Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một văn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế định hợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân sự. Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sự cũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài:
51 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989); Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) và trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006 tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một văn bản có tính chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật dân sự.Chế định hợp đồng dân sự chiếm tới hơn 200 điều trong tổng số 777 điều của Bộ luật dân sự. Bên cạnh những quy định mang tính khái quát về hợp đồng, Bộ luật dân sự cũng có những quy định riêng về 16 loại hợp đồng thông dụng tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn một năm qua Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong Bộ luật dân sự 2005. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự. Vì những lí do trên mà em đã lựa chọn đề tài:
“Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự” nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật dân sự 2005 về những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và đưa ra một số phân tích, bình luận về vấn đề này.
2. Phạm vi của đề tài
Đề tài tập trung đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp luật của Việt Nam và một số nước. Bên cạnh đó đề tài phân tích những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và mối quan hệ giữa chúng với tổng thể nội dung của Bộ luật dân sự.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất.
4. Kết cấu của đề tài
Khoá luận gồm có: phần mở đầu, ba chương với nội dung như sau:
Chương I. Khái quát chung về hợp đồng
Chương II. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng
Thật khó có thể biết chính xác thuật ngữ” “hợp đồng” xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng thuật ngữ “hợp đồng”(contractus) phát sinh từ động từ “ contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện đầu tiên ở La Mã vào thế kỉ V-IV trước Công nguyên. Sau khi đế quốc La Mã tan rã (khoảng thế kỉ V-VI sau Công nguyên), các nước Châu Âu chấp nhận nhận dùng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ luật La Mã.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” chỉ mới xuất hiện khi các bộ dân luật Nam Kì, Bắc Kì, Trung Kì lần luợt được ban hành. Khái niệm hợp đồng cũng có một quá trình phát triển theo thời gian. Bắt đầu từ khái niệm khế ước được quy định tại Điều 644 đoạn 2 Bộ dân luật Bắc kì (1931): “khế ước là hợp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển hữu, tác động hay bất tác động”. Như vậy, Bộ dân luật Bắc Kì nhìn nhận hợp đồng là một hợp ước giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một nhóm người với nhau nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu, thực hiện một công việc hay không được thực hiện một công việc nào đó. Cho đến khái niệm pháp lí tổng quát về khế ước quy định ở Điều 680 Bộ dân luật Trung Kì (1936): “khế ước là hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” thì khái niệm về hợp đồng cũng chỉ là sự thay thế về ngôn từ sử dụng sao cho mang tính chất thuần việt hơn. Tiếp đến là khái niệm “hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kinh tế về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch” (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) thì khái niệm hợp đồng được xem xét dưới góc độ là hợp đồng kinh tế. Theo đó, hợp đồng là sự thoả thuận nhưng phải được thể hiện dưới hình thức nhất định bằng văn bản hay tài liệu giao dịch. Nội dung thoả thuận của hợp đồng về các lĩnh vực đã được liệt kê một cách cụ thể trong điều luật và mục đích của hợp đồng là mục đích kinh doanh. Sau đó là sự thay đổi bằng khái niệm “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua, bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hay không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” (Điều 1- Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991). Đây là một khái niệm về hợp đồng rộng hơn so với khái niệm về hợp đồng kinh tế được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Hợp đồng dân sự theo đó được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên và từ sự thoả thuận đó sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng tặng cho,… đã được điều luật liệt kê. Mục đích của hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Tiếp đến khái niệm hợp đồng một lần nữa khẳng định lại tại Điều 394- Bộ luật dân sự 1995 và Điều 388- Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm hợp đồng được đưa ra một cách khái quát hơn theo đó hợp đồng chính là sự thoả thuận giữa các bên, từ sự thoả thuận ấy làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự và đối tượng của hợp đồng là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Để hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồng chúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc điểm của hợp đồng đó là:
1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương
Điều 121- Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Theo Điều 388- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên – như vậy, hợp đồng là hành vi pháp lí song phương. Hành vi pháp lí này đòi hỏi sự thể hiện và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lí này cũng khác so với hành vi pháp lí đơn phương – giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lí. Hành vi pháp lí đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể duy nhất như hành vi lập di chúc hay hành vi từ chối hưởng di chúc… Tính chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người. Mục đích của hợp đồng chính là việc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của sự dung hoà các lợi ích đối lập nhau.
Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua, bán, cho thuê…), nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia và mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của mỗi bên đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí để hình thành nên hợp đồng. Hành vi pháp lí là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm phát sinh hệ quả pháp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Hành vi pháp lí chính là những sự kiện xuất hiện theo ý chí của con người và sự hiện diện của chúng đưa đến những hệ quả pháp lí nhất định mà pháp luật đã quy định.
Nhưng để một hành vi pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự thì hành vi đó phải là hành vi mà chủ thể thực hiện phải phản ánh đúng ý chí của chủ thể đó. Sự phản ánh đúng ý chí của chủ thể được biểu hiện trên hai mặt là chủ quan và khách quan. Mặt chủ quan của sự thể hiện ý chí biểu hiện khả năng của chủ thể tự xác định cho mình mục đích hành động và định hướng cho hành động đạt được mục đích đã xác định trước. Để được như vậy ý chí đó phải có tính độc lập, phản ánh thái độ tự nguyện, tự giác của chủ thể và ý chí đó được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Mặt khách quan của sự thể hiện ý chí là ý chí đó phải được thể hiện ra bên ngoài cho mọi người biết dưới một hành vi nhất định. Chủ thể tham gia vào hợp đồng phải có sự thống nhất ý chí và thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Hợp đồng được tạo lập là do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, giữa các bên đã có sự thoả thuận, sự thoả thuận này đủ để tạo lập nên hợp đồng. Nguyên tắc thoả thuận ý chí là một tiến bộ quan trọng của kĩ thuật pháp lí hiện đại vì nguyên tắc ấy đã nới rộng phạm vi của hợp đồng. Sự thoả thuận đó không cần phải theo một công thức nào cả do đó người ta có thể lập hợp đồng bằng cách trao đổi thư tay, thư điện tử hay qua điện thoại. Ý chí của các chủ thể sẽ không làm phát sinh bất cứ một hệ quả pháp lí nào nếu nó không được biểu hiện ra bên ngoài cho mọi người biết dưới một hình thức nhất định.
Nguyên tắc này được mặc nhiên công nhận tại Điều 401- Bộ luật dân sự 2005 theo đó hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể… khi đó mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hợp đồng dân sự. Nhưng sự thoả thuận ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ tạo lập nên hợp đồng mà hành vi thể hiện ý chí đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng chỉ có giá trị pháp lí khi thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự theo Điều 122- Bộ luật dân sự 2005 đó là:
* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
* Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
* Nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
* Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Các điều kiện này sẽ đảm bảo cho các giao dịch được xác lập hợp pháp, được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, là công cụ quan trọng thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao lưu dân sự của các chủ thể.
1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ
Các quốc gia trên thế giới có những định nghĩa khác nhau về hợp đồng như Điều 1101 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định: “hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc việc”. Hợp đồng là sự thoả thuận mà sự thoả thuận này là về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một việc. Đó cũng chính là đối tượng của nghĩa vụ dân sự được quy định ở Điều 282- Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, theo Bộ luật dân sự Pháp ta hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về các đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Hay như Điều 420- Bộ luật dân sự Nga 1994 quy định: “ hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên vê việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” thì khái niệm về hợp đồng được đưa ra hoàn toàn giống Bộ luật dân sự của Việt Nam. Còn trong Điều 1-201 Bộ luật thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lí phát sinh từ sự thoả thuận giữa các bên theo quy định của luật này và những luật có liên quan” thì hợp đồng được nhìn nhận là một khối nghĩa vụ pháp lí đạt được dựa trên sự thoả thuận nhưng phải căn cứ trên những quy định của pháp luật quốc gia.
Như vậy có thể khẳng định được rằng, dù nhìn nhận hợp đồng với các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung hợp đồng chính là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Theo Điều 13-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự là một trong những căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cũng theo Điều 281-khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự là hợp đồng dân sự. Hợp đồng là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện, trở thành nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ dân sự theo định nghĩa tại Điều 280- Bộ luật dân sự 2005 “là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Theo như cách định nghiã trên nghĩa vụ được hiểu là mối quan hệ về mặt pháp lí. Như vậy có lẽ chưa được chính xác và cách định nghiã này cũng khác so với cách định nghĩa ở các bộ dân luật ở Việt Nam trước đó như Điều 644-Bộ dân luật Bắc Kì 1931“nghĩa vụ là mối liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người đó. Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa vụ gọi là chủ nợ”. Có thể thấy rằng tuy có khác nhau về ngôn từ nhưng nghĩa vụ trong các quy định nói trên đều được hiểu thống nhất là một quan hệ pháp luật khi xem xét nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là hành vi pháp lí song phương, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng trở thành hình thức pháp lí chủ yếu mà nhờ đó các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng của nền kinh tế được xác lập, củng cố.
2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng
Hợp đồng được coi là một trong những chế định pháp lí cổ xưa nhất, trước nó có lẽ là chế định nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Đối với giới luật gia, hợp đồng là một trong những khái niệm trung tâm của Luật dân sự, một trong những đối tượng điều chỉnh của khoa học pháp lí. Ở những nước Châu Âu bộ môn lí thuyết về hợp đồng đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm nhưng ở Việt Nam cho đến những năm cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu của thế kỉ XX thuật ngữ “ khế ước” hay “ hợp đồng” mới bắt đầu được ghi nhận trong các văn bản chính thức của nhà nước. Trước tiên phải kể đến Bộ dân luật giản yếu Nam Kì (1883), Bộ dân luật Bắc Kì (1931) và Bộ dân luật Trung Kì (1936). Vậy Hợp đồng trong Bộ luật dân sự được hình thành từ đâu? Chúng ta hãy xem xét sự hình thành và phát triển của hợp đồng trên thế giới và tại Việt Nam.
Trong lịch sử văn minh thế giới, sự hình thành chế định hợp đồng gần như xuất hiện cùng các nhu cầu giao lưu mang tính tài sản trong xã hội. Trước hết và quan trọng nhất là nhu cầu giao lưu giữa mọi người với nhau nhằm hướng tới một kết quả vật chất nhất định phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Theo thời gian do sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hình thức giao lưu đó, một nhu cầu mới nảy sinh đó là nhu cầu cần thiết phải có các mô hình xử sự chung do nhà nước quy định để các bên tuỳ ý lựa chọn hoặc có thể do chính các bên tự mình thiết lập. Các mô hình xử sự đó được pháp luật định danh với tên gọi “khế ước” hay “ hợp đồng”.
Ở Châu Âu, sự khởi đầu của chế định hợp đồng gắn liền với Luật La Mã cổ đại. Ngay từ thế kỉ V-IV trước công nguyên người La Mã đã biết đến và xây dựng hệ thống những thuật ngữ, những khái niệm, những phạm trù pháp lí có giá trị phổ biến toàn nhân loại về các vấn đề cơ bản nhất của chế định hợp đồng như: hợp đồng (contractus) và mục đích, căn cứ hợp đồng (causa), hợp đồng miệng và hợp đồng viết, hợp đồng thực tế và hợp đồng ưng thuận (res và consensus), ý chí và thể hiện ý chí (id quod actum est và id quod dictum est)…..
Nó đã thật sự là khuôn mẫu để điều chỉnh toàn diện những quan hệ hợp đồng theo quan điểm hiện nay và nhờ vào những giá trị phổ biến mang tính thời đại ấy mà chế định hợp đồng khởi nguồn từ Luật La Mã đã được du nhập một cách tự giác vào Tây Âu cùng với phong trào Phục Hưng diễn ra vào thế kỉ XII-XIII và sau đó phát triển mạnh mẽ tại lãnh thổ nhiều nước như: Pháp, Đức, Hà Lan. Đến thế kỉ XVIII, XIX và XX, với sự toả sáng của ngành khoa học pháp lí có hàng ngàn năm bề dày lịch sử và do tác động của sự phát triển các quan hệ kinh tế- xã hội, chế định hợp đồng đã lần lượt được các nước Châu Âu pháp điển hoá khi xây dựng những Bộ luật dân sự đầu tiên của mình. Từ đó vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong hệ thống pháp luật dân sự ngày càng được khẳng định và khi bàn đến xu hướng phát triển của luật dân sự một nhà triết học và xã hội học nổi tiếng người Pháp đã dự đoán rằng: “ hợp đồng chiếm 9/10 dung luợng các bộ luật dân sự hiện hành và đến một lúc nào đó tất cả các điều khoản của bộ luật, từ điều khoản thứ nhất đến điều khoản cuối cùng đều quy định về hợp đồng”
Khác với những gì diễn ra ở Châu Âu, sự hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng ở Việt Nam cho đến thế kỉ XIX chưa thực sự tồn tại theo đúng nghĩa khoa học của thuật ngữ này. Chúng ta hãy cùng xem xét lịch sử pháp luật hợp đồng tại Việt Nam để thấy được sự khác biệt đó.
Trong suốt quá trình lịch sử của mình, xã hội phong kiến Việt Nam trên nhiều phương diện được xây dựng rập khuôn theo mô hình của xã hội phong kiến Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn dựa vào Nho giáo như một hệ tư tưởng chính thống để xây dựng và quản lí xã hội. Ý muốn đặt mình vào hệ thống và đạo lí Nho giáo được biểu hiện rõ nét trong những cố gắng của các triều đại phong kiến nhằm duy trì một xã hội ổn định với 4 tầng lớp (tứ dân) từ cao đến thấp: sĩ, nông, công, thương. Các hoạt động kinh tế luôn bị kìm hãm bởi chính sách “ức thương” chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp.Tình trạng đó tồn tại trong suốt một thời kì dài cho đến những năm cuối của triều đình nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà quan hệ hợp đồng ở thời kì đầu của xã hội phong kiến không có cơ hội phát triển, một sự cách tân hay cải cách thực sự.Về phía