Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Nói một cách ngắn gọn, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
“Biến đổi khí hậu khiến chúng ta phải chú ý tới tài sản chung của tất cả chúng ta, đó là Trái đất – hành tinh của chúng ta. Tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên Trái đất đều có chung một bầu khí quyển.”
“Nếu coi thế giới là một quốc gia, nơi mà mọi công dân đều chia sẻ mối quan tâm đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai, thì nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra:
- Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp - và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Theo IPCC, trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần. Thập kỷ 1991 - 2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
- Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.
- Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc Cực) đang tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng đã giảm từ 1,2m xuống còn 0,3m. Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn, nhưng gần đây đã tăng nhanh hơn.
- Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003.
12 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nội dung:
Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng ở Việt Nam
Đối phó với biến đổi khí hậu: chiến lược thích ứng và giảm thiểu
Kết luận – Hành động của thanh niên
1. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Nói một cách ngắn gọn, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
“Biến đổi khí hậu khiến chúng ta phải chú ý tới tài sản chung của tất cả chúng ta, đó là Trái đất – hành tinh của chúng ta. Tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên Trái đất đều có chung một bầu khí quyển.”
“Nếu coi thế giới là một quốc gia, nơi mà mọi công dân đều chia sẻ mối quan tâm đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai, thì nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu.”
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra:
Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp - và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Theo IPCC, trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần. Thập kỷ 1991 - 2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.
Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc Cực) đang tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng đã giảm từ 1,2m xuống còn 0,3m. Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn, nhưng gần đây đã tăng nhanh hơn.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003.
Ở Việt Nam
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 dự đoán đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ này sẽ tăng: 1,6-3,6 oC ở miền Bắc, 1,1-2,6 oC ở miền Nam so với thời kỳ 1980-1999.
Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 dự đoán đến giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm và đến cuối thế kỷ 21 dâng thêm từ 65-100 cm so với thời kỳ 1980-1999.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Ngày nay, chúng ta đang sống với những hệ quả từ các khí nhà kính được phát thải từ những thế hệ trước - và các thế hệ tương lai sẽ chung sống với những hệ quả từ quá trình phát thải ngày hôm nay của chúng ta.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Suốt thiên niên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, tính từ đầu thế kỷ 20 đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 380 ppm. Hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy cho đời sống trên hành tinh. Trong thế kỷ 21 hoặc sau đó không lâu, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm hơn 5oC. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm khoảng 2oC, khi đó tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được.
Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính
Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái Đất là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, khí N2O, CH4, hơi nước, O3, khí CFCs, v.v...
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
2. Tác động của biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP.
Băng tan, nước biển dâng và nguy cơ thiên tai: Sự tan nhanh của các tảng băng đã làm cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng.
Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 3-4oC thì sẽ làm cho khoảng 330 triệu người di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 22 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.
Số thiên tai khí hậu được báo cáo cũng có xu hướng gia tăng. Từ năm 2000 tới 2004 trung bình có 326 thiên tai khí hậu mỗi năm. Mỗi năm khoảng 262 triệu người bị tác động, gấp hơn hai lần so với mức nửa đầu thập kỷ 1980. (UNDP, 2008)
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước.
Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Ở Việt Nam, những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
Các vụ thiên tai lớn tại Việt Nam (Nguồn: CCFSC)
Thiên tai
Số người chết, mất tích/ thương tật
Ước tính tổn thất (triệu USD)
Các trận lũ sông ở đồng bằng Sông Cửu Long, 2000
481, 1 / 6
250
Các trận lũ sông ở đồng bằng Sông Cửu Long, 2001
393, 1 / 0
100
Bão Chanchu ở miền Trung, 2006
19, 249 / 1
2
Bão Xangsane ở miền Trung, 2006
72, 4 / 532
650
Bão Ketsana ở miền Trung, 2009
163, 11/629
>750
Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực: Biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về khí hậu, mưa nhiều ở các khu vực khí hậu ôn hòa nhưng lại gây ra hạn hán ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản lượng lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao.
Cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn.
Đến năm 2080, trên toàn thế giới tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%. Con số bị ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng có thể tăng lên 600 triệu. (UNDP, 2008)
Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp.
Tác động đến tài nguyên nước: Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn.
- Trên thế giới có thể sẽ có thêm 1,8 tỷ người sống trong môi trường khan hiếm nước vào năm 2080. (UNDP, 2008)
- Tại tỉnh Ninh Thuận, nhu cầu con người gia tăng về đất đai, nhiên liệu và nước dẫn đến phá rừng và khai thác quá mức tầng nước ngầm. Trữ lượng nước sẵn có bình quân đầu người giảm từ 17000 m3 năm 2002 xuống chỉ còn 4600 m3 năm 2005. (WB, 2007)
Tác động đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Biến đổi khí hậu hiện đang làm thay đổi diện mạo của các hệ sinh thái.
Nếu nhiệt độ tăng lên 3°C thì 20-30% các loài sinh vật trên đất liền có nguy cơ bị tuyệt chủng. (UNDP, 2008)
Một trong những hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới đã bị “trắng hóa” do nước biển ấm lên. Tính axít ngày càng tăng cao ở các đại dương cũng là một mối đe dọa đối với các hệ sinh thái biển về lâu dài. Hệ sinh thái băng tuyết cũng đã hứng chịu những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở vùng Bắc cực. Nhiệt độ cao và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh, sâu bệnh.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt. Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.
Tác động đến sức khỏe:
Tổ chức Y tế thế giới dự tính biến đổi khí hậu đóng góp tới 150.000 ca tử vong hàng năm, một nửa số đó là ở châu Á-Thái Bình Dương. Người dân bị ốm hay bị thương bởi vì những đợt nóng, hạn hán, lũ lụt và bão. Muỗi xuất hiện ở những nơi mới, đem theo sốt rét và sốt xuất huyết. Sự thiếu nước ngọt làm tăng rủi ro các bệnh lây qua đường nước. Khi nhiệt độ tăng lên, gánh nặng suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh tim và phổi và các bệnh lây nhiễm tăng theo. Các hậu quả tiêu cực về sức khoẻ xảy ra nhiều nhất ở các nước thu nhập thấp. Người nghèo đô thị, người già và trẻ em, những nông dân tự cung tự cấp và người dân vùng ven biển chịu rủi ro lớn nhất.
3. Đối phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng. Những nạn nhân nhạy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và các tầng lớp dân chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất, mặc dù họ lại góp phần nhỏ nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân biến động khí hậu. Chúng ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỷ 21 cho các thế hệ tương lai nếu chúng ta lựa chọn hành động hôm nay.
Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó.
Để giảm nhẹ BĐKH, phải ngăn ngừa sự nóng lên trên toàn cầu, muốn vậy phải giảm phát thải để nồng độ khí nhà kính tăng chậm lại.
Thích ứng bao gồm tất cả những hoạt động, điều chỉnh trong hoạt động của con người để giảm thiểu hậu quả tác động của BĐKH và khai thác những mặt thuận lợi của nó.
Với điều kiện thực tế của nước ta, thích ứng với BĐKH là yêu cầu tất yếu. Khả năng tổn hại của VN khi chịu tác động của BĐKH rất lớn, nên chỉ có thích ứng tốt với sự BĐKH, chúng ta mới đảm bảo được sự phát triển bền vững và ngược lại, chỉ phát triển theo hướng bền vững mới giúp chúng ta có điều kiện thích ứng, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH (GSTS. Nguyễn Đức Ngữ).
3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm:
giảm tổn thương
giảm thiểu những thiệt hại tiềm tàng
ứng phó với hậu quả
nhận ra những cơ hội, khai thác mặt thuận lợi
Biện pháp thích ứng:
cung cấp thông tin tốt hơn, cải thiện quy hoạch hiệu quả hơn
xây dựng cơ sở hạ tầng với khả năng thích nghi cơ động hơn
quản lý rủi ro xã hội, xóa đói giảm nghèo
cải thiện công tác quản lý và dự báo thiên tai
3.2. Chiến lược giảm nhẹ
Giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu nhằm:
ổn định hàm lượng các-bon và các khí nhà kính trong khí quyển
giảm đến mức tối thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu
ngăn chặn những biến đổi khí hậu nguy hiểm và bảo đảm sự an toàn của hành tinh chúng ta
Các phương thức giảm nhẹ:
hợp tác quốc tế
sử dụng các nguồn năng lượng và nhiên liệu thay thế
định giá các-bon cho các quốc gia, nhất là ở những nước gây ô nhiễm chính
giảm mức phát thải các-bon cá nhân
bảo tồn các “bể chứa các-bon”, đó chính là các khu rừng và đại dương, nơi hấp thụ các-bon.
