Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2000. Từ một thị trường èo uột với vài chục mã số giao dịch và số lượng ít ỏi các nhà đầu tư., cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tác động tích cực của việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đã có sự bùng nổ dữ dội, minh chứng là hàng trăm doanh nghiệp có uy tín đã tiến hành cổ phần hoá và tham gia niêm yết, khối lượng giao dịch từ một vài tỷ đồng đã tăng lên hàng nghìn tỷ mỗi phiên. Đặc biệt từ con số 15, số lượng công ty chứng khoán đã nhanh chóng tăng lên gần 70. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán là một tín hiệu đáng mừng, báo hiệu sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước, tuy nhiên rất có thể nó cũng sẽ mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển vĩ mô của đất nước. Không thể phủ nhận được chỉ số lạm phát khá cao và đáng lo ngại những tháng cuối năm 2007 có sự ‘đóng góp” do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán. Để thị trường phát triển đúng hướng, an toàn và ổn đinh, hạn chế được những rủi ro phát sinh, có rất nhiều việc phải làm: từ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tạo ra khung pháp lý, cơ chế chính sách chặt chẽ để quản lý thị trường một cách hữu hiệu, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ kể cả các sản phẩm phái sinh.trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán cũng là một yếu tố rất quan trọng nhất là trong điều kiện số lượng các công ty tăng nhiều và nhanh như hiện nay. Một tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành.trong đó tự doanh có thể được xem là nghiệp vụ phức tạp và quan trọng nhất. Hoạt động tự doanh không chỉ mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty chứng khoán mà nó còn là tiền đề, tạo cơ sở cho các nghiệp vụ khác phát triển, tuy nhiên do phức tạp và phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau nên nếu tổ chức không tốt, chỉ một khâu nào đó trục trặc có thể dẫn đến rủi ro, thua lỗ cho công ty. Do vai trò quan trọng như vậy nên có thể nói việc nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu nâng cao chất lượng của hoạt động tự doanh.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động tự doanh chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2000. Từ một thị trường èo uột với vài chục mã số giao dịch và số lượng ít ỏi các nhà đầu tư..., cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tác động tích cực của việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đã có sự bùng nổ dữ dội, minh chứng là hàng trăm doanh nghiệp có uy tín đã tiến hành cổ phần hoá và tham gia niêm yết, khối lượng giao dịch từ một vài tỷ đồng đã tăng lên hàng nghìn tỷ mỗi phiên. Đặc biệt từ con số 15, số lượng công ty chứng khoán đã nhanh chóng tăng lên gần 70. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán là một tín hiệu đáng mừng, báo hiệu sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước, tuy nhiên rất có thể nó cũng sẽ mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển vĩ mô của đất nước. Không thể phủ nhận được chỉ số lạm phát khá cao và đáng lo ngại những tháng cuối năm 2007 có sự ‘đóng góp” do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán. Để thị trường phát triển đúng hướng, an toàn và ổn đinh, hạn chế được những rủi ro phát sinh, có rất nhiều việc phải làm: từ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô tạo ra khung pháp lý, cơ chế chính sách chặt chẽ để quản lý thị trường một cách hữu hiệu, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ kể cả các sản phẩm phái sinh...trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán cũng là một yếu tố rất quan trọng nhất là trong điều kiện số lượng các công ty tăng nhiều và nhanh như hiện nay. Một tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành....trong đó tự doanh có thể được xem là nghiệp vụ phức tạp và quan trọng nhất. Hoạt động tự doanh không chỉ mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty chứng khoán mà nó còn là tiền đề, tạo cơ sở cho các nghiệp vụ khác phát triển, tuy nhiên do phức tạp và phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau nên nếu tổ chức không tốt, chỉ một khâu nào đó trục trặc có thể dẫn đến rủi ro, thua lỗ cho công ty. Do vai trò quan trọng như vậy nên có thể nói việc nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu nâng cao chất lượng của hoạt động tự doanh.
Xét ở góc độ đó em muốn dành thời gian của khoá luận để tập trung nghiên cứu về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thông qua việc phân tích hoạt động này của công ty TNHH chứng khoán ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Agriseco), một trong những công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, được thành lập ngay từ lúc thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động với đề tài: "Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận tập trung vào ba mục đích chính:
Một là nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
Hai là phân tích thực trạng hoạt động tự doanh chứng khoán của Agriseco , từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế này.
Ba là đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tự doanh của Agriseco.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động tự doanh của Agriseco từ năm 2001 đến năm 2006.
Bố cục của Khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương sau:
Chương I: Tổng quan về hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
Chương II: Thực trạng hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
I - CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1- Khái niệm công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận của thị trường tài chính, có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình huy động và sử dụng vốn cho nền kinh tế. TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán chuyển nhượng các loại chứng khoán. Các sản phẩm trên TTCK khác với những sản phẩm hàng hóa thông thường ở chỗ chúng không thể cầm, nắm hay cân đo đong đếm được, chúng là những sản phẩm tài chính. Thực ra, hình thức biểu hiện của chứng khoán cũng giống như tiền, tức là chúng không có giá trị nội tại. Giá trị của chứng khoán chính là các lợi ích mà tổ chức phát hành mang lại cho người sở hữu chứng khoán với những điều kiện ràng buộc cụ thể. Chứng khoán có các thuộc tính gắn liền với nó là tính sinh lợi, tính thanh khoản và tính rủi ro. Chính những đặc điểm này làm chứng khoán trở thành những hàng hóa cao cấp, mà việc xác định giá trị thật không hề đơn giản.
Trên TTCK, chứng khoán được các tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư cũng như được các nhà đầu tư mua đi bán lại với nhau, tuy vậy không phải mọi người được mua bán, trao đổi chứng khoán trực tiếp cho nhau mà mọi giao dịch phải qua các trung gian môi giới.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy, lúc ban đầu các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau. Sau này, cùng với sự tăng quy mô, khối lượng giao dịch và chức năng của các nhà môi giới, đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp của các nhà môi giới riêng lẻ. Cùng với sự phát triển của TTCK, các nghiệp vụ cũng được mở rộng, không chỉ gói gọn trong nghiệp vụ môi giới, các công ty chứng khoán ngày càng có cơ cấu, tổ chức hoạt động phức tạp hơn, mang một vai trò lớn hơn trên TTCK.
Một định nghĩa về công ty chứng khoán phổ biến và được chấp nhận rộng rãi là: “Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”. (Theo Giáo trình Thị trường chứng khoán, xuất bản năm 2005 của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội)
Công ty chứng khoán đóng vai trò là tổ chức trung gian trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán, là nơi kết nối và thực hiện giao dịch giữa người mua và người bán. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán còn là trung gian về thông tin, chuyên cung cấp các thông tin tư vấn, các sản phẩm nghiên cứu nhằm hỗ trợ nhà đầu tư chọn lựa được các chứng khoán cho danh mục đầu tư của mình.
Dưới góc độ pháp lý, công ty chứng khoán là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật của từng nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Tại Việt Nam, trong Luật Chứng khoán chưa có định nghĩa hay khái niệm về công ty chứng khoán. Nhưng ta có thể tìm thấy tại Điều 2 khoản 1 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính có quy định: “Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán”.
Về hình thức pháp lý, theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là theo điều 59 khoản 1 Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, công ty chứng khoán chỉ được tổ chức dưới hai hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy đinh của Luật doanh nghiệp.
Về nghiệp vụ kinh doanh, Luật Chứng khoán có quy định cụ thể tại điều 60 như sau: Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Ngoài những nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác." Luật Chứng khoán có một điểm khác so với Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 đó là không cho phép công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán nữa.
Hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì môi trường hoạt động của chúng chính là TTCK – thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường. Chính hoạt động đa dạng và phức tạp như vậy nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán ở mỗi quốc gia lại có những điểm khác biệt nhất định. Nhìn chung, hai mô hình được áp dụng phổ biến hiện nay là mô hình công ty đa năng và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán.
Mô hình công ty đa năng được chia làm hai dạng: đa năng một phần (các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập các công ty con độc lập, hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ) và đa năng hoàn toàn (các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh tổng hợp, bao gồm cả tiền tệ, chứng khoán và bảo hiểm). Mô hình đa năng hoàn toàn có ưu điểm là sự kết hợp đa năng rất cao, do đó giảm bớt được rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung bằng việc đa dạng hóa đầu tư. Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính. Tuy nhiên ở mô hình này tính chuyên môn hóa không cao, và nếu môi trường luật pháp không chặt chẽ sẽ dễ dẫn tới tình trạng lũng đoạn thị trường, dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế như vậy, nhiều nước đã chuyển sang áp dụng mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh, mô hình đa năng hoàn toàn chỉ còn tồn tại ở một số ít quốc gia.
Ngược lại, theo mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Mô hình này có ưu điểm là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển, tuy nhiên khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh bị hạn chế. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan…
2. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
2.1. Môi giới chứng khoán
Theo Luật Chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán được định nghĩa như sau: “Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng”.
Chúng ta cũng có thể hiểu thật đơn giản như sau: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng trên tổng doanh số mà khách hàng thực hiện mua bán. Theo đó, các CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành các giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC (thị trường chứng khoán phi tập trung) mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư muốn bán chứng khoán với nhà đầu tư muốn mua chứng khoán. Và trong những trường hợp nhất định, nhân viên môi giới sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra nhưng lời động viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nghề môi giới đòi hỏi phải có những phẩm chất, tư cách đạo đức, kỹ năng mẫu cán trong công việc và với một thái độ công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Nhà môi giới phải hành động dựa trên quyền lợi của khách hàng,không được xúi dục khách hàng mua, bán chứng khoán để kiếm hoa hồng trên doanh số, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý không chỉ giúp khách hàng thu được lợi nhuận cao mà còn để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng trong hoạt động đầu tư của họ.
2.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán
Luật chứng khoán năm 2006 quy định: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.”
Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên các thị trường giao dịch tập trung (sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán) hoặc thị trường OTC. Trên thị trường giao dich tập trung, lệnh giao dịch của các CTCK được đưa vào hệ thống và thực hiện tương tự lệnh giao dịch của khách hàng. Trên thị trường OTC, hoạt động này có thể thực hiện trực tiếp giữa công ty với đối tác hay qua một hệ thống mạng thông tin.
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm được thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới chứng khoán, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính công ty, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh cho mình.
Khác với nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng phân tích và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Luật chứng khoán năm 2006 ghi rõ: “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.”
Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến các CTCK để tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK và là nghiệp vụ luôn chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của các CTCK. Tuy nhiên, tại Điều 60 khoản 2 Luật Chứng khoán cũng quy định rõ: “Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán”.
Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện đầy đủ các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có các CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư,... nhưng thông thường khi CTCK nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác.
2.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán:
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, cũng như công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.
Trong hoạt động tư vấn đầu tư, CTCK cung cấp thông tin, cách thức đầu tư và loại chứng khoán cần đầu tư đối với các khách hàng của mình. Hoạt động này đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên tư vấn. Mặt khác, tính trung thực của các nhân viên tư vấn của CTCK có tầm quan trọng lớn trong việc thu hút khách hàng. Hoạt động tư vấn là hoạt động mà người tư vấn sử dụng kiến thức, chính là vốn chất xám nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Người tư vấn cần phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra những khuyến nghị cho khách hàng, vì từ những khuyến nghị đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn vẫn thu về cho mình phí dịch vụ tư vấn bất kể kết quả kinh doanh của khách hàng có thành công hay không.
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán được phân loại theo các tiêu chí sau:
Theo hình thức của hoạt động tư vấn: Bao gồm có tư vấn trực tiếp (gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện thoại) và tư vấn gián tiếp (thông qua các ấn phẩm, sách báo) để tư vấn cho khách hàng.
Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn: bao gồm có tư vấn gợi ý (gợi ý cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư là của khách hàng) và tư vấn uỷ quyền (vừa tư vấn vừa quyết định theo sự phân cấp, uỷ quyền thực hiện của khách hàng).
Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: Bao gồm có tư vấn cho người phát hành (tư vấn cho tổ chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ, bản cáo bạch… và giúp tổ chức phát hành trong việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh, phân phối chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho khách hàng đầu tư chứng khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời gian, định hướng đầu tư vào các loại chứng khoán…vv).
2.5 Các hoạt động phụ trợ
Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các CTCK (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho các khách hàng, CTCK sẽ được nhận các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.
Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại công ty.
Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai các dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase).
Cho vay ký quỹ là một hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng của mình để họ mua bán chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật đảm bảo cho các khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do CTCK ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số gốc vay và lãi cho CTCK. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ có quyền phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.
Nghiệp vụ quản lý quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của những người đầu tư, được ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư quản lý và đầu tư vào chứng khoán nhằm đem lại lợi ích cho những người đầu tư vào quỹ. Ở một số nước, pháp luật về TTCK còn cho công ty chứng khoán được phép thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, CTCK sẽ cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. CTCK được thu phí cho dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.
3. Chức năng và vai trò của các công ty chứng khoán
3.1 Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán
Hoạt động của TTCK muốn hiệu quả cần đến những trung gian, đó là các công ty chứng khoán , có nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức phù hợp, thực hiện vai trò trung gian môi giới mua- bán chứng khoán, tư vấn đầu tư và một số các dịch vụ khác cho cả các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư.
Các CTCK là các tác nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông dễ dàng, tạo ra tính thanh khoản cao , qua đó huy động được một lượng vốn khổng lồ nhàn rỗi, nằm lẻ tẻ tr