Nạn đói trên thế giới đã lại là một đề tài thời sự. „Nạn đói quay lại“ hoặc „Các cuộc nổi loạn vì đói ở thế giới thứ ba“ là những tít lớn trên báo. Giá lúa mì tăng gấp ba lần so với năm 2006. Giá thị trường thế giới của các mặt hàng khác như gạo, hoa màu, dầu thực vật, mỡ, sản phẩm sữa và lương thực nói chung đều tăng mạnh, khiến người nghèo khắp thế giới ngày càng mua được ít hàng hơn. Ngay cả các tổ chức hỗ trợ quốc tế lớn cũng bị lao đao vì giá cả leo thang, bắt buộc phải hạn chế chương trình cung cấp cho người nghèo. Mặc dù các nhà sản xuất nông sản – cả ở các nước đang phát triển – có lợi nhờ làm được giá cao hơn cho sản phẩm của mình, tuy vậy, ai không có ruộng và không kiếm sống trong nghề nông thì đều phải dành một phần ngày càng lớn trong thu nhập của mình để mua lương thực.
Điều đó liên quan gì đến WTO và các cuộc đàm phán đa phương trong phạm vi WTO? Liên quan rất nhiều! Nhưng đó là một câu chuyện dài. Một số nguyên nhân thời sự của việc tăng giá trên thị trường nông sản quốc tế phụ thuộc vào các đàm phán trong WTO:
• Mức tăng trưởng kinh tế mãnh liệt, sự phồn vinh gia tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số các nước ngưỡng cửa đang tiến lên sinh ra thêm nhu cầu về lương thực chất lượng cao hơn; lượng tiêu thụ thịt tăng lên kéo theo lượng hoa màu tiêu thụ lớn hơn là lượng tiêu thụ hoa màu ở dạng bánh mì,
• Trong mấy năm qua, thời tiết xấu gây ra mùa màng thất thu ở nhiều khu vực trên thế giới, kho dự trữ lương thực trống trơn, xảy ra hiện tượng đầu cơ làm tăng giá quá mức,
• Ngày càng nhiều lúa gạo, đường, dầu thực vật được sử dụng để chế tạo dầu diesel sinh học, do đó lấy mất diện tích canh tác sản xuất lương thực. Giá cả tăng theo theo giá chung của nhiên liệu làm từ dầu thô,
• Năng suất lao động của các nhà sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển trong những năng qua đã ngừng tăng. Người ta đầu tư quá ít ỏi vào nghiên cứu nông nghiệp, tư vấn cho nông dân, phát triển hạ tầng cơ sở và mở mang cung cấp tín dụng ở nông thôn; giá lương thực được nhiều chính phủ giữ ở mức thấp khiên cưỡng ngõ hầu xoa dịu làn sóng phản đối của người tiêu dùng đã không còn là khuyến khích đối với nông dân để họ đầu tư vào máy móc và kỹ nghệ làm tăng năng suất lao động.
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chương trình nông nghiệp WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP WTO
NHỮNG THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI CHO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Tính thời sự của chủ đề: thiếu lương thực toàn cầu
Nạn đói trên thế giới đã lại là một đề tài thời sự. „Nạn đói quay lại“ hoặc „Các cuộc nổi loạn vì đói ở thế giới thứ ba“ là những tít lớn trên báo. Giá lúa mì tăng gấp ba lần so với năm 2006. Giá thị trường thế giới của các mặt hàng khác như gạo, hoa màu, dầu thực vật, mỡ, sản phẩm sữa và lương thực nói chung đều tăng mạnh, khiến người nghèo khắp thế giới ngày càng mua được ít hàng hơn. Ngay cả các tổ chức hỗ trợ quốc tế lớn cũng bị lao đao vì giá cả leo thang, bắt buộc phải hạn chế chương trình cung cấp cho người nghèo. Mặc dù các nhà sản xuất nông sản – cả ở các nước đang phát triển – có lợi nhờ làm được giá cao hơn cho sản phẩm của mình, tuy vậy, ai không có ruộng và không kiếm sống trong nghề nông thì đều phải dành một phần ngày càng lớn trong thu nhập của mình để mua lương thực.
Điều đó liên quan gì đến WTO và các cuộc đàm phán đa phương trong phạm vi WTO? Liên quan rất nhiều! Nhưng đó là một câu chuyện dài. Một số nguyên nhân thời sự của việc tăng giá trên thị trường nông sản quốc tế phụ thuộc vào các đàm phán trong WTO:
Mức tăng trưởng kinh tế mãnh liệt, sự phồn vinh gia tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số các nước ngưỡng cửa đang tiến lên sinh ra thêm nhu cầu về lương thực chất lượng cao hơn; lượng tiêu thụ thịt tăng lên kéo theo lượng hoa màu tiêu thụ lớn hơn là lượng tiêu thụ hoa màu ở dạng bánh mì,
Trong mấy năm qua, thời tiết xấu gây ra mùa màng thất thu ở nhiều khu vực trên thế giới, kho dự trữ lương thực trống trơn, xảy ra hiện tượng đầu cơ làm tăng giá quá mức,
Ngày càng nhiều lúa gạo, đường, dầu thực vật được sử dụng để chế tạo dầu diesel sinh học, do đó lấy mất diện tích canh tác sản xuất lương thực. Giá cả tăng theo theo giá chung của nhiên liệu làm từ dầu thô,
Năng suất lao động của các nhà sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển trong những năng qua đã ngừng tăng. Người ta đầu tư quá ít ỏi vào nghiên cứu nông nghiệp, tư vấn cho nông dân, phát triển hạ tầng cơ sở và mở mang cung cấp tín dụng ở nông thôn; giá lương thực được nhiều chính phủ giữ ở mức thấp khiên cưỡng ngõ hầu xoa dịu làn sóng phản đối của người tiêu dùng đã không còn là khuyến khích đối với nông dân để họ đầu tư vào máy móc và kỹ nghệ làm tăng năng suất lao động.
Nguyên nhân mang tính cơ cấu: các nước công nghiệp bảo trợ nông nghiệp
Các cuộc đàm phán về nông nghiệp trong WTO có thể đóng góp vào việc giải quyết thiếu lương thực toàn cầu, khi đề cập đến một trong những nguyên nhân mang tính cơ cấu. Mục đích các cuộc đàm phán đó là thuyên giảm sự hỗ trợ nông nghiệp ở các nước công nghiệp (và bên cạnh đó cả ở các nước đang phát triển ở trình độ cao) vì động thái đó cản trở sự phát triển các tiềm năng nông nghiệp của các nước đang phát triển. Sự hạn chế tiếp cận thị trường thông qua thuế quan cao và hạn chế số lượng đã cản trở các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế tự nhiên và tương đối của mình. Thậm chí trên thị trường nội địa việc tiếp thị nông sản trong nước bị đảo lộn bởi hàng nhập khẩu giá rẻ và công tác hỗ trợ lương thực đến từ các nước công nghiệp.
Cho đến cách đây mấy năm, sản lượng dư thừa ở các nước công nghiệp được nhà nước trợ giá và khuyến khích đã gây ra áp lực lớn đối với giá thị trường nông sản (thông qua trợ giá xuất khẩu, người ta đã giữ giá của sản lượng dư thừa ở mức rẻ khiên cưỡng và làm phá giá trên thị trường thế giới). Nhiều chính phủ các nước đang phát triển thích hưởng giá rẻ của lương thực nhập khẩu để cung cấp cho người tiêu dùng thành thị và xoa dịu dư luận. Ngược lại thì nông nghiệp bị lờ đi một cách đáng trách. Đánh giá theo cách đó thì việc các nước công nghiệp bảo trợ nông nghiệp là một nguyên nhân mang tính cơ cấu, góp phần giảm thiểu tính năng động của nông nghiệp – nhất là ở các nước kém phát triển – và gây ra tình trạng thiếu hụt hiện tại. Ở đây có thể định vị một trong những xung đột trung tâm giữa Bắc và Nam, giữa các nước giàu và nghèo. Thậm chí các nước hỗ trợ phát triển cũng không làm gì chống lại sự thờ ơ này. Chỉ từ vài năm trở lại đây, các chuyên gia mới chỉ ra các rủi ro liên quan tới tình trạng ấy đối với việc cung cấp lương thực. Báo cáo phát triển thế giới vừa qua của Ngân hàng thế giới lần đầu tiên từ hai mươi năm nay dành cho sản xuất nông nghiệp vị trí chính.
Nhưng tại sao các nước công nghiệp tiến hành chính sách bảo trợ nông nghiệp như vậy, nếu nó đem lại thiệt hại lớn cho các nước đang phát triển? Ở đa số các quốc gia OECD, người nông dân và các ngành công nghiệp hữu quan (người sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu) là một phe cánh hành lang mạnh, khả dĩ đòi được bảo vệ quyền lợi riêng, chống lại quyền lợi của người tiêu dùng muốn có thực phẩm giá rẻ. Phe cánh hành lang này đòi chính phủ thông qua các biện pháp can thiệp vào thị trường để tác động ngược lại với xu thế „tự nhiên“ hướng tới giảm giá tương đối của nông sản đối với giá sản phẩm công nghiệp và giảm tương đối thu nhập trong nông nghiệp đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở châu Âu còn có thêm một động cơ nữa: từng trải nghiệm nạn đói tràn lan sau Thế chiến II, người ta cố gắng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách tăng cường nền sản xuất trong nước.
Chính sách chung về nông nghiệp (GAP) của khối EU (cho đến trước loạt cải cách của thập kỷ 90) là một hệ thống rất phức hợp nhằm chống lại xu hướng giảm giá nông sản vốn liên quan đến sự biến chuyển cơ cấu „tự nhiên“. Người ta đã đề ra giá cố định được bảo đảm cho 21 sản phẩm, và giá này được nhà nước bảo vệ bằng cách bao tiêu, chống lại giá thị trường đi xuống. Lượng hàng được nhà nước thu mua một là đưa vào kho, hai là đem tiêu hủy, hoặc đem xuất khẩu với giá thị trường thế giới ở mức thấp hơn, sau khi đã được hỗ trợ giá xuất khẩu. Nhờ giá cố định được bảo đảm đó, người nông dân hầu như không phải chịu rủi ro nào, họ có thể đầu tư để tăng năng suất sản xuất, kết quả là lượng sản phẩm luôn cao hơn nhu cầu trong nước, lượng thực phẩm đóng kho ngày càng nhiều (núi bơ, sông sữa), và phí tổn của can thiệp thị trường, lưu kho và trợ giá xuất khẩu tăng kinh khủng. Mức giá trong khối EU quá cao so với mức giá trên thị trường thế giới, nay phải được bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu rẻ thông qua việc đóng cửa nhập khẩu quyết liệt. Để làm việc đó, người ta đề ra thuế quan linh động luôn ở mức cao bằng sự chênh lệch giữa giá thị trường quốc tế và giá thị trường nội địa EU. Một phần, EU vẫn thông qua tài trợ xuất khẩu hàng thừa tiếp tục góp phần làm sự chênh lệch ấy lớn lên, vì qua đó giá thị trường thế giới giảm đi. Kết quả là mọi khuyến khích cho sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển để đạt tới thị trường thế giới đều tiêu tan.
Mặc dù các nhà kinh tế luôn chứng minh rằng chi phí của GAP gia tăng và đưa ra phê phán (người tiêu dùng bị đánh thuế hai lần: 1. vì tiền ngân sách bị đem ra hỗ trợ giá thu mua, phí tổn lưu kho và trợ giá xuất khẩu, và 2. giá lương thực bị nâng lên) và tác động của giá cố định vô cùng bất công (các cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn nhất kiếm được nhiều nhất, trong khi các hộ nông dân nhỏ không thể ganh đua trong đầu tư nâng cao sức sản xuất, do đó bị đào thải khỏi thị trường mặc dù đã có GAP), hầu như không có hy vọng gì vào một cuộc cải cách toàn diện, nếu như trong khuôn khổ đàm phán GATT không có áp lực gia tăng từ bên ngoài – cụ thể là từ Mỹ và một số các nước đang phát triển có sức xuất khẩu mạnh.
Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay
Tại vòng đàm phán Uruguay từ 1986 đến 1994 – vòng đàm phán đa phuơng cuối cùng trong GATT trước khi thành lập WTO – lần đầu tiên người ta đàm phán về nông nghiệp. Cho đến thời điểm đó các nước công nghiệp quan trọng nhất vẫn bảo vệ chính sách can thiệp vào nông nghiệp của mình, chống lại các nguyên tắc của GATT. Mục tiêu cao nhất của đàm phán nông nghiệp ở vòng đàm phán Uruguay là thực thi các nguyên tắc kinh tế thị trường trong chính sách nông nghiệp, qua đó giảm thiểu sự méo mó về cạnh tranh trong thương mại mại nông sản thế giới. Mặc dù vậy hiệp định nông nghiệp WTO vẫn cho phép nhà nước hỗ trợ nông nghiệp, tuy ưu tiên các chính sách ít làm lệch lạc thương mại quốc tế. Trong hiệp định này có ấn định quy định mới cho „ba cột chống“:
Tiếp cận thị trường: Chỉ áp dụng duy nhất thuế quan (tariffs only), tất cả các rào cản thương mại không định lượng cho đến lúc đó được quy đổi thành thuế quan (tariffication), qua đó mức thuế quan của các nước công nghiệp đối với sản phẩm nhạy cảm gia tăng rõ rệt, người ta đề ra các biện pháp dự phòng khi gia tăng nhập khẩu mạnh (special safeguards), các nước đang phát triển được phép nêu tên sản phẩm nhạy cảm mà họ muốn giữ chế độ hạn chế nhập khẩu nghiêm ngặt vì lý do an ninh lương thực (special products).
Hỗ trợ nội bộ: Phân tách trợ giá theo tác động sản xuất và sự lệch lạc thị trường tiềm năng xuất phát từ đó. Phải giảm trợ giá tác động trực tiếp đến sản xuất (“amber box” = đèn vàng (tín hiệu giao thông) = phanh lại): các nước công nghiệp giảm 20 % trong 6 năm đầu kể từ 1995, các nước đang phát triển giảm 13 % trong 10 năm (LDC – các nước đang phát triển ở mứuc kém nhất – không phải giảm); được phép hỗ trợ không tác động đến lượng sản phẩm (“green box” = đèn xanh): đó là nghiên cứu, hạ tầng cơ sở, chính sách thú ý, kể cả trả tiền trực tiếp cho nông dân để thay đổi cơ cấu xí nghiệp hay tiến hành biện pháp môi trường, nếu các biện pháp đó không tác động đến sản xuất (tuy có làm giảm chi phí và nhờ vậy vẫn có tác dụng làm lệch lạc cạnh tranh), cũng được phép trả tiền cho nông dân để thu hẹp sản xuất (“blue box”), các khoản này tuy có liên quan đến sản xuất, nhưng việc thu hẹp sản xuất góp phần giảm thiểu hàng thừa gây lệch lạc cạnh tranh.
Trợ giá xuất khẩu sẽ được bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2013, cho đến thời điểm đó việc trợ giá xuất khẩu phải trình báo tại WTO, và lượng hàng được trợ giá phải được giảm từng bước.
Vòng đàm phán Uruguay tuy nhiên chỉ là một bước khởi đầu nhằm giảm thiểu bảo trợ nông nghiệp và can thiệp thị trường nhờ trợ giá nội bộ và trợ giá xuất khẩu. Với Hiệp định nông nghiệp của vòng Uruguay, bộ quy chế GATT cho khu vực nông nghiệp được cụ thể hóa, cũng như phân cấp được các loại trợ giá tùy theo mức độ tác động làm lệch lạc thương mại. Tuy có nghĩa vụ từng bước mở cửa thị trường và giảm thiểu trợ giá làm lệch lạc thương mại, mức bảo trợ vẫn còn khá cao, vì các nước công nghiệp thoạt tiên phải quy đổi rất nhiều rào cản thương mại không định lượng đang có giá trị thành thuế quan với hiệu quả tương đương. Qua đó, mức thuế dành cho nông sản ở thời điểm chấm dứt vòng Uruguay cao hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu. Các loại trợ giá nội bộ có hậu quả làm méo mó thị trường được bãi bỏ chậm hơn nhiều so với lời hứa – vì phải dịch chuyển các trợ giá có tác động đến sản xuất từ vị trí amber box sang green box hay blue box (gọi là quá trình box shifting) – qua đó các nước công nghiệp đã trốn được trách nhiệm giảm thiểu trợ giá làm méo mó thị trường như hiệp định nông nghiệp đòi hỏi. Cả việc giảm thiểu trợ giá xuất khẩu cũng bị trì hoãn, phải đến vòng đàm phán WTO mới (2013) mới được hứa thực thi. Chính sách nông nghiệp hiện tại vẫn đè nặng lên người đóng thuế và người tiêu dùng tại các nước OECD: tổng cộng mỗi năm khoảng 280 tỉ USD (vì trợ giá và giá nội địa cao, gây ra bởi rào cản nhập khẩu). Và cho đến nay vẫn còn mặt trái của cạnh tranh lệch lạc đối với các nước đang phát triển chú trọng xuất khẩu.
Vòng WTO mới: vòng phát triển
Theo quan điểm của các nước đang phát triển, kết quả vòng Uruguay là một cuộc „đổi chác“ kém ngon lành, vì họ buộc phải chấp nhận một loạt hiệp định mới, liên quan đến phí tổn (ví dụ như hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ) hay nghĩa vụ mới về mở cửa thị trường (ví dụ như hiệp định GATS về dịch vụ), trong khi các nước công nghiệp chỉ phải thực thi nghĩa vụ mở cửa thị trường của mình cho sản phẩm nông nghiệp và dệt may một cách rất dè dặt. Mặc dù vậy, người ta vẫn mong đợi các nước đang phát triển hãy thực thi nghĩa vụ của mình trong hiệp định nông nghiệp WTO về hạ mức thuế quan. Một thời gian dài, các nước đang phát triển chống lại bước gia nhập vòng đàm phán đa phương mới, và họ được xã hội dân sự quốc tế ủng hộ. Mãi đến tháng 12/2001, khi các nước công nghiệp ở Doha (Qatar) đồng ý chú trọng đặc biệt đến lợi ích của các nước đang phát triển trong vòng đàm phán mới này cũng như chấp nhận chỉnh sửa một số điểm của hiệp định Uruguay theo đề nghị của các nước đang phát triển (ví dụ như hiệp định TRIPS), lúc đó các nước đang phát triển mới chấp thuận khai mạc vòng đàm phán WTO. Để quảng bá tinh thần sẵn sàng này đề cập đến lợi ích của các nước đang phát triển, vòng đàm phán này được bổ sung danh hiệu „Vòng phát triển“ hay „Chương trình phát triển Doha“ (Doha Development Agenda).
Các vòng đàm phán nông nghiệp trong khuôn khổ Vòng Doha theo đuổi mục tiêu cụ thể hóa sâu hơn nghĩa vụ tự do hóa của các nước công nghiệp cũng như thỏa thuận về thời hạn chắc chắn để thực thi (tuyệt đối bãi bỏ mọi trợ giá xuất khẩu vào năm 2013), đồng thời chú trọng hơn nữa quyền lợi của các nước đang phát triển. Để bảo đảm an ninh lương thực và khuyến khích phát triển nông thôn, các nước đang phát triển được phép tiến hành các biện pháp bảo vệ đặc biệt tương tự như những biện pháp mà các nước công nghiệp vẫn ứng dụng để hỗ trợ nền nông nghiệp của mình cho đến nay („Tính đa công năng của nông nghiệp“). Tuy nhiên, các bước tiến bộ đã đạt được cho đến 2004 trong việc ấn định phương thức tự do hóa thương mại tương lai còn đang lửng lơ, vì các cuộc đàm phán của Vòng Doha 2006 bị Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cắt đứt, với lý do là một số lĩnh vực không đạt được tiến bộ đàm phán đáng kể. Một lý do là những mong đợi của các nhóm quốc gia còn khác biệt: trong khi các nước công nghiệp đòi hỏi các nước ngưỡng cửa mở rộng thêm cửa vào thị trường cho sản phẩm công nghiệp và dịch vụ - để đền đáp lại quá trình tự do hóa trong khu vực nông nghiệp, thì các nước đang phát triển cho rằng sự nhượng bộ của mình ở Vòng Uruguay đã là quá đủ để đền đáp lại việc các nước công nghiệp mở thị trường cho nông sản từu các nước đang phát triển, không việc gì phải đền đáp thêm nữa.
