Đề cương môn học Đàm phán quốc tế

(1) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán ngoại giao nói riêng từ góc độ khoa học (những kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản liên quan đến đàm phán), nghệ thuật (sự vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm một cách hiệu quả, sáng tạo) và nghiệp vụ (với tư cách là một chức năng của ngoại giao). Nhiều góc độ của đàm phán sẽ được phân tích như lợi ích, luật pháp, quyền lực, đạo đức, yếu tố tâm lý, cảm xúc, thời gian, văn hoá trên cơ sở hệ thống tri thức đa ngành (chính trị học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học và văn hoá học) (2) Trang bị cho sinh viên cách làm việc nhóm, cách dùng từ ngữ, nói chuyện, diễn giải để có thể gây chú ý và thuyết phục được người nghe. (3) Trang bị kỹ năng mềm cho các sinh viên năm cuối, chuẩn bị tốt nghiệp trong việc chuẩn bị xin việc, đi phỏng vấn và giao tiếp xã hội.

pdf13 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn học Đàm phán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ (INTERNATIONAL NEGOTIATIONS) LỚP QH- HỌC KỲ II, 2016-2017 I. THÔNG TIN CHUNG Số tín chỉ: 02 tín chỉ Số tiết: 45 tiết (25 tiết lý thuyết; 15 tiết thực hành) Điều kiện tiên quyết: dành cho sinh viên năm thứ Ba, năm thứ Tư đã hoàn thành giai đoạn cơ sở ngành và đã tích luỹ môn Văn hoá Giao tiếp, Giao tiếp xuyên văn hoá, Public Speaking. Tính chất môn học: kỹ năng mềm Trình độ: sinh viên năm thứ 4 II. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN 2.1. Giảng viên phụ trách môn học : Th.S. Nguyễn Phương Hà Email: damphanfir@gmail.com III. MỤC TIÊU MÔN HỌC (1) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán ngoại giao nói riêng từ góc độ khoa học (những kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản liên quan đến đàm phán), nghệ thuật (sự vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm một cách hiệu quả, sáng tạo) và nghiệp vụ (với tư cách là một chức năng của ngoại giao). Nhiều góc độ của đàm phán sẽ được phân tích như lợi ích, luật pháp, quyền lực, đạo đức, yếu tố tâm lý, cảm xúc, thời gian, văn hoá trên cơ sở hệ thống tri thức đa ngành (chính trị học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học và văn hoá học) (2) Trang bị cho sinh viên cách làm việc nhóm, cách dùng từ ngữ, nói chuyện, diễn giải để có thể gây chú ý và thuyết phục được người nghe. (3) Trang bị kỹ năng mềm cho các sinh viên năm cuối, chuẩn bị tốt nghiệp trong việc chuẩn bị xin việc, đi phỏng vấn và giao tiếp xã hội. IV. CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC 4.1. Kiến thức: (1) Hiểu và vận dụng (apply) nắm được (define – định nghĩa) những loại hình đàm phán khác nhau với các đối tượng khác nhau ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 2 (2) Áp dụng (employ) các lý thuyết và kỹ thuật phù hợp để có thể chuẩn bị cho một cuộc đàm phán đem lại lợi ích cho các bên tham gia đàm phán. Áp dụng các chiến lược (strategies), sách lược (tactics) và thủ thuật (techniques) khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, địa điểm, đối tượng để mang lại kết quả tốt cho một buổi đàm phán. (3) Xây dựng (construct) về đàm phán ngoại giao (đoàn đàm phán, quy cách tiến hành các đàm phán song phương và đa phương quốc tế, trung gian, điều phối, hòa giải.) 4.2. Kỹ năng: (1) Có kỹ năng tổ chức (build) một nhóm đàm phán (teamworking) (2) Hoàn thiện và nâng cao (complete with confidence) kỹ năng trình bày (presentation) (3) Thuần thục (Master) trong Kỹ năng giao tiếp (communication) (4) Có khả