Đề tài Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay

Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển đã nảy sinh hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề việc làm là vấn đề hết sức quan trọng. Do cơ cấu nghề nghiệp ngày càng phát triển đa dạng phong phú dẫn đến các mối quan hệ xã hội nói chung và mối quan hệ xã hội của người lao động nói riêng cũng biến đổi theo. Đặc biệt trong tình hình chung hiện nay, một vấn đề mà đang cần xã hội quan tâm đó là tình trạng lao động dư thừa, thanh thiếu niên khi bước vào tuổi lao động vẫn chưa định hướng được mình sẽ làm gì? Làm như thế nào? Sự cần thiết phải có một việc làm ổn định để bước vào đời một cách có ý thức đảm bảo cho cuộc sống sau này là một đòi hỏi tất yếu và khách quan. Mặt khác lớp trẻ hiện nay chưa thực sự năng động tìm tòi học hỏi để có đủ khả năng và công việc như gia đình mong muốn, hay một số người chỉ nghĩ đến lúc trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài. Không việc làm ổn định sẽ nảy sinh hàng loạt những tiêu cực trong xã hội như các tệ nạn xã hội. Điều quan trọng hơn nữa, thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nó ảnh hưởng và tác động lớn tới bất cứ xã hội nào trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội hiện nay. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, gia đình là môi trường đầu tiên giúp cho mỗi con người, mỗi thành viên nhận thức và hiểu biết. Trong đó cha mẹ đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong việc giáo dục và nuôi con cái khôn lớn trưởng thành. Cha mẹ là người sinh ra mình, hơn ai hết cha mẹ là những người hiểu được tính cách và nhu cầu của con mình. Song cha mẹ có những định hướng cho tương lại của con mình. Đặc biệt định hướng cho con mình một nghề nghiệp vững chắc bước vào cuộc sống là rất quan trọng, nó rất cần thiết cho mỗi gia đình trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cha mẹ định hướng nghề cho con đều mong muốn cho con mình có được cuộc sống ổn định sau này. Đó là mong muốn tột bậc của các bậc làm cha làm mẹ. Trong khuôn khổ đề tài: “Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay”. Qua nghiên cứu ở thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Tôi hy vọng sẽ gợi mở một số vấn đề về việc lựa chọn nghề nghiệp của các gia đình. Đồng thời đưa ra một vài ý kiến giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết vấn đề này.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch sa pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay (Qua khảo sát thực tế tại Thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai) ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển đã nảy sinh hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề việc làm là vấn đề hết sức quan trọng. Do cơ cấu nghề nghiệp ngày càng phát triển đa dạng phong phú dẫn đến các mối quan hệ xã hội nói chung và mối quan hệ xã hội của người lao động nói riêng cũng biến đổi theo. Đặc biệt trong tình hình chung hiện nay, một vấn đề mà đang cần xã hội quan tâm đó là tình trạng lao động dư thừa, thanh thiếu niên khi bước vào tuổi lao động vẫn chưa định hướng được mình sẽ làm gì? Làm như thế nào? Sự cần thiết phải có một việc làm ổn định để bước vào đời một cách có ý thức đảm bảo cho cuộc sống sau này là một đòi hỏi tất yếu và khách quan. Mặt khác lớp trẻ hiện nay chưa thực sự năng động tìm tòi học hỏi để có đủ khả năng và công việc như gia đình mong muốn, hay một số người chỉ nghĩ đến lúc trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài. Không việc làm ổn định sẽ nảy sinh hàng loạt những tiêu cực trong xã hội như các tệ nạn xã hội... Điều quan trọng hơn nữa, thất nghiệp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nó ảnh hưởng và tác động lớn tới bất cứ xã hội nào trong tiến trình phát triển chung của toàn xã hội hiện nay. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, gia đình là môi trường đầu tiên giúp cho mỗi con người, mỗi thành viên nhận thức và hiểu biết. Trong đó cha mẹ đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong việc giáo dục và nuôi con cái khôn lớn trưởng thành. Cha mẹ là người sinh ra mình, hơn ai hết cha mẹ là những người hiểu được tính cách và nhu cầu của con mình. Song cha mẹ có những định hướng cho tương lại của con mình. Đặc biệt định hướng cho con mình một nghề nghiệp vững chắc bước vào cuộc sống là rất quan trọng, nó rất cần thiết cho mỗi gia đình trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cha mẹ định hướng nghề cho con đều mong muốn cho con mình có được cuộc sống ổn định sau này. Đó là mong muốn tột bậc của các bậc làm cha làm mẹ. Trong khuôn khổ đề tài: “Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay”. Qua nghiên cứu ở thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Tôi hy vọng sẽ gợi mở một số vấn đề về việc lựa chọn nghề nghiệp của các gia đình. Đồng thời đưa ra một vài ý kiến giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết vấn đề này. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề lao động - việc làm - nghề nghiệp không chỉ là một nỗi lo lắng của mỗi cá nhân mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội; Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi người trong gia đình mà còn mang tính chất quyết liệt trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát về vấn đề lao động việc làm nghề nghiệp, về cơ cấu tính chất của mỗi loại công việc, mỗi nhóm nghề nghiệp đặc thù. Trong nghiên cứu Xã Hội Học thì nghề nghiệp vừa là một lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng vừa là biến số độc lập liên quan tới mọi vấn đề khác, nghề nghiệp phản ánh trình độ học vấn, tay nghề, tuổi tác, giới tính, lối sống của cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, ở nước ta hiện nay, đời sống nghề nghiệp có sự quan tâm thích đáng tới vấn đề lao động, việc làm, nghề nghiệp; đặc biệt là đối với những hiện tượng mới nảy sinh. Tầng lớp những doanh nghiệp trẻ, tình trạng người lao động “ngoại tỉnh”, “chợ lao động”, lao động trẻ em... Những khó khăn về việc làm, nghề nghiệp sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội khác như tệ nạn xã hội, sự di dân... Nghiên cứu về nghề nghiệp không thể không nói đến nhận thức của xã hội về giá trị nghề nghiệp và việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp của các cá nhân, các nhóm xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh chung của nền kinh tế du lịch Sa Pa. Sự phát triển sôi động của nền kinh tế, văn hoá, xã hội Sa Pa đã làm biến đổi mạnh mẽ hệ giá trị, trong đó có giá trị nghề nghiệp. Như vậy, nghề nghiệp là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế, mặt khác nó cũng là một yếu tó của nền văn hoá, việc nghiên cứu định ra nghề nghiệp không những cho ta thấy được phần bản chất hiện trạng việc làm, nghề nghiệp mà còn có thể chỉ ra sự biến đổi trong quá trình nhận thức giá trị văn hoá - xã hội của nghề nghiệp. Ở nước ta định hướng giá nghề nghiệp đang diễn ra những biến đổi mạnh mẽ. Việc nghiên cứu về nó là một điều cần thiết để góp phần nhận diện, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề lao động - việc làm - nghề nghiệp và sẽ có những giải pháp hợp lý đối với vấn đề này. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay” cố gắng chỉ ra sự biến đổi của kinh tế, xã hội ảnh hưởng như thế nào tới việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái. Những nghề nghiệp nào được người dân ở đây quan tâm nhiều nhất. Đây là việc làm cần thiết để nhận biết xu hướng tham gia thị trường lao động của người dân, từ đó có những chính sách định hướng phát triển nghề nghiệp hợp lý. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở những lý thuyết khoa học đã được xác nhận và vận dụng trong nhiều công trình nghiên cứu khác, nên nó không nhằm xây dựng hay phát triển lý thuyết khoa học mới mà chỉ mang một ý nghĩa khoa học là hoàn thiện hệ phương pháp nghiên cứu một vấn đề xã hội qua góc độ xã hội học của chính bản thân tác giả, từ đó tích luỹ cho mình những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu ban đầu để tiến hành những nghiên cứu phức tạp hơn trong tương lai. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, ý nghĩa thực tiễn đầu tiên là cơ hội cho chính tác giả trau dồi tri thức khoa học trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ phần nào đưa ra được một cái nhìn cụ thể bản chất của vấn đề đặt ra, giúp cho chính tác giả và mọi người có quyết định đúng đắn về định hướng nghề nghiệp. Hơn nữa, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, những giải pháp khuyến nghị đưa ra sẽ là cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ trong bối cảnh kinh tế hiện nay tại thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa đúng hướng hơn, đồng thời cũng phần nào góp phần xây dựng chính sách xã hội hợp lý tại địa bàn tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu - Mô tả thực trạng tình hình định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. - Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch đến định hướng nghề nghiệp. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghị xung quanh vấn đề định hướng nghề nghiệp của người dân thị trấn Sa Pa. 4. Khách thể nghiên cứu – đối thượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu – mẫu nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân trong nhóm làm dịch vụ. * Đối tượng nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân trong gia đình hiện nay tại thị trấn Sa Pa. * Phạm vi nghiên cứu Sau khi khảo sát và phân tích quá trình phát triển trước đây cũng như cơ cấu phân vùng hiện tại của cư dân Sa Pa, chúng tôi quyết định chọn phạm vi khảo sát là 11 tổ/13 tổ tại thị trấn làm phạm vi nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu. * Mẫu nghiên cứu Trong tổng mẫulà 667,chúng tôi chỉ xét: Nhóm làm trong khu vực dịch vụ là 341 mẫu. Cơ cấu giới tính: Giới  Số lượng (người)  Tỉ lệ (%)   Nam  167  49   Nữ  174  51   Tổng  341  100   - Cơ cấu giới tuổi: Tuổi  Số lượng (người)  Tỉ lệ (%)   < 25  30  8.8   25-39  146  42.8   40-49  84  24.6   50-59  51  15.0   >60  28  8.2   Tổng  339  100   - Cơ cấu dân tộc: Dân tộc  Số lượng (người)  Tỉ lệ (%)   Kinh  318  93.3   Dân tộc thiểu số  23  6.7   Tổng  341  100   - Cơ cấu nghề nghiệp: Nghề nghiệp  Số lượng (người)  Tỉ lệ (%)   Buôn bán  228  66.9   Dịch vụ  61  17.9   Sản xuất  2  0.6   Công chức nhà nước  23  6.7   Nông, lâm nghiệp  4  1.2   Khác  19  5.6   Không trả lời  4  1.2   Tổng cộng  341  100.0   - Cơ cấu thu nhập: Thu nhập  Thu nhập từ du lịch   ≤ 500  16  4.7   600 - 1.2  38  11.1   1.5 - 2.0  44  12.9   2.5 - 4.0  48  14.1   4.2 - 5.0  20  5.9   6.0 - 10.0  28  8.2   11.0 - 50.0  24  7.0   Không trả lời  123  36.1   Tổng cộng  341  100%   Thu nhập  Thu nhập từ du lịch   1.0  20  5.9   2.0  60  17.6   3.0  45  13.2   4.0  44  12.9   5.0  9  2.6   6.0  22  6.5   7.0  11  3.2   Không trả lời  130  38.1   Tổng cộng  341  100%   - Cơ cấu trình độ học vấn: Trình độ học vấn  Số lượng (người)  Tỉ lệ (%)   Mù chữ  5  1.5   Cấp I  23  6.7   Cấp II  91  26.7   Cấp III  154  45.2   Trung cấp, cao đẳng, học nghề  28  8.2   Đại học, trên đại học  36  10.6   Không trả lời  4  1.2   Tổng cộng  341  100.0   5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được bắt đầu bằng việc thu thập thông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Nguồn thông tin bao gồm các bài báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí chuyên ngành hay dưới dạng sách chuyên khảo, các báo cáo thực tập của khoá trước, cá số liệu thống kê và những tư liệu khác. Sau đó tiến hành phân tích nội dung tính chất thông tin thu được và tổng hợp thành những thông tin có ý nghĩa với vấn đề nghiên cứu để sử dụng trên kế thừa có chọn lọc. * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi - Phương pháp này được tiến hành trên mẫu đại diện ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn quy định chung và yêu cầu nghiên cứu của đề tài cụ thể. - Cấu trúc của bảng hỏi gồm 51 câu được xây dựng bằng phương pháp thảo luận nhóm, phân theo hệ những vấn đề khác. Mỗi nhóm đưa ra câu hỏi của mình trong lĩnh vực được phân công sau đó tổng hợp thành bảng hỏi chung gồm các câu hỏi sau: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi định hướng, câu hỏi ý kiến thái độ, kiểm tra, tình huống… nhằm thu thông tin một cách tổng hợp ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các lĩnh vực đề tài . - Phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng thông tin thu được chủ yếu từ câu 15, 16 trong bảng hỏi chung. Kết quả nhận được dưới dạng thông tin sơ cấp đã được sử dụng bằng chương trình SPSS theo những yêu cầu và mục đích đề tài đặt ra. * Phương pháp quan sát Tròng qúa trình phỏng vấn, chúng tôi tiến hành quan sát và tham dự một số nơi của khách thể nghiên cứu liên quan đến đề tài như thái độ của người dân khi trả lời phỏng vấn, hoạt động của các cơ quan chức năng, cơ sở hạ tầng… nhằm thu thập thêm thông tin bổ sung cho những phương pháp nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết * Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu và nhận định qua những quan sát ban đầu tại thị trấn Sa Pa, chúng tôi đưa ra vài giả thuyết: - Giả thuyết 1: cha mẹ chủ yếu định hướng cho con cái theo các nghề có thu thập ổn định, có vị trí trong xã hội, có thu nhập cao. - Giả thuyết 2: Các đặc điểm xã hội của cha mẹ có tác động đến định hướng ngôn ngữ cho con cái: học vấn, nghề nghiệp, giới tính. * Khung lý thuyết CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nước ta vấn đề gia đình và giáo dục gia đình đang ngày càng được sự quan tâm... của nhiều tổ chức cơ quan các ngành: Viện Xã hội học, Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và gia đình, Viện nghiên cứu thanh niên . Đề tài KX 07-09 mang tên “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” cũng đã nghiên cứu vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Bài viết của Đặng Thanh Tú - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn đề cập đến vấn đề nghề nghiệp và việc làm. Ngoài ra đã có một số luận văn và báo cáo thực tập trong khoa cũng viết về vấn đề định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái. Mặt khác vấn đề nghề nghiệp và việc làm là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển. Vấn đề định hướng nghề nghiệp có một vị trí quan trọng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Kết quả của công trình nghiên cứu trên được chúng tôi xem xét và chọn lọc kế thừa một số kết luận làm luận chứng, luận cứ khoa học cho đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên đề tài gặp không ít khó khăn nên chắc chắn rằng sự nhìn nhận có tính chất ban đầu này sẽ khó tránh khỏi bị thiếu sót. 2. Những khái niệm công cụ 2.1. Khái niệm gia đình Gia đình được xem là “nhóm người gắn bó với nhau bằng một liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn. Gia đình mở rộng ít hay nhiều quan trọng đến mức nào đối với sự phát triển kinh tế, luật pháp, chính trị và có các liên hệ ở các chừng mực khác nhau với tôn giáo. Để đạt được sự bền vững, gia đình phải thực hiện được các nhiệm vụ kinh tế, sinh đẻ và nuôi dạy con cái”. (Từ điển xã hội học - Nxb Thế giới). 2.2. Khái niệm nghề nghiệp Theo E.A.Clinop: “nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng lao động cả về vật chất và tinh thần của con người một cách giới hạn, cần thiết cho xã hội (sự phân công lao động mà có). Nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển”. 2.3. Khái niệm định hướng Định hướng là việc chủ thể đưa ra một hướng đi cho một hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng, tài trí của từng đối tượng. Mục đích cuối cùng của sự định hướng là có một hướng đi đúng đắn phù hợp với mọi điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể. (Hoàng Phê và tập thể tác giả - Từ điển Tiếng Việt - Nxb Đà Nắng năm 1994). 2.4. Khái niệm định hướng nghề nghiệp của cha mẹ và con cái Đó là việc trao đổi, cungcấp những thông tin của cha mẹ và đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các ngành nghề trong xã hội của con cái. (Trích trong xã hội học lao động - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997). - Định hướng của cá nhân: Định hướng giá trị là những giá trị xã hội mà cá nhân lĩnh hội được với tư cách là các mục đích sống, các phương tiện đạt tới mục đích đó, và nhờ đó mà cá nhân có được những chức năng điều chỉnh hành vi xã hội quan trọng nhất của nó. (Từ điền Xã hội học - giản yếu tiếng Nga - Người dịch Vũ Hào Quang). 2.5. Khái niệm nghề nghiệp Theo từ điển tiếng Việt thì nghề nghiệp là công việc thường xuyên làm để sinh sống (Nguyễn Văn Đạm- từ điển Tường giải và Liên tưởng tiếng Việt - Nxb Văn hoá Thông tin 1999) 2.6. Khái niệm cha mẹ + Cha: là người đàn ông có con. Người đàn ông trong quan hệ với con. + Mẹ: là người phụ nữ đã có con. Người phụ nữ trong quan hệ với con. (Nguyễn Văn Đạm- từ điển Tường giải và Liên tưởng tiếng Việt - Nxb Văn hoá Thông tin 1999) 3. Cơ sở lý luận Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng, là cơ sở phương pháp luận. Chúng tôi vận dụng quan điểm DVBC để nhận thức và giải thích vấn đề xã hội, đồng thời vận dụng quan điểm lịch sử để nhìn nhận vấn đề, luôn đặt nó trong sự vận động phát triển và trong quan hệ với những vấn đề xung quanh. Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu một số lý thuyết sau: + Lý thuyết cơ cấu chức năng: theo lý thuyết này xã hội được nhìn nhận như một hệ thống hoàn chỉnh của sự quan hệ qua lại giữa các bộ phận. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người, trong đó các bộ phận có những chức năng riêng và những chức năng này thoả mãn nghiên cứu của hệ thống và bộ phận. + Theo Parsons: Một hệ thống phải có khả năng duy trì hoạt động theo một mô hình xác định trên cơ sở đó sẽ đổi mới động cơ, hành động hay một hoạt động của chính thành viên để tạo ra một hoạt động hài hoà, đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới đối với sự biến đổi của môi trường. + Lý thuyết tương tác xã hội: tương tác xã hội có thể hiểu đó là một qúa trình tác động qua lại của các cá nhân và các nhóm cơ sở của tương tác xã hội. Trong qúa trình tương tác giữa các chủ thể, có thể diễn ra qúa trình trao đổi hoặc áp đặt các giá trị. + Lý thuyết tương tác biểu trưng: Với đại biểu tiêu biểu G.Mead và Blummer: các cá nhân trong qúa trình tương tác xã hội với nhau sử dụng các hệ thống biểu trưng hay nói cách khác trong qúa trình tương tác các cá nhân không chỉ đơn thuần phản ứng các hành động của người khác mà còn được giải thích hành động đó. Để qúa trình tương tác có hiệu quả,chúng ta phải dựa vào người khác để nhìn nhận chúng ta như một khách thể. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu Sa Pa là một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Lào Cai. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Sa Pa ngày càng phát triển, đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vùng cao. Sa Pa càng có vị trí quan trọng hơn trong những năm tới, bởi đây là một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa theo tiếng địa phương có nghĩa là “Bãi cát”, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Trước đây, người dân địa phương vẫn gọi là “Sa pả”, người phương Tây phát âm không dấu mới gọi là Sa Pa. Thị trấn Sa Pa cách thị xã Lào Cai hơn 30 km về phía Tây có độ cao trung bình hơn 1500 mét trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng lại mang sắc thái của vùng khí hậu xứ ôn đới, nhiệt độ trung bình là 150C - 180C. Ngày hè ở Sa Pa có cả 4 mùa: buổi sáng mùa Xuân, buổi trưa mùa Hạ, buổi chiều mùa Thu, còn buổi tối là mùa Đông. Sa Pa được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ tuyệt vời cùng với phong cảnh kỳ thú. Về tào nguyên du lịch nhân văn, Sa Pa hiện có 6 dân tộc anh em với tổng số dân khoảng 41.000 người, trong đó dân tộc H’mông chiếm 52%, Dao 25%, Kinh 15%, Tày 5%, Giáy 2%, Xa Phó 1%. Khoảng gần 10.000 người cư trú ở khu vực thị trấn, số còn lại phân bố rải rác ở các vùng. Đó chính là lợi thế của Sa Pa trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế Du lịch. Đại hội lần thứ XI năm (1996) tỉnh Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ Du lịch, và xác định Du Lịch là ngành kinh tế quan trọng. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch Sa Pa trong giai đoạn mới đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XII (2000) tiếp tục xác định Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năng động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Xác định Du lịch, dịch vụ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nên phát triển kinh tế du lịch là một trong 27 đề án trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2000 - 2005. Đầu tư Sa Pa phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội. Những tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của Sa Pa được xác định đúng mức và có cả chương trình chiến lược đầu tư khai thác giai đoạn 2000 - 2010 - 2020 phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh. Khu du lịch Sa Pa tiếp tục được đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc nâng cấp, mở rộng quy mô, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Chỉ tính từ đầu năm đến nay loại hình du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng đã thu hút gần 30.000 lượt khách, trong đó có gần 8.000 lượt khách nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân địa phương. Cùng với sự gia tăng về lượng khách, tốc độ xây dựng Sa Pa trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng. Năm 1996 mới chỉ có vài ba nhà nghỉ nhỏ bé của Nhà nước và tư nhân, đến hết năm 2002 trên địa bàn huyện có khách sạn, nhà nghỉ tầm cỡ với tổng số gần 1000 phòng khách, có thể đón được 2000 - 2200 lượt khách trong một ngày, trong đó có một khách sạn ba sao, 4 khách sạn hai sao, 49 khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Năm 1995 Sa Pa mới chỉ có 1000 khách du lịch, đến năm 2002 đã đón 75.000 khách du lịch, trong đó khách nước ngoài chiếm 50%. Doanh thu từ du lịch đạt
Tài liệu liên quan