Câu 1: Quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước? Liên hệ thực tế? (Bài 1)
Câu 2: Bảo đảm nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; lựa chọn bố trí, sử dụng cán bộ, công chức? Liên hệ thực tế? (Bài 2)
Câu 3: Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế? Liên hệ thực tế? (Bài 5)
Câu 4: Xác định mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội? Liên hệ thực tế? (Bài 8)
Câu 5: Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo; phân biệt KN và TC? Liên hệ thực tế? (Bài 10)
Câu 6: Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020? Liên hệ thực tế? (Bài 11)
14 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Môn: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước - Đinh Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước? Liên hệ thực tế? (Bài 1)
Câu 2: Bảo đảm nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; lựa chọn bố trí, sử dụng cán bộ, công chức? Liên hệ thực tế? (Bài 2)
Câu 3: Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế? Liên hệ thực tế? (Bài 5)
Câu 4: Xác định mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội? Liên hệ thực tế? (Bài 8)
Câu 5: Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo; phân biệt KN và TC? Liên hệ thực tế? (Bài 10)
Câu 6: Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020? Liên hệ thực tế? (Bài 11)
Câu 1: Quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước? Liên hệ thực tế? (Bài 1)
Trả lời:
Quản lý:
Khái mệm: Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các pương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định.
Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra đế đạt được những mục tiêu đã định trước.
Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động phải chịu sự tác động băng phương pháp quản lý và công cụ quản lý của các chủ thể quản lý đê nhằm đạt được những mục tiêu quản lý do chủ thể quản lý đặt ra.
Khách thể quản lý là trật tự quản lý mà chủ thể quản lý bằng sự tác động lên các đối tượng quản lý
bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý nhất định mong muốn thiết lập được để đạt được những mục tiêu định truớc.
Mục tiêu quản lý là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong quá trình tác động đến các đối tượng quản lý.
Quản lý nhà nước:
Khái niệm: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tât cả mọi cá nhân vả tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội băng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triên theo một định hướng thông nhât của Nhà nước.
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao). Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của quản lý nhà nước bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Các lĩnh vực quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...
Công cụ quản lý nhà nước chủ yếu: Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý chủ yếu là pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội.
Quản lý hành chính nhà nước:
a. Khái niệm: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hôi và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan trong hệ thông hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Nội dung: Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động sau đây:
Hoạt động lập quy hành chính: Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hoạt động lập quy hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:
+ Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định; nghị quyết liên tịch.
+ Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành quyết định.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành thông tư; thông tư liên tịch.
+ Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị.
Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính: Để thực hiện quản lý, điều hành trong nội bộ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đối với mọi mặt của đời sống xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Thực hiện việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính giúp hệ thống hành chính vận động và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội. Đồng thời, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cũng duy trì sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá trình kinh tế, xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá: Trong quá trình quản lý, điều hành hành chính, các cơ quan quản lý hành chính phải thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý. Việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động phải được tiến hành thường xuyên đối với mọi mặt hoạt động của đối tượng quản lý. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ đảm bảo cho hoạt động của các đối tượng quản lý được thực hiện theo đúng quy định, đồng thời phát hiện kịp thời những sai lệch, vi phạm để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả. Kiểm tra, đánh giá là biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Hoạt động cưỡng chế hành chính: Thực hiện cưỡng chế hành chính góp phần thực hiện hiệu quả các chức năng hành chính khác. Trong quá trình điều hành nhiều trường hợp để các đối tượng quản lý chấp hành các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hành chính.
c. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển của xã hội:
Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối chính trị. Đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa vào trong các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước. Chính sách, pháp luật của Nhà nước là các quy định cụ thể, thể hiện và là cơ sở để triển khai quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc sử dụng chính sách, pháp luật để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý đối với xã hội, quản lý hành chính nhà nước góp phần hiện thực hóa quan điếm, đường lối chính trị của Đảng.
Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước. Để cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo đúng mục tiêu, các cơ quan hành chính nhà nước quản lý vĩ mô đối với các đơn vị, tổ chức. Những định hướng lớn, mục tiêu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ được thể hiện trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua sự tác động các công cụ quản lý như pháp luật, kế hoạch, chính sách lên các quan hệ xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chủ động dự kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Làm như vậy sẽ hướng các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành để đạt được những mục tiêu phát triển mà Nhà nước đã đặt ra.
Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức, điều hành xã hội thuộc về quyền hành pháp do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động quản lý hậnh chính nhà nước có vai trò điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội.
Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có năng lực và điều kiện khác nhau nên hiệu quả hoạt động thu được cũng khác nhau. Thông qua các chính sách ưu tiên phát triển trong một số lĩnh vực, đối với một số đối tượng, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển hài hòa. Duy trì sự phát triến của xã hội thông qua việc tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động quản lý hành chính, nhà nước tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả của các chủ thê.
Trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có thể có những mâu thuẫn không thể tự điều hòa, giải quyết được. Chẳng hạn, những tranh chấp trong thực hiện các hợp đồng kinh tế - xã hội; vì lợi nhuận vi phạm các quy định trong các hợp đồng kinh tế - xã hội. Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thâm quyền sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh châp, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thê.
4. Liên hệ thực tế: Tuỳ theo từng cơ quan, đơn vị; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao sẽ liên hệ thực tế với các mặt công tác: quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước.
a. Về quản lý: Ở cơ quan tôi Mỗi cơ quan, đon vị đều ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong
nội bộ cơ quan, đơn vị mình. Chủ thể quản lý là người đứng đầu hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, đon vị có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định, thống nhất thực hiện từ trên xuống dưới để tạo sự đoàn kết, nề nếp, quy chuẩn, chất lượng, hiệu quả công việc. Đối tượng quản lý là cán bộ, nhân viên, các đơn vị trực thuộc quản lý phải thực thi, chấp hành nghiêm các nội quy, quy định mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã ban hành, nếu không chấp hành hoặc thực thi không đúng sẽ bị xử lý bằng các hình thức phù họp. Khách thể quản lý là trật tự quản lý trong nội bộ cơ quan, đon vị bằng sự tác động lên các đối tượng quản lý thông qua các hình thức: kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá, phân loại... Mục tiêu quản lý là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác như: đảm bảo ngày công lao động, hiệu quả công việc, tính nêu gương, chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo...
b. Về quản lý nhà nước: Ở cơ quan tôi Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh
vực an ninh trật tự, thực thi một số nhiệm vụ bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước giao: kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế... nhằm phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đấy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất. Chủ thể quản lý nhà nước là những cán bộ, công chức có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế. Đối tượng của quản lý nhà nước bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động trên địa bàn quản lý. Lĩnh vực quản lý nhà nước bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tể, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng (chỉ nêu một trong sổ lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan). Công cụ quản lý nhà nước đó là pháp luật, chính sách, kế hoạch...
c. Quản lý hành chính nhà nước: Ở cơ quan tôi Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời
trên cơ sở công cụ quản lý là pháp luật, chính sách, kế hoạch tiến hành các hoạt động có tổ chức đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân nhằm phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu họp pháp của công dân. Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, cơ quan tôi tiến hành các hoạt động sau đây:
Tham eia góp ý, kiến nghị đề xuất vào quá trình hoạt động lập quy hành chính của cơ quan quan lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
Ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính đối với mọi mặt của đời sống xã hội thuộc lĩnh vực quản lý, như: quyết định xử phạt, tịch thu, tạm giữ phương tiện, tang vật...
Thực hiện việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đối tượng thuộc diện quản lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Thực hiện việc cưỡng chế hành chính góp phần thực hiện hiệu quả các chức năng hành chính khác...
Câu 2: Bảo đảm nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; lựa chọn bố trí, sử dụng cán bộ, công chức? Liên hệ thực tế? (Bài 2)
Khái niệm:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đon vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
CBCC có một một vị trí vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết đinh cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức là khâu rất quan trọng vì con người chính là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công việc, do vậy trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã rất chú trọng đến vấn đề này và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đổi mới công tác cán bộ hiện nay.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng lchóa VIII đã nhấn mạnh: “Việc bổ trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đủng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường. Đe bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc
Nguyên tắc:
Những quan điểm của Đảng về công tác cán bộ là những định hướng hết sức quan trọng cho việc nghiên cửu lý luận và thực tiễn quản lý vào sử dụng đội ngũ cán bộ công chức. Đây cũng là cơ sở đế xây dựng các nguyên tắc khoa học trong việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức, các nguyên tắc cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nguyên tấc đảm bảo đúng tiêu chuẩn cán bộ, công chức được bổ trí sử dụng
Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là những chuẩn mực, tiêu chí mà cán bộ, công chức cần phải có khi tham gia công vụ. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức nhằm bố trí, phân công nhiệm vụ, cấp bậc của từng cán bộ, công chức theo đúng khả năng, yêu cầu của công việc, làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đuợc giao. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể:
* Tiêu chuẩn chung:
Phải là công dân Việt Nam.
