Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Việc có được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhận và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề. Sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển xã hội.
Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã giành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên mà nhất là lứa tuổi 17 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp PTH mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”. Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh PTTH nói riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định hướng của cha mẹ, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học Đại học với số lượng hạn chế mà nhà trường Đại học có thể tiếp nhận.Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình, các em chưa thấy được nghề nào trong xã hội cũng là cao quý, chưa thấy được và còn định kiến với những nghề bình thuờng, và chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là những nghề thời thượng, vinh quang và cao quý. Từ đây có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn nghề. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức sự lựa chọn đó vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế đất nước. Chỉ có một hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học khi chọn nghề, đảm bảo các yêu cầu nói trên, đó là công tác hướng nghiệp.
83 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Việc có được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhận và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề. Sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển xã hội.
Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã giành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên mà nhất là lứa tuổi 17 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp PTH mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”. Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh PTTH nói riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định hướng của cha mẹ, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học Đại học với số lượng hạn chế mà nhà trường Đại học có thể tiếp nhận....Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình, các em chưa thấy được nghề nào trong xã hội cũng là cao quý, chưa thấy được và còn định kiến với những nghề bình thuờng, và chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là những nghề thời thượng, vinh quang và cao quý. Từ đây có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn nghề. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức sự lựa chọn đó vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế đất nước. Chỉ có một hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học khi chọn nghề, đảm bảo các yêu cầu nói trên, đó là công tác hướng nghiệp.
Rõ ràng, vấn đề nghề nghiệp đang trở nên tối quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tương lai của một cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đến lợi ích của cộng đồng và của cả đất nước. Trong thế kỉ XXI này, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với các giai đoạn trước đây. Nó trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và đặt các bạn trẻ đứng trứớc những sự lựa chọn và thách thức để có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Xã hội mới, thế giới nghề nghiệp mới đòi hỏi mỗi người phải có trong tay ít nhất một nghề và biết được nhiều nghề, có khả năng di chuyển nghề nghiệp, có năng lực, tự tạo được việc làm trong bất kì hoàn cảnh sống nào. Vì vậy, các bạn trẻ nhất thiết phải lựa chọn riêng cho mình một nghề nghiệp một cách đúng đắn.
Để làm được điều này, các bạn trẻ rất cần tới sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm. Sự trợ giúp đó là rất cần thiết để mỗi thanh niên có thể tự lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Nói khác đi đó chính là công tác hướng nghiệp. Chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh có thể là nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp và các nhóm không chính thức khác của học sinh. Xung quanh việc hướng nghiệp cho các em học sinh có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng việc hướng nghiệp cho các em học sinh là vai trò chỉ thuộc về riêng nhà trường thầy cô giáo. Cũng có ý kiến khác lại cho rằng: “Học sinh PTTH ngày càng ít chịu ảnh hưởng của gia đình trong định hướng nghề nghiệp của mình. Gia đình hiện đại theo xu thế mới là để con em mình tự giải quyết lấy nghề nghiệp trong tương lai”. Những ý kiến đó đều hạ thấp hay không quan tâm đúng mức đến vai trò của gia đình, nhất là các bậc cha mẹ với tư cách là chủ thể hướng nghiệp cho con cái.
Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là phải có những nghiên cứu khoa học cần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ. Từ đó đưa ra những luận cứ khoa học và những biện pháp hữu hiệu giúp các bậc cha mẹ có thể làm tốt vai trò của mình trong công tác hướng nghiệp cho con cái, để con cái có được sự lựa chọn đúng đắn trong thế giới nghề nghiệp. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra thực trạng vấn đề hướng nghiệp của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ tại địa phương nhằm giúp các em hóc sinh có được những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp sau khi tốt nghiệp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lý luận: Làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan đế đề tài:
Khái niệm nghề nghiệp.
Sự lựa chọn nghề nghiệp
Khái niệm hướng nghiệp và bản chất tâm lý của hoạt động nghề nghiệp.
Một số đặc điểm tâm lý của các bậc cha ẹm có con học bậc PTTH ( nhất là học lớp 12).
4.2. Nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu thực trạng vấn đề hướng nghiệp của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên trên các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi cụ thể. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị dựa trên cơ sở kết qủa nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
120 bậc cha mẹ có con học lớp 12 ở huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. Trong đó:
Xã Lê Lợi: 40 bậc cha mẹ
Xã Đình Phùng: 30 bậc cha mẹ
Xã Nam Cao: 30 bậc cha mẹ
Xã Hồng Thái: 20 bậc cha mẹ
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các kái niệm công cụ của đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng bản hỏi với các câu hỏi đóng, mở nhằm thu thập thông tin làm cơ sở thực tế cho đề tài.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có thêm thông tin cho đề tài một cách chân thực và rõ ràng, chúng tôi tiến hành đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn sâu một số bậc cha mẹ tại địa phương.
6.4. Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phuơng pháp này để xử lý những số liệu thu được từ kết quả điều tra.
7. Gỉa thuyết nghiên cứu:
Theo nhận định ban đầu, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết:
Đa phần các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên đã có những biểu hiện tích cực đối với việc hướng nghiệp cho con cái.
Một số bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con cái nên chưa có thái độ tích cực hoặc có thái độ sai lệch về vấn đề này.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề:
Vấn đề hướng nghiệp là đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm một số nghiên cứu tiêu biểu từ trước đến nay về vấn đề này.
Năm 1849, ở Pháp đã cho ra đời cuốn chỉ dẫn về chọn nghề, trong đó có phân tích các nghề và những năng lực cần thiết để nắm vững nghề.
Năm 1908, Giáo sư của trường Đại học Harvard (Mỹ) là F.Parsons đã thành lập hội đồng hướng nghiệp ở Boston. Năm 1910, một hội đồng hướng nghiệp tương tự ở Newyork cũng được thành lập. Nhiệm vụ của các hội đồng hướng nghiệp này là nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với con người, tìm hiểu một cách chi tiết về năng lực của học sinh từ đó giúp cho các em học sinh sâu khi tốt nghiệp phổ thông có đựợc sự lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và hứng thú cá nhân.
Từ sau Hội nghị quốc tế về hướng nghiệp tổ chức tại Bacelona (Tây Ban Nha) năm 1921, hướng nghiệp và tư vấn nghề bắt đầu trở thành xu thế chung rộng rãi trên thế giới.
Hiện nay, ở các nước tư bản trọng tâm của vấn đề nghiên cứu về công tác hướng nghiệp là nhằm mục đích chủ yếu là xác định xu hướng và sự phù hợp nghề của thanh niên đối với nghề này hay đối với nghề khác, và giúp đỡ thanh niên chọn nghề.
Trong những năm 1970, nhà tâm lý học lao động người Liên Xô E.A.Klimốp đưa ra trắc nghiệm: “Xác định kiểu nghề cần chọn trên cơ sở tự đánh giá”, với 30 câu hỏi. Trong khoảng thời gian này A.E.Côlốmtốc cũng đưa ra trắc nghiệm đo hứng thú nghề nghiệp với 78 câu hỏi.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp và hướng nghiệp cho các em học sinh. Các nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã đi sâu vào nhiều mảng, nhiều lĩnh vực khác nhau của mối quan tâm hàng đầu này ở lớp trẻ. Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này.
Năm 1978, trong cuốn: Một số vấn đề cơ bản về tâm lý học lao động”, các tác giả đã đề cập đến cơ sở khoa học trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Đó là việc phải xác định được xu hướng nghề nghiệp thể hiện ở hứng thú nghề nghiệp , khuynh hướng chọn nghề và nguyện vọng vươn lên nắm lấy chuyên môn cần học.
Năm 1989, Phạm Tất Dong với cuốn Giúp bạn chọn nghề đã đưa ra những cơ sở khoa học giúp cho các em học sinh lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp, đó là trước khi chọn nghề, học sinh phải trả lời đựoc 3 câu hỏi: Tôi thích làm nghề gì;Tôi làm đựơc nghề gì; Tôi cần làm nghề gì. Từ đó định hướng cho việc chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân một cách phù hợp và đúng đắn.
Giai đoạn 1991 đến nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. Tiêu biểu là:
1. Đề tài KX.0710 nghiên cứu “Ảnh hưởng của nền KTTT đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” do Viện Khoa học giáo dục chủ trì đã tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trên một số địa phương ở cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Về định hướng giá trị của thanh niên trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm đề tài đã khẳng định nghề nghiệp và việc làm là mối quan tâm hàng đầu, là giá trị quan trọng của thanh niên hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy 73.2% trong số 1542 thanh niên được hỏi cho rằng nghề nghiệp và việc làm là mối quan tâm số 1 của họ, so với 49.2% thanh niên đặt tình yêu và hôn nhân gia đình lên hàng đầu.
Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp và động cơ chọn nghề của thanh niên, đề tài kết luận thanh niên hiện nay chọn những nghề vừa dễ tìm việc làm vừa có thu nhập cao. Biểu hiện: Thanh niên nông thôn có xu hướng chọn các nghề sản xuất nông nghiệp nhiều hơn (53.1%) thanh niên thành phố chọn những nghề kinh doanh (36.7%), tài chính (33.7). Đa số thanh niên có động cơ đúng đắn về lựa chọn nghề nghiệp và tìm việc làm cho mình phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, xu hướng chọn nghề của thanh niên còn mang tính tự phát cá nhân, xuất phát từ những nhu cầu, sở thích của cá nhân và nhu cầu trước mắt của thị trường lao động. Sỏ dĩ như vậy là vì vai trò định hướng nghề nghiệp cho thanh niên của xã hội còn mờ nhạt chưa tích cực.
Ngoài ra công trình nghiên cứu này còn chỉ ra những mâu thuẫn trong định hướng giá trị về nghề nghiệp và việc làm của thanh niên như mâu thuẫn giữa nguyện vọng muốn có việc làm của thanh niên với khả năng giải quyết của xã hội., mâu thuẫn giữa hứng thú chọn nghề yêu thích và chọn nghề có thu nhập cao , mâu thuẫn giữa ý chí lập nghiệp cao và khă năng hạn hẹp về vốn, kinh nghiệm sống.
Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu về định hướng giá trị, đề tài này của KX- 07 đã đưa ra những phân tích và nhận xét khách quan nhất về vấn đề thanh niên và việc làm.
2. Trên quan điểm xã hội học, PTS Vũ Đào Quang khi nghiên cứu “Những vấn đề cấp bách của gia đình nông thôn huyện Nam Ninh” đã tập trung vào việc chỉ ra những giá trị cấp bách và trọng tâm của gia đình nông thôn Nam Ninh , đặc biệt là giá trị nghề nghiệp.
Một số công trình xã hội học khác cũng đi sâu phân tích những khía cạnh khác nhau có quan hệ đến định hướng nghề nghiệp chẳng hạn như ai là người quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho con cái; dự định chọn nghề nghiệp cho con hoặc tác động của những yếu tố đến sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học ngành Xã hội học của tác giả Nguyễn Văn Thành mang tên “Định hướng chọn nghề nghiệp cho con cái của các gia đình nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ trong thời kì đổi mới” đã đưa ra những nhận xét sau:
- Trọng tâm của định hướng nghề nghiệp cho con cái của các gia đình nông thôn là vào các ngành nghề có thu nhập cao hoặc có vị trí cao trong xã hội. Các bậc cha mẹ có xu hướng chọn cho con những ngành nghề phi nông nghiệp.
- Có sự thay đổi đánh giá về truyền thống “sĩ, nông, công, thương” từ đó hình thành định hướng giá trị mới về nghề nghiệp.
- Những gia đình hội đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá có sự thay đổi về nhìn nhận giá trị nghề nghiệp và định hướng chọn nghề cho con rõ rệt hơn so với các nhóm gia đình khác.
3. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Diệp về định hướng nghề nghiệp của học sinh PTTH ở Hà Nội” cũng đưa ra những kết luận đáng lưu tâm về vấn đề hướng nghiệp. Trong đó, tác giả xác định: “ Học sinh PTTH ngày càng ít chịu ảnh hưởng của gia đình trong định hướng nghề nghiệp của mình. Gia đình hiện đại theo xu thế mới là để con em mình tự giải quyết lấy nghề nghiệp trong tương lai”.
Nhìn chung 3 nghiên cứu trên cùng với những công trình nghiên cứu khác mà chúng tôi chưa đưa ra ở đây cho thấy hướng nghiệp cho thanh niên trong đó có học sinh PTTH, mà nhất là các em học sinh đang học lớp 12 là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên vai trò của gia đình, nhất là các bậc cha mẹ với tư cách là chủ thể điều khiển hoạt động hướng nghiệp cho học sinh PTTH (cùng với nhà truờng, các tổ chức xã hội) vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Vì vậy mà rất cần thiết có những công trình nghiên cứu khoa học đánh giá đúng vai trò của các bậc cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp tuơng lai của con sau này. Từ đó nâng cao nhận thức, tình cảm, hành vi của các bậc cha mẹ đối với vấn đề này, giúp cho việc hướng nghiệp cho con cái có hiệu quả, phát huy vai trò của các bậc cha mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Chính vì vậy, trong đợt nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã chọn vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Các khái niệm:
2.1. Nghề nghiệp:
Từ xa xưa, ông cha ta đã khẳng định vai trò của nghề nghiệp đối với cuộc đời mỗi con người qua câu tục ngữ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” (nghĩa là rất thạo 1 nghề, giỏi 1 nghề thì cuộc sống sẽ vẻ vang sung túc). Trên thực tế, trong mỗi con người chúng ta, ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được đầy đủ, sung túc, song để giỏi 1 nghề, thạo 1 nghề lại không hề đơn giản. Muốn giỏi một nghề trước hết phải lựa chọn được 1 nghề phù hợp nhất với hứng thú, năng lực của bản thân và yêu cầu của xã hội... Do vậy, để lựa chọn nghề 1 cách phù hợp mỗi học sinh phải hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng và bản chất của nó. Vậy nghề nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại của nghề nghiệp ra sao? chúng ta cần lần lượt làm rõ những vấn đề này. Cụ thể là:
2.1.1. Khái niệm nghề nghiệp và giá trị của nghề nghiệp.
2.1.1.1: Khái niệm nghề nghiệp:
Trong hoạt động sống và lao động, để thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, mỗi con người cần lựa chọn cho riêng mình một hoặc nhiều loại nghề nghiệp khác nhau tuỳ theo khả năng và điều kiện của bản thân. Nghề nghiệp không chỉ là điều kiện để con người tồn tại và phát triển, mà còn là nơi con người thể hiện ước mơ, lý tưởng và hoài bão của mình. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, nghề nghiệp là một hình thức lao động đặc thù của con người được hình thành, phát triển và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội.
Cùng với sự thay đổi của công cụ sản xuất và sự phân công lao động mà nghề nghiệp được thay đổi thường xuyên. Trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, ở trình độ sản xuất còn thấp kém, con người chỉ biết chế tạo, sử dụng những công cụ lao động đơn giản, thô sơ, biết lao động để kiếm sống và biết tổ chức nhau lại thành cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển. ở thời kì này, xã hội chưa phát triển, khả năng của con người còn hạn chế , nhu cầu của con nguời cũng chưa cao, dẫn đến chưa có sự phân công lao động rõ ràng theo từng chuyên môn nhất định. Vì vậy, khái niệm nghề chưa được hiểu một cách rõ ràng và đầy đủ.
Khi nền sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại để làm cho năng suất lao động tăng lên, dẫn đến có sự phân công lao động trong xã hội. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay... Từ đây xuất hiện các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Từ một nghề đơn giản phát triển dần thành nhiều nghề hơn, chuyên sâu và phức tạp hơn. Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ, nghề nghiệp trong xã hội có nhiều biến động cả về số lượng và sự đa đạng, có nhiều nghề mới được xuất hiện và cũng có những nghề cũ đã không còn tồn tại. Hiện nay, theo thống kê trên thế giới có khoảng “65.000 nghề chuyên môn khác nhau, mỗi nghề lại có các ngành nhỏ hơn, thậm chí rất hẹp”. Ở Việt Nam, số lượng nghề có trong xã hội cũng rất đa dạng và phong phú. Trong thế giới nghề đó chỉ có một số nghề được đào tạo một cách chính quy tại các trường nghề, số còn lại là do cá nhân được truyền nghề một cách không chính thức từ quá trình lao động hoặc tự đào tạo, học hỏi... Hiện nay trên cả nước có 552 ngành chuyên môn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường nghề được tuyển sinh và đào tạo nghề. Về khái niệm nghề nghiệp, theo từ điển Laroisse của Pháp định nghĩa: Nghề là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại.
Theo E.A.Klimốp, nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công xã hội mà có), nó tạo ra kỹ năng cho người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại.
Khi định nghĩa về nghề, các tác giả khác đã lưu ý đó là:
Nghề là một hoạt động chuyên nghiệp làm theo sự phân công của xã hội.
Người làm nghề phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và những phẩm chất tâm lý cần thiết trong lĩnh vực đó thông qua một quá trình đào tạo và tự đào tạo.
Như vậy qua những định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra một định nghĩa về nghề như sau:
Nghề là một lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp do sự phân công lao độnh xã hội quy định, sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người đã được đào tạo và tự đào tạo nhằm tạo ra những sản phẩm cần thiết cho xã hội và tạo ra những điều kiện để phát triển con người trong hoạt động đó.
2.1.1.2. Gía trị của nghề nghiệp:
Nghề nghiệp không tách khỏi giá trị, hay nói đúng hơn nghề nghiệp là một giá trị. Gía trị là cái có ý nghĩa đối với cá nhân, tập thể và xã hội, phản ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể, được đánh giá xuất phát từ những điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào trình độ nhân cách. Khi đã nhận thức, đánh giá và lựa chọn, giá trị trở thành một trong những động lực thúc đẩy con người đi theo một xu hướng nhất định. Theo nhà xã hội học Mỹ T.H.Fitcher “Tất cả cái gì cáo lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị”.
Gía trị nghề nghiệp là những quan niệm về nghề nghiệp ( nghề chính, nghề phụ) qua các đặc điểm văn hoá, giá trị tồn tại hiện hữu mang những ý nghĩa chi phối hành vi, thái độ đánh giá như đề cao, coi thấp hoặc miệt thị nghề nào đó.
2.1.2. Đặc điểm của nghề nghiệp:
Mỗi một loại nghề nghiệp có những đặc điểm riêng khác nhau, nhưng tựu chung lại, khi tìm hiểu và mô tả một nghề nào đó, chúng ta cần phải đề cập đến những đặc điểm sau:
- Đối tượng lao động: Đối tượng lao động của nghề là hệ thống những thuộc tính, mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định con người phải vận dụng chúng. Ví dụ: Đối tựơng lao động chủ yếu của ngành Y là con người và những bệnh lý