4. Kết luận – Hành động của thanh niên
Đây là một thông điệp từ một nhóm đạp xe vì môi trường ở Mỹ:
“Chúng ta CÓ THỂ giải quyết vấn đề Toàn Cầu Nóng Lên
Nhưng chỉ khi với một cách thức được chuẩn bị tốt và đa chiều.
Chúng ta phải nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu.
Chúng ta cần gây áp lực lên quốc hội để thông qua những luật định ý nghĩa về biến đổi khí hậu.
Chúng ta cần chuyển sang năng lượng tái tạo.
Chúng ta cần tăng hiệu suất năng lượng.
Chúng ta cần chuyển tiếp đến một nền kinh tế sạch và xanh.
Bạn có thể là một phần của giải pháp bằng nhiều cách. Một trong số đó là tham gia cùng với chúng tôi ở Climate Ride 2008.” www.climateride.org/why-we-must-act-now.html
Thanh niên hành động toàn cầu – phong trào 350
Đây là trang web có các thông tin hướng chúng ta đến những hành động giảm nồng độ CO2 trong khí quyển xuống mức an toàn là 350 phần triệu.
Ngày 24 tháng 10 là Ngày Hành Động Vì Khí Hậu Toàn Cầu.
Mạng lưới Tunza
Đây là mạng lưới toàn cầu khởi xướng bởi chương trình Môi Trường của LHQ (UNEP), một tập thể mạnh mẽ những bạn trẻ đầy nhiệt huyết với mong muốn cùng với nhau tạo ra những thay đổi về môi trường trên thế giới.
Tham gia vào Thế Hệ Xanh (Viet Nam Green Generation) mạng lưới các nhóm môi trường Việt Nam, hòa nhịp với các hoạt động và sự kiện và đến với nhau với nhiệt huyết tuổi trẻ chung tay góp sức vào vấn đề biến đổi khí hậu.
Hãy thức tỉnh và hành động!
Hãy lưu tâm và trang bị cho mình những thông tin về biến đổi khí hậu và rồi chuyển chúng thành HÀNH ĐỘNG!
“Hơn 40% lượng phát thải CO2 là hệ quả trực tiếp từ hành động của các cá nhân”(DEFRA, 2007)
Sự lựa chọn cá nhân của bạn là quan trọng, vì thế, hãy sống một đời sống xanh! Tất cả mọi lựa chọn nhỏ của chúng ta, như chọn đi xe máy thay vì đạp xe, tất cả đều góp phần vào phát thải khí nhà kính. Và tất cả những phát thải này đang góp phần vào làm cho toàn cầu nóng lên. Đó là tại sao vấn đề phụ thuộc vào hành động của mỗi chúng ta bây giờ.
Hướng dẫn hành động cho thanh niên
Xác định đam mê của bạn. Bạn muốn có ảnh hưởng lớn nhất ở lĩnh vực nào?
Huy động bè bạn.
Dẫn đường và lôi cuốn những người khác theo.
Gây ảnh hưởng và khám phá sức mạnh của tập thể của bạn.
Kết nối, xác định mạng lưới và liên kết với nhau.
Hiểu biết nguồn lực của mình.
Lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu và hành động.
Hành động dựa trên căn bản của thành công và sự bền vững.
Tin rằng dù hành động của bạn nhỏ như thế nào, cùng với nhau, các bạn có thể tạo nên sự khác biệt!
Tài Liệu Tham Khảo
GSTS. Nguyễn Đức Ngữ: Biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam
GSTS. Nguyễn Đức Ngữ: Thích ứng là yêu cầu tất yếu. Báo Giáo dục và thời đại. 2009
Nguyễn Minh. Biến đổi khí hậu. Viện Nghiên Cứu Môi Trường và Phát Triển Bền Vững
Cục bảo vệ môi trường: 200 câu hỏi đáp về môi trường và trang chuyên đề Biến Đổi Khí Hậu
UNDP: Báo cáo Biến Phát Triển Con Người 2007/2008. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu – Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách
Oxfam: Việt Nam – Biến Đổi Khí Hậu, Sự Thích Ứng và Người Nghèo, 2008.
UNDP, Oxfam: Báo cáo Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Việt Nam, 2008
WWViews.org: Quan điểm toàn thế giới về sự nóng lên toàn cầu, 2009
Cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (CCFSC)
Climate change fact around the world: Raja Sohail Bashir & Daily Planet Media
UNDP Youth. Two Degrees of Separation between Hope and Despair, 2008
Biến động khí hậu với báo cáo của Stern- PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận dịch và giới thiệu
Climate change booklet DEFRA, 2007
MỤC LỤC