Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở lên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi đặc biệt là ở tây nguyên và đông nam bộ với diện tích hàng triệu hecta, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo.

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở lên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi đặc biệt là ở tây nguyên và đông nam bộ với diện tích hàng triệu hecta, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Trong hoàn cảnh như vậy. nước ta cần có những chính sách quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp. Trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn lớn tới việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia. Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu tăng lên. Do đó, em xin trình bày vấn đề “ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam”. Mặc dù vốn kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn thiếu sót, hạn chế nhưng với mong muốn được học hỏi, tìm hiểu nên em đã mạnh dạn làm về vấn đề này trong chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình của mình. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô hướng dẫn cùng các bác các chú, anh chị trong phòng chính sách thuế 3thuộc Vụ chính sách thuế_Bộ Tài Chính. Cuối cùng em xin xảm ơn thầy Nguyễn Khắc Minh là giáo viên hướng dẫn và chú Nguyễn Ngọc Tuyến cán bộ hướng dẫn thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Vũ Văn Quang CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM A. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. I. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá. 1.1. một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái. tỷ giá hối đoái đơn giản là giá của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác. Bởi vì tỷ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền còn lại lên sẽ có hai cách biểu thị chúng: -Định nghĩa 1: số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ: ví dụ, coi đồng bảng là đòng nội tệ, vào tháng 2 năm 1991 người ta cần có khoảng £0.50 để mua 1 đô la mỹ - Định nghĩa 2: số ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ. ví dụ: cũng coi đồng bảng là đồng nội tệ, vào ngày 6 tháng 2 năm 1991 người ta sẽ cần khoảng $2 để mua 1 bảng. - Định nghĩa 3: tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước và luôn luôn thấp hơn tỷ giá bán ra. cách niêm yết tỷ giá người ta có thể yết giá ngoại tệ bằng nội tệ ( yết giá trực tiếp) hoặc nội tệ bằng ngoại tệ (yết giá gián tiếp). Yết giá ngoại tệ bắng ngoại tệ: là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá một đơn vị ngoại tệ được yết trực tiếp thông qua nội tệ. Theo phương pháp này thì giá của một đơn vị ngoại tệ được bộc lộ ra bên ngoài, thí dụ: 1$ = 1560VNĐ Yết giá nội tệ bằng khối lượng ngoại tệ (yết giá gián tiếp là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá của một đơn vị ngoại tệ được yết gián tiếp thông qua nội tệ. Thực chất đó là nghịch đảo của các yết trực tiếp. Ví dụ: 1000VNĐ = 0,0812$ Yết giá trong thực tế Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: Thông thường đồng đôla ($) là đồng tiến yết giá Ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá Ngân hàng yết giá là ngân hàng thực hiện niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra. Ngân hàng hỏi giá là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá Tỷ giá mua và tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá Yết giá trực tiếp (số đồng tiền nước ngoài/đồng tiền bản địa) $/£ 1,9690-1,9825 VNĐ/$ 15680-15700 Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng sẽ bán đồng tiền của quốc gia Tỷ giá mà ngân hàng sẽ mua đồng tiền của quốc gia Khoản lãi chênh lệch mua bán thể hiện ở tổng biên lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp hợp đồng đôla thì khoản lãi này sẽ bằng (1,9825-1,9690)/1,9690 = 0,00686 hay sấp xỉ 0,7% Có thể biểu diễn bằng công thức: Chênh lệch(spread) = Khoản lãi chênh lệch này thay đổi tuỳ vào từng ngân hàng, tuỳ vào loại tiền và tuỳ vào điều kiện thị trường. 1.2 các định nghĩa về tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn Định nghĩa 1: tỷ giá giao ngay Tỷ giá giao ngay là tỷ giá niêm yết giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức. Nói cách khác, tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau. Trong thực tế, thông thường sẽ có hai ngày trễ giữa hôm đặt lệnh mua hoặc bán giao ngay giữa hôm thực sự trao đổi tiền cho nhau vì những lý do như là giấy tờ chứng minh, các thủ tục và việc thực hiện thanh toán. Định nghĩa 2: tỷ giá kỳ hạn Ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức kinh tế còn có thể cam kết với nhau ngày hôm sau để trao đổi tiền với nhau vào một ngày nhất định trong tương lai, thông thường là sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. Tỷ giá trao đổi cho cuộc mua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn. 1.3 các định nghĩa về tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả. Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể được gọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đôla mỹ đổi lấy một bảng anh trên thị trường ngoại hối. Tương tự, nếu tỷ giá đồng mác/bảng được niêm yết là 3DM/£ thì đó cũng chính là tỷ giá danh nghĩa. tỷ giá danh nghĩa. Tỷ giá danh nghĩa đơn giản là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền kia mà không quan tâm đến sức mua hàng hoá và dịch vụ của hai đồng tiền đó. Tỷ giá danh nghĩa thường được viết dưới dạng chỉ số, nếu như thời kỳ cơ sở của chỉ số là $2/£1 và một thời kỳ sau tỷ giá đó là $2.20/£1 thì chỉ số danh nghĩa sẽ thay đổi tù kỳ cơ sở là 100 lên 110. Điều này hàm ý rằng đồng bảng đã lên giá 10% so với đồng đôla. Việc lên giá hay mất giá của tỷ giá danh nghĩa không nhất thiết hàm ý rằng nước này đang trở lên cạnh tranh hơn hoặc kém cạnh tranh đi trên thị trường quốc tế. Đối với vấn đề này thì chúng ta cần sử dụng tỷ giá thực tế. Ta sẽ sây dựng bảng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế thời kỳ tỷ giá danh nghĩa chỉ số tỷ giá danh nghĩa chỉ số giá của Anh chỉ số giá của Mỹ chỉ số giá thực tế 1 $2.00 100 100 100 100 2 $2.00 100 120 100 120 3 $2.40 120 120 120 120 4 $1.80 90 130 117 100 5 $1.60 80 150 160 75 Định nghĩa tỷ giá thực tế. Tỷ giá thực tế là chỉ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia đang xem xét. Tỷ giá thực tế thường được biểu diễn dưới dạng toán học như sau: e= trong đó: e là tỷ giá thực tế, e là tỷ giá danh nghĩa( số ngoại tệ tính trên đơn vị nội tệ ) dưới dạng chỉ số, P là chỉ số giá trong nước, P là chỉ số giá nước ngoài. Định nghĩa tỷ giá hiệu quả. Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương(bilateral exchange rate) Tỷ giá hiệu quả (tỷ giá thực tế, tỷ giá trung bình): Tỷ giá của một đồng tiền được tính bằng cách lấy trung bình có trộng số của các tỷ giá của đồng tiền đó với một số các đồng tiền của các nước bạn hàng quan trọng nhất. Bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không thực hiện quan hệ thương mại bằng duy nhất một đồng ngoại tệ nên các nhà lập chính sách không quá quan tâm đến những gì sảy ra trong tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với mọt loại ngoại tệ khác, mà họ quan tâm tới chỉ giá trao đổi giữa đồng nội tệ với một giỏ ngoại tệ khác mà có quan hệ thương mại với nước này. Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính tới trọng số. 2. Các loại chế độ tỷ giá 2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, các nhà quản lý không can thiệp mua hay bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối. Thay vào đó, họ sẽ cho phép giá trị đồng nội tệ biến động căn cứ vào những biến động trong cung cầu của đồng tiền. 2.2 Chế độ tỷ giá cố định Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, các chính phủ căn cứ vào phân tích của mình tự đặt ra một mức tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các đồng ngoại tệ khác. Đồng thời, chính phủ cũng đảm bảo khả năng chuyền đổi đồng tiền từ đồng tiền này sang đồng tiền khác theo tỷ giá cố định. Khi đó tỷ giá hối đoái không phụ thuộc vào cung cầu thị trường nữa. Và khi trên thị trường xuất hiện lượng thừa cung hay thừa cầu tiền tệ thì tỷ giá hối đoái chợ đen sẽ khác xa so với tỷ giá hối đoái chính thức. Điều này sẽ gây ra nạn đầu cơ tích trữ ngoại tệ gây nên sự mất ổn định trong thị trường tiền tệ cũng như trong nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế để tránh tình trạng này khi ta áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, các chính phủ thường can thiệp để duy trì mức tỷ giá hối đoái cố định bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ của mình, làm cân bằng mức cân bằng tiền tệ trên thị trường. Tuy nhiên việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định cũng có những hạn chế của nó, nó không phản ánh thực chất của thị trường lại kém năng động, dễ gây ra mất cân bằng cho nền kinh tế. 3. Tầm quan trọng của tỷ giá Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Giá tính bằng đôla của hàng hoá Việt Nam đối với một người Mỹ được xác định bởi liên tác động của hai nhân tố: Giá của hàng hoá Việt Nam tính bằng Việt Nam đồng. Tỷ giá VNĐ/USD Giả định rằng một người Mỹ muốn mua một bức tranh của một hoạ sĩ Việt Nam để bổ xung vào bộ sưu tập của mình. Nếu giá bằng VNĐ của bức tranh là 3triệu đồng và tỷ giá là 15000VNĐ/USD thì bức tranh đó đáng giá là 200USD. Bây giờ giả định rằng ông ấy để chậm việc mua của mình sau 3 tháng, vào lúc đó do một biến động nhỏ làm cho tỷ giá giảm xuống còn 14500VNĐ/USD. Nếu giá nội địa bức tranh vẫn là 3triệu đồng thì giá của nó bằng đôla sẽ là 206,89 USD. Tuy nhiên cùng một sự việc tăng giá như vậy sẽ làm cho hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Sự sụt giá của VNĐ sẽ làm giá hàng hoá của Việt Nam tại Mỹ giảm xuống, nhưng lại làm tăng giá hàng Mỹ tại Việt Nam. Nếu VNĐ tụt giá xuống còn 15500VNĐ/USD, thì bức tranh chỉ còn 193,55 USD chứ không phải như giá cũ nữa. Các lập luận như vậy sẽ đưa đến kết luận: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị so với đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn và hàng hoá của nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn (giá nội địa 2 nước giữ nguyên). Ngược lại khi đồng tiền của một nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn. Một việc tăng giá của đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước trở nên khó khăn trong việc bán hàng của họ tại nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài tại nước mình bởi vì giá của nó giảm đi. Từ năm 1980 đến đầu năm 1985, việc tăng giá đồng đôla đã làm thiệt hại các ngành công nghiệp. Ví dụ: Công nghiệp thép của Mỹ thiệt hại không phải chỉ do việc bán ở nước ngoài giá của thép Mỹ từ giá đắt hơn bị giảm xuống mà còn do việc bán thép tương đối rẻ hơn của nước ngoài Mỹ tăng lên. Mặc dù việc nâng giá đôla làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước nhưng những người tiêu dùng Mỹ được lợi vì hàng ngoại rẻ hơn. Máy video cassete và máy ảnh của người Nhật, giá đi nghỉ Châu Âu giảm đi là kết quả của đồng đôla vững mạnh. 4. Các yếu tố tác động tới tỷ giá Tỷ giá hối đoái là một công cụ hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế một quốc gia nhưng đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động tới nó. Cụ thể là: - Nguồn cung ứng ngoại tệ: Lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào một quốc gia cho dù dưới hình thức nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế nước đó: Ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá đồng bản tệ, ảnh hưởng đến cán cân thương mại … -Giá cả tương đối: Nó phản ánh lợi thế cạnh tranh buôn bán của hàng hoá giữa các nước. - nguồn cung ứng tiền mặt: Lượng tiền mặt trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá đồng bản tệ, chỉ số lạm phát, gây ra các rủi ro tỷ giá … - Sự chênh lệch lãi suất: là nhân tố hỗ trợ sự lên giá của đồng bản tệ. việc chênh lệch này lamd cho người dân trong nước cảm thấy yên tâm hơn về đồng nội tệ và do đó đồng nội tệ được lưu thông mạnh hơn trên thị trường. Từ đó tạo sức ép làm tăng giá trị đồng nội tệ. - Tác động của lạm phát: tỷ giá thể hiện giá tương đối của hàng hoá trong nước với hàng hoá nước ngoài. Sự tăng giảm của hàng hoá trong nước lại lệ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ lạm phát. Nếu giả thiết các ngoại tệ được sử dụng để sác định tỷ giá với đồng bản tệ là ổn định thì tỷ lệ lạm phát ở trong nước là bao nhiêu phần trăm thì tỷ giá đồng bản tệ so vơi đồng ngoại tệ phải giảm xuống giá tương ứng. -Hàng rào thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu: Đây cũng là một yếu tố tác động tới giá cả trước tiên sau đó tác động tới tỷ giá. Bởi vì nếu áp dụng một mức thếu cao đối với hàng nhập khẩu làm cho giá hàng nhập khẩu đắt đỏ so với hàng hoá cùng loại có chất lượng tương đồng sẽ tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước tiêu thụ được sản phẩm của mình qua đó kích thích sản xuất phát triển. Việc hàng rào thuế quan và quy định hạn ngạch xuất khẩu bảo vệ hoặc tăng sức mua của đồng bản tệ.\ -Năng xuất lao động: Việc tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành của hàng hoá và dịch vụ là cơ sở để hạ giá thành hàng hoá. Do đó việc giảm giá tương đối các hàng hoá được sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu vẫn có lãi. Đồng thời làm cho nhu cầu về hành nội địa tăng lên và đồng bản tệ có xu hướng giảm giá, bởi vì hàng nội địa vẫn tiêu thụ được với một giá trị cao hơn đồng bản tệ, và ngược lại. Như vậy năng xuất lao động trong nước trước tiên tác động tới giá cả trong nước và tỷ lệ thuận với tỷ giá. -Sở thích tiêu dùng hàng hoá: Của người tiêu dùng với hàng nội và hàng ngoại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu nếu người tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại hơn sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu tăng lên và qua đó làm giảm giá đồng bản tệ. Lúc đó tỷ giá sẽ diễn biến theo chiều ngược lại khi người tiêu dùng ưa chuộng hàng nội hơn hàng ngoại. -Yếu tố tâm lý chủ quan: Đại đa số các nhà sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đều theo dõi diễn biến của tỷ giá vàng và đôla để điều chỉnh giá bán của mình. II. Một số vấn đề chung về tỷ giá 1 Tỷ giá trong dài hạn 1.1. Quy luật một giá Quy luật một giá nói rằng, với sự hiện diện của cấu trúc thị trường cạnh tranh và sự biến mất của các chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác, các sản phẩm giống nhau được bán trên các thị trường khác nhau sẽ được bán cùng mức giá khi đã được quy đổi ra cùng một loại tiền tệ. Quy luật một giá dựa trên ý tưởng về sự buôn bán hàng hoá hoàn hảo. Hoạt động buôn bán diễn ra khi nhà buôn khai khác sự chênh lệch về giá để tạo ra lợi nhuận phi rủi ro. Ví dụ: Một chiếc ôtô trị giá ở Anh là £5000 và một chiếc ôtô có mô hình giống hệt trị giá 10000$ ở Mỹ, khi đó quy luật một giá tỷ giá hối đoái sẽ là £5000/10000$ tương đương với 0,5. 1.2.ppp tuyệt đối và ppp tương đối. Lý thuyết sức mua có hai dạng. Một dạng dựa trên cơ sở cách diễn giải chính ácc về quy lật một giá, được gọi là sức mua tương đương tuyệt đối. Một dạng khác là sự thay đổi “yếu hơn” được biết đến là sức mua tương đương tương đối. a. ppp tuyệt đối. Là sự so sánh sức mua của hai đồng tiền của hai nước tức là so sánh mức giá chung của cả 2 nước. thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối nêu lên rằng tỷ giá cân bằng giữa hai đồng tiền của hai nước được xác định trên cơ sở ngang giá đó. Dạng tuyệt đối của ppp cho rằng nếu một người có một giỏ hàng hoá ở một nước và so sánh giá của giỏ hàng hoá đó với giỏ hàng hoá giống hệt được bán ở nước ngoài và tỷ giá hối đoái được chuyển sang đơn vị tiền tệ chung. Ví dụ, 1 giỏ hàng hoá trị giá 100£ ở Anh và một gio hàng hoá tương tự trị giá 200$ ở Mỹ, khi đó tỷ giá hối đoáidc xác định bằng bảng Anh trên mỗi đôla sẽ là 100£/200$=0.5£/1$. Về mặt số học, dạng tuyệt đối của ppp có thể biểu diễn là: e = trong đó: e là tỷ giá hối đoái, được xác định là một đơn vị nội tệ trên mỗi đơn vị ngoai tệ. P là giá của giỏ hàng hoá được quy đổi ra đồng nội tệ, và Plà giá của giỏ hàng hoá giống hệt ở nước ngoài được quy đổi ra đồng ngoại tệ. Theo ppp tuyệt đối, mức giá trong nước tăng lên so với mức giá ngoài nước sẽ dẫn đến hạ thấp giá trị tương ứng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. b.ppp