Đề tài Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại

Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ các nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Theo quan điểm kinh tế học , tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong thương mại, đầu tư quốc tế. Tỷ giá ảnh hưởng tới giá cả và tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, giao dịch tài chính quốc tế Hoặc tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác.

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI. 1.1 Tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ các nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Theo quan điểm kinh tế học, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong thương mại, đầu tư quốc tế. Tỷ giá ảnh hưởng tới giá cả và tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, giao dịch tài chính quốc tế… Hoặc tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. Bảng 1.1 Tỷ giá của một số ngoại tệ ngày 28/03/2010 Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Bán tiền mặt USD US DOLLAR 19,050.00 19,100.00 EUR EURO 25,122.90 25,198.50 JPY JAPANESE YEN 201.41 207.48 ( Theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank) 1.1.2 Những nhân tố tác động đến tỷ giá Về dài hạn có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá :Năng suất lao động, mức giá cả tương đối ở thị trường trong nước, thuế quan và hạn mức nhập khẩu, ưa thích hàng nội so với hàng ngoại. - Năng suất lao động(NSLĐ)trong nƣớc: đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. NSLĐ trong nước tăng lên tương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doanh có thể 2 hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập, dẫn đến sự gia tăng mức cầu của hàng nội địa so với hàng ngoại nhập, làm cho hàng nội địa vẫn bán tốt. Thực tế trên thị trường thế giới, TGHĐ của đồng tiền phụ thuộc rất khăng khít vào NSLĐ tương đối của nước đó. Một nền kinh tế phát triển có NSLĐ cao trong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồng tiền nước đó. - Mức giá tƣơng đối ở thị trƣờng trong nƣớc: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến TGHĐ. Theo thuyết mức giá cả tương đối, khi mức giá cả hàng nội địa tăng tương đối so với hàng ngoại nhập thì cầu của hàng nội địa sẽ giảm xuống và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá để cho hàng nội bán được tốt hơn và ngược lại nó sẽ làm đồng nội tệ có xu hướng tăng giá, bởi vì hàng nội địa vẫn bán tốt ngay cả với giá trị cao hơn của đồng nội tệ. - Thuế quan và hạn mức nhập khẩu: là những công cụ kinh tế mà Chính phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu. Chính công cụ này nhiều hay ít đã tác động và làm tăng giá cả của hàng ngoại nhập, làm giảm tương đối nhu cầu với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài. - Ƣa thích hàng nội so với hàng ngoại : Nếu sự ham thích của người nước ngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm đồng nội tệ tăng giá, bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao hơn của đồng nội tệ. Cầu đối với hàng xuất khẩu của một nước tăng lên làm cho đồng tiền nước đó giảm giá. 1.1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái 1.1.3.1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác động vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết hai vấn đề lớn: lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 3 1.1.3.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài chính-tiền tệ, là một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế mở cửa, động cơ của việc hoạch địch chính sách nói chung, chính sách tài chính - tiền tệ và chính sách tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Các cân đối bên trong và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tỷ giá hối đoái là một biến số có khả năng ảnh hưởng đến cả hai cân đối đó lẫn mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy, mục tiêu của chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ để đạt được cả hai mục tiêu này. 1.1.3.