Trong những năm gần đây, theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới, vì vậy Anh ngữ ngày càng trở nên thông dụng và trở thành ngôn ngữ cần thiết mà sinh viên nào cũng phải biết. Để bắt kịp tiến độ phát triển đó, hiện nay các trường đại học đã đưa ra chuẩn đầu ra bắt buộc về Anh ngữ. Đối với Trường Đại Học Tôn Đức Thắng cũng không ngoại lệ, chuẩn đầu ra của bậc đại học là bằng TOEIC 500, bậc cao đẳng là TOEIC 450. Hiểu được nhu cầu của sinh viên và nhằm giúp các bạn học tốt hơn ngôn ngữ thứ hai này, song song với việc học Anh ngữ theo chương trình trên lớp thì trường còn mở thêm trung tâm ngoại ngữ trường đại học Tôn Đức Thắng ( TFLC).
23 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing cho Trung tâm ngoại ngữ trường Đại học Tôn Đức Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG:
Trong những năm gần đây, theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới, vì vậy Anh ngữ ngày càng trở nên thông dụng và trở thành ngôn ngữ cần thiết mà sinh viên nào cũng phải biết. Để bắt kịp tiến độ phát triển đó, hiện nay các trường đại học đã đưa ra chuẩn đầu ra bắt buộc về Anh ngữ. Đối với Trường Đại Học Tôn Đức Thắng cũng không ngoại lệ, chuẩn đầu ra của bậc đại học là bằng TOEIC 500, bậc cao đẳng là TOEIC 450. Hiểu được nhu cầu của sinh viên và nhằm giúp các bạn học tốt hơn ngôn ngữ thứ hai này, song song với việc học Anh ngữ theo chương trình trên lớp thì trường còn mở thêm trung tâm ngoại ngữ trường đại học Tôn Đức Thắng ( TFLC).
Trung tâm TFLC được thành lập vào năm 1999 theo quyết định thành lập số 78/TĐT QĐ ngày 3/4/1998 của Hiệu Trưởng trường Đại Học Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về nhân sự nhiều lần nên trung tâm cùng với một số lý do nội bộ khác nên đã ngưng hoạt động một thời gian dài và hiện tại trung tâm chính thức hoạt động trở lại được hơn một năm nay ( sau khi dãy nhà B, cơ sở Tân Phong, quận 7 xây xong)với bước ngoặt mới là liên kết với trung tâm Anh Ngữ Cleverlearn.
Trung tâm TFLC liên kết với Cleverlearn được 2 khóa, đào tạo được khoảng hơn 600 sinh viên. Sau đó trung tâm quyết định tách ra hoạt động độc lập. Vì sau khi ngưng một thời gian dài mới quay trở lại hoạt động nên cũng giống như thời gian đầu xây dựng trung tâm, tất cả đều bắt đầu lại từ con số 0. Do đó trung tâm cần có một thời gian thử nghiệm, xâm nhập thị trường và việc liên kết với một trung tâm nổi tiếng như là Cleverlearn là lựa chọn đầu tiên. Sau quá trình thử nghiệm trung tâm tự nhận thấy chương trình giảng dạy của Cleverlearn không khác nhiều so với chương trình của trung tâm và đội ngũ giảng viên của trung tâm được tuyển trọn kỹ càng hơn, hơn thế nữa giáo trình của trung tâm được cập nhật mới hơn so với các trung tâm lâu đời khác. Điển hình là hiện nay giáo trình học tiếng hoa là giáo trình mới nhất, hiện tại Việt Nam chỉ mới có sách photo từ trung quốc.
Mục tiêu đào tạo của trung tâm:
Đào tạo sinh viên có đủ khả năng lấy bằng TOEIC để ra trường.
Giúp sinh viên nắm vững kiến thức ngữ pháp căn bản để sử dụng trong công việc hằng ngày sau khi ra trường.
Hoàn thiện các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, gồm nghe, nói, đọc, viết và biên - phiên dịch.
Chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn cần thiết về các chuyên ngành như kinh doanh, giáo dục, du lịch... để tạo thuận lợi cho học viên xử lý những tình huống trong công việc hằng ngày.
Cơ cấu tổ chức:
Trung tâm trực thuộc trường ĐH Tôn Đức Thắng nên chịu sự quản lý trực tiếp của hiệu trưởng, đứng đầu trung tâm là GĐ TS Nguyễn Phước Lộc hiện là Chủ nhiện Bộ Môn Tiếng Trung của Khoa Ngoại Ngữ Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ngoài ra còn có thêm 1 thủ quỹ, 1 giáo vụ, 1 người PR và một số nhân viên thời vụ là các sinh viên đã và đang là sinh viên của trường.
Tình hình hiện tại:
Giảng viên:
Giảng viên thỉnh giảng có trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn được trung tâm tuyển chọn.
Thái độ: tận tình giảng dạy, luôn vui vẻ,biết cách tạo không khí buổi học vui nhộn, thoải mái.
Giảng viên linh động.
Học viên:
Hiện nay trung tâm đang có 5 lớp khoảng 200 học viên.
Đa số học viên là sinh viên của trường, ngoài ra còn có một số học viên bên trường ĐH Tài Chính-Marketing, ĐH Xã Hội Và Nhân Văn, những học viên đã đi làm và học sinh phổ thông…
Cơ sở vật chất:
Trung tâm sử dụng các dãy phòng học khu C (cơ sở Tân Phong, quận 7) mới được xây xong nên cơ sở vật chất, chất lượng phòng học rộng rãi, thoáng mát, ánh sáng , thiết bị giảng dạy hiện đại.
Có máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và tiếp thu bài của học viện.
Đầy đủ tiện nghi.
Sản phẩm/dịch vụ:
Chương trình đào tạo Anh ngữ:
Đào tạo các lớp Prepare for Toiec, Pre-Toiec, Toiec 250, Toiec 300, Toiec 350…
Với mục tiêu đào tạo từ căn bản đến chuyên sâu, nâng cao dần trình độ anh ngữ của học viên, trung tâm mở thêm các lớp căn bản luyện ngữ pháp, phát âm, luyên phản xạ...
Lớp luyện thi Toiec 500 dài hạn, cấp tốc.
Luyện thi và tổ chức thi chứng chỉ quốc gia A, B, C.
Ngoài ra trung tâm cũng thường xuyên mở lớp theo hợp đồng của các công ty, đơn vị, tổ chức khác.
Chương trình đào tạo tiếng Hoa:
Đào tạo các lớp Hoa văn giao tiếp.
Lớp luyện phản xạ nghe, nói.
Lớp rèn chữ Hán.
Luyện thi HSK cấp tốc, dài hạn.
Tổ chức thi chứng chỉ quốc gia A, B, C.
Lịch tổ chức các lớp học:
Có hai giờ học: từ 17h45 - 19h15 và từ 19h - 20h30.
Mỗi buổi học 2 tiết (lớp bình thường) và 4 tiết (lớp luyện thi cấp tốc).
Số lượng học viên : 20 - 32 học viên/ lớp.
Nhưng hiện nay có một số lớp chỉ có khoảng 16-18 học viên nhưng trung tâm vẫn dạy, trung tâm chấp nhận chịu lỗ để đáp ứng nhu cầu học của các học viên và cũng để duy trì hoạt động.
Học phí:
650.000đ/khóa /10 tuần cho tiếng Anh.
600.000đ/khóa/10 tuần cho tiếng Trung
KHẢO SÁT THỰC TẾ:
Xác định vấn đề:
Hiện nay trung tâm ngoại ngữ ĐH Tôn Đức Thắng (TFLC ) có rất nhiều thế mạnh như cơ sở vật chất hiện đại, giáo trình được cập nhật mới nhất, giảng viên thỉnh giảng, có khả năng sư phạm cũng như chuyên môn cao, học phí rẻ,… Với rất nhiều lợi thế như vậy nhưng trung tâm vẫn không thu hút được nhiều sinh viên trong trường đăng ký học. Ngược lại, tuy trung tâm đã hoạt động trở lại được hơn một năm nay nhưng lượng học viên rất ít, kế toán trung tâm gần như không có lợi nhuận, hạch toán tài chính chủ yếu là hoạt động cân đối thu – chi và không có kinh phí nhiều cho các chương trình marketing. Vì vậy cần phải thực hiện khảo sát thị trường, nhằm tìm hiểu lại nhu cầu cũng như ý kiến đánh giá khách quan từ phía khách hàng đối với trung tâm, từ đó sẽ đưa ra được các chiến lược marketing phù hợp hơn.
Tiến trình khảo sát thực tế:
Chương trình khảo sát được chia làm hai phần:
Phần một: khảo sát về nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên
Đối tượng khảo sát: sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng.
Bản khảo sát: đính kèm phần phụ lục.
Số lượng khảo sát: 100 bản.
Số lượng bản đạt yêu cầu: 100 bản.
Phần hai: khảo sát về mức độ hài lòng đối với giảng viên ở trung tâm.
Đối tượng khảo sát: các học viên hiện tại đang theo học ở trung tâm.
Bản khảo sát: đính kèm phần phụ lục.
Số lượng khảo sát: 35 bản.
Số lượng bản đạt yêu cầu: 35 bản.
Kết quả tổng quát của cuộc khảo sát:
Sau khi thu thập, thống kê, phân tích số liệu cho thấy:
Mục đích của việt học ngoại ngữ:
Việc học ngoại ngữ của sinh viên thường nhắm đến:
Kỹ năng nói, giao tiếp bằng Anh ngữ (ngoại ngữ khác) tốt: 78%
Lấy bằng TOEIC 500 để ra trường: 63.1%
Muốn có được công việc tốt, lương cao: 52.3%
Có thể giao tiếp với người nước ngoài, tìm hiểu về các nước khác: 49,23%
Mở rông mối quan hệ: có thể quen được những bạn mới cùng sở thích, những người đã và đang đi làm.: 32.3%
Được làm việc tại các công ty liên doanh: 15.4%
Đối tượng học ngoại ngữ
Đa số là sinh viên, thường là sinh viên năm 2, 3 (chiếm 63.4%)
Nơi ở: thường là quận 4 và 7( chiếm 53%)
Phương tiện đi lại: xe đạp (,36.9%) xe máy( 44.6%) >( thuận tiên cho việc đi lai)
Đa số sinh viên có thời gian gian rảnh nhưng ít khi tự học ngoại ngữ ở nhà, đến trung tâm học sẽ có tinh thần học hơn.( 58,95%)
Nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên rất lớn, do nhiều lý do khác nhau như tốt nghiệp, công việc tương lai, để giao tiếp, du học…( 85% )
Có 3 vấn đề sinh viên quan tâm nhất khi chọn một trung tâm ngoại ngữ :
Chất lượng đào tạo: 69,23%
Học phí: 52,3%
Giảng viên: 43%
Mức độ hài lòng của học viên về giảng viên của trung tâm ngoại ngữ Tôn Đức Thắng: 92%
Độ nhận biết của sinh viên về trung tâm: thấp
30% sinh viên không biết gì về trung tâm
45% chỉ nghe nói tới hoặc biết sơ sơ.
Nhận xét:
Dựa vào kết quả tổng quát của cuộc khảo sát và những thế mạnh hiện có, ta thấy trung tâm ngoại ngữ trường Tôn Đức Thắng có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của sinh viên hiện nay như về chất lượng giảng dạy, giảng viên, học phí… Như vậy vấn đề hiện nay của trung tâm là phải có chiến lược marketing phù hợp nhằm quảng bá thương hiệu, tăng độ nhận biết thương hiệu, thu hút nhiều học viên hơn, tăng doanh thu, lợi nhuận.
LẬP KẾ HOẠCH MARKETING:
Tình hình môi trường chung:
Hiện nay, để có mức lương cao, môi trường làm việc tốt, được làm việc làm vệc trong các công ty Liên doanh, đặc biệt là trong các nhóm ngành dịch vụ, thì điều không thể thiếu là ngoại ngữ “THÊM MỘT NGOẠI NGỮ - THÊM MỘT CƠ HỘI”. Biết và thông thạo ngoại ngữ không chỉ là một thế mạnh mà giờ đây nó đã trở thành điều kiện bắt buộc.
Tầm quan trọng của ngoại ngữ ngày càng được hữu hóa vào các lĩnh vực và vào các nguồn nhân sự như:
Hiện nay lượng ngành du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Cùng với sự không ngừng gia tăng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty Việt Nam, và sự xuất hiện của các công ty liên doanh nên thị trường lao động đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ về kỹ thuật và chuyên môn cao đặc biệt là có khả năng giao tiếp với các đối tác nước ngoài.
Đại đa số cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức đang có nhu cầu học tập và trao dồi các kỹ năng giao tiếp để vận dụng vào công việc của mình.
Hàng triệu thanh niên và người lao động trẻ cần được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thường xuyên về kỹ năng giao tiếp Quốc Tế để đi làm, để giao tiếp, để hỗ trợ vào các lĩnh vực của mình…
Hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam có nhu cầu tiếp cận, tìm hiểu, học hỏi, mở mang với nguồn tri thức thế giới và để hòa nhập và hiểu được các tri thức đó thì cần phải biết ngôn ngữ chung của thế giới: Anh ngữ.
Chính những lý do trên, cho thấy nhu cầu được học tập, đào tạo ngoại ngữ tại trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, và các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam nói chung là rất lớn. Các kiến thức về Anh ngữ từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể lấy được bằng TOEIC 450 trở lên dễ dàng hơn và xử lý các tình huống thường gặp khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc trong môi trường quốc tế.
Tình hình cạnh tranh
Hiện nay các trung tâm ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều, tính cạnh tranh ngày càng cao. Đối với thị trường mục tiêu là quận 7 và quận 4 thì các đối thủ cạnh tranh lớn của TFLC là trung tâm ngoại ngữ Cleverlearn, trung tâm ngoại ngữ ĐH Sư Phạm và các trung tâm ngoại ngữ khác trên địa bàn quận 7.
Điểm mạnh – điểm yếu các trung tâm ngoại ngữ cạnh tranh
Đối thủ
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cleverlern
Bằng cấp quốc tế
Giáo trình gốc, học viên được tiếp xúc kiến thức Anh văn trong các buổi học.
Giảng viên bản xứ
Đa dạng hóa loại hình đào tạo
Công cụ, phòng học hiện đại
Có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
Hoạt động marketing mạnh.
Danh tiếng và uy tín cao
Quy trình tuyền chọn giảng viên còn nhiều thiếu xót
Học phí cao
Chi phí đăng kí xếp lớp đầu vào cao (200.000đ)
ĐH Sư Phạm
Giáo trình gốc.
Có mặt sớm trên thị trường đào tạo ngoại ngữ
Uy tín danh tiếng trên thị trường cao
Học phí phù hợp.
Các khoá học đa dạng: TOEIC, TOEFL, IELTS… tiếng Trung, tiếng Nhật.
Có thể thay đổi giáo viên trong tuần học đầu tiên.
Cơ sở vật chất chưa được cải thiện.
Các cơ sở hiện tại phải thuê mướn.
Số lượng học viên/lớp đông.
Không kiểm soát được học viên
Dịch vụ tư vấn chăm sóc chưa đầu tư nhiều.
Các trung tâm ngoại ngữ khác trên địa bàn quận 7, 4.
Đa dạng các khóa học đào tạo
Hoạt động marketing mạnh
Dịch vụ tư vấn, chăm sóc học viên tốt.
Có giáo viên bản xứ
Học phí cao
Trình độ giảng viên nước ngoài không được đảm bảo
Chi phí thuê mặt bằng cao.
Mức độ hiệu quả của chiến lược marketing hiện tại:
Chiến lược marketing cụ thể cho chương trình chiêu sinh khóa mới của trung tâm trong năm 2010, đầu năm 2011 thông qua các hoạt động marketing như: chiêu sinh khóa mới, treo bangron, đặt banner quảng cáo tại các nhà xe, các sảnh khu B,C , nhờ phòng đào tạo thông báo đến các khoa…đã có phần tác động đến lượng học viên trong thời gian qua. Khóa học hiện tại trung tâm đang có 5 lớp , khoảng 200 học viên. Do khóa học này được chiêu sinh từ giữa học kì hai nên số lượng sinh viên tham gia còn ít.
Link liên kết trên trang chủ ĐH Tôn Đức Thắng và banner quảng cáo :
Banner khu B Banner khu C
Phân tích SWOT:
Bảng phân tích SWOT của trung tâm ngoại ngữ trường đại học Tôn Đức Thắng
SWOT
CƠ HỘI (O)
O1: Nhu cầu học tập ngoại ngữ hiện rất cao và phát triển lâu dài.
O2: Yêu cầu tốt nghiệp ngày càng cao của các trường đại học, cao đẳng.
O3: Mức sống người dân càng cao, đầu tư học tập càng tăng.
O4: Cơ hội làm việc lương cao tại các công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài.
ĐE DỌA (T)
T1: Bị các trung tâm ngoại ngữ lớn cạnh tranh.
ĐIỂM MẠNH (S)
S1: Phương pháp giảng dạy tốt, sử dụng giáo trình chuẩn quốc tế.
S2: Học phí rẻ hơn so với các trung tâm ngoại ngữ khác..
S3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
S4: Giảng viên có khả năng sư phạm, tận tâm với công việc, được tuyển chọn từ trường đại học sư phạm.
S5: Được Bộ giáo dục cho phép cấp chứng chỉ A, B, C Anh ngữ và Hoa ngữ.
CÁC CHIẾN LƯỢC
S–O
S1,S2,S3,S4,S5+O1,O2,O3,O4: Tăng thị phần, mở rộng dịch vụ đào tạo
=> Chiến lược thâm nhập thị trường.
CÁC CHIẾN LƯỢC
S–T
S1,S2,S3,S4,S5,S6+T1: Tận dụng lợi thế để cạnh tranh với đối thủ
=> Chiến lược phát triển thị trường.
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Chưa phát huy được công tác marketing.
W2: Hạch toán tài chính chủ yếu là cân đối thu – chi, ít ngân sách cho hoạt động Marketing.
W3 : Nhận biết về TFLC chưa nhiều.
W4: Không thuận đường đối với các giảng viên.
CÁC CHIẾN LƯỢC
W – O
W1,W2,W3+O1,O2,O3: Tăng hoạt động thu hút học viên.
=> Chiến lược kết hợp ngược về phía sau.
.
CÁC CHIẾN LƯỢC W–T
W1,W2,W3+T1:
Kết hợp và được sự hỗ trợ ở cấp cao hơn để giảm áp lực cạnh tranh.
=> Chiến lược kết hợp ngược về phía sau.
Phân tích các chiến lược:
Nhóm chiến lược S – O
Chiến lược thâm nhập thị trường: Tận dụng các thế mạnh như: Uy tín về trường đại học Tôn Đức Thắng, về giảng viên, về mức học phí, cơ sở vật chất, … trung tâm TFLC kết hợp với các cơ hội bên ngoài như nhu cầu về học tập ngoại ngữ cao, khả năng đầu tư chi phí học tập ngày càng tăng, ,.. Vì vậy, trung tâm sẽ tận dụng tối đa các thế mạnh hiện tại đã đầu tư để thâm nhập thị trường đào tạo ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm chiến lược S – T
Chiến lược phát triển thị trường: Với các điểm mạnh của trung tâm ngoại ngữ ĐH Tôn Đức Thắng (TFLC), tìm thị trường mới cho các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn sẽ làm tăng doanh thu cho trung tâm, đồng thời phát huy được lợi thế cạnh tranh khi đối đầu với đối thủ.
Chiến lược phát triển sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ bằng các chương trình đào tạo mở rộng cho nhiều đối tượng như chương trình đào tạo tiếng Nhật , Hàn, Pháp… sẽ thu hút được nhiều học viên ở mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính, thu nhập,.. Từ đó sẽ đáp ứng được sự thỏa mãn cho khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho trung tâm TFLC.
Nhóm chiến lược W – O
Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Để khai thác hiệu quả các cơ hội trên thị trường, đồng thời khắc phục các điểm yếu của trung tâm, cần phải có sự kết hợp ngược về phía sau, để có được các giải pháp tăng uy tín, thương hiệu cho TLFC. Phía sau của trung tâm TLFC là trường Đại học Tôn Đức Thắng, trung tâm cần kết hợp với trường trong các buổi quảng bá hình ảnh trường, tuyển sinh…nhằm tăng khả năng nhận biết và uy tín thương hiệu.
Nhóm chiến lược W - T
Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Do tính chất trực thuộc trường đại học Tôn Đức Thắng nên kết hợp ngược về phía sau sẽ tăng uy tín về chất lượng đào tạo của trung tâm thông qua các chương trình marketing chung.
.
CHIẾN LƯỢC MARKETING:
Mục tiêu marketing của trung tâm:
Hỗ trợ sinh viên trường Tôn Đức Thắng đạt trình độ Toiec 500 trở lên, đáp ứng yêu cầu ra trường.
Thu hút được học viên đến học các chương trình đào tạo ngoại ngữ và luyện thi.
Tăng nhận biết về trung tâm
Tăng uy tín về chất lượng đào tạo giảng dạy của trung tâm.
Tăng doanh thu và lợi nhuận cho trung tâm.
Mở được tối thiểu 1 lớp/tháng, với số lượng học viên trên 20 người/lớp.
Mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2012:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu: 50%
Lợi nhuận: 50 triệu VND
Tăng mức độ nhận biết thương hiệu “trung tâm ngoại ngữ đại học Tôn Đức Thắng” thêm 50%
Chiến lược marketing:
Phân khúc thị trường:
Theo địa lý:
Các tiêu thức
Các đoạn thị trường
Tỉ lệ
Khu vực
Tp. Hồ Chí Minh
Quận
Quận 1, 3
Quận 7, 4
Quận 8, 5
Quận Bình Thạnh
Khác
5%
53%
15%
16%
11%
Theo nhân khẩu học:
Các tiêu thức
Các đoạn thị trường
Tỉ lệ
Giáo dục
Phổ thông
Trung học
ĐH-CĐ-TC
Sau Đại học
100%
Theo hành vi:
Các tiêu thức
Các đoạn thị trường
Tỉ lệ
Lý do đăng ký
Lấy bằng để xin việc
Để giao tiếp
Du lịch
Du học
68,55%
25,81%
4,03%
1,61%
Mức độ sẵn sang
Chưa biết
Biết sơ sơ
Đang tìm hiểu
Đang học
Đã học
Khác
30%
45%
15%
7%
2%
1%
Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Dựa vào kết quả khảo sát và phân khúc thị trường ở trên, ta chọn:
Thị trường mục tiêu là ở quận 7, quận 4 thành phố Hồ Chí Minh.
