ời kì đổi mới. Trên tất cảcác lĩnh vực hoạt động và đời sống xã hội đều có những
chuyển biến lớn. Trong sáng tác văn học, văn xuôi thời đổi mới giai đoạn 1986-2000 nói
chung, truyện ngắn nói riêng, nổi lên vấn đềquan niệm nghệthuật vềcon người với cảm
hứng triết luận đã thu hút sựquan tâm, chú ý của nhiều nhà phê bình, lý luận văn học.
Thực ra, từbao đời nay con người với đời sống muôn màu muôn vẻcủa nó là đối
tượng trung tâm của văn học, tính cách, tâm hồn, tất cảnhững gì thuộc vềcon người làm nên
ý nghĩa cuộc sống của con người là đối tượng mà nhà văn tìm đến trước hết. Khám phá bản
chất người là một trong những thành tựu của văn học nhân loại. Có thểnói, sựsáng tạo của
nhà văn, tầm khái quát sâu rộng của tác phẩm nghệthuật làm phong phú đời sống tinh thần
của dân tộc và nhân loại xuất phát từviệc giải quyết vấn đềcon người. Nhưng cùng với sự
thay đổi quan niệm nghệthuật vềcon người trong văn học, đặc biệt trong truyện ