Đề tài Đặc điểm ngữ nghĩa – Ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều

Xã hội Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, thời kỳ cuối Lê sang Nguyễn, là một xã hội phong kiến, rối ren, mục nát. Trong hoàn cảnh ấy văn họclại phát triển mạnh mẽ. Có thể coi đây là thời kỳ huy hoàng của nền văn học nước nhà.Giai đoạn này đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, là những tài liệu quý có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội và cả ngôn ngữ Việt thời kỳ này. Tiêu biểu hơn tấtcả là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với ngôn ngữ Việt, chữ viết Việt, cách nói, cách viết của người Việt, Nguyễn Du đã tạo ra mộttác phẩm vĩ đại cho dân tộc Việt Nam. Mở đầu của quyển “Từ điển Truyện Kiều” của mình, cụ Đào Duy Anh đã viết “Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du vớiTruyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó”. Điều ấy cho thấy Truyện Kiềukhông chỉ có giá trị văn học vô cùng to lớn mà nó còn có giá trị đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Vì ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du là “ Đại biểu cho ngôn ngữ văn học của thế kỷ 19 ” (Hà Huy Giáp, Truyện Kiều,1976)

pdf121 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm ngữ nghĩa – Ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan