Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn bảy năm qua và trở thành một bộ
phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian gần đây, thị trường chứng
khoán Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn
cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
hiện nay ở Việt Nam còn quá đơn điệu, thiếu thốn nên khiến các nhà đầu tư trở tay không kịp
khi thị trường chứng khoán suy thoái và đành phải rời bỏ thị trường do thiếu nghiệp vụ kinh
doanh đầu cơ giá xuống. Bên cạnh đó, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị
trường chứng khoán trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở thị trường
chứng khoán các nước phát triển.
Giống như các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, nghiệp vụ bán khống có những
ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Vấn đề là nhà đầu tư phải hiểu cách vận dụng như thế nào
cho hiệu quả.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bán khống – Nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
Chương 1: Khung lý luận về bán khống ..................................... 1
1.1 Khái niệm bán khống .................................................................................. 1
1.2 Lịch sử bán khống ....................................................................................... 1
1.3 Phân loại bán khống .................................................................................... 3
1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ .................................................................... 3
1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro ................................................................... 3
1.3.3 Bán khống kỹ thuật .................................................................................. 3
1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn .......................................... 4
1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành .............................. 5
1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới .... 6
1.4 Tác động của bán khống lên TTCK ............................................................ 7
1.4.1 Lợi ích của bán khống .............................................................................. 7
1.4.1.1 Đối với thị trường ............................................................................ 7
1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư ............................................................................ 8
1.4.1.3 Đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng ................................ 9
1.4.2 Rủi ro của bán khống ............................................................................... 9
1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư ............................................................................ 10
1.4.2.2 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng ...................................... 10
1.4.2.3 Đối với thị trường ............................................................................ 10
1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ
bán khống ....................................................................................................... 13
1.5.1 Bài học về bán về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997 từ Thái
Lan ........................................................................................................... 13
1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống trên thị trường
chứng khoán Mỹ ....................................................................................... 14
1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống .............. 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 15
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu
cầu của bán khống .................................................................................. 16
2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 .... 16
2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT ............................................. 18
2.2.1 Rủi ro chính sách ....................................................................................... 18
2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT ..... 19
2.2.3 Rủi ro bong bóng ....................................................................................... 20
2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở
trong đầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng
nhiều ......................................................................................................... 20
2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ
phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp .................................................. 21
2.2.6 Rủi ro thông tin ........................................................................................ 21
2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT ..................................................................... 22
2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ ................... 22
2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch
và công ty chứng khoán ............................................................................ 22
2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước ........................... 23
2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam ........................................ 23
2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam .................................................. 23
2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp .................... 25
2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt
Nam ............................................................................................................... 29
2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam ............... 29
2.4.2 Chứng minh tính ưu việt của bán khống thông qua mô hình tài chính ....... 31
2.4.2.1 Dùng đường thị trường chứng khoán để xác định giá trị cổ phiếu ..... 31
2.4.2.2 So sánh TSSL và rủi ro trong trường hợp có bán khống và không bán
khống ............................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 38
Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ
bán khống ở TTCK Việt Nam ............................................................. 39
3.1 Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống ..................................... 39
3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai bán khống ....... 39
3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường ................................... 39
3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán ............................. 41
3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán .......................................... 41
3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán ................................................ 42
3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán ....................................... 42
3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống ............... 43
3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy ....................................................................... 43
3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường ............................................. 44
3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày .. 45
3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của nghiệp vụ
bán khống ...................................................................................................... 45
3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng tổ chức Quỹ đầu tư công chúng . 45
3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 ....... 46
3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 ........................ 46
3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3 ............................ 46
3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán ....................... 47
3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán ................... 47
3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM ................................. 48
3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm .... 49
3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu
ký chứng khoán ..................................................................................................... 49
3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán
khống ............................................................................................................ 49
3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống .......................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 50
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đại khủng hoảng của TTCK Mỹ năm 1929
Phụ lục 2: Đầu cơ và vai trò của đầu cơ
Phụ lục 3: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Phụ lục 4: Các chính sách ban hành gần đây
Phụ lục 5: Sàn giao dịch vàng và sản phẩm “Vay đầu tư vàng tại ACB”
Phụ lục 6: Cách thức tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng
Phụ lục 7: Giá của 15 chứng khoán trong 41 kỳ quan sát
Phụ lục 8: Dùng mô hình định lượng để tìm hiểu TTCK Việt Nam khi chưa cho phép
bán khống – có bán khống ?
Phụ lục 9: Công cụ Solver và Goal seek của Excel
Phụ lục 10: Mua khống
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTCK : Thị trường chứng khoán
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
CTCK : Công ty chứng khoán
NĐT : Nhà đầu tư
CP : Cổ phiếu
HĐTTTL : Hợp đồng tiền tệ tương lai
GDP : Tổng sản phẩm quốc dân
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước
IPO : Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TMCP : Thương mại cổ phần
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
CTQLQ : Công ty quản lý Quỹ
CPH : Cổ phần hoá
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CML : Đường thị trường vốn (Capital market line)
TSSL : Tỷ suất sinh lợi
Vn-Index : Chỉ số chứng khoán Việt Nam
SML : Đường thị trường chứng khoán
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐCHD : Đường cong hữu dụng
OTC : Thị trường giao dịch phi tập trung
TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
NH LKCK : Ngân hàng lưu ký chứng khoán
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và Hastc-Index từ đầu năm 2006 đến
22/05/2008 ............................................................................................................. 18
Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn sự biến động của tỷ giá USD/VND từ 2005-2008 ...... 26
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn sự biến động giá vàng thế giới và giá vàng trong nước từ
2005-2008 .............................................................................................................. 26
Hình 2.4: Khối lượng giao dịch sàn vàng năm 2008 ............................................... 28
Hình 2.5 : Xác định tài sản bị định giá thấp và bị định giá cao ............................... 33
Hình 2.6: Đồ thị so sánh đường cong hữu dụng trong trường hợp có bán khống và không
bán khống .............................................................................................................. 36
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: So sánh tỷ suất sinh lợi yêu cầu và tỷ suất sinh lợi ước tính ................... 31
Bảng 2.2: Kết quả tính hữu dụng (U) trong trường hợp có bán khống ..................... 34
Bảng 2.3: Kết quả tính hữu dụng (U) trong trường hợp không bán khống ............... 34
Bảng 2.4: Bảng xác định danh mục tối ưu trong trường hợp có bán khống............. 35
Bảng 2.13: Bảng xác định danh mục tối ưu trong trường hợp không bán khống ...... 35
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn bảy năm qua và trở thành một bộ
phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian gần đây, thị trường chứng
khoán Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn
cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
hiện nay ở Việt Nam còn quá đơn điệu, thiếu thốn nên khiến các nhà đầu tư trở tay không kịp
khi thị trường chứng khoán suy thoái và đành phải rời bỏ thị trường do thiếu nghiệp vụ kinh
doanh đầu cơ giá xuống. Bên cạnh đó, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị
trường chứng khoán trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở thị trường
chứng khoán các nước phát triển.
Giống như các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, nghiệp vụ bán khống có những
ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Vấn đề là nhà đầu tư phải hiểu cách vận dụng như thế nào
cho hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tham khảo và triển khai bán khống chứng khoán vào
điều kiện thực tiễn ở nước ta là một bước đi cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Bán khống – Nhu cầu thiết yếu
của thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với lý do trên đề tài đi nghiên cứu những vấn đề sau:
o Tìm hiểu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bán khống
o Đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam và từ đó rút ra sự cần thiết của việc triển khai bán
khống vào giao dịch trên TTCK Việt Nam
o Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai bán khống tại TTCK Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi nghiên cứu vấn đề bán khống ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra được
những bài học kinh nghiệm và đề xuất ra các chính sách triển khai bán khống phù hợp cho
TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
o Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý thuyết quản trị rủi ro tài chính
o Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin khác nhau.
o Thống kê tổng hợp những thông tin thu thập được.
o Sau đó dùng phương pháp phân tích tổng hợp – so sánh, phương pháp phân tích suy
luận, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch - quy nạp để đưa ra
những kết luận cụ thể.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
o Chương 1: Khung lý luận về bán khống
o Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu cầu của bán khống.
o Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ bán khống ở TTCK
Việt Nam
Chương 1
KHUNG LÝ LUẬN VỀ BÁN KHỐNG
1.1 Khái niệm bán khống
Bán khống trong giao dịch chứng khoán được hiểu là bán chứng khoán vay mượn.
Nói cách khác, bán khống là bán một loại chứng khoán mà người bán không sở hữu tại
thời điểm bán. Khi NĐT dự đoán rằng trong tương lai giá cổ phiếu sẽ hạ, họ sẽ thực hiện
bán khống, tức là đi vay cổ phiếu của các công ty chứng khoán để bán với mức giá cao;
sau đó khi giá hạ, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó trên thị trường để trả cho các công ty chứng
khoán và hưởng chênh lệch giá (bán ở giá cao, mua ở giá thấp).
1.2 Lịch sử bán khống
Bán khống là nghiệp vụ được sử dụng trong các TTCK ở các nước phát triển ngay
từ những ngày đầu thành lập. Theo các tài liệu về TTCK từ xưa để lại, người Đức cấm
sử dụng nghiệp vụ này từ năm 1610. Còn ở nước Anh, mặc dù TTCK Luân Đôn chính
thức được thành lập vào năm 1773, nhưng nghiệp vụ bán khống đã được sử dụng phổ
biến tại các thị trường không tập trung. Một nghiên cứu về các TTCK Mỹ cho thấy bán
khống đã có một vị trí quan trọng trên TTCK New York ngay từ những ngày thị trường
mới đi vào hoạt động. Acob Little là một trong những bậc tiền bối thực hành nghiệp vụ
bán khống trên thị trường trong những năm 1835-1857. Ông thường tiến hành những
thương vụ bán khống lớn và rất thành công. Vào đầu những năm 1860, bán khống trở
thành một công cụ đầu cơ chủ lực của các thương nhân lớn như Drew, Vanderbilt, Fisk,
và Gauld. Sự ảnh hưởng của bán khống được phát hiện ra trong chiến tranh Thế giới lần
thứ I, khi các thành viên phải bí mật báo cáo với Sở giao dịch về các thương vụ bán
khống để ngăn cản tình trạng đầu cơ giá xuống của những kẻ đầu cơ tách trách hay đại
lý của đối thủ.
Năm 1929 và sau đó, người ta không thống kê được con số chính xác về số lượng
giao dịch bán khống tại thị trường đầu cơ giá lên ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 1925
đến 1929, vì lúc đó, người ta chưa tiến hành thống kê được các số liệu. Không có tài liệu
nào cho biết tổng số chứng khoán đã bán khống trong tháng 10/1929 ngay trước khi thị
trường sụt giá bất thình lình là bao nhiêu. Lúc đó vị thế đầu tư ngắn hạn là tương đối
nhỏ và khi mọi người hoảng loạn có khá ít NĐT đã bán khống với mức giá cao hơn, sẵn
sàng mua cổ phiếu.
"Jesse Livermore – Ông chủ thị trường chứng khoán Mỹ"
Jesse Lauriston Livermore là một trong các nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20.
Người đàn ông thực sự nổi danh được biết đến như là Con bạc trẻ liều lĩnh, Con gấu vĩ
đại. Chỉ một số ít người có khả năng kiếm được lợi nhuận lớn, hoặc mất tất cả, nhanh như
Livermore.
Rất nhiều NĐT chứng khoán hàng đầu của thị trường phố Wall hiện tại coi
Livermore như NĐT vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông đã khai phá một mảnh đất kinh doanh
mới trên thị trường, đó là đầu tư khi giá xuống. Những bí quyết về thời điểm kinh doanh,
cách "chỉ huy" tiền trong việc đầu tư cổ phiếu và hàng hóa của ông thực sự mang tính
cách mạng và vẫn còn giá trị tới tận ngày nay. Livermore thường chọn và quyết định mua
hay bán khống (khi chưa thực sự nắm vững trong tay) một cổ phiếu (hay một loại hàng
hóa) trên cơ sở giá cả và phạm vi tác động của cổ phiếu ấy. Sau đó ông tạo cho những cổ
phiếu ấy một vị thế ban đầu tương đối nhỏ. Ông sẽ thực sự sở hữu chúng nếu có thể sinh
lãi hay bán đi nếu chúng không đem lại lợi nhuận gì. Chiến thuật này có thể thu lại lợi
nhuận khổng lồ trong khi thiệt hại rất nhỏ.
Năm 1907, khi thị trường bắt đầu khủng hoảng sụt giảm, Livermore đã bán khống cổ
phiếu của mình. Ông nhận ra những dấu hiệu cho thấy thị trường thiếu vốn để mua vào cổ
phiếu, trong khi đó lại có quá nhiều người bán ra. Sau vụ sụt giảm này cùng những hệ quả
của nó ông thu được 3 triệu USD.
Đỉnh cao thành công của Livermore là vụ sụt giảm năm 1929 (xem thêm phụ lục 1 về
Đại khủng hoảng của TTCK Mỹ năm 1929). Thị trường cũng hội tụ đủ điều kiện như sự
sụt giảm năm 1907. Livermore lại bắt đầu bán khống rất nhiều cổ phiếu khác nhau và rồi
lại mua chúng khi thị trường liên tục xuống. Và khi hầu hết mọi người trên thị trường đều
mất tiền trong vụ sụt giảm đáng nhớ năm 1929 thì Livermore thu về 100 triệu đô la qua lợi
nhuận bán khống của mình.
1.3 Phân loại bán khống
1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ
Khái niệm phổ biến của bán khống là bán khống đầu cơ. Loại bán khống này được
hiểu là người bán khống có chứng khoán nhưng lại đi vay mượn chứng khoán của
CTCK để bán. Bởi vì NĐT kỳ vọng giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại sẽ cao hơn
mức giá mà sau này NĐT sẽ mua vào để tất toán hay đóng giao dịch. Tác động đầu tiên
của bán khống đầu cơ là làm tăng cung chứng khoán, dẫn đến làm chậm việc tăng giá.
Nhưng khi thực hiện việc tất toán tài khoản lại làm tăng cầu chứng khoán nên sẽ làm
tăng giá của chứng khoán đó. Người bán khống đầu cơ là bán ở mức giá cao và tất toán
ở mức giá thấp để tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì thế, người bán khống có thể thành công
hoặc thất bại trong mỗi thương vụ bán khống điều này tùy thuộc vào dự đoán của họ về
thị trường có chính xác hay không. Bán khống đầu cơ là một công cụ hữu ích để khai
thác thị trường giá xuống của các NĐT. Ngoài ra công cụ này nếu xét theo một khía
cạnh tích cực cũng góp phần vào việc điều hòa thị trường. (Xem thêm phụ lục 2 về đầu
cơ)
1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro
Kiểu bán khống này được thực hiện khi người bán khống lo ngại thị trường hoặc
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút sẽ ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu mà họ
đang nắm giữ có thể là cổ phiếu của chính doanh nghiệp này hoặc là của một doanh
nghiệp khác có liên quan. Là người nắm giữ chứng khoán, không ai muốn bị lỗ trên
danh mục đầu tư của mình, nên người bán khống tiến hành bán khống chứng khoán để
ngăn chặn nguy cơ sụt giá chứng khoán như dự đoán. Nếu giá chứng khoán trên thị
trường giảm xuống, hoặc tình hình kinh doanh giảm sút như dự đoán, việc bán chứng
khoán sẽ bảo vệ NĐT khỏi thua lỗ. Tuy nhiên, loại bán khống này chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng khối lượng bán khống hàng năm của các TTCK.
1.3.3. Bán khống kỹ thuật
Bán khống kỹ thuật được chia thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- PHU LUC.pdf