Đạt độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên.
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết nhất định về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Các tiêu chuẩn trên có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Như vậy, theo các quy định pháp luật, tiêu chuẩn công chức đã có nhiều điểm cơ bản được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu cải
cách chế độ công vụ, công chức, phù hợp với các văn bản pháp luật khác và yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế.
* Tiêu chuẩn cụ thể: Là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Nó thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Người được tuyển dụng vào mỗi vị trí công tác cụ thể hoặc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, bên cạnh tiêu chuẩn chung đối với công chức, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến ngạch công chức hoặc chức vụ tương ứng.
Thứ 2: Nguyên tắc khách quan, công bằng
Nguyên tắc khách quan, công bằng nhằm đảm bảo cho quá trình lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ, công chức được thực hiện một cách công khai, công bằng dựa trên những căn cứ, quy định của pháp luật, tránh những yếu tố chủ quan, cảm tính hay thiên vị trong công tác bố trí và sử dụng cán bộ, công chức như lựa chọn, sắp xếp cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn vào các chức danh quản lý, ưu tiên người nhà, người “ăn cánh” hoặc người có hành vi hối lộ. Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, từ đó giúp cho công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ được hiệu lực, hiệu quả.
Để thực hiện nguyên tắc này thì khi lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cần căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá cán bộ, công chức. Thực hiện tốt việc bố trí, lựa chọn, sử dụng cán bộ công chức theo các tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế, kết quả đánh giá là thực hiện tốt nguyên tắc khách quan, công bằng nhằm đảm bảo lựa chọn đúng người vào đúng vị trí công việc.
Thứ 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tính tập trung thể hiện ở việc cấp trên có quyền hạn và trách nhiệm tham gia vào việc lựa chọn, phê chuẩn, bổ nhiệm, quản lý, điều động cán bộ công chức trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
Tính dân chủ thể hiện ở tính công khai, tính tập thể như: tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người, nhiều bộ phận đối với các cán bộ, công chức hay ở việc tiến hành bầu cử người lãnh đạo, quản lý-
Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ góp phần đẩy lùi bệnh hình thức, quan liêu cũng như nguy cơ chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ, tạo điêu kiện lựa chọn được cán bộ đúng tiêu chuấn, có phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt công tác được giao.
Thứ 4: Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi khi lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của người cán bộ, công chức có đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ giao cho họ không. Chỉ khi có sự tương xứng với yêu cầu công việc, cán bộ công chức mới thực thi công việc có hiệu quả.
Thứ 5: Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm cán bộ công chức
Nguyên tắc này đòi hỏi trong lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ cần phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, người tại địa phương và người nơi khác tới, cán bộ công chức nam với cán bộ công chức nữ và giữa các ngạch bậc khác nhau.
Nguyên tắc này có vai trò rất lớn trong việc phát huy sức mạnh của tập thể, của tổ chức nhờ việc bổ sung cho nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ., .của các nhóm cán bộ, công chức khác nhau.
Thứ 6: Nguyên tắc đảm bảo việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ công chức phải dựa trên quy hoạch cán bộ, công chức
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan tổ chức phải xây dựng các chính sách và biện pháp để tạo nguồn cán bộ, công chức lãnh đạo. Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo tính chủ động và ổn định trong hoạt động của cơ quan tổ chức nói chung và trong công tác cán bộ nói riêng. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các hoạt động đào tạo bồi dưỡng dựa vào nhu cầu công việc.
3. Liên hệ thực tế: Tuỳ theo từng cơ quan, đơn vị; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao để liên hệ thực tế phù hợp.
Cơ quan tôi bao gồm có đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuấn, bố nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của chi bộ, đảng bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ; nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của chi bộ, đảng bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ; nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đó không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nh