Đề tài Các quỹ đầu cơ đang tiến hóa thế nào để tồn tại?

Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có. Một mặt, họ đang phải phải chứng minh với nhà đầu tư khả năng đem lại lợi nhuận bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặt khác, qua các vụ bê bối và lừa đảo gây chấn động dư luận gần đây, các quỹ đầu cơ buộc phải nhìn lại những hạn chế hệ thống của mình từ đó tìm cách tiến hóa để tồn tại theo xu hướng phát triển chung của thị trường.

pdf15 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các quỹ đầu cơ đang tiến hóa thế nào để tồn tại?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các quỹ đầu cơ đang tiến hóa thế nào để tồn tại? Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có Các quỹ đầu cơ (hedge funds) trên toàn thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có. Một mặt, họ đang phải phải chứng minh với nhà đầu tư khả năng đem lại lợi nhuận bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặt khác, qua các vụ bê bối và lừa đảo gây chấn động dư luận gần đây, các quỹ đầu cơ buộc phải nhìn lại những hạn chế hệ thống của mình từ đó tìm cách tiến hóa để tồn tại theo xu hướng phát triển chung của thị trường. Trong đó, có thể kể ra những hạn chế quan trọng như mô hình thu phí quản lý và thưởng chưa hợp lý, phương thức đầu tư gây tranh cãi, cam kết về lợi nhuận không được thực thi, hình thức tổ chức quản lý quá lỏng lẻo, tính minh bạch kém hay khả năng giám sát còn nhiều hạn chế của cơ quan quản lý thị trường. Hiện trạng không mấy sáng sủa Cách đây chỉ mới không lâu, hầu hết các nhà đầu tư còn ào ạt đầu tư vào các quỹ đầu cơ. Các nhà quản lý quỹ đầu cơ được giới đầu tư tung hô như những “ông chủ mới của vũ trụ”. Vậy mà bây giờ, họ đua nhau rút tiền ra khỏi các quỹ, kể cả một số quỹ có lợi nhuận. Tính đến hết năm 2008, theo ước tính của HedgeFund Intelligence, tổng tài sản của các quỹ đầu cơ đã giảm đến hơn 30% chỉ còn hơn 1.800 tỉ USD. Tồi tệ hơn, các quỹ đầu cơ còn bị qui trách nhiệm là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay khiến cho cả thế giới rơi vào cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2. Sau năm 2008 bết bát chưa từng có của quỹ đầu cơ (thua lỗ trung bình -15%), rất nhiều ý kiến cho rằng hệ thống quỹ đầu cơ đang dần tàn lụi, nhưng thực tế cho thấy, thị trường chỉ đang và sẽ loại bỏ những quỹ có chiến lược đầu tư tồi hoặc nhà quản lý quỹ tồi. Giống như định luật Darwin, những quỹ tốt nhất sẽ tồn tại và trở nên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng, thu hút nhiều hơn nữa dòng tiền từ các nhà đầu tư thông minh tinh tế muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn kì vọng chung của thị trường, trong khi phải chịu rủi ro ít hơn. Nguồn số liệu: hedgefund.net Các xu hướng tiến hóa Hợp lý hóa mô hình phí quản lý và thưởng Mô hình phí truyền thống của một quỹ đầu cơ là 2-20, tức là nhà đầu tư sẽ trả 2% phí quản lý hàng năm trên số tiền đầu tư, cộng với 20% tiền thưởng trên lợi nhuận hàng năm đạt được. Mô hình này bị chỉ trích khá nhiều vì nhà đầu tư cho rằng 2% phí quản lý là không xứng đáng khi quỹ đầu cơ thua lỗ, mặt khác 20% tiền thưởng cũng cao hơn so với các quỹ đầu tư bình thường. Thực ra, ngay cả trong một năm tồi tệ như năm 2008, có đến 1/3 quỹ đầu cơ có lợi nhuận, trong khi đó chỉ có 1/1.700 quỹ tương hỗ làm được điều tương tự. Điều này cho thấy rằng các quỹ đầu cơ phần nào xứng đáng với tiền phí cao mà nhà đầu tư chấp nhận trả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông Mark Kritzman, Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài chính Windham Capital Management, mô hình phí 2-20 không công bằng vì tính chia sẻ bất cân xứng giữa quỹ đầu cơ và nhà đầu tư. Quĩ đầu cơ không hề chia sẻ thua lỗ với nhà đầu tư, ngược lại khi có lợi nhuận nhà đầu tư phải chia lại cho quỹ đầu cơ một khoản đáng kể. Mô hình này làm mất đi hầu hết tính hấp dẫn vốn có của quỹ đầu cơ, thậm chí lợi nhuận của nhà đầu tư sau khi trừ đi phí và thưởng không còn cao hơn so với lợi nhuận đạt được của các chỉ số như S&P 500. Một hướng thay đổi cho mô hình phí 2-20 đã được nhiều quỹ đầu cơ áp dụng là nhà đầu tư và quỹ đầu cơ thỏa thuận một mốc lợi nhuận cố định (ít nhất ngang với lãi suất liên ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn). Quĩ đầu cơ chỉ được phép nhận tiền thưởng khi vượt qua được mốc lợi nhuận này, và tiền thưởng chỉ được tính từ mốc này trở lên. Khắc phục tranh cãi trong phương thức đầu tư Khác với quỹ tương hỗ, quỹ đầu cơ chỉ dành cho các khách hàng đầu tư một khoản tiền lớn (vài triệu USD có thể là một khoản đầu tư lớn ở quỹ tương hỗ, nhưng đó chỉ là một khoản đầu tư rất khiêm tốn ở quỹ đầu cơ). Do đặc thù trong chiến lược đầu tư, quỹ đầu cơ thường chỉ cho phép nhà đầu tư rút tiền ra một cách hạn chế (chẳng hạn nhà đầu tư chỉ được phép rút ra mỗi tháng 20% tổng số tiền đầu tư vào quỹ). Ngoài ra, còn có định chế cho phép quỹ đầu cơ tạm thời chặn lại không cho nhà đầu tư rút tiền ra khỏi quỹ. Mục đích của định chế này là giúp cho các quỹ đầu cơ ngăn chặn làn sóng rút tiền hàng loạt từ nhà đầu tư, gây khó khăn cho hoạt động của các quỹ đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thấp, hay các quỹ sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Điểm tranh cãi không phải bản thân định chế ngăn chặn nhà đầu tư rút tiền, mà là liệu nhà quản lý có được phép thu phí của nhà đầu tư sau khi đã quyết định ngăn chặn họ rút tiền hay không. Nhà đầu tư hiển nhiên sẽ không hài lòng nếu bị thu phí, vì tiền của họ vẫn ở trong quỹ là ngoài ý muốn. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay của quỹ đầu cơ. Thực tế là trong thời gian khó khăn vừa qua, nhiều quỹ đã tự nguyện ngừng thu hoặc giảm phí khi ra quyết định giới hạn nhà đầu tư rút tiền. Cách hành xử thông minh này có lợi cho cả quỹ đầu cơ lẫn nhà đầu tư và đang trở thành một chuẩn mực phổ biến cho hệ thống quỹ đầu cơ. Đáp ứng tiêu chuẩn cao của nhà đầu tư Nhà đầu tư một khi đã chấp nhận trả phí cao để đầu tư vào quỹ đầu cơ luôn yêu cầu cao về lợi nhuận. Họ thường lấy một cột mốc chuẩn là lợi nhuận của các quỹ tương hỗ hay các chỉ số như S&P 500, từ đó yêu cầu lợi nhuận của quỹ đầu cơ phải vượt qua cột mốc này. Hơn nữa, khác với quỹ tương hỗ, nhà đầu tư khó chấp nhận thua lỗ khi bỏ tiền vào quỹ đầu cơ, kể cả vào những thời điểm cực kì khó khăn như hiện nay. Kết thúc năm 2008, chỉ số S&P 500 giảm đến 40%, nhưng không vì thế mà yêu cầu của nhà đầu tư với các quỹ đầu cơ giảm đi. Họ tin tưởng quỹ đầu cơ vì hiểu rằng nhờ hấp dẫn tài chính, quỹ đầu cơ luôn thu hút các tài năng tốt hơn các quỹ bình thường. Một điều đáng tiếc là có một số quỹ đầu cơ hoạt động theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Trong những năm tài chính tốt, họ ào ạt mở rộng quỹ và thu tiền của nhà đầu tư. Ngược lại, đến năm xấu như năm vừa qua, họ đóng quỹ khi bị thua lỗ để né tránh mục tiêu đề ra, rồi sau đó mở một quỹ mới và bắt đầu thu hút các khoản đầu tư mới. Các thức hoạt động này làm giảm mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư và làm giảm uy tín chung của hệ thống quỹ đầu cơ. Một nhà quản lý quỹ tốt cần phải biết đối mặt với hậu quả, từ đó khắc phục, hoàn thiện và nâng cấp chiến lược đầu tư của mình. Nhà quản lý quỹ không thể đơn giản quay lưng bỏ đi khi đầu tư thua lỗ, vì một khi đã mất uy tín với nhà đầu tư, anh ta sẽ không bao giờ tìm lại được. Cần nhớ rằng các nhà đầu tư vào quỹ đầu cơ đều là những tổ chức tài chính lớn hoặc là những khách hàng giàu có, nên việc xây dựng và bảo vệ uy tín với nhà đầu tư là tối quan trọng. Cải tổ hình thức tổ chức quản lý quỹ Một thực tế làm nhiều nhà đầu tư chùn tay khi xem xét đầu tư vào các quỹ đầu cơ là hình thức quản lý “cây nhà lá vườn” của rất nhiều quỹ. Thứ nhất, quỹ đầu cơ thường có trụ sở ở các thiên đường thuế (Caymans, Antigua,…). Thứ hai, quỹ đầu cơ có khuynh hướng thiết lập một hội đồng quản lý nhỏ và nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Nhiều nhà quản lý quỹ đưa bạn bè hay người thân của mình vào hội đồng (ví dụ trong vụ lừa đảo của tỷ phú Stanford bị phát hiện mới đây, ông này đưa cha của mình là một người bị bệnh nặng không còn khả năng làm việc vào trong hội đồng quản lý quỹ). Kết quả là các cuộc họp thường rất nhẹ nhàng và thoải mái, các vấn đề khó, các cuộc thảo luận gây tranh cãi không được mổ xẻ đến cùng. Do yêu cầu hình thức, nhiều quỹ tuyển dụng một giám đốc quỹ, thường là một nhân vật địa phương nơi quỹ đặt trụ sở nhiều khi không hề có kĩ năng gì liên quan đến quản lý quỹ đầu cơ. Vị “giám đốc” này chỉ việc đứng tên, tham dự một số cuộc họp của quỹ và lĩnh tiền lương hàng tháng. Những nhân vật vô tích sự này sẽ phải sớm bị đào thải qua cuộc khủng hoảng tài chính, do áp lực của nhà đầu tư hay do chế tài mới của cơ quan quản lý thị trường. Thu hẹp qui mô và tăng cường tính minh bạch Ngành "công nghiệp" quỹ đầu cơ đang có khuynh hướng giảm quy mô, từ khoảng 10.000 quỹ hiện nay đến chỉ còn trên dưới 6.000 quỹ trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là thua lỗ, và từ sự siết chặt quản lý của chính phủ. Những quỹ đầu cơ tồn tại được sẽ có đội ngũ ít hơn, sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn, và có lẽ sẽ ít phí và thưởng hơn. Các quỹ có được những chiến lược đầu tư sáng tạo và hiệu quả sẽ luôn tìm được nhà đầu tư. Những quỹ yếu kém đầu tư ăn theo sẽ dần dần bị loại bỏ. Điều này sẽ tốt cho cả nền công nghiệp quỹ đầu cơ và cả nhà đầu tư. Từ vụ lừa đảo theo kiểu Ponzi của Bernard Madoff, sẽ có những dịch vụ liên quan đến quỹ đầu cơ nở rộ. Thứ nhất là dịch vụ kiểm soát giá trị thực của các quỹ hàng tháng để thông báo cho nhà đầu tư. Thứ hai là dịch vụ tư vấn với mục đích khảo sát hoạt động của quỹ đầu cơ và báo động cho nhà đầu tư nếu tìm thấy những vấn đề mờ ám. Hai dịch vụ này dần dần sẽ trở nên thiết yếu cho nhà đầu tư khi đầu tư vào các quỹ đầu cơ. Một loại hình quỹ sẽ suy giảm mạnh là quỹ của quỹ đầu cơ. Các quỹ này không trực tiếp đầu tư vào thị trường, mà lựa chọn đầu tư vào các quỹ đầu cơ thông qua một hệ thống soát xét (due diligence) của mình. Về mặt lý thuyết, chính hệ thống due diligence này tạo ra giá trị gia tăng cho nhà đầu tư. Nhưng thực tế cho thấy rất ít quỹ của quỹ thực hiện due diligence mà chỉ là thực hiện vai trò cổ điển của một người môi giới để nhận hoa hồng. Các quỹ này không sớm thì muộn sẽ biến mất, và chỉ có một số ít quỹ của quỹ thực sự nghiêm túc mới có thể sống sót. Nhà đầu tư càng ngày sẽ càng đòi hỏi cao về tính minh bạch của quỹ đầu tư. Do đặc thù của quỹ đầu cơ, nhà đầu tư sẽ không thể đòi hỏi sự minh bạch tuyệt đối như với các quỹ tương hỗ. Hơn nữa, đòi hỏi này được đáp ứng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số tiền nhà đầu tư bỏ vào quỹ đầu cơ. Siết chặt giám sát hoạt động Quĩ đầu cơ cho đến nay không bị bắt buộc đăng kí hoạt động. Các chính trị gia đang tranh cãi để tìm cách đưa tất cả quỹ đầu cơ vào danh sách đăng kí và báo cáo thường quí. Nhưng sẽ rất nhiều quỹ đầu cơ tiếp tục đăng kí ở những thiên đường thuế để trốn tránh yêu cầu này. Mặc khác, chưa rõ ràng là báo cáo thường quí có thể giúp các nhà quản lý có đầy đủ thông tin hoạt động của quỹ đầu cơ hay không. Vụ lừa đảo của Madoff là một ví dụ rõ ràng nhất về trường hợp quỹ có đăng kí (với SEC – Securities & Exchange Commission của Mỹ) nhưng các nhà quản lý lại không hề hay biết gì về hoạt động thật sự của quỹ. Chính phủ các nước sẽ phải siết chặt các biện pháp quản lý và đưa ra ánh sáng những kẻ lừa đảo như Madoff và Stanford, chống lại tình trạng bán khống vô tội vạ (naked short selling - bán khống mà không cần biết có mượn được chứng khoán hay không), và đưa ra biện pháp giúp nhà đầu tư loại bỏ các nhân vật vô tích sự trong hội đồng quản lý quỹ đầu cơ. Các quỹ đầu cơ sẽ từng bước khắc phục những điểm hạn chế và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Những nhà quản lý quỹ tồi với những chiến lược đầu tư tồi sẽ ra đi, nhường lại sân chơi cho những bộ óc tài năng thật sự. Và một lần nữa, nhà đầu tư có thể sẽ lại chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các quỹ đầu cơ, chỉ hy vọng là những sai lầm quá khứ sẽ không bị lặp lại.
Tài liệu liên quan