Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm 2007. Như vậy, chúng ta đã tham gia vào sân chơi thương mại lớn nhất thế giới. Công cuộc hội nhập sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới đã và đang tạo ra những cơ hội vô cùng to lớn đến từ những thị trường rộng lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dưới đây là những nghiên cứu của riêng tôi, dựa trên những hướng dẫn của giáo viên và người hướng dẫn tại cơ sở thực tập. Những số liệu, dẫn chứng, hình vẽ, bảng biểu… là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
TRẦN QUANG HẢO
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
NỘI DUNG
BCKQKD
CP
CPH
DA
DN
DTXK
ĐKKD
FDI
GDP
LĐ-XH
MINEXPORT
NXB
USD
VCCI
WTO
XK
XNK
XTTM
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
CỔ PHẦN
CỔ PHẦN HOÁ
DỰ ÁN
DOANH NGHIỆP
DOANH THU XUẤT KHẨU
ĐĂNG KÍ KINH DOANH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK KHOÁNG SẢN
NHÀ XUẤT BẢN
ĐÔ LA MỸ
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
XUẤT KHẨU
XUẤT NHẬP KHẨU
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 2: Top các mặt hàng xuất khẩu thường xuyên của công ty
Bảng 3: Top các thị trường xuất khẩu thường xuyên của công ty
Bảng 4: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Bảng 5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
Bảng 7: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Bảng 8: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Bảng 9: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ
Bảng 10: Thị trường mới nổi của công ty
Bảng 11: Số lượng thị trường xuất hiện và mất đi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Cấu trúc bộ máy tổ chức
Hình 2: Cơ cấu vốn của công ty
Hình 3: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài thực tập tốt nghiệp
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm 2007. Như vậy, chúng ta đã tham gia vào sân chơi thương mại lớn nhất thế giới. Công cuộc hội nhập sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới đã và đang tạo ra những cơ hội vô cùng to lớn đến từ những thị trường rộng lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực ở mọi thành phần kinh tế, thị trường luôn là một trong những vấn đề sống còn. Những doanh nghiệp nào biết vượt qua những thách thức từ cạnh tranh, vươn ra nắm lấy cơ hội và chiếm giữ những thị trường rộng lớn, sẽ thực sự tồn tại và phát triển một cách bền vững.
Đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quan tâm đên thị trường và việc mở rộng thị trường trong thời đại hội nhập lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì đối với những công ty như vậy, thị trường quốc tế luôn là một thị trường chiến lược và có vai trò chính yếu đối với sự phát triển của công ty.
Trong thời gian qua, khi có dịp được thực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản, em thấy đây là một công ty kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, với xuất khẩu và nhập khẩu đóng vai trò chính. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty đang có dấu hiệu giảm dần, tỷ lệ nhập siêu đang ngày càng tăng lên, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng bị thu hẹp trong những thị trường truyền thống. Đây rõ ràng là một thực trạng không xứng đáng với tầm vóc và vị thế của một đơn vị xuất khẩu uy tín của đất nước trong nhiều năm liền.
Với tư cách một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới, em quyết đinh nghiên cứu đề tài về việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty, đề tài có tên: “Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở hệ thống luận về thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường, cùng với thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua, đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm mở rộng một cách hợp lý thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Hệ thống hóa lý luận về thị trường, xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, thực trạng về việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản trong thời gian tới đây.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minexporf..
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về thời gian: Từ 2000 đến 2006.
- Về không gian: Các thị trường xuất khẩu chính của công ty cho các sản phẩm chiến lược như gang, thiếc, hoá chất, quặng Inemite.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp tư duy hệ thống, phân tích lý thuyết, phân tích thực tế, phân tích thống kê, phương pháp so sánh, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Bố cục của chuyên đề
- Chương I: HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CŨNG NHƯ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ.
- Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN
- Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHẤP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN.
Chương I
HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CŨNG NHƯ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ
I. Một số vấn đề chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu
Khái niệm
Khái niệm xuất khẩu không được hiểu theo những cách giống nhau ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi thời kì kinh tế.
Những nhà kinh tế học trước kia cho rằng, xuất khẩu đơn giản chỉ là việc hàng hoá hay dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia rồi bán sang quốc gia khác1. Như vậy, có thể thấy đối tượng của xuất khẩu, không thể khác, chính là hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học thời kì cận đại cho rằng, hàng hoá đem xuất khẩu chỉ được sản xuất tại một quốc gia. Điều này được các nhà quản trị kinh doanh quốc tế bổ sung.
Những nhà quản trị kinh doanh quốc tế cho rằng, xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới một quốc gia sang một quốc gia khác, để đổi lại một giá trị lợi ích kinh tế nào đó, có thể là tiền, hay cũng có thể là những hàng hoá, dịch vụ khác2. Tất nhiên, sự trao đổi hàng hoá ở đây phải được các bên tham gia thoả thuận.
1Kinh tế học II. P. Samuelson – W. Norhalls. NXB Thống Kê 2002. Trang 762
2Kinh doanh quốc tế I. GS.TS Nguyễn Thị Hường. NXB LĐ-XH 2001. Trang 272
Như vậy, đối tượng của xuất khẩu theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế vẫn là hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, phạm vi thời gian và không gian không còn giới hạn như quan điểm của những nhà kinh tế học cận đại nữa. Hàng hóa hay dịch vụ đem xuất khẩu không chỉ được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu, mà có thể sản xuất từ một quốc gia khác, sau khi nhập khẩu vào quốc gia của công ty xuất khẩu, rồi lại được công ty này bán cho một công ty ở một quốc gia thứ ba. Hình thức này được gọi là tái xuất.
Xuất khẩu là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro, không tốn quá nhiều chi phí, và đó là một trong những hình thức xâm nhập thị trường quốc tế đầu tiên của các công ty kinh doanh quốc tế, trước khi họ muốn chuyển sang các hình thức xâm nhập thị trường khác một cách thành công.
Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh.
Đối với các công ty kinh doanh quốc tế, xuất khẩu có vai trò to lớn. Xuất khẩu trước hết là một hình thức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các công ty, qua đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận, góp phần duy trì hoạt động của công ty. Thêm nữa, xuất khẩu đã tạo ra và duy trì một hoặc nhiều thị trường của các công ty. Việc duy trì những thị trường này trong một thời gian dài giúp cho các hoạt động của công ty không bị xáo trộn và được thực hiện một cách ổn định, qua đó giúp công ty phát triển. Mặt khác, xuất khẩu cũng là một hình thức giúp cho các công ty kinh doanh quốc tế tìm hiểu được thị trường tiềm năng, qua đó có những cách xâm nhập thị trường khác phù hợp với điểu kiện hoàn cảnh và thực tế kinh doanh của công ty.
Đối với các quốc gia, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Không một quốc gia nào là không có xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu giúp tạo ra GDP, làm tăng nguồn ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị của quốc gia trên thương trường quốc tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới công nghệ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân… Như thế, xuất khẩu có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.. Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn rất nhiều đối với những quốc gia đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như nước ta. Đối với những nước có nền sản xuất và tiêu dùng còn chưa thực sự phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ… thì xuất khẩu là giải pháp tốt nhất để tiêu thụ sản phẩm, mơ rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tranh thủ được nguồn tài trợ vốn, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia. Như vậy, chúng ta có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động lực của sự phát triển kinh tế.
Thị trường xuất khẩu
Khái niệm thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu, cũng như xuất khẩu, được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mỗi một thời kì kinh tế, có một cách hiểu, và mỗi người với những thế giới quan khác nhau thường đưa ra cách hiểu của riêng mình.
“Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó”1 – theo quan điểm hướng marketing.
“Thị trường xuất khẩu là tập hợp tất cả các thị trường hiện tại và tiềm năng, tập hợp tất cả những khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc các lĩnh vực hoạt động thương mại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với những nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế”2
1 “Quản trị DA và DN có vốn FDI”, II. PGS.TS Nguyễn Thị Hường.NXB Thống kê 2004
2 “Quản trị kinh doanh”. PGS.TS Nguyễn Thành Độ-TS. Nguyến Ngọc Huyền. NXB LĐ-XH. 2004
Có thể thấy thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian - uỷ thác). Ngoài ra, thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ như du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…).
Như vậy, có thể thấy chủ thể tham gia thị trường xuất khẩu là các bên tham gia thị trường, đó là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu (có thể là bên uỷ thác), đối tượng của thị trường xuất khẩu là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ vô hình.
Phân loại thị trường xuất khẩu
Có nhiều cách để phân loại thị trường xuất khẩu:
Căn cứ vào vị trí địa lý:
+ Thị trường châu lục như thị trường châu Âu, thị trường châu Mỹ, thị trường châu Phi..
+ Thị trường khu vực như thị trường Đông Nam Á, thị trường Bắc Mỹ…
+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ, đây là thị trường các quốc gia như thị trường Trung Quốc, thị trường Malaysia, thị trường Anh…
Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ kinh doanh xuất khẩu:
+ Thị trường truyền thống
+ Thị trường mới nổi
+ Thị trường tiềm năng
Căn cứ vào mức độ khó trong việc tiếp cận thị trường:
+ Thị trường khó tính (châu Âu, Bắc Mỹ…)
+ Thị trường dễ tính (châu Á, châu Phi…)
Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
+ Thị trường độc quyền.
Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cũng giống như nhiều khái niệm kinh tế khác, mỗi khái niệm đứng trên những giác độ nghiên cứu khác nhau thì cũng có những khái niệm khác nhau về mở rộng thị trường.
Theo quan điểm marketing hiện đại thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà cần phải tăng thị phần của sản phẩm đó trong các thị trường quốc tế đã có sẵn”.1
Theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế, thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh cho công ty. Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là hoạt động phát triển thêm các thị trường mới mà còn là tăng thêm doanh thu, thêm thị phần ở những thị trường truyền thống”2.
Vậy, đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức doannh nghiệp để tiêu thụ nhiều hơn các loại sản phẩm.
1 “Quản trị DA và DN có vốn FDI”, II. PGS.TS Nguyễn Thị Hường.NXB Thống kê 2004
2”Kinh doanh quốc tế” I. GS.TS Nguyễn Thị Hường. NXB LĐ-XH 2001.
Mở rộng thị trường của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn làm thế nào để tăng thị phần của sản phẩm đó trên các thị trường đã có sẵn. Như thế, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiêpj vừa phải đưa sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thâm nhập những thị trường mới, đồng thời đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu tại thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của doanh nghiệp.
Nếu xét dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô, mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là việc quốc gia đó thực hiện một hệ thống các hoạt động, nhằm đưa sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển được phạm vi của thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường hiện tại và tiềm năng.
Hoạt động mở rộng thị trường của một quốc gia là sự kết hợp giữa hoạt động mở rộng thị trường của tất cả các doanh nghiệp, và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước trong quốc gia đó. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng mfa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tạo nên thị trường xuất khẩu rộng lớn cho quốc gia đối với từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể. Nếu quốc gia nào làm tốt hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường ở tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp của quốc gia này càng có nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường, doanh nghiệp để có thể tiến hành tốt hơn những hoạt động xuất khẩu của mình.
Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việc mở rộng thị trường có vai trò to lớn là không cần phải bàn cãi. Thị trường là “nguồn sống” của mọi doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Việc mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần gia tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Một sản phẩm có thể không còn phù hợp với thị trường này, nhưng đối với những thị trường khác, chúng vẫn còn nguyên sức sống, và đó là lý do mà mọi doanh nghiệp luôn phải tìm ra cách tốt nhất, con đường ngắn nhất để mở rộng thị trường hìệu quả. Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một việc làm thường xuyên, hàng ngày. Chỉ có mở rộng thị trường, các doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và qua đó bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình.
Mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi và cường độ cạnh tranh. Và bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp này là tìm ra biện pháp để có thể đứng vững và cạnh tranh với các đối thủ khác, đến từ những quốc gia xuất khẩu khác nhau. Chính điều đó làm cho các doanh nghiệp luôn nỗ lực không ngừng để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất, và chính những điều này đến lượt nó lại nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, nơi có doanh nghiệp tham gia vào việc xuất khẩu..
Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu.
Dưới góc độ một nhà quản lý doanh nghiệp, chúng ta có thể phân loại thành hai phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu chính, đó là:
Một là: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng. Khi áp dụng phương thức mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường theo phạm vi khu vực địa lý, đa dạng hoá các sản phẩm và muốn tăng thêm lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Lý do mà các doanh nghiệp áp dụng phương thức mở rộng thị trường theo chiều rộng là vì doanh nghiệp không thể cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu truyền thống nữa, hoặc xuất hiện những trở ngại về chính trị - xã hội – pháp luật ở các thị trường xuất khẩu hiện tại của doanh nghiệp, hoặc các sản phẩm của doanh nghiệp đã trở nên bão hoà ở những thị trường hiện tại của doanh nghiệp đó. Tất nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể mở rộng thị trường của mình nếu có đủ khả năng, và có những mục tiêu hợp lý.
Hai là: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu. Các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức mở rộng thị trường này khi doanh nghiệp muốn gia tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp mình sang các thi trường mà doanh nghiệp đã thâm nhập được. Các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức mở rộng thị trường này khi mà vòng đời sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển trong những thị trường đó, hoặc khi nhu cầu về sản phẩm của công ty tại các thị trường hiện tại của công ty vẫn còn lớn và ổn định.
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.
Số lượng thị trường xuất khẩu mới hàng năm.
Công thức: t = td – tm (2)
Trong đó:
T: số thị trường thực mới
Tn: số thị trường mới mở
Tm: số thị trường thực mất đi
Khi t < 0: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đang trong tình trạng xấu. Số thị trường mới mở nhỏ hơn số thị trường mất đi làm cho phạm vi thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp bị thu hẹp so với năm trước.
Khi t = 0: doanh nghiệp mới duy trì được thị trường của mình, số thị trường mới mở bằng số thị trường mất đi. Như vậy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp các nhà quản trị có thể đánh giá một phần hoạt đồng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiều rộng. Một ưu điểm rất lớn của chỉ tiêu này là nó có thể được tính toán cho mọi sản phẩm xuất khẩu, từ đó nhằm đánh giá tiềm năng của từng loại mặt hàng; trên cơ sở đó đề ra chính sách về sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân
*Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân (K).
K = n –
Trong đó:
-K: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân.
- k1, k2,..., kn: Là tốc độ tăng kim ngạch liên hoàn (tốc độ tăng kim ngạch năm sau so với năm trước), được tính bằng kim ngạch năm sau chia cho năm trước.
- Nếu K >1 có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại.
- Nếu K < = 1 cho thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm. Điều này có thể do: Hoặc là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chưa hiệu quả, chưa tăng được số lượng và giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường hiện tại, hoặc là nhu cầu của thị trường hiện tại đã ở mức bão hoà đòi hỏi phải phát triển thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới.
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động mở rộng xuất khẩu của doanh nghiệp theo chiều sâu.
Tốc độ tăng số lượng sản phẩm mới bình quân
Công thức: S =
Trong đó:
+ S: tốc độ tăng số lượng sản phẩm mới bình quân
+ s1, s2, ..., sn: số lượng sản phẩm mới hàng năm, s được tính bằng số sản phẩm mới đưa ra thị trườn