Dạ Ngân là một trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ , trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975. Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý kể từ sau truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” (1985) khi lần đầu tiên , những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ chồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn nhưng sự hiện diện nở rộ của một loạt tên tuổi nữ sĩ trẻ : Nguyện Thị Thu Huệ , Y Ban , Phan Thị Vàng Anh , Lý Lan .trong thập kỉ 90 sau đó dường như khiến bạn đọc bỏ lại đằng sau cái tên “Dạ Ngân” . Song , trải qua hơn một phần tư thế kỉ cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc , người phụ nữ miệt vườn viết văn ấy đã chứng minh được sức bền trong sáng tạo nghệ thuật khi chị lần lượt cho ra đời cả thảy mêi đầu sách , kịch bản phim, và mới đây nhất là tiểu thuyết “Miệt vườn xa lắm” , “Gia đình bé mọn” cùng hàng trăm tản văn , hàng nghìn kì thư “Tư vấn gia đình” với bút danh Dạ Hương .
Bằng một vốn sống đủ đầy từng trải , bằng chất văn hồn hậu , tinh tế , phóng khoáng mà cũng cẩn trọng đến từng chi tiết , những trang viết của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện nay .
28 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Dạ Ngân là một trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ , trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuất hiện sau năm 1975. Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý kể từ sau truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” (1985) khi lần đầu tiên , những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ chồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn nhưng sự hiện diện nở rộ của một loạt tên tuổi nữ sĩ trẻ : Nguyện Thị Thu Huệ , Y Ban , Phan Thị Vàng Anh , Lý Lan …..trong thập kỉ 90 sau đó dường như khiến bạn đọc bỏ lại đằng sau cái tên “Dạ Ngân” . Song , trải qua hơn một phần tư thế kỉ cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc , người phụ nữ miệt vườn viết văn ấy đã chứng minh được sức bền trong sáng tạo nghệ thuật khi chị lần lượt cho ra đời cả thảy mêi đầu sách , kịch bản phim, và mới đây nhất là tiểu thuyết “Miệt vườn xa lắm” , “Gia đình bé mọn” cùng hàng trăm tản văn , hàng nghìn kì thư “Tư vấn gia đình” với bút danh Dạ Hương .
Bằng một vốn sống đủ đầy từng trải , bằng chất văn hồn hậu , tinh tế , phóng khoáng mà cũng cẩn trọng đến từng chi tiết , những trang viết của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện nay .
1.2 “Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân ( sau “Miệt vườn xa lắm”) và được xem là tác phẩm thành công nhất của chị cho tới thời điểm này khi vinh dự được nhận liền hai giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội (2005) và Hội Nhà Văn Việt Nam (2006) ; đồng thời mới đây trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam được nhà xuất bản Curbstone Press dịch sang tiếng Anh , xuất bản ở Mỹ với sự chuyển ngữ của bà Rosemary Nguyễn – một trong hai người phụ nữ nói tiếng Việt giỏi nhất nước Mỹ được mệnh danh là thần đồng ngôn ngữ Việt Nam.
Với những thành công nhất định như trên và con số năm lần tái bản ở Việt Nam là minh chứng đầy thuyết phục cho sức hấp dẫn mạnh mẽ của tác phẩm đối với công chúng , một lần nữa khẳng định chắc chắn hơn độ chín cũng như sức bền của ngòi bút Dạ Ngân .
295 trang tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời , số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp- một người con gái miền Tây viết văn , đầy cá tính , có nhan sắc và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu , hạnh phúc . Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt đã dàn xếp hôn nhân của cô với anh chồng Hai Tuyên , một người đàn ông chỉ khư khư với cương vị Phó Phòng tuyên truyền , có thể thao thao bất tuyệt những bài giảng về : “ thế nào là nếp sống mới con người mới” nhưng cũng có thể lạnh lùng tới tàn nhẫn khi bỏ mặc vợ nằm trong phòng sản phụ một mình : “trơ ra như một con mẹ hoang thai dơ dáy” [ 7;50] . Không thể chịu đựng được người chồng cằn cỗi , tiểu nhân , biết yêu heo hơn con , thích viết báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ , Tiệp đã quyết tâm từ bỏ vở bọc hào nhoáng về mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm tới người mình yêu thực sự . Hành trình gần hai mươi năm trời khổ ải , có cả niềm vui sướng được sống bên người yêu dấu nhưng cũng đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt với sự chì chiết của họ tộc , sự khinh khi của bạn bè , bão táp của giới chức sắc trong tỉnh …..và nhất là sự giằng xé đau đớn giữa một bên là tình mẫu tử , một bên là tình yêu đã khiến cho Tiệp phải sau bao nhiều giành giật và vùng vẫy mới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn với nhà văn Viết Đính . Mối tình đeo đẳng gần hai mươi năm trời suốt dọc chiều dài Nam Bắc , những cay đắng tủi nhục , niềm hạnh phúc mong manh dễ vỡ , những giằng xé ghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tự đấu tranh , tự vượt qua nghịch lý lựa chọn giữa một bên là gia đình “chính danh” với một bên là tình yêu hạnh phúc đích thực đã tạo thành dấu ấn đậm nét và sức hấp dẫn mãnh liệt cho thiên tiểu thuyết này .
Ngoài ra , tác phẩm với tư cách thể loại là tiểu thuyết cũng ẩn tàng trong đó những chất liệu hiện thực sống động về bức tranh xã hội thời kì hậu chiến , số phận con người dưới sức ép chiến tranh và những ràng buộc trong mối quan hệ gia tộc – xã hội ...Một khối lượng trang viết tuy chưa được đồ sộ nhưng chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp , nhạy cảm của xã hội Việt Nam thời kì hậu chiến , vấn đề số phận cá nhân trong các mối quan hệ , vấn đề hạnh phúc gia đình , những bi kịch mất mát ….đã khiến “Gia đình bé mọn” thực sự trở thành tác phẩm đầy thách đố đối với giới phê bình quan sát cũng như độc giả yêu mến văn học .
1.3 Đề tài “ Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ” trước hết là một nội dung không hoàn toàn mới mẻ trong văn học , thậm chí đây còn là vấn đề mang tính truyền thống , được các nhà văn nhà thơ đi sâu khai thác phản ánh vô cùng phong phú , đa dạng . Tuy nhiên ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể , trên những góc độ tiếp cận khác nhau , nó lại được nhìn nhận theo từng cách riêng của người viết . Hơn thế nữa đặt vấn đề này trong toàn bộ tiểu thuyết “ Gia đình bé mọn” chúng tôi nhận thấy đây là nội dung có tính xuyên suốt cả tác phẩm , bên cạnh nhiều vấn đề rộng lớn hơn : Bức tranh xã hội Việt Nam thời bao cấp , sự xếp đặt của chiến tranh đối với số phận con người ….Đồng thời cuộc tình sóng gió bền bỉ và dai dẳng của nhân vật chính cùng những mâu thuẫn giằng xé đau đớn trong nội tâm về gia đình , về hạnh phúc , về tình yêu với tất thảy bi kịch đời thường nhất còn mang dáng dấp của những sự thực sâu kín trong đời tư nhà văn, tạo thêm sức hấp dẫn riêng đặc biệt cho thiên truyện .
Bên cạnh đó , theo quan sát và quá trình tìm kiếm thu thập tài liệu , chúng tôi nhận thấy rằng , những tác phẩm viết về bi kịch hạnh phúc đời tư , những trăn trở về tình yêu , hôn nhân , gia đình mặc dù nhiều về số lượng song chủ yếu lại được thể hiện dưới hình thức loại thể truyện ngắn , còn đối với tiểu thuyết – thể loại cùng phương thức tự sự , việc biểu đạt những bi kịch giằng xé về hạnh phúc gia đình tình yêu của người phụ nữ đòi hỏi ngòi bút của nhà văn vừa phải sáng tạo nhưng vừa phải thấm đẫm chất trải nghiệm để đủ sức theo đuổi một đoạn trường bi kịch với bao hệ lụy . Đứng từ góc độ đó để tiếp cận nhà văn và tác phẩm , chúng tôi tin tưởng rằng : Thông qua việc tìm hiểu bi kịch của người phụ nữ trong hạnh phúc , tình yêu , hôn nhân chúng ta sẽ có một cái nhìn đầy đủ , thấu đáo hơn về tâm tự khát vọng thầm kín , chân thực nhất của họ giữa cuộc sống đời thường cũng như cuộc đấu tranh tự vượt qua chính mình , tự vươn lên sống đúng với khát khao chính đáng của mình . Qua đây , chúng ta cũng ghi nhận thêm đóng góp của Dạ Ngân khi đưa ra cách nhìn tiến bộ về vấn đề hôn nhân , tình yêu , gia đình của người phụ nữ trong xã hội còn bủa vây nhiều định kiến .
2. Lịch sử nghiên cứu
Có thể nói , trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại các tác phẩm viết về bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu , trong hôn nhân gia đình chiếm một số lượng không nhỏ . Đặc biệt , kể từ sau công cuộc Đổi Mới (12/1986) , văn học nghệ thuật cũng thực sự chuyển mình trong xu hướng chung của văn học đất nước , chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của hàng loạt các cây bút nữ mà sáng tác của họ đã dám đi sâu khai thác những vấn đề nhạy cảm : Bi kịch của người phụ nữ , nỗi cô đơn , đau khổ trong tình yêu hạnh phúc gia đình tan vỡ , những khát vọng thầm kín của bản năng con người …Công chúng yêu văn học thực sự không khỏi ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một Nguyễn Thi Thu Huệ tinh tế tài hoa mà vô cùng gần gũi khi chị miệt mài đi tìm kiếm hạnh phúc của con người thực tại trên trang văn đậm chất nữ tính của mình ; hay một Võ Thị Hảo sắc sảo đến chát chúa mà vẫn đau đáu trong sâu thẳm khi nói về những mất mát không dễ gì bù đắp của người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh trong “ Người sót lại của rừng cười” [17;134] , một Y Ban luôn trăn trở trước những khát vọng thầm kín về hạnh phúc lứa đôi , về những mong mỏi đầy bản năng của người phụ nữ khi tình yêu bị đánh cắp trong “ Bức thư gửi mẹ Âu Cơ” [17;42] ….
Nghiên cứu về vấn đề này ,các nhà phê bình lý luận,các học giả đã chú ý tìm hiểu và đưa ra nhiều nhận xét đánh giá về phương thức phản ánh sáng tạo của nhà văn(đặc biệt là các nhà văn nữ )trong quá trình khai thác số phận người phụ nữ trên nhiều bình diện khác nhau.Trên “Tạp chí Văn học” số 6/1996 đã đăng tải tường thuật buổi tọa đàm “Phụ nữ và sáng tác văn chương” trong đó tập trung ý kiến của các nhà nghiên cứu ,phê bình lẫn sáng tác như Văn Tâm,Đặng Anh Đào,Lê Minh Khuê,Ngô Thế Oanh,Lại Nguyên Ân,Đặng Minh Châu,Phạm Xuân Nguyên,Vương Trí Nhàn…Ông Vương Trí Nhàn khẳng định rằng: “Phụ nữ bắt mạch thời nhanh hơn nam giới.Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống .Mặt khác ,với cái cực đoan sẵn có tốt , dịu dàng , rộng lượng thì không ai bằng mà nhỏ nhen , chấp nhặt , dữ dằn cũng không ai bằng”. Huỳnh Như Phương trong bài viết : “ Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời” đã khẳng định : “ Qua văn chương , người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này , độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với bi kịch đó” [ 13;136] . Với “Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam” , các nhà phê bình đã đưa ra một nhận xét rất chính xác khi đề cập đến sáng tác của một số cây bút nữ đương đại : “ Trong những tranh viết của các tác giả nữ đương đại , ta luôn tìm thấy những vang hưởng mạnh mẽ thời đại chúng ta đang sống . Và cũng trên những trang viết của họ , ta cũng tiếp cận được một nữ tính phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng phong phú hơn những gì ta vẫn quan niệm trong quá khứ” [12;8] . Rõ ràng , lược khảo qua một số bài phát biểu trên báo chí , một số chuyên luận như vậy , chúng ta có thể thấy được vị trí và ý nghĩa quan trọng trong sáng tác của các cây bút nữ hiện đại cũng như ghi nhận những đóng góp của văn chương nữ quyền giữa dòng chảy văn học . Thời gian gần đây , một số khóa luận tốt nghiệp và Thạc sĩ khoa học đã công bố cũng lựa chọn tìm hiểu về đề tài người phụ nữ như :
+ Nhân vật nữ trong truyện ngắn của ba tác giả : Y Ban , Võ Thị Hảo , Nguyễn Thị Thu Huệ ( Luận văn Th.S KH , ĐHSPHN , 2003. Nguyễn Thị Hoa)
+ Bi kịch con người thời hiện đại qua truyện ngăn của ba tác giả : Trần Thị Trường , Võ Thị Hảo , Nguyễn Thị Thu Huệ ( Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học , ĐHKHXH&NV , 2000 . Trần Thị Hoài Hương )
+ Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì Đổi Mới qua bốn tác giả : Nguyễn Thị Thu Huệ , Y Ban , Phan Thị Vàng Anh , Lý Lan ( Luận văn Th.S KH , 2004 . Lê Thị Hương Thủy )
Như vậy điểm lại các công trình nghiên cứu , các chuyên luận , tọa đàm tra đổi văn học nghệ thuật trên báo chí …trong quãng thời gian hơn một thập niên như trên , mặc dù chưa thực sự có khả năng bao quát toàn diện nhưng bước đầu chúng tôi nhận thấy : Hầu hết các đề tài khoa học , các cuộc tranh luận trên diễn đàn , các chuyên luận …hiện mới dừng ở việc khảo sát và tìm hiểu chân dung người phụ nữ cùng số phận của họ ở mức độ chung khái quát qua một loạt các tác giả nữ cùng thời cũng như chú ý đi sâu vào thể loại truyện ngắn , một thể loại cùng phương thức tự sự như tiểu thuyết nhưng chỉ nhấn mạnh số phận nhân vật tại một thời điểm có ý nghĩa quyết định mà không theo suốt chặng đường trường của nhân vật ấy .
Tác phẩm “ Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân xuất hiện trên thi đàn văn học khoảng hai năm nay bên cạnh rất nhiều dòng văn “ăn khách” như : Tập truyện “Bóng đè” ( Đỗ Hoàng Diệu ) , “Cánh đồng bất tận” (Nguyễn Ngọc Tư) , Tiểu thuyết “Paris 11 tháng 8” ( Thuận ) ….gần hơn nữa là những tiểu thuyết của một số nhà văn rất trẻ thuộc thế hệ 8X : Nguyễn Thế Hoàng Linh , Nguyễn Quỳnh Trang …. Mặc dù đi vào khai thác một đề tài có phần xưa cũ nhưng tác phẩm này vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc với vị thế riêng không dễ gì trộn lẫn giữa muôn vàn đầu sách , càng khẳng định chắc hơn sức bền của ngòi văn đàn chị Dạ Ngân . Tác phẩm mặc dù có những thành công nhất định như đã nêu trên song việc phê bình nghiên cứu , tìm hiểu “ Gia đình bé mọn” hiện tại cho tới nay mới chỉ dừng ở các bài điểm sách , những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một số cuộc phỏng vấn và viết chân dung nhà văn . Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm này , chúng tôi thử đi sâu khai thác một bình diện , làm sáng rõ hơn bi kịch xuyên suốt mà Dạ Ngân đặt ra bên cạnh nhiều nội dung rộng lớn hơn : Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ . Thông qua đó , chúng ta sẽ có ánh nhìn nhân văn , đồng cảm và đa diện hơn đối với khát vọng thầm kín của nỗi đau đời thường trong người đàn bà , cuộc đấu tranh vùng quẫy vượt lên và khẳng định chính mình giữa vòng vây xã hội đang bề bộn ngổn ngang nhiều thay đổi . Đồng thời với quá trình nhìn nhận , tìm hiểu bi kịch hạnh phúc người phụ nữ trong một tác phẩm tiểu thuyết như thế này chúng ta có thể ghi nhận thấu đáo và sắc nét hơn phong cách nghệ thuật trên từng con chữ của nhà văn Dạ Ngân .
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được triển khai trên hai cấp độ :
1. Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ giữa đời thường
1.1 Bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ niềm tin .
1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng
2. Bi kịch của sự giằng xé trong nội tâm người phụ nữ
2.1 Bi kịch của nghịch lý lựa chọn giữa tình yêu và tình mẫu tử
2.2. Bi kịch của của nghịch lý lựa chọn giữa khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình
- Đối tượng khảo sát chính là tác phẩm “Gia đình bé mọn” gồm 20 chương , chủ yếu đi sâu vào cuộc đời của nhân vật chính Mỹ Tiệp .
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích tác phẩm , tìm hiểu ý kiến đánh giá của giới phê bình chuyên môn , của độc giả và của chính nhà văn xung quanh vấn đề được nghiên cứu
- Tổng hợp , khai thác hiệu quả những công trình khoa học đã công bố liên quan tới vấn đề và đưa ra một số quan điểm của bản thân
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề :
+ Phương pháp phê bình tiểu sử và phê bình lịch sử
+ Phương pháp phê bình xã hội học , với các vấn đề quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng , gia đình
+ Phương pháp so sánh đối chiếu khi đánh giá đối chiếu với một số tác phẩm cùng đề tài
- Thi pháp học : Xem xét hiệu quả các thủ pháp kĩ thuật , yếu tố tự sự : Độc thoại nội tâm , không gian , thời gian …
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài Mở đầu và Kết luận , đề tài gồm 2 phần :
Bi kịch hạnh phúc giữa đời thường của người phụ nữ
Bi kịch của những giằng xé trong nội tâm
Cuối cùng là Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
II.NỘI DUNG
1. BI KỊCH CỦA HẠNH PHÚC GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Tác phẩm “Gia đình bé mọn” lấy bối cảnh không gian chính là xã hội Việt Nam những năm sau 1975 giải phóng hoàn toàn đất nước và nhân dân bước vào một thời kì bao cấp chật vật , đầy rẫy khó khăn , hà khắc , bủa vây lấy cuộc sống và tinh thần con người . Hình ảnh những người thân yêu ruột thịt trong gia đình Mỹ Tiệp từ cô Ràng , chị Hai Hoài , đến chị Mỹ Nghĩa và cô em Mỹ Út đều là sản phẩm con người của chiến tranh , họ đến và đi ra từ chiến tranh vì vậy số phận của những người đàn bà này gắn liền với dấu vết khắc nghiệt của chiến tranh . Chính vì thế , giữa cuộc sống thường nhật hàng ngày khi phải đối mặt với nghịch cảnh đời thường , những người phụ nữ lập tức vấp phải bi kịch cũng khốc liệt chẳng kém sự nguy nan của chiến tranh chống Mỹ , đó là bi kịch của niềm hạnh phúc nhỏ bé giữa đời thường , được chúng tôi đi sâu vào hai nỗi đau lớn hơn cả : nỗi đau vì những mất mát và đổ vỡ trong tinh thần không dễ gì bù đắp cùng nỗi đau của sự vỡ mộng đang hàng ngày hàng giờ xâm chiếm tâm hồn của những người phụ nữ miền Tây miệt vườn trong gia đình Mỹ Tiệp .
1.1. Bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ trong tâm hồn người phụ nữ .
Mỹ Tiệp , một nhà văn miệt vườn Tây Nam Bộ vốn là con một liệt sĩ Côn Đảo bị địch thủ tiêu , 14 tuổi đã bỏ nhà đi theo anh trai Năm Trường vào Cứ kháng chiến . Cuộc sống giữa cảnh chiến tranh giặc giã và bom đạn ngặt nghèo không chỉ đánh cắp tuổi thanh xuân của người con gái ấy mà còn đẩy cô vào cảnh huống bi kịch khi cô không được tự mình lựa chọn và thu xếp cuộc hôn nhân . Chồng cô – Hai Tuyên là một anh tuyên giáo chỉ chăm chăm tiến thân bằng mọi cách mà coi vợ con không bằng heo cúi trong nhà . Gã đàn ông mà chiến tranh xếp đặt ấy “ thuộc nhóm máu cá , xa môi trường nước của công sở một lát là anh không chịu nổi và sự tận tụy tuyệt đối của anh với cương vị Phó Phòng tuyên truyền của Ban là đáng được thông cảm và đề cao”[7;51] . Hai con người khốn khổ ấy là nạn nhân của cuộc chiến tranh khốc liệt nên khi Mỹ Tiệp , lúc đó còn là cô thiếu nữ trinh nguyên đã phải nếm mùi thân xác lần đầu tiên trong cái công sự ấy với anh thanh niên Hai Tuyên đang dũng cảm kéo cô ra khỏi làn mưa bom bão đạn : “Tai Tiệp ù đặc , mắt nang long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt này . Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc , bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay đang áp vào hàng nút áo bung ra tự bao h , hai trái ngực nàng đang săn lên , run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục , lạ quá , cảm giác được mơn trớn mà cũng được dầy vò , nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi âm phủ” [7;101] . Nỗi đau thể xác nguyên sơ ấy giữa không gian bao trùm một màn âm âm như lỗ huyệt chỉ là sự khởi đầu cho một loạt những bị kịch oái oăm trong đời sống hôn nhân vợ chồng không có tình yêu mà chính Mỹ Tiệp thậm chí chẳng thể ngờ rằng nó lại đau đớn , dai dẳng và khốn khổ như vậy . Ngay sau ngày hòa bình lập lại , cuộc hôn nhân trong chiến tranh ấy của nàng tức khắc đã lên tiếng vì những sự thật mà hồi ở Cứ nàng vẫn mơ hồ chưa nhận ra ( dù cho khi đó Tiệp đã sinh Thu Thi – con gái đầu lòng ) : “ Hồi mới cưới , con tim nàng không chịu rung động nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông của đời mình , đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh , của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng” [7;52] . Bước chân vào đời sống vợ chồng sau chiến tranh , Mỹ Tiệp càng ngày càng cay đắng khi phải chung sống dưới một mái nhà với người chồng cằn cỗi , một người đàn ông suốt đời cung cúc phục vụ công việc trong phác thảo về sự nghiệp : Phó thì cố mà lên Trưởng , nên anh ta ham mê viết báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ , biết yêu đàn heo và săm sắm với chúng hơn là nựng con bởi nó mang lại “niềm vui thực tế”[7;72] . Thậm chí người đàn ông này còn sẵn sàng bỏ mặc vợ sinh nở một mình giữa cơn đau vật vã chỉ để đến công sở cho kịp giờ làm , ngay cả khai sinh cho đứa con gái đầu lòng cũng sai ngày …nó đủ giúp cho ta hình dung phác họa về một người cán bộ bao cấp mẫu mực , chỉn chu nhưng là người chồng vô trách nhiệm đến tàn nhẫn khôn cùng .
Trong những chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết này , nhà văn Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc từ từ bước chân vào vùng tối kinh hoàng trong bi kịch của người đàn bà mang tên Mỹ Tiệp khi phải chịu đè nén , khổ ải đến xé lòng vì chung sống với người đàn ông ti tiện , cằn cỗi là chồng nàng . Nhưng Tiệp là một nhà văn , một người phụ nữ sắc sảo , gan góc đến quyết liệt , chính cô đã nhìn thấu và gọi tên thẳng thắn nguyên nhân sâu xa của tình trạng bi kịch mà mình đang hứng chịu : “Tôi với anh bị chiến tranh đưa đẩy tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này” [7;81] . Ý định ly hôn thực ra đã nhen nhóm trong đầu óc người đàn bà này ngấm ngầm và dai dẳng từ lâu , có những lúc nàng muốn tung hê tất cả , muốn đạp đổ tất cả vẻ hào nhoáng yên ổn bề ngoài và muốn một cuộc chiến tranh ngay lập tức , song nhìn hai đứa con thơ dại , lòng người mẹ ấy lại nén xuống không đành . Thực ra , khi xây dựng chân dung Mỹ Tiệp , một người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh , sớm chịu đầy ải vì chiến tranh đã sắp xếp cho cô một người chồng không vừa vặn , nhà văn Dạ Ngân đã giúp chúng ta thấy hình mẫu người phụ nữ “xã hội” hơn rất nhiều : Giữa những thập niên 80-90 mà dám đơn phương ly hôn với người chồng giữa hàng loạt tư tưởng khe khắt của xã hội còn tồn tại nhiều định , giữa hàng loạt búa rìu dư luận , giữa vòng vây của gia tộc …, dám nói thẳng nói thật về cuộc sống vợ chồng hoàn toàn không bắt nguồn từ chân xác rung động của tình yêu mà chỉ là sự gán ghép của con tạo . Thực ra ngay từ năm 1985 , với truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” , Dạ Ngân đã được dư luận đặc biệt chú ý vì lần đầu tiên chị đã thẳng thắn đến thành thật khi bóc trần những chuyện khó nói trong đời sống vợ chồng . Tuy nhiê