tương đối. Thuyết ngang giá sức mua tương đối nêu lên rằng, tỷ giá giữa 2 đồng tiền qua một thời gian sẽ thay đổi tương ứng với mức thay đổi tương đối trong mức giá cả của hai nước cũng trong khoảng thời gian đó. Những người đề ra chính sách này nói chung đều thừa nhận, dạng tuyệt đối của ppp không thể hoàn toàn chính xác bởi sự tồn tại các chi phí vận chuyển, thông tin không hoàn hảo và các tác động méo mó của thuế quan và bảo hộ. Tuy nhiên, người ta lập luận rằng dạng yếu hơn của ppp được biết bgư là sức mua tương đương tương đối có thể vẫn đúng thậm chí có sự méo mó của thuế quan. Để đơn giản, dạng tương đối của lý thuyêt ppp lập luận rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh bởi lượng chênh lệch lạm phát giữa hai nền kinh tế. Về mặt số học, ta cố thể biểu diễn như sau: %∆e = %∆P-%∆P Trong đó: %∆e là tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái. %∆P là tỷ lệ lạm phát trong nước %∆P là tỷ lệ lạm phát nước ngoài Theo dạng tương đối của ppp, nếu tỷ lệ lạm phát ở Anh là 10% trong khi ở Mỹ là 4% thì tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh trên mỗi đồng đôla sẽ được dự đoán giảm giá khoảng 6%. 2. Tỷ gía trong ngắn hạn. Chúng ta đã xem xét thuyết về vận động dài han của tỷ giá. Tuy nhiên,nếu chúng ta muốn biết tại sao tỷ giá lại biểu lộ ra nhiều thay đổi như vậy từ ngày này sang ngày khác,chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tỷ giá được xác địng như thế nào trong ngắn hạn. Để hiểu sự vận động ngắn hạn của tỷ giá đó là thừa nhận rằng tỷ giá là giá cả của tiền gửi ngân hàng trong nước. Chúng ta biết rằng trong điều kiện kinh tế mở và thị trường tài chính tiền tệ phát triển như trong giai đoạn hiện nay, thì tiền tệ trở thành phương tiện tích trữ tài sản. Để gia tăng tài sản tiền tệ, đơn giản nhất là đem gửi vào ngân hàng với mức lãi tiền gửi nhất định ngưòi ta có thể dễ dàng mua và bán tiền tệ trên thị trường nhằm thu được một khoản lợi nhuận. Điều kiện ngang giá tiền lãi nói nên rằng: Thị trưòng ngoại tệ cân bằng khi lãi xuất tiền gửi của tất cả các loại tiền la như nhau. Nếu cùng một thời hạn gửi tiền, đồng tiền nào có tỷ lệ lãi xuất cao hơn làm cho tiền lãi trên cùng 1 số lượng tiền lớn hơn sẽ được mua vào để gửi và đồng tiền kia sẽ được bán ra để mua vào đồng tiền có lãi cao hơn. Như vậy, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi gây ra việc mua bán tiền tệ này trên thị trường ngoại tệ, phá vỡ sự cân bằng trên thị trường ban đầu. Nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu cung hay thừa cầu trên thị trường ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi . Lý thuyết này giải thích sự biến độnglớn về tỷ giá thực tế do tính ít biến động lớn của giá hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tính kém nhạy cảm của giá xuất khẩu theo giá nội địa và do tính không thể đảo ngược của đầu tư thương mại cần thiêt cho sản xuất. Hai đặc tính này làm giảm nhẹ sự co dãn lớn giữa giá cung và giá cầu, làm cho kết luận của MARSHALL, LERNER và ROBINSON, trở lên không đúng trên phương diện ngắn hạn: Một sự giảm giá tiền tệ trước hết làm xấu thêm tình hình số dư cán cân thương mại, đứng về mặt giá trị,điều này làm trầm trọng thêm biến đọng về tỷ giá, Tính co dãn của giá sẽ gây ra những biến độnglớn về tỷ giá hối đoái khiến cho cung hàng hoá tren thị trường quốc tế có những thay đổi đáng kể. Vì cung xuất khẩu là 1 phần trong cán cân thanh toán do đó những biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến cung xuất khẩu, cũng sẽ làm thay đổi cán cân thanh toán và ngược lại khi cán cân thanh toán có sự chênh lệch( thâm hụt) thì phải có những biện pháp làm tăng cung sản xuất đẻ bù đắp thông qua chính sách tỷ giá. Như ở trên đã nói nhiều đến độ co dãn của cung cầu theo giá, đẻ phân tich tỷ giá hôi đoái trong cán cân thanh toán, phương pháp tiếp cận độ co dãn đã được sử dụng để phân tích các diễn biến của tỷ giá hối đoái. Phương pháp tiếp cận độ co dãn gắn liền với những biến động trong cán cân thương mại với những biến động trong tỷ giá hối
Tài liệu liên quan