năng ứng biến linh hoạt (solve) trong mọi tình huống phát sinh 4.3. Thái độ (1) Quan tâm và theo đuổi (show continual desire to) đến các vấn đề thời sự quốc tế (2) Hành xử phù hợp (Behave accordingly) trong 1 thế giới đa dạng (3) Bảo vệ (Defend) được lợi ích của tổ chức mình đại diện V. TỔ CHỨC LỚP HỌC & YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN Tổ chức lớp học: - Trong học kỳ này, các buổi học được tổ chức vào thứ và thứ . hàng tuần, từ . đến ngày .Thời gian học của mỗi buổi lên lớp cụ thể như sau từ đến. - Sinh viên có mặt sau giờ điểm danh coi như vắng mặt không phép.Sinh viên vắng mặt quá 03 buổi học sẽ bị đánh rớt khỏi môn học. - Do môn học mang tính thực hành cao nên tất cả bài tập tích lũy cả trong lớp và về nhà đều được chấm điểm. Các bài tập tích lũy, bài luận,... được nộp vào trước khi điểm danh. Sẽ không có ngoại lệ nào cho các bài nộp trễ hạn. - Sinh viên cần có ý thức giữ gìn không gian công cộng của lớp học: không ăn uống, sử dụng điện thoại di động, laptop và các thiết bị điện tử khác trong giờ học (trừ các giờ bài tập theo yêu cầu của giảng viên). Không chấp nhận việc xả rác và những hành vi cư xử thiếu văn hóa trong giờ học. Hết giờ, sinh viên dọn hết rác trong phòng học để phòng hoàn toàn sạch sẽ gọn gàng như đầu giờ học. - Sinh viên cần tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà trường, quy định về đeo thẻ sinh viên, trang phục và đồng phục các khóa. - Giảng viên bảo lưu quyền từ chối sinh viên vào lớp học. Yêu cầu đối với sinh viên: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 3 - Giảng viên đã cung cấp các tài liệu tham khảo, tập bài đọc bắt buộc trong đề cương chi tiết. Sinh viên có nghĩa vụ hoàn tất các bài đọc trước khi đến lớp theo yêu cầu của khoa, tham dự đầy đủ các buổi học cũng như hoàn thành các bài tập được giao. Sinh viên cần có trách nhiệm tự ý thức với việc hoàn thiện bản thân mình trong quá trình giao tiếp. - Sinh viên cần đăng ký thành viên của email lớp. Nội dung môn học, điểm số, bài đọc bắt buộc, tài liệu tham khảo và các yêu cầu khác của giảng viên sẽ được cập nhật trên email. Sinh viên cần kiểm tra email của lớp thường xuyên để cập nhật thông tin, nắm được các công việc cần thiết phải chuẩn bị đồng thời có trách nhiệm in và đem các tài liệu được yêu cầu tới lớp. - Sinh viên bắt buộc phải nộp 1 trang gồm: ảnh cá nhân, tên tuổi, sở thích và mong muốn về nghề nghiệp trong tương lai trong tuần thứ 2 của môn học. Quy định của môn học Chuyên cần: - Lớp học điểm danh vào đầu giờ. Sinh viên nào đi muộn 30 phút xem như vắng mặt vào buổi học đó. Sinh viên vắng mặt quá 3 buổi sẽ không được phép dự thi cuối kỳ. Bài tập về nhà có thể được tính vào điểm chuyên cần. Trong trường hợp vắng mặt, sinh viên có trách nhiệm thu thập các thông tin về bài giảng, bài tập hoặc các yêu cầu khác được đưa ra trong giờ học. Bài tập về nhà: - Sinh viên sẽ được giao bài tập về nhà sau các buổi học. Sinh viên có trách nhiệm thực hiện các bài tập/bài đọc được giao. Tham gia phát biểu: - Đây là khóa học dựa trên ý kiến thảo luận của sinh viên, nên tham gia phát biểu là cần thiết. Phần lớn, các buổi học, sinh viên sẽ làm việc nhóm với các bài tập miêu tả tình huống thực tế và thảo luận tài liệu. Sinh viên có thể nhận được điểm cộng nếu phát biểu tốt và tích cực tham gia xây dựng trên lớp. VI. CHÍNH SÁCH MÔN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ - Đàm phán Quốc tế là môn học rèn luyện kỹ năng mềm, rất quan trọng cho các sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế. Quan