Ngoài ra, các lợi ích trong quan hệ với thương mại nông sản giữa các nhóm quốc gia đang phát triển cũng khác biệt đến mức họ không thể có một lập trường chung cho tất cả các nước đang phát triển khi đàm phán. Các nước có khả năngc ạnh tranh trong xuất khẩu như Brazil và Argentina cổ súy việc tự do hóa tổng thể cho thương mại, các quốc gia có nhu cầu bảo vệ nông nghiệp như Ấn Độ tuy cũng đồng ý mưor cửa thị trường cho các nước công nghiệp nhưng vẫn ngập ngừngkhi tự mình cũng phải mở cửa thị trường trong khu vực nông nghiệp, và cuối cùng là một số nước ở châu Phi cận Sahara vốn phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, họ lo ngại sẽ mất đi nguồn lương thựuc nhập khẩu giá rẻ (vì được trợ giá) đến từ các nước công nghiệp, do đó không thiết tha gì đến một khu vực nông nghiệp được tự do hóa ở phạm vi toàn cầu. Cộng vào sự bất thống nhất trong quyền lợi của các nước đang phát triển là hàng loạt hiệp định tự do thương mại song phương và ở tầm khu vực, vốn là sợi dây kết nối vẫn được nhiều nước đang phát triển nhận định là vững chắc hơn một vòng đàm phán đa phương thành công trong WTO (và do đó họ cũng có vị trí đàm phán nhiệt tình hơn)
Nông nghiệp trong thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam
Đối với Việt Nam là thành viên WTO, một mặt hiệp định nông nghiệp WTO với những quy định đặc biệt về mọi hình thái trợ giá và các hiệp định WTO khác quan trọng cho khu vực nông nghiệp (nhất là hiệp định về vệ sinh và thuốc độc hại – SPS) có ý nghĩa lớn, mặt khác những khoản nhân nhượng mà Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập đã dành cho các thành viên WTO khác tham gia đàm phán cũng cần được chú trọng.
Thỏa thuận gia nhập của Việt Nam được đem ra đàm phán năm 1995 và kết thúc năm 2006 đề ra những bước hòa hợp sau đây cho khu vực nông nghiệp:
Chính sách nhập khẩu
Từng bước hạ mức thuế quan cho nông sản, 20% trong vòng 3-5 năm (từ 24,5% xuống 20%)
Giảm các khoản thuế quan đặc biệt cao áp dụng cho thịt, sữa, rau quả đã qua chế biến, lương thực đã qua chế biến, hoa quả ôn đới (táo, lê, Grapefruit, Kiwi)
Cố định đa số các khoản thuế quan cho nông sản và hàng nông nghiệp trong khoảng 0% đến 35%. Vẫn giữ lại thuế quan cao đối với một số ít các sản phẩm như đồ uống có cồn, cà phê tan.
Việt Nam được phép giữ quyền ấn định thuế quan đặc biệt, nghĩa là thuế quan áp dụng cho số lượng (mỗi tấn) chứ không cho giá trị của hàng nhập khẩu (“ad valorem”)
Một số sản phẩm được bảo vệ bởi hạn ngạch thuế quan (tariff quotas), nghĩa là một số lượng hàng hạn chế phải chịu thuế quan thấp, tất cả hàng nhập khẩu quá hạn ngạch thuế quan nhất định bị đánh thuế cao (trứng, thuốc lá, đường và muối). Hạn ngạch thuế quan phải được giảm từng bước cho đến khi bãi bỏ hẳn.
Các hạn chế nhập khẩu định lượng (Hạn ngạch, Cấm nhập khẩu, ví dụ: thuốc lá, xì gà) phải được bãi bỏ hoặc áp dụng theo quy định của WTO ( không phân biệt đối xử nghĩa là thuốc lá quốc nội cũng bị cấm vì lý do bảo vệ sức khỏe.
Bộ phận hải quan phải tuân thủ và hiện đại hóa theo quy định của WTO về thẩm định hải quan (customs valuation) để tránh tạo ra rào cản nhập khẩu mang tính hành chính.
Việt Nam áp dụng các hiệp định WTO về trở ngại kỹ thuật cho thương mại (Technical Barriers to Trade, TBT) và các biện pháp Vệ sinh và chất độc (SPS)
Chính sách xuất khẩu
Chấm dứt trợ giá xuất khẩu đối với mọi nông sản (kể cả cà phê) sau khi gia nhập
Tiếp tục cho phép khuyến khích thương mại, nếu không trợ giá xuất khẩu trực tiếp (nghiên cứu thị trường, hội chợ, cải thiện tài chính xuất khẩu, cơ sở hạ tầng thương mại hữu hiệu)
Từ sau năm 2009 bãi bỏ độc quyền xuất khẩu gạo của doanh nghiệp nhà nước
Hạn chế xuất khẩu cho một số sản phẩm như gạo vẫn được phép tiến hành (đảm bảo cung cấp cho người dân), các hình thức kiểm tra xuất khẩu phải phù hợp tinh thần của quy định WTO (minh bạch và không phân biệt đối xử)
Hỗ trợ nội bộ
Ủng hộ nông dân qua các biện pháp làm méo mó thương mại (“amber box”: đèn vàng) về nguyên tắc được phép, nhưng mọi trợ giá đều phải trình báo tại WTO.
Như các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng được giữ một số hỗ trợ quy mô nhỏ (“de minimis”), không được phép qúa 10% giá trị của sản xuất quốc nội trong ngạch đó.
Ngoài ra, cũng như mọi thành viên WTO khác, Việt Nam được phép hỗ trợ nông nghiệp của mình qua các biện pháp không làm méo mó thương mại, kể cả trợ giá (“green box”), nghĩa là thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu, tư vấn cho nông dân, nghiên cứu nông nghiệp, các biện pháp nhằm tuân thủ tiêu chuẩn SPS quốc tế và tiêu chuẩn chất lượng của các nước nhập khẩu.
Các chính sách khác
Doanh nghiệp quốc doanh phù hợp với quy định WTO, nếu hoạt động kinh tế theo các nguyên tắc thương mại, nghĩa là đưa ra giá đủ bù phí tổn, qua đó ngăn ngừa cạnh tranh thiếu lành mạnh với hàng nhập khẩu hoặc trên các thị trường xuất khẩu.
Các hình thức kiểm tra giá phải được trình báo cho WTO.
Điểm xung đột trong khi đàm phán gia nhập: Luật thương mại – chỉ dành cho doanh nghiệp Việt Nam hay cũng cho doanh nghiệp nước ngoài mà không kèm hạn chế hoặc kỳ thị? Hiện tại không còn luật thương mại độc quyền nữa: mỗi doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài và bất cứ ai cũng được xuất và nhập khẩu, chỉ có nghĩa vụ phải đăng ký.
Ngay sau khi gia nhập, Việt Nam phải áp dụng hiệp định WTO về sở hữ trí tuệ (TRIPS).
Hiệp định SPS: Hệ thống thú y và công tác bảo vệ thực vật của Việt Nam phải được cải thiện và hòa hợp với tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh và dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm, quan trọng nhất là phải có hệ thống thanh tra toàn quốc để đối phó với nguy cơ lây lan dịch bệnh động vật (cúm gà) và thực vật. Xin nói thêm sự hòa hợp này kỳ thực cũng phải được tiến hành ngay cả khi Việt Nam không gia nhập WTO, vì mỗi quốc gia xuất khẩu phải chú trọng các tiêu chuẩn, và quy chế của quốc gia nhập khẩu thì sản phẩm của mình mới được ở đó cấp phép. Điều đó thậm c