Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) từ xa bằng
chương trình CARA.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 358 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân đái
tháo đường (ĐTĐ) đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 10/2010 đến tháng 04/2011.
Kết quả: Độ phù hợp giữa kết quả ghi nhận được từ chương trình CARA và khám lâm sàng kém. Khi tầm
soát bằng chương trình CARA thì BVMĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới đường cong ROC là 0,5821 và
bệnh hoàng điểm ĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới đường cong ROC là 0,5985. Độ nhạy của chương trình
CARA là 77,8% và độ chuyên là 38,6% trong tầm soát BVMĐTĐ.
Kết luận: CARA là một chương trình dễ sử dụng, trên lâm sàng cho thấy có khả năng quản lý tốt hơn bệnh
nhân ĐTĐ và giảm chi phí trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên cần thực hiện thêm nghiên cứu nhằm
đánh giá hiệu quả của chương trình này sau khi các hình màu chụp đáy mắt CARA đã phân tích được đọc và kết
luận bởi một bác sĩ nhãn khoa qua mạng
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giákết quảban đầu tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường từxa bằng chương trình CARA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 302
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU TẦM SOÁT BỆNH VÕNG MẠC
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỪ XA BẰNG CHƯƠNG TRÌNH CARA
Trần Anh Tuấn, Phan Thị Anh Thư, Lê Thị Nguyệt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) từ xa bằng
chương trình CARA.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 358 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân đái
tháo đường (ĐTĐ) đến khám tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 10/2010 đến tháng 04/2011.
Kết quả: Độ phù hợp giữa kết quả ghi nhận được từ chương trình CARA và khám lâm sàng kém. Khi tầm
soát bằng chương trình CARA thì BVMĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới đường cong ROC là 0,5821 và
bệnh hoàng điểm ĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới đường cong ROC là 0,5985. Độ nhạy của chương trình
CARA là 77,8% và độ chuyên là 38,6% trong tầm soát BVMĐTĐ.
Kết luận: CARA là một chương trình dễ sử dụng, trên lâm sàng cho thấy có khả năng quản lý tốt hơn bệnh
nhân ĐTĐ và giảm chi phí trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên cần thực hiện thêm nghiên cứu nhằm
đánh giá hiệu quả của chương trình này sau khi các hình màu chụp đáy mắt CARA đã phân tích được đọc và kết
luận bởi một bác sĩ nhãn khoa qua mạng.
Từ khóa: Bệnh lý võng mạc đái tháo đường, CARA (Computer Assisted Retinal Analysis).
ABSTRACT
CLINICAL EVALUATION OF DIABETIC RETINOPATHY SCREENING
FROM A DISTANCE BY CARA PROGRAM
Tran Anh Tuan, Phan Thi Anh Thu, Le Thi Nguyet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 302 - 307
Purpose: Clinical evaluation of diabetic retinopathy screening from a distance by CARA (Computer Assisted
Retinal Analysis) program.
Method: This cross sectional study included 358 patients selected randomly from the diabetics attending Ho
Chi Minh City University Medical Center from October 2010 to April 2011.
Results: Agreement was poor. Diabetic retinopathies were detected with an AUC of 0.5821 and diabetic
maculopathies were detected with an AUC of 0.5985 by CARA program. The sensitivity of CARA program was
77.8% and the the specificity was 38.6% in diabetic retinopathy screening.
Conclusions: CARA is an easy-to-use and clinically proven program that enable better management of
diabetic patients and decreases the cost in the public healthcare sector. However more studies need to be done to
evaluate the clinical effect of this program after the colored fundus images analyzed by CARA were interpreted by
an ophthalmologist with telemedicine.
Key words: Diabetic retinopathy, CARA (Computed Assisted Retinal Analysis).
Đại Học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS Phan Thị Anh Thư ĐT: 0908611604 Email: dr.phananhthu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 303
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ bệnh ĐTĐ trên thế giới là 2,8% (171
triệu người) năm 2000 và dự đoán tăng lên 4,4%
(366 triệu người) vào năm 2030(9). Tỉ lệ bệnh ĐTĐ
nước ta có chiều hướng gia tăng nhanh, từ 0,96%
(1992) đến 4,6% (2001), riêng TP.HCM, tỉ lệ này
tăng từ 2,5% (1992) lên 4,75% (2003)(6). BVMĐTĐ
là một biến chứng ở võng mạc của bệnh ĐTĐ, là
một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa
ở các nước phát triển cũng như đang phát triển(4).
