Đề cương ôn tập Môn: Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở - Đinh Huy

Câu 1: Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng? (Bài 1) (Nhiệm vụ) Câu 2: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 1) Câu 3: Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam? (Bài 2) Câu 4: Vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng? (Bài 3) Câu 5: Làm rõ "Sử dụng cán bộ là khâu có vai trò quyết định trong công tác cán bộ"? (Bài 3) Câu 6: Các quy chế công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 3) Câu 7: Làm rõ “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”? (Bài 3) Câu 8: Nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng? (Bài 5) Câu 9: Nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng? (Bài 5) Câu 10: Trình bày những nội dung chủ yếu cần thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Giống Câu 2, nên lấy Câu 2 làm bài vì sát với giáo trình)

doc23 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Môn: Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở - Đinh Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng? (Bài 1) (Nhiệm vụ) Câu 2: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 1) Câu 3: Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam? (Bài 2) Câu 4: Vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng? (Bài 3) Câu 5: Làm rõ "Sử dụng cán bộ là khâu có vai trò quyết định trong công tác cán bộ"? (Bài 3) Câu 6: Các quy chế công tác cán bộ của tổ chức cơ sở đảng? (Bài 3) Câu 7: Làm rõ “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”? (Bài 3) Câu 8: Nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng? (Bài 5) Câu 9: Nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng? (Bài 5) Câu 10: Trình bày những nội dung chủ yếu cần thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng? (Giống Câu 2, nên lấy Câu 2 làm bài vì sát với giáo trình) Câu 1: Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Đảng ta xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Vậy tổ chức cơ sở Đảng là những tổ chức nào? Nó có vị trí, vai trò ra sao? Quan niệm tổ chức cơ sở đảng (bao gồm các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ cơ sở) là tổ chức cơ sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, HTX, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh. Chúng ta cần hiểu thêm, Ban cán sự Đảng - Đảng đoàn không phải là tổ chức cơ sở Đảng, vì về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ thì lãnh đạo về chuyên môn đối với đơn vị đó, còn tổ chức cơ sở Đảng là lãnh đạo toàn diện. Tổ chức cơ sở Đảng có: - Từ 03 đảng viên chính thức đến dưới 30 đảng viên thì lập Chi bộ cơ sở. - Từ 30 đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở. Hiện nay nước ta có 25 loại hình thức cơ sở Đảng, được chia thành 5 nhóm: nhóm ở các đơn vị hành chính (nhân dân); nhóm ở các cơ quan quản lý nhà nước (quyền lực); nhóm ở các đơn vị kinh tế (tài chính); nhóm ở các lực lượng vũ trang (công cụ bạo lực); và nhóm các tổ chức đảng thông thường (trí thức). Về vị trí, tổ chức cơ sở Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo của đảng. Tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức thấp nhất, là cấp tổ chức sâu rộng nhất trong hệ thống tổ chức 4 cấp của đảng (Trung ương, Tỉnh, Huyện, Tổ chức cơ sở đảng), là cấp tổ chức nền tảng của đảng, là đơn vị chiến đấu của đảng ở cơ sở, là cầu nối giữa đảng với nhân dân. Về vai trò, tổ chức cơ sở Đảng có vai trò: - Là hạt nhân chính trị ở cơ sở: + Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp giáo dục, thuyết phục và tổ chức cho quần chúng nắm vững và thực hiện đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, các chủ trương kế hoạch công tác của cấp trên. + Tổ chức cơ sở đảng là cấp gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân; qua đó phản ánh với cơ quan cấp trên, với Đảng và Nhà nước, để Đảng và Nhà nước ra đường lối, chính sách. Góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “Những thành lựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng”. - Là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng: + Củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. + Thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, kiểm tra, giám sát trong đảng. + Trực tiếp hoặc gián tiếp bầu các cơ quan lãnh đạo của các cấp của đảng. + Tham gia xây dựng đường lối, chính sách của đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Để lãnh đạo cách mạng Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Tổ chức cơ sở đảng còn là tổ chức cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là một mắt khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ Đảng vói dân - nền tảng sức mạnh của Đảng, bởi đây là tổ chức đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm lý, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. Hồ Chí Minh dạy rằng: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng” và Người đã khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Nói về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đối với Đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”. Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Tóm lại: Với vị trí, vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở đảng tuy là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị đó, là tổ chức bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng. Đảng ta thực sự muốn mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phải có các biện pháp đồng bộ, chúng ta mới nâng cao được chất lượng của tổ chức đảng ở cơ sở và bảo đảm cho các tổ chức cơ sở đảng thực sự là nền tảng, hạt nhân chính trị của Đảng. Liên hệ thực tiễn: - Là Chi bộ bộ phận trực thuộc Đảng bộ PISICO, thực hiện nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh: thuộc loại hình thức sở sở đảng ở nhóm các đơn vị kinh tế. - Là cầu nối giữa Đảng bộ cấp trên với cán bộ, công nhân lao động ở đơn vị. - Thực hiện giáo dục, tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ cấp trên. Thực hiện nhiệm vụ: Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm do cấp trên giao. - Theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, công nhân lao động để báo cáo, đề xuất trình cấp trên về các chế độ hưởng lợi, lợi ích cho công nhân trong quá trình lao động, đề cử các chức danh chủ chốt tại đơn vị và giới thiệu quần chúng ưu tú tham gia vào đội ngũ của Đảng. - Kiểm tra, giám sát các cán bộ có vị trí trong quản lý và quần chúng, nhắc nhở, giáo dục nếu thấy bắt đầu có dấu hiệu sai phạm trong công tác. Câu 2: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là một nội dung rất quan trọng. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về xây dựng TCCSĐ nhằm chỉnh đốn và đổi mới Đảng làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, là vấn đề then chốt đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Đảng ta xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Vậy tổ chức cơ sở Đảng là những tổ chức nào? Giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng? Quan niệm tổ chức cơ sở đảng (bao gồm các chi bộ cơ sở và các Đảng bộ cơ sở) là tổ chức cơ sở của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan, HTX, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh. Chúng ta cần hiểu thêm, Ban cán sự Đảng - Đảng đoàn không phải là tổ chức cơ sở Đảng, vì về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ thì lãnh đạo về chuyên môn đối với đơn vị đó, còn tổ chức cơ sở Đảng là lãnh đạo toàn diện. Tổ chức cơ sở Đảng có: - Từ 03 đảng viên chính thức đến dưới 30 đảng viên thì lập Chi bộ cơ sở. - Từ 30 đảng viên trở lên thì lập Đảng bộ cơ sở. Hiện nay nước ta có 25 loại hình thức cơ sở Đảng, được chia thành 5 nhóm: nhóm ở các đơn vị hành chính (nhân dân); nhóm ở các cơ quan quản lý nhà nước (quyền lực); nhóm ở các đơn vị kinh tế (tài chính); nhóm ở các lực lượng vũ trang (công cụ bạo lực); và nhóm các tổ chức đảng thông thường (trí thức). Tổ chức cơ sở Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự lãnh đạo của đảng. Tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức thấp nhất, là cấp tổ chức sâu rộng nhất trong hệ thống tổ chức 4 cấp của đảng (Trung ương, Tỉnh, Huyện, Tổ chức cơ sở đảng), là cấp tổ chức nền tảng của đảng, là đơn vị chiến đấu của đảng ở cơ sở, là cầu nối giữa đảng với nhân dân. Và tổ chức cơ sở Đảng có vai trò: Là hạt nhân chính trị ở cơ sở; Là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng: Thực trạng tổ chức cơ sở Đảng - Ưu điểm: + Tổ chức cơ sở đảng đã được thiết lập ở hầu khắp các đơn vị cơ sở và được kiện toàn 1 bước. + Các tổ chức cơ sở đảng đã có bước chuyển biến tiến bộ trong việc phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo, các mặt công tác ở cơ sở (xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục, ) + Phương thức phong cách lãnh đạo bước đầu được đổi mới (xây dựng quy chế làm việc, gần dân hơn, hoạt động theo quy chế dân chủ cơ sở,) + Sinh hoạt đảng được chỉnh đốn, khắc phục một bước tình trạng lõng lẻo trong sinh hoạt đảng. + Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở được đẩy mạnh. + Số tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ngày càng tăng, số tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm mạnh. Nguyên nhân của ưu điểm: + Đảng đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. + Từ Trung ương đến các cấp ủy địa phương đã có nhiều cố gắng đề ra, nhiều biện pháp xây dựng cũng cố tổ chức cơ sở đảng. + Nhiều tổ chức cơ sở đảng có sự nổ lực phấn đấu vươn lên. Từ ưu điểm và nguyên nhân trên, ta thấy có chuyển biến tiến bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được nâng cao một bậc. - Khuyết điểm: + Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở nhiều nơi còn yếu, một số nơi chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở. + Phương thức, phong cách lãnh đạo còn nhiều hạn chế, tình trạng bao biện, là thay hoặc buông lõng vai trò lãnh đạo còn xảy ra ở không ít nơi. + Nội dung, hình thước sinh hoạt chi bộ còn lúng túng, hiệu quả thấp. + Công tác đảng viên, cán bộ còn nhiều yếu kém, nhất là công tác giáo dục, quản lý đảng viên, cán bộ; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn hạn chế, bất cập. + Một số tổ chức cơ sở đảng chậm được chỉnh đốn, yếu kém kéo dài, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm dân chủ, cán bộ quan liêu, tham nhũng, làm cho quần chúng bất bình, khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định cơ sở. + Mô hình tổ chức của tổ chức cơ sở đảng còn chưa thật sự thống nhất, một bộ phận đơn vị cơ sở chưa có tổ chức cơ sở đảng. Nguyên nhân của khuyết điểm: + Chưa nhận thức thật sự sâu sắc về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng; chưa quan tâm tập trung chỉ đạo để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. + Tổ chức đảng cấp trên cơ sở chưa sâu sát hiểu rõ cơ sở; chưa kịp thời giúp cơ sở phát hiện, tháo gỡ khó khăn, yếu kém. + Một số quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho cơ sở chậm được ban hành, sửa đổi. + Bản thân một số tổ chức cơ sở đảng chưa nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu xây dựng chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng, có nơi còn trông chờ, ỷ lại cấp trên hoặc chủ quan tự mãn. Từ ưu điểm và nguyên nhân trên, ta thấy mặc dù có chuyển biến tiến bộ, nhưng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu nhiều nhiệm vụ hiện nay. Từ thực trạng trên, Đảng đã có những biện pháp chủ yếu cần thực hiện để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng: có 5 biện pháp chủ yếu - Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự tiên phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao Các cấp ủy phải quan tâm làm tốt công tác chính trị tư tưởng, chủ động dự báo tình hình để kịp thời trang bị những thông tin có định hướng của Đảng cho cán bộ, đảng viên. Chủ động khắc phục những biểu hiện phai nhạt lý tưởng; chống chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, vụ lợi, cá nhân, trung bình chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, chi bộ, đảng bộ trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chính sách của Đảng và tình đồng chí. Thực hiện tốt biện pháp này nó có ý nghĩa, tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếp tiến hành các mặt công tác đảng viên, cho nên hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng có tác động trực tiếp đến sự trưởng thành của từng đảng viên và chất lượng đội ngủ cán bộ, đảng viên. Ngược lại chất lượng đội ngũ đảng viên là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng nói chung và tổ chức cơ sở Đảng nói riêng. Với ý nghĩa đó, các tổ chức cơ sở Đảng phải chú trọng công tác đảng viên và phải coi công tác đảng viên là một trong những biện pháp cơ bản để tăng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. - Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn tổ chức cơ sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tồ chức chính trị - xã hội; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên. Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức của các tổ chức cơ sở đảng cho đồng bộ, thống nhất với các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở. Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với những tổ chức cơ sở đảng có tính đặc thù. Đối với khu vực xã, phường, thị trấn, tiến hành sắp xếp mô hình tổ chức của đảng bộ, chi bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn dân cư theo hướng phù hợp. Đổi với những đảng bộ cơ sở trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp lại bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội. Đối với tổ chức cơ sở đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn thực hiện chủ trương thành lập tổ chức đảng toàn tập đoàn gắn công tác xây dựng Đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ của doanh nghiệp. Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp tập trung thì thành lập đảng bộ cơ sở khu công nghiệp, đặt trực thuộc cấp uỷ cấp trên trực tiếp phù hợp. - Ba là, thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hoá, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Sớm ban hành chính sách thu hút để thực hiện chủ trương đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp và đồng bộ đối với cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn theo chức danh cán bộ. Bổ sung, sửa đổi một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng nhằm xác định rõ hơn vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ. Thực hiện thí điểm chủ trương nhất thể hóa hai chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, thực hiện thống nhất chủ trương thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc một đồng chí lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực tiếp làm bí thư cấp ủy. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện thống nhất chủ trương chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy. Trong các đơn vị cơ sở thuộc Công an nhân dân, thực hiện chế độ thủ trưởng đom vị đồng thời làm bí thư cấp ủy, đồng chí lãnh đạo cấp phó làm phó bí thư và phụ trách công tác xây dựng lực lượng. - Bốn là, năng cao chất lượng, đỗi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giảo dục, tính chiến đẩu của tổ chức cơ sở đảng. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định kỳ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cần tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, nhất là trong các đợt tự phê hình và phê bình trong quá trình thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Định kỳ 6 tháng một lần, cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng kiểm tra việc thực hiện nền nếp, nội dung, chất sinh hoạt của các chi bộ và thông báo kết quả kiểm tra toàn đảng bộ. Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy về kỹ năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chi thị của cấp ủy cấp trên. - Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Đảng. Các cấp ủy cấp trên phải nắm chắc tình hình cơ sở, phân công cấp ủy viên trực tiếp phụ trách cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở. Cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cấp ủy viên cấp trên của tổ chức cơ sở đảng phải bố trí thời gian để gặp gỡ đảng viên và nhân dân tại cơ sở, giải quyết kịp thòi những kiến nghị chính đáng của đảng viên và quần chúng. Các chi bộ phải thực hiện tốt việc phân công công tác cho đảng viên, bảo đảm mọi đảng viên trong chi bộ đều được phân công công tác phù hợp. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Tóm lại: Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức cơ sở đảng thực sự trong sạch, vững mạnh; mỗi tổ chức cơ sở đảng phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức, lối sống; đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong Đảng, thực hiện tốt chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Câu 3: Vị trí, tầm quan trọng của đảng viên và công tác đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường luôn luôn nhắc nhở và chỉ thị cho chúng ta phải tăng cường công tác đảng viên. Chính Người đã nêu gương sáng về mặt này, Đảng viên là nguồn tuyển lựa và bổ sung cho đội ngũ cán bộ, Có đội ngũ đảng viên tốt thì mới có đội ngũ cán bộ tốt. Hồ Chí Minh có lời dạy: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt.” Vậy đảng viên là những ai, có vị trí, tầm quan trọng như thế nào trong Đảng và công tác đảng viên. Đảng viên là người ở trong một tổ chức của