Khách hàng mục tiêu: sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng
Chiến lược mục tiêu: chiến lược thâm nhập thị trường, tăng nhận biết thương hiệu.
Biểu đồ nhu cầu học thêm ngoại ngữ (trừ tiếng anh) của sinh viên.
Chiến lược cạnh tranh:
Trung Tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sử dụng chiến lược cạnh tranh nhờ vào sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ về các phương pháp giảng dạy, về uy tín thương hiệu của Trung tâm, tăng chất lượng đào tạo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhằm tăng lợi thế cạnh tranh với các trung tâm đào tạo cùng ngành.
Trung Tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại Học Tôn Đức Thắng sẽ mở các lớp đào tạo Toeic để thu hút học viên từ nguồn sinh viên của trường nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nghiệp với Toeic 500 của sinh viên.
Ngoài ra, Trung tâm còn mở thêm các lớp đào tạo Hoa văn giao tiếp cơ bản và nâng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu của sinh viên.
Chiến lược định vị:
Trung tâm ngoại ngữ trường đại học Tôn Đức Thắng được định vị dựa vào:
Là trung tâm ngoại ngữ của trường Đại Học Tôn Đức Thắng nên được trường hỗ trợ về nhiều mặt, và có lượng khách hàng mục tiêu lớn là các sinh viên trong trường.
Phương pháp giảng dạy tốt, giúp học viên nắm vững kiến thức căn bản, từ đó học viên sẽ có nền tảng vững chắc để tiếp tục cấp độ cao hơn.
Học phí rẻ hơn so với các trung tâm ngoại ngữ khác.
Đa số các giảng viên của trung tâm là giảng viên thỉnh giảng, được trung tâm chọn lựa ở các trường đại học nổi tiếng như đại học sư phạm, đại học ngoại thương, đại học Khoa học – xã hội và nhân văn…, có khả năng sư phạm tốt, kiến thức chuyên ngành cao, tận tình với công việc.
Lợi thế cạnh tranh: Chất lượng đào tạo của Trung tâm với các chương trình đào tạo đa dạng, mới mẻ sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của các học viên. Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết với CLB Anh Văn của trường để tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm giúp các học viên có thể tương tác và trao đổi học tập với nhau. Các thành tựu mà trường Đại Học Tôn Đức Thắng đạt được sẽ làm tăng vị thế cạnh tranh cho Trung Tâm Ngoại Ngữ Trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
Chiến lược Marketing Mix:
Chiến lược sản phẩm:
Sản phẩm cốt lõi:
Lợi ích cơ bản:
Học viên được nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.
Nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, cách phát âm.
Nâng cao khả năng giao tiếp, kỹ năng phản xạ tốt, giải quyết hiệu quả, nhanh chóng những tình huống thường ngày hay gặp trong công việc, trong giao tiếp hằng ngày.
Sản phẩm cụ thể:
Chương trình học bao gồm:
Chương trình đào tạo tiếng Anh:
Đào tạo các lớp Prepare for Toiec, Pre-Toiec, Toiec 250, Toiec 300, Toiec 350…
Với mục tiêu đào tạo từ căn bản đến chuyên sâu, nâng cao dần trình độ anh ngữ của học viên, trung tâm mở thêm các lớp căn bản luyện ngữ pháp, phát âm, luyên phản xạ...
Lớp luyện thi Toiec 500 dài hạn, cấp tốc.
Luyện thi và tổ chức thi chứng chỉ quốc gia A, B, C.
Ngoài ra trung tâm cũng thường xuyên mở lớp theo hợp đồng của các công ty, đơn vị, tổ chức khác.
Chương trình đào tạo tiếng Hoa:
Đào tạo các lớp Hoa văn giao tiếp.
Lớp luyện phản xạ nghe, nói.
Lớp rèn chữ Hán.
Luyện thi HSK cấp tốc, dài hạn.
Tổ chức thi chứng chỉ q