2000, 2002, 2005.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi. Dự án cải tạo và phát triển đàn bò tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo thực trạng chăn nuôi tỉnh Quảng Ngãi năm 2006.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp các năm 2005, 2006 của tỉnh Quảng Ngãi.
Tổng cục thống kê. Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2006, NXB Thống kê Hà Nội (2007).
Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi. Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2006).
CURRENT STATUS OF BEEF CATTLE PRODUCTION AND
ITS ECONOMIC EFFICIENCY IN HIGHLAND AND LOWLAND AREAS
IN QUANG NGAI PROVINCE
Le Duc Ngoan, Tran Thi Bich Huong
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The investigation was carried out in Hanh Phuoc, a lowland area and Son Trung, a highland area of Quang Ngai province to describe the current status of cattle production at household level, and to determine its efficiency economically. Results show that 90% household raised 1-4 animals and no significant difference between highland and lowland households (p<0.05). Most farmers sell their animals by estimating body live weight to middle men with lower price than that they expected. Around 44% household income came from livestock, in which 26% from cattle production (or 64% as total livestock income). Raising cattle for meat gets a profit 6.4 times higher than that for reproduction, which brings in a profit 1.9 times higher in lowland than that in highland. In general, cattle production at household level plays an important role for both highland and lowland households in terms of social and economics in Quang Ngai province.