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một biến số quan trọng có liên quan đến rất nhiều biến số kinh tế khác nên mọi sự thay đổi của các biến số kinh tế ít nhiều đều có tác động đến những giao dịch dân cư, Chính phủ một nước với dân cư và nền kinh tế thế giới và như vậy sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái. Vì vậy, tất yếu sẽ có rất nhiều các công cụ và thách thức khác nhau để thực hiện cơ chế tác động của chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, ngoài các biện pháp có tính chất hành chính mà các nước thường sử dụng điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì có hai công cụ cơ bản và mang tính kinh tế thuần túy thường được các nước phát triển sử dụng để can thiệp vào điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Hai công cụ đó là lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. - Công cụ lãi suất tái chiết khấu: Cách thức dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư bằng việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổi đồng tiền mình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung - cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi theo (phân tích trong ngắn hạn). Cụ thể, khi lãi suất trong nước tăng, dòng vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế sẽ đổ vào trong nước, các 4 nhà đầu tư trong nước cũng chuyển vốn của mình sang đồng nội tệ. Ngược lại, khi muốn điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng, ta sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu. - Công cụ nghiệp vụ thị trƣờng mở ngoại tệ: Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ thực chất là hoạt động của NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Các Chính phủ thực hiện can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc điều chỉnh mức dự trữ ngoại tệ. Tùy theo mục tiêu muốn tăng hay giảm giá đồng nội tệ mà NHTW sẽ bán ra hay mua vào đồng ngoại tệ, thay đổi mức dự trữ ngoại tệ và thay đổi tỷ giá hối đoái. Có hai khả năng có thể xảy ra khi NHTW tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối. Đó là, khả năng can thiệp hữu hiệu và khả năng can thiệp vô hiệu. Một sự can thiệp hữu hiệu của Chính phủ vào thị trường ngoại hối diễn ra khi NHTW tiến hành mua, bán đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối, nhờ đó làm thay đổi cơ số tiền, làm thay đổi mức cung tiền, lãi suất và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Sự can thiệp vô hiệu sẽ diễn ra khi hành động mua bán này của NHTW được phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường tiền tệ tương ứng. Việc mua bán đồng nội - ngoại tệ diễn ra đồng thời với việc mua bán chứng khoán. Kết quả của sự phối hợp các nghiệp vụ này chỉ dẫn đến sự thay đổi trong mức dự trữ quốc tế của một nước, chứ không làm thay đổi mức cung tiền và do đó không dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái và giá trị của các đồng tiền. Ngoài hai công cụ cơ bản và thuần túy mang tính chất kinh tế trên, các quốc gia còn sử dụng một loạt các công cụ khác mang tính hành chính như : quy định quản lý ngoại hối, điều chỉnh các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường, những điều chỉnh trong chính sách tài chính (thuế khóa, chi tiêu...) để điểu chỉnh tỷ giá hối đoái . 1.1.4. Cán cân thƣơng mại. 1.1.4.1 Khái niệm cán cân thƣơng mại 5 Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. 1.1.4.2 Những nhân tố tác động đến cán cân thƣơng mại - Ảnh hƣởng của thu nhập quốc dân (GDP): Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. - Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. - Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. - Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị 6 trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. 1.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình trên thế giới về mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá và cán cân thƣơng mại. 1.2.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại, kinh nghiệm của các quốc gia Châu Á. Công trình nghiên cứu của các tác giả Khim _Sen Liewa, Kian_Ping Limb và Huzaimi Hussainc xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại, thông qua việc nghiên cứu tình hình thay đổi tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Các quốc gia Asean (Thái Lan, Malaysia, Indonesia ,Singapore, Philippin) với Nhật Bản - một quốc gia có mối quan hệ giao thương chính. Thế nhưng kết quả thu được không mấy rõ ràng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Bởi lẽ theo lý thuyết, khi đồng nội tệ giảm giá thì thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện cán cân thương mại, tuy nhiên trong một số mốc thời gian thì lý thuyết này không đúng và không đưa ra một sự giải thích rõ ràng cho kết quả thu được. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết là có nhân tố khác tác động nhiều hơn đến cán cân thương mại thay vì sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu này đề cập đến yếu tố cung tiền thực (real money). Những vấn đề về cung tiền thực và hiệu ứng cung tiền thực được trình bày trong phần phụ lục. Nghiên cứu cho thấy rằng cán cân thương mại nhạy cảm với cung tiền thực hơn là nhạy cảm với tỷ giá hối đoái. Thông qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra tỷ giá hối đoái của quốc gia sẽ cải thiện nếu cung tiền thực của chúng nhỏ hơn cung tiền thực của Nhật . Về mặt logic kinh tế của giả thuyết thì bất cứ khi nào cung tiền thực của quốc gia nội địa nhỏ hơn cung tiền thực của Nhật , thì sức mua của 7 đồng nội tệ sẽ tăng lên tương đối so với đồng Yên Nhật. Chính vì vậy , hàng hóa trong nước và dịch vụ được xem là rẻ hơn trong mắt người Nhật, vì thế có sự tăng lên trong xu hướng là Nhật sẽ nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn từ quốc gia nội địa. Mặt khác, người dân trong nước sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ từ Nhật Bản, vì họ thấy rằng hàng hóa từ Nhật đắt hơn. Từ đó cho thấy cán cân thương mại của quốc gia nội địa sẽ giảm sút nếu cung tiền thực của nó lớn hơn của Nhật. Phân tích thực nghiệm dữ liệu thống kê của nghiên cứu này đề xuất rằng cung tiền thực có thể giải thích được sự thay đổi của cán cân thương mại giữa các quốc gia Asean (Malaysia, Singapore, Thái lan và Philippines) với Nhật Bản trong suốt thời kỳ quan sát. Vì vậy, khi đối mặt với cán cân thương mại thâm hụt, Chính phủ của các quốc gia Asean nên dùng chính sách đo lường trọng tâm biến số cung tiền thực. Và một điều quan trọng nữa là tỷ giá hối đoái không chỉ là chính sách duy nhất đề điều hành chính sách cán cân thương mại của các quốc gia ASEAN. 1.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại: đƣờng cong chữ J Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại được thực hiện bởi các tác giả thuộc đại học Olugbenga Onafowora Susquehann . Đây là nghiên cứu trong ngắn hạn và dài hạn của hiệu ứng tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của 3 quốc gia ASEAN trong thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản với mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số(VECM). Mặc dù có sự biến đổi trong kết quả nhưng xét tổng thể thì nghiên cứu này vẫn tiến tới đề nghị là neo đồng nội tệ trong dài hạn mặc dù bị ảnh hưởng bởi tác động của hiệu ứng đường cong chữ J trong ngắn hạn…. Trong nghiên cứu thực nghiệm này, cả hai phương tiện quan sát là hồi quy và kinh tế lượng đều được áp dụng cho riêng mỗi quốc gia trong quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của cán cân thương mại và sự phát triển của quốc gia. Nghiên cứu còn chỉ ra một sự khác biệt lớn về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tác động 8 giảm giá tiền tệ trong việc cải thiện cán cân thương mại của quốc gia. Bởi vậy, tác động tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại phải cân nhắc kỹ cho câu hỏi từ 2 hướng là phân tích và kinh nghiệm dự báo tương lai. Những kết quả nghiên cứu gần đây là một sự tiến bộ, một phát hiện mới mẻ trong chuỗi các nghiên cứu về kinh tế lượng. Nghiên cứu này xem xét, kiểm định tác động trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá hoái đoái thực lên cán cân thương mại của 3 quốc gia ASean : Thái Lan, Malaysia, và Indonesia với Mỹ và Nhật Bản để xác định có hay không sự biến đổi trong ngắn hạn của cán cân thương mại. Và dựa vào mô hình nghiên cứu véc tơ hiệu chỉnh sai số kiểm định tính ổn định của các biến số để khẳng định lại một lần nữa rằng trong dài hạn thì sẽ có mối quan hệ bền vững và ổn định giữa cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu tìm thấy trong thương mại song phương giữa Indonesia, Malaysia với Mỹ, Nhật Bản và giữa Thái Lan với Mỹ có hiệu ứng đường cong chữ J trong ngắn hạn. Với sự giảm giá của tỷ giá hối đoái ban đầu dẫn đến sự trì trệ trong cán cân thương mại ở 4 quý trong ngắn hạn, nhưng lại được cải thiện đáng kể trong dài hạn. Thái Lan đối diện với biến động trong cán cân thương mại song phương với Nhật : một sự giảm giá đột ngột trong tỷ giá hối đoái ban đầu giúp cán cân thương mại được cải thiện rồi thâm hụt và sau đó lại được cải thiện. Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu là neo giữ đồng nội tệ trong dài hạn với mức độ biến đổi của hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Những tìm kiếm này có nhiều ứng dụng cho cán cân của những quốc gia khu vực Đông Á với Nhật và Mỹ. Điều căn bản đó là tiếp tục giảm giá tiền tệ của các quốc gia Đông Á so với đồng USD và Yên Nhật để có thể dẫn đến một sự cải thiện trong cán cân thương mại của họ với Nhật và Mỹ. Dù thế nào đi nữa thì sự cải thiện này cũng sẽ xảy ra chỉ trong 3 hoặc 4 thời kỳ sau khi có sự giảm giá thực sự. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá để cải thiện cán cân thƣơng mại. 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 9 Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thực hiện có tính nhất quán gắn trực tiếp với lợi thế thương mại về hàng hóa rẻ và khối lượng lớn của Trung Quốc. Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng đô la Mỹ để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Ngày 1.1.1994, đồng Nhân dân tệ chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá 50% (8,7/5,8). Kết hợp với tỷ lệ đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp 0,14% thời kỳ 1990 - 1993, tỷ lệ phá giá thực tế là 50,14%. Có thể thấy rõ đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá giá đồng Nhân dân tệ trong chính sách tỷ giá của Chính phủ Trung Quốc. Kết quả của một loạt những điều chỉnh kết hợp thả lỏng và xiết chặt từng bộ phận trong chính sách tỷ giá và tiền tệ vào thời điểm này đã có tác động tích cực nhanh chóng khôi phục lại đà tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và nền kinh tế Trung Quốc (xem bảng 2). Bảng1. 2 : Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994 - 1997. Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu (tỷ USD) 236.73 280.90 289.90 325.05 Tốc độ tăng trưởng của XN khẩu (% năm) 20.97 18.65 6.41 12.12 Cán cân tài khoản vốn (Triệu USD) 32,645 38,647 39,966 22,978 Lạm phát (% năm) 24.24 16.90 8.32 2.80 Tỷ giá hối đoái (trung bình NDT/USD) 8.6187 8.3514 8.3142 8.2898 Tốc độ tăng trưởng (% năm) 12.70 10.50 9.50 8.80 (Nguồn: Ngân hàng Phát triển đầu tư Châu Á – ADB) 10 Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng Nhân dân tệ và tỷ giá giữa đồng đô la và Nhân dân tệ vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 CNY sau đó Ngân hàng trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương. Các phản ứng của Trung Quốc về tỷ giá hối đoái khá linh hoạt và gắn với từng mối quan hệ thương mại cụ thể với từng thời điểm cụ thể. Trong điều kiện đồng đô la lên giá, Trung Quốc đã tìm cách để định giá đồng nhân dân tệ thấp. Với cách thức này, Trung Quốc đã gần như khai thác triệt để lợi thế thương mại không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các đối tác thương mại khác. Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm đạt 9,5% (năm 2006 đạt 11,5%). Tính theo USD, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 1.325 tỷ USD năm 2001 lên 2.235 tỷ USD năm 2005. Trước đây, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới; sau 5 năm, Trung Quốc đã đứng thứ 3. Chất lượng hàng hóa của Trung Quốc được cải thiện nhiều để đạt tiêu chuẩn quốc tế và ngành dịch vụ mở rộng với quy mô chưa từng có. Mức tăng trưởng thương mại của Trung Quốc cũng nhanh nhất thế giới và hiện nay Trung Quốc là nước có giá trị thương mại lớn thứ 3 sau EU và Mỹ. Kim ngạch thương mại chiếm 40% GDP năm 2001 đã lên đến 80% GDP năm 2005. Và có thể thấy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá là cao, cùng với sự thặng dư trong cán cân thương mại, và nguồn dự trữ ngoại tệ khá lớn. Bảng 1.3: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 2005-2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (% năm) 28.1 28.3 26.7 24.8 Tốc độ tăng trưởng của XN khẩu (% năm) 34.1 36.5 36.1 33.2 Tỷ giá hối đoái (NDT/USD) 8.1943 7.9734 7.6075 6.9
Tài liệu liên quan