Nguyên nhân chủ yếu do BVMĐTĐ được chẩn
đoán và điều trị muộn(4). Việc tầm soát và điều trị
sớm có thể làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn
chặn biến chứng mù lòa(8). Tuy nhiên, bệnh nhân
ĐTĐ chưa thực sự quan tâm đến biến chứng
mắt, trên 50% bệnh nhân ĐTĐ không được
khám mắt(6). Một số nghiên cứu cho thấy những
biến đổi đầu tiên của võng mạc có thể xuất hiện
rất sớm ở 15 – 30% bệnh nhân ĐTĐ sau 5 năm(6).
Tỉ lệ này tăng lên 40 – 50% sau 10 năm, và sau 20
năm trên 90% bệnh nhân bị ĐTĐ có bất thường
ở võng mạc(5). Do đó phát hiện sớm BVMĐTĐ là
vấn đề cần thiết. Chương trình CARA
(Computer Assisted Retinal Analysis) phân tích
hình ảnh võng mạc bằng máy vi tính nhằm giúp
tầm soát BVMĐTĐ trong cộng đồng và chuyển
đến các bác sĩ nhãn khoa can thiệp kịp thời.
Chương trình này chưa được ứng dụng tại Việt
Nam, cần có nghiên cứu đánh giá trước khi phổ
biến rộng rãi. Tìm kiếm các tài liệu trên thế giới,
hiện nay chưa có nghiên cứu nào về chương
trình CARA được công bố. Do đó chúng tôi đã
chọn đề tài này cho nghiên cứu nhằm đánh giá
kết quả ban đầu tầm soát BVMĐTĐ từ xa bằng
chương trình CARA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại Bệnh viện
Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 10/2010 đến
tháng 4/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân trên 18 tuổi đã được chẩn đoán
mắc bệnh ĐTĐ bởi bác sĩ nội tiết và chưa khám
sàng lọc BVMĐTĐ trước đó.
Bệnh nhân hợp tác: ngồi ghế ở tư thế tốt
cho chụp hình, định thị theo vật tiêu trong
máy hoặc bên ngoài máy theo hướng dẫn của
người chụp hình.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bệnh mắt khác ảnh hưởng đường đi của
tia sáng vào mắt.
Mộng thịt độ 3 – 4.
Giác mạc: sẹo, đục, phù
Đục thể thủy tinh độ 3 – 4.
Bệnh lý dịch kính: đục, xuất huyết nặng
Đã điều trị laser quang đông hay phẫu thuật
dịch kính.
Cỡ mẫu
358 mắt.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Biến số
Bệnh lý võng mạc ĐTĐ: Áp dụng phân loại
bệnh theo ETDRS cho cả khám lâm sàng và đánh
giá hình chụp.
Vi phình mạch: Chấm tròn đỏ, bờ rõ, ≤
125µm, xấp xỉ đường kính tĩnh mạch tại bờ gai
thị.
Xuất huyết võng mạc: chấm (chấm đỏ, bờ rõ,
kích thước ≥ 125µm), vết, ngọn lửa.
Xuất tiết: cứng (lắng đọng lipoprotein, màu
trắng hơi vàng, lóng lánh, thường ở dạng vết,
đám, vòng), mềm (ổ nhồi máu, có dạng đốm
trắng như nùi bông).
Bệnh hoàng điểm ĐTĐ: Xuất tiết cứng ở
hoàng điểm: là những xuất tiết cứng trong
đường kính 500µm của trung tâm hoàng điểm.
Phù hoàng điểm: Võng mạc hoàng điểm
dày hơn 2 lần đường kính của tĩnh mạch lớn ở
bờ đĩa thị.
Phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng: Khi có
ít nhất một trong các dấu chứng:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 304
Vùng dày võng mạc cách trung tâm hoàng
điểm ≤ 500 µm.
Xuất tiết cứng ở cách trung tâm hoàng điểm
≤ 500 µm với dày võng mạc cạnh kề.
Một vùng dày võng mạc có kích thước ≥
diện tích đĩa thị ở bất cứ vùng nào mà khoảng
cách từ đó đến trung tâm hoàng điểm ≤ đường
kính đĩa thị
Các bước tiến hành
Khám đáy mắt bằng sinh hiển vi với kính
Volk 90D và ghi nhận kết quả.
Chụp hình võng mạc: Nhỏ dãn đồng tử bằng
Néosynéphrine 10% + Mydriacyl 1% (mỗi loại 1
giọt), mỗi giọt cách nhau 5 phút. Bệnh nhân chờ
trong 10-15 phút. Nghiên cứu thực hiện chụp
góc 450 vùng trung tâm hoàng điểm. Đọc và ghi
nhận kết quả.
Hình 1: Phân tích hình chụp đáy mắt bằng chương trình CARA.
Phân tích hình chụp đáy mắt bằng chương
trình CARA: Chuyển hình vào máy vi tính, gửi
qua mạng Internet để hình ảnh được phân tích
bằng chương trình CARA, ghi nhận kết quả trả
về sau khi phân tích.
Phân tích thống kê
Chương trình Epidata 3.1, Stata 10.0.
Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống
kê.
Tính độ phù hợp Kappa (κ) giữa khám lâm
sàng và chụp hình màu đáy mắt, kết quả phân
tích bằng chương trình CARA trong chẩn đoán
bệnh võng mạc và bệnh hoàng điểm ĐTĐ.
κ ≤ 0,4: Độ phù hợp kém.
0,4< κ < 0,75: Độ phù hợp trung bình.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 305
κ ≥ 0,75: Độ phù hợp tốt.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu gồm 184 bệnh nhân trong đó có
70 nam (38,04%) và 114 nữ (61,96%). Tuổi trung
bình là 51,49 ± 9,64 năm, nhỏ nhất là 24 tuổi và
lớn nhất là 79 tuổi. Tổng số mắt nghiên cứu là
358 mắt gồm 142 mắt nam (39,66%) và 216 mắt
nữ (60,34%).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 358).
Tần số (%) Hình màu Soi đáy mắt CARA
Vi phình mạch 119 (33,24) 119 (33,24) 237 (66,20)
Xuất huyết 63 (17,60) 73 (20,39) 54 (15,08)
Xuất tiết 147 (41,06) 155 (43,30) 161 (44,97)
BVMĐTĐ 115 (32,12) 122 (34,08) 240 (67,04)
Bệnh hoàng điểm
ĐTĐ
59 (16,48) 85 (23,74)
161 (44,97)
Các kết quả cho thấy các trường hợp
BVMĐTĐ phát hiện bằng chương trình CARA
có số lượng cao hơn so với các trường hợp ghi
nhận bằng soi đáy mắt. Trong khi đó thì các
trường hợp phát hiện qua hình chụp màu đáy
mắt thì có số lượng thấp hơn có lẽ do hình màu
chỉ khảo sát được vùng võng mạc trung tâm có
phạm vi nhỏ hơn vùng võng mạc quan sát được
khi soi đáy mắt.
Bảng 2: Độ phù hợp giữa các phương pháp (n = 358).
Độ phù hợp (%)
Kappa
P
Bệnh võng
mạc
ĐTĐ
Bệnh hoàng
điểm ĐTĐ
Hình màu
và
Soi đáy mắt
93,02
0,8424
0,0000
91,62
0,7413
0,0000
CARA
và
Soi đáy mắt
51,96
0,1332
0,0009
59,78
0,1507
0,0007
Hình màu
Và
CARA
52,23
0,1484
0,0002
58,66
0,1134
0,0034
Từ các kết quả cho thấy độ phù hợp giữa soi
đáy mắt và phân tích hình ảnh bằng chương
trình CARA không cao, khoảng 52% trong tầm
soát bệnh võng mạc ĐTĐ và khoảng 60% trong
tầm soát bệnh hoàng điểm ĐTĐ.
Hình 2: Đường cong ROC của các phương pháp
trong chẩn đoán bệnh võng mạc ĐTĐ.
Hình 3: Đường cong ROC của các phương pháp
trong chẩn đoán bệnh hoàng điểm ĐTĐ.
BVMĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới
đường cong ROC là 0,5821 và bệnh hoàng điểm
ĐTĐ được phát hiện với diện tích dưới đường
cong ROC là 0,5985 khi tầm soát bằng chương
trình CARA.
Bảng 3: Độ nhạy và độ chuyên của các phương pháp.
Sens (%)
Spec
(%)
LR+ LR-
CARA 77,87 38,56 51,96 1,27 Bệnh võng
mạc ĐTĐ Hình màu 86,89 96,19 22,78 0,14
CARA 60,00 59,71 1,49 0,67 Bệnh
hoàng
điểm ĐTĐ Hình màu 67,06 99,27 91,54 0,33
Từ các kết quả trên cho thấy độ nhạy của tầm
soát BVMĐTĐ bằng phần mềm CARA tương đối
cao (78%), nhưng độ chuyên thấp (39%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 306
BÀN LUẬN
Việt Nam là nước đang phát triển, tỷ lệ bệnh
đái tháo đường có xu hướng ngày càng gia tăng
đòi hỏi những biện pháp chăm sóc tốt, toàn diện
cho bệnh nhân, trong đó khám sàng lọc và theo
dõi biến chứng BVMĐTĐ là một vấn đề quan
trọng. Phương pháp phát hiện và phân loại
BVMĐTĐ rất đa dạng như: đánh giá thị lực, soi
đáy mắt trực tiếp và gián tiếp, khám sắc giác,
chụp đáy mắt hình màu nổi, chụp mạch huỳnh
quang, chụp đáy mắt hình màu kỹ thuật số nhỏ
dãn và không nhỏ dãn. Đánh giá thị lực không
chính xác trong sàng lọc BVMĐTĐ, bỏ sót những
ca bệnh nặng mà thị lực còn tốt. Soi đáy mắt đòi
hỏi thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, là phương
pháp mang tính chủ quan và không cho phép
lưu lại dữ liệu. Khám sắc giác giúp phát hiện
sớm tổn thương hoàng điểm do bệnh đái tháo
đường nhưng cách thực hiện phức tạp. Phương
pháp chụp hình màu nổi 7 vùng chuẩn theo
nghiên cứu điều trị sớm BVMĐTĐ (ETDRS) là
tiêu chuẩn vàng phát hiện và phân loại
BVMĐTĐ, tuy nhiên là phương pháp tốn thời
gian, giá đắt, phải nhỏ dãn đồng tử. Chụp mạch
huỳnh quang là phương pháp thăm dò can
thiệp, đòi hỏi thực hiện ở nơi trang bị kỹ lưỡng
về trang thiết bị và nhân lực, chi phí đắt, gặp
phải các vấn đề dị ứng thuốc fluorescein. Chụp
hình màu võng mạc kỹ thuật số có ưu điểm kỹ
thuật chụp đơn giản, hình ảnh dễ lưu trữ trên
các hệ thống đa phương tiện, có thể được số hóa
và truyền đi trên các mạng. Việc thiết đặt máy
chụp hình võng mạc kỹ thuật số và huấn luyện
người chụp hình đơn giản có thể áp dụng được
ở nhiều nơi, có thể nối mạng với các máy vi tính
ở các trung tâm võng mạc. CARA là một chương
trình cho phép phân tích các hình ảnh chụp đáy
mắt gửi về từ xa qua mạng Internet, từ đó đưa ra
những kết luận nhằm phát hiện và chuyển
những bệnh nhân bị BVMĐTĐ cần thiết đến bác
sĩ nhãn khoa. Chương trình này thích ứng với
hầu hết các máy chụp hình đáy mắt thông
thường có thể đặt tại các phòng khám nội khoa
hay chuyên khoa nội tiết. CARA không chỉ giúp
tầm soát bệnh trên một số lượng lớn trong cộng
đồng mà còn làm giảm tải số bệnh nhân đến
khám ở các phòng khám chuyên khoa mắt, giảm
chi phí vận chuyển và điều trị. Từ các kết quả
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ
bệnh nhân có BVMĐTĐ và bệnh hoàng điểm
ĐTĐ cao hơn gấp đôi so với phát hiện bằng
khám qua sinh hiển vi do đó có độ phù hợp kém,
trong khi đó thì chụp hình màu đáy mắt cho kết
quả khả quan hơn, có độ phù hợp cao với khám
lâm sàng. Độ nhạy của chương trình CARA
trong tầm soát BVMĐTĐ tương đối cao (78%),
nhưng độ chuyên thấp (39%). Ngược lại độ nhạy
và độ chuyên của chụp hình màu đáy mắt đều
cao. Điều này có thể được lý giải do hình màu
đáy mắt được đọc và phân tích bởi bác sĩ chuyên
khoa mắt, tuy nhiên do chỉ chụp hình vùng võng
mạc trung tâm nên còn bỏ sót các tổn thương ở
ngoại biên. Độ nhạy (78%) của phần mềm CARA
tương đối cao đáp ứng yêu cầu tầm soát trong
cộng đồng. Bên cạnh đó, độ chuyên của CARA
có thể được cải thiện rất nhiều, do hình ảnh được
lưu trữ trên mạng bao gồm hình màu chụp đáy
mắt và hình ảnh được phân tích bằng CARA,
chương trình này cho phép bác sĩ chuyên khoa
mắt truy cập và đọc những hình ảnh trên, đồng
thời đưa ra nhận xét và kết luận. Chính yếu tố
này sẽ giúp tăng độ chuyên và độ nhạy của
CARA. Nghiên cứu của tác giả Herbert J Jelinek
và cộng sự (2006)(3) đánh giá máy phát hiện tự
động vi phình mạch trong tầm soát BVMĐTĐ ở
vùng quê cho thấy, sau khi các bác sĩ nhãn khoa
đọc các hình ảnh được máy phân tích gửi về và
đưa ra kết luận thì đạt độ nhạy 85% và độ
chuyên 90%. Nghiên cứu của tác giả
Namperumalsamy Perumalsamy và cộng sự
(2007) (7) cũng cho thấy độ phù hợp cao của kết
quả tầm soát BVMĐTĐ bằng phần mềm ADRS
3.0 sau khi được đọc và kết luận bởi bác sĩ nhãn
khoa. Nghiên cứu của Michael D. Abràmoff và
cộng sự (2008)(1) cho thấy chương trình tầm soát
EyeCheck có độ nhạy 84% và độ chuyên 64% do
đó chưa đạt yêu cầu để ứng dụng trong lâm
sàng cần hoàn thiện hơn. Tiếp đó vào năm 2010
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 307
ông cho thấy chương trình tầm soát EyeCheck có
độ nhạy 90% độ chuyên 47,7% so sánh với
chương trình Challenge có cùng độ nhạy nhưng
độ chuyên là 43,6% (2).
KẾT LUẬN
CARA là một chương trình đơn giản, dễ sử
dụng, giúp giảm chi phí trong tầm soát
BVMĐTĐ trong cộng đồng. Tuy nhiên cần thêm
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương trình
sau khi các hình ảnh đã được phân tích bởi
CARA được đọc và kết luận bởi bác sĩ nhãn khoa
qua mạng Internet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abràmoff MD, Niemeijer M, Suttorp-Schulten MSA, Viergever
MA, Russell SR, Ginneken B (2008), "Evaluation of a System for
Automatic Detection of Diabetic Retinopathy From Color
Fundus Photographs in a Large Population of Patients With
Diabetes", Diabetes Care, 31 (2):193–198
2. Abràmoff MD, Reinhardt JM, Russell SR, Folk JC, Mahajan VB,
Niemeijer M, Quellec G (2010), "Automated Early Detection of
Diabetic Retinopathy", Ophthalmology, 117 (6):1147–1154
3. Jelinek HJ, Cree MJ, Worsley D, Luckie A, Nixon P (2006), "An
automated microaneurysm detector as a tool for identification
of diabetic retinopathy in rural optometric practice", Clin Exp
Optom 89 (5):299–305
4. King H, Aubert RE, Herman WH (1999), "Global burden of
diabetes, 1995-2025: prevalence, numerical estimates, and
projections." Diabetes Care, 22 (4):650
5. MacCuish AC (1993), "Early detection and screening for
diabetic retinopathy", Eye, 7:254–259
6. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội Tiết Học Dại
Cương, NXB Y Học:335 – 450
7. Perumalsamy N, Prasad NM, Sathya S, Ramasamy K (2007),
"Software for Reading and Grading Diabetic Retinopathy:
Aravind Diabetic Retinopathy Screening 3.0", Diabetes Care,
30:2302–2306
8. WHO/IDF, EUROPE (1990), "Diabetes Care and Research in
Europe: the St. Vincent Declaration", Diabetes Medicine, 7:360
9. Wild S, Roglic G, Green A, Sicree R, King H (2004), "Global
Prevalence of Diabetes: Estimates for the year 2000 and
projections for 2030", Diabetes Care, 27 (5):1047–1053.