điểm của giảng viên trong môn học này là rất rõ ràng: sinh viên cần phải có thái độ học tập nghiêm túc, kế hoạch học tập chi tiết và luôn có ý thức nỗ lực để hoàn thành tối thiểu các bài tập của môn học theo quy định. Để chuẩn bị cho một buổi học (trung bình 3tiết), sinh viên cần có tối thiểu 7-10 tiết tự học, tự nghiên cứu ở nhà về nội dung được trao đổi ngày hôm đó (xem kế hoạch chi tiết). - Sinh viên cần ý thức được phương pháp đánh giá môn học này được xây dựng trên quan điểm đánh giá toàn bộ quá trình học tập của sinh viên. Không chủ quan khi tham dự môn học này. Giảng viên không chấp nhận việc xin điểm danh khi vào trễ, xin nâng điểm ở các bài tập tích lũy theo tuần, các đề tài thảo luận, bài tập nhóm Các bài đọc bổ sung có thể được gửi tối thiểu trước (12) tiếng ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 4 - Ngoài ra, sinh viên luôn có cơ hội cải thiện điểm số bằng cách tham gia thảo luận tích cực trong giờ giảng bằng những ghi chú tóm tắt bài đọc ở nhà. Đánh giá: - Điểm giữa kỳ (30%): thi viết - Điểm cuối kỳ (70%): tùy vào tình hình lớp học, giảng viên sẽ yêu cầu cụ thể chi tiết trong quá trình giảng dạy. Gồm: o 30%: bài thi mô phỏng cuối kỳ (thực hành) o 30%: trắc nghiệm, bài tập tình huống (3 bài) o 10%: chuyên cần – đóng góp tham gia thảo luận trên lớp, đi học đúng giờ. - Ngoài ra sinh viên còn được nhận điểm thưởng từ làm bài tập đầy đủ ở nhà & tham gia phát biểu có chất lượng ở trên lớp.  Kết quả: 1. 5 – 6 điểm: sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản nhất của nội dung môn học (các yếu tố cơ bản để chuẩn bị cho đàm phán, văn hóa trong đàm phán) 2. 6 -7 điểm: sinh viên nhận dạng được những lý thuyết cơ bản trong đàm phán quốc tế 3. 7-8 điểm: sinh viên xác định rõ ràng về các yếu tố quan trọng để chuẩn bị đàm phán, các yếu tố chi phối và cách giao tiếp trong đàm phán 4. 9-10 điểm: sinh viên có khả năng tổng hợp, làm việc nhóm, đề ra sách lược, thủ thuật trong đàm phán để có thể có chiến lược phù hợp nhất đối với các loại hình đàm phán khác nhau. VII. VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC - Khoa QHQT – Trường ĐHKHXH&NV luôn đề cao tiêu chuẩn đạo đức khoa học. Giảng viên các môn học sẽ kiểm tra việc sinh viên vi phạm quy chế thi hoặc gian lận, đạo văn trong bài làm của mình. Trong môn học này, giảng viên không chấp nhận bất cứ vi phạm nào về đạo đức khoa học dưới bất kì hình thức nào. Sinh viên cần lưu ý kỹ phương pháp làm nghiên cứu, trích dẫn nguồn và cách viết luận đúng. Nếu có thắc mắc về đạo đức khoa học, sinh viên có thể trao đổi với giảng viên và trợ giảng để biết một số ví dụ cụ thể về gian lận thi cử, cố tình đạo văn và vô ý đạo văn, - Sinh viên trong môn học này nếu gian lận trong kì kiểm tra hay đạo văn sẽ bị đánh rớt. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bắt buộc: 1. Fisher.Roger và Ury.William. Getting to YES – Negotiation agreement without giving in – Revised Edditions by Fisher, Ury and Patton – Penguin Books, 2011 2. Tập bài đọc môn Đàm phán Quốc tế - Khoa Quan hệ Quốc tế, trường ĐH KHXH và Nhân văn TPHCM. ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 5 Tài liệu tham khảo: TIẾNG ANH: 1. Ury.William. The Power of a Positive No – Save the Deal, Save the Relationship and Still say No – Bantam Book, 2008 2. Salacuse.Jewswald W. The Global Negotiatior – Making, Managing and Mending Deals Around the World in the Twenty-First Century – Palgrave Macmillan, 2003 3. Stone.Douglas, Patton.Bruce, Heen.Sheila. Difficult Conversations – How to discuss what matters most – Penguin Books, 2010 4. Shell.G.Richard. Bargaining for Advantage – Negotiation strategies for reasonable people – Penguin Books, 2006 5. Terri Morrison and Wayne A. Conaway. Kiss, Bow or Shake Hands –Avon, Massachusetts, 2006 6. Kerry Patterson, Joseph Grenny, Ron McMillan, Al Switzler. Crucial conversations – Tools for talking when stakes are high, McGrawhill, 2012 TIẾNG VIỆT: 7. Roy.J.Lewicki, David.M.Saunders, John.W.Minton – Nguyễn Thị Thu dịch . Nghệ thuật đàm phán – NXB Giao thông vận tải, 2008 8. Cohen.Steven P. Đàm phán thành công – Negotiate your way to success. NXB Tổng Hợp TPHCM, 20 9. Đoàn Thị Hồng Vân. Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế. NXB Lao động – Xã hội, 2010 10. Trần Đức Minh. Nghệ thuật đàm phán – NXB Dân Trí, 2011 11. Gerardi.Nierenberg. Nghệ thuật thương lượng. NXB Đồng Nai, 2010 12. Gerand. I. Nierenberg – Henry H.Calero. Nghệ thuật Đàm phán mới – Đàm phán để hướng tới một giải pháo “Mọi người đều thắng”. NXB Văn hóa – Thông tin, 2015 13. Kohlrieser.George. Đàm phán giải phóng “con tin” – Các nhà lãnh đạo đã giải quyết xung đột, tạo dựng ảnh hưởng và làm việc hiệu quả như thế nào?. NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân, 2010 14. Lam Triều (lược dịch). Làm thế nào để đàm phán thành công. NXB Phụ nữ, 2004 15. Công Minh – Hà Huy. Làm thế nào để Đàm phán hiệu quả tạo ra thành công. NXB Đà Nẵng, 2011 16. Cẩm nang kinh doanh – Havard Business Essentials. Kỹ năng thương lượng – Negotiation. NXB Tổng Hợp TPHCM 2003 17. Và một số bài đọc tương ứng với nội dung buổi học ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 6 IX. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHI TIẾT TUẦN BÀI Các hoạt động giảng dạy Các hoạt động học tập của sinh viên BÀI ĐỌC BÀI TẬP VỀ NHÀ TUẦN 1 BUỔI 1 (2.5 TIẾT) BUỔI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC - Khái quát về môn học: đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. - Mối liên hệ của SV học ngành QHQT và môn Đàm phán - Tầm quan trọng của Đàm phán đối với đời sống thường nhật và với công tác Ngoại giao - Yêu cầu của giảng viên, chia nhóm để làm bài thực hành - Giảng viên giải thích yêu cầu môn học - Giảng viên hướng dẫn cách chia nhóm - Trao đổi và Thảo luận với sinh viên về chính sách/yêu cầu môn học - Làm bài tập ngắn thông qua bài thơ “Thằng Bờm” - Sinh viên nghiên cứu kỹ đề cương môn này để hiểu yêu cầu, các kỹ năng và kiến thức cần có cho môn học này. - Tập bài đọc môn Đàm phán Quốc tế - Nghệ thuật Đàm phán, Trần Đức Minh, NXB Dân Trí, 2011, trang 13- 45 - Nghệ thuật thương lượng, Gerardi. Nierenberg, NXB Đồng Nai 2011, trang 9 – 35 - Nghệ thuật Đàm phán mới – Đàm phán để hướng tới một giải pháp “Mọi người đều thắng”, NXB VH- TT, trang 11- 23 Nghệ thuật Đàm phán, Roy.J.Lewicki, David.M.Saunders, John.W.Minton (Nguyễn thị Thu dịch), NXB GTVT,2008, trang 07-20 - - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên hoàn thành Bio ngắn có hình và thông tin theo yêu cầu ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 7 - TUẦN 01 BUỔI 2 (2.5 TIẾT) BUỔI 2 : LÝ THUYẾT VỀ ĐÀM PHÁN - Tại sao phải đàm phán ? - Có bao nhiêu cách giải quyết xung đột ? - Có bao nhiêu kết quả cho đàm phán ? - Định nghĩa về Đàm phán ? - Có mấy giai đoạn của Đàm phán ? - Giảng viên giảng lý thuyết - Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên, diễn giải và trình bày về nội dung đã chuẩn bị về nhà. + Các giai đoạn của đàm phán? + Định nghĩa Đàm phán - Sinh viên chia nhóm làm bài tập thực hành Định giá máy VECON. - Tập bài đọc môn Đàm phán Quốc tế - Nghệ thuật Đàm phán, Roy.J.Lewicki, David.M.Saunders, John.W.Minton (Nguyễn thị Thu dịch), NXB GTVT,2008, trang 38-53 - Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế, GS.TS Đoàn thị Hồng Vân, 2010, trang 173-203 . - Nghệ thuật Đàm phán, Trần Đức Minh, NXB Dân Trí, 2011, trang 46- 66. - Những sự thật về Đàm phán, Leigh Thompson, NXB LĐ-XH, 2012, trang 87- 101. - Nghệ thuật Đàm phán mới – Đàm phán để hướng tới một giải pháp “Mọi người đều thắng”, NXB VH- TT, trang 24-40 - Đàm phán giải phóng “con tin” , George Kohlrieser,NXB ĐHKTQD,2010. Chương 5: Nghệ thuật quản lý xung đột, trang 175 – 209. - Bargaining for Advantage – Negotiation Strategies for Reasonable people, G.Richard Shell, Peguin Books, 2006, page 3 – 25. - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên làm bài thu hoạch tại nhà cho ví dụ về BATNA và giải thích BATNA được hiểu là như thế nào trong ví dụ của mình TUẦN 2 BUỔI 3 (2.5 TIẾT) BUỔI 3: 7 YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐÀM PHÁN - Lợi ích (interests) - Các phương án thỏa thuận (options) - Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày sự hiểu biết về các yếu tố cơ bản của đàm phán. - Tập bài đọc về Đàm phán - Getting to Yes – Negotiating agreement without giving in, Roger Fisher and William Ury, Penguin Books,2011, page 19-108 - Kỹ năng thương lượng – Negotiation. Cẩm nang kinh doanh – Havard - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên làm bài tập được yêu cầu trong buổi 3. ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 8 - Các lựa chọn tốt nhất cho một thỏa thuận đàm phán (BATNA) - Sinh viên sẽ được làm bài tập dựa trên các yếu tố này. Business Essentials, NXB Tổng Hợp TPHCM 2003. Chương 2: BATNA, tr 23-48 - Sinh viên đọc thêm bài đọc được gửi qua email. TUẦN 2 BUỔI 4 (2.5 TIẾT) BUỔI 4 : 7 YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐÀM PHÁN (tt) - Tính chính đáng/giao tiếp (legitimacy) - Đối thoại/giao tiếp (communication) - Mối quan hệ giữa các bên (relationship) - Kết thúc đàm phán – kế hoạch hành động, kết quả đạt được (commitment) - Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày sự hiểu biết về các yếu tố cơ bản của đàm phán. - Sinh viên sẽ được làm bài tập dựa trên các yếu tố này - Giảng viên cung cấp lý thuyết cơ bản - Tập bài đọc về Đàm phán - Getting to Yes – Negotiating agreement without giving in, Roger Fisher and William Ury, Penguin Books,2011, page 82 – 93, page 153 – 162, page 170 -179 - Đàm phán giải phóng “con tin” , George Kohlrieser,NXB ĐHKTQD,2010. Chương 5: Nghệ thuật quản lý xung đột, trang 211 – 249 - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên làm bài tập được yêu cầu trong buổi 4. - Sinh viên đọc thêm bài đọc được gửi qua email TUẦN 3 BUỔI 5 (2.5 TIẾT) BUỔI 5: THỰC HÀNH 7 YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐÀM PHÁN Bài tập thực hành Sally Soprano được phát tại lớp - Giảng viên sửa bài tập nhóm theo 7 yếu tố - Giảng viên tổng kết những nội dung cơ bản của 7 bước chuẩn bị của đàm phán. - Tập bài đọc về Đàm phán - Những sự thật về Đàm phán, Leigh Thompson, NXB LĐ-XH, 2012, trang 46 - 79 - Kỹ năng thương lượng – Negotiation.Cẩm nang kinh doanh – Ha./vard Business Essentials. NXB Tổng Hợp TPHCM 2003. Chương 2: BATNA, tr42-59. - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên đọc Công ước viên năm 1961 về Ngoại giao TUẦN 03 BUỔI 6 (2.5 TIẾT) BUỔI 6: THỰC HÀNH 7 YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA ĐÀM PHÁN Bài tập thực hành Zalada và Colonia được phát tại lớp - Sinh viên chia nhóm đàm phán và làm bài tập thu hoạch sau đàm phán. - Tập bài đọc về Đàm phán - Một đời thương thuyết. Phan Văn Trường.. Chương 13 trang 294-306 - Difficult Conversations “How to discuss what matters most”.Douglas Stone, Bruce Patton, Sheila Heen. - Sinh viên đọc trước Bài đọc theo quy định - Sinh viên đọc lại tài liệu về: 5 chiều văn hóa của Hofstede, luận điểm về văn hóa của Halls. ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 9 Penguin Books. 2010. The “what happenned?” conversation. pg26-43 - Bài tập: 1. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức, tính cách cá nhân đến đàm phán trong kinh doanh 2. Tóm tắt ngắn gọn bài viết của GS Salacuse về 10 yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến đàm phán (được gửi qua email) TUẦN 04 BUỔI 7 (2.5 TIẾT) THI GIỮA KỲ TUẦN 04 BUỔI 8 (2.5 TIẾT) BUỔI 8: VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN - Nhận diện văn hóa bản địa và các rào cản văn hóa - Nhận diện khác biệt văn hóa - Các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa - Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày về phần bài tập đã chuẩn bị - Giảng viên sẽ tổng kết những nội dung cần lưu ý đối với văn hóa dân tộc, khác biệt văn và sự ảnh hưởng của nó đến đàm phán - Tập bài đọc môn Đàm phán - The Global Negotiator, 2003 Salacuse. W. Jeswald. Chương 7: Culture (tr 89 – 115) - Một đời thương thuyết. Phan Văn Trường.. Chương 2 (tr41-70) và chương 11 (tr 223- 263) - Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế, GS.TS Đoàn thị Hồng Vân, 2010. Chương 2: trang 53-96 Dựa vào bài “Các ông Tây, bà Tàu – GS Phan Văn Trường (gửi vào hộp email) và Tập bài đọc về phần Kiss, Bow or shake hands chuẩn bị: 1. Rút ra kinh nghiệm cần thiết khi đàm phán với người Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc 2. Những điểm chính cần lưu ý về con người khi đàm phán với người Pháp, ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ 2016-2017 10 Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản TUẦN 05 BUỔI 9 (2.5 TIẾT) BUỔI 9: VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN - Các điểm chính cần lưu ý về văn hóa dẫn chi phối đàm phán của người Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên để trình bày về phần bài tập đã chuẩn bị - Giảng viên sẽ tổng kết những nội dung cần lưu ý - Phổ biến thông tin của buổi thực hành và chia nhóm - Tập bài đọc môn Đàm phán - Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế, GS.TS Đoàn thị Hồng Vân, 2010. Phần Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trang 345 -500, Chương 12: Đàm phán trong kinh doanh giữa Nhật và Mỹ trang 521-537. - Kiss, Bow or Shake Hands. Terri Morrison and Wayne A. Conaway. – Avon, Massachusetts, 2006, page 168-188, page 534-554, page 89-99, page 276-287 - Kiểm tra hộp email để đọc phần thông tin cần có chuẩn bị cho đàm phán - Tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa giữa người Thái Lan và người Mỹ TUẦN 05 BUỔI 10 (2.5 TIẾT) BUỔI 10: THỰC HÀNH PHẦN VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN Bài tập thực hành case Med-Leee được phát ra tại lớp - Sinh viên chia nhóm đàm phán và làm bài tập thu hoạch sau đàm phán. - Kiss, Bow or Shake Hands. Terri Morrison and Wayne A. Conaway. – Avon, Massachusetts, 2006, page 506 -513, page 544-554 - Một đời thương thuyết. Phan Văn Trường.. Chương 10: Sáp nhập và mua bán công ty. Trang 199-222. - Sinh viên đọc trước bài đọc theo quy định - Sinh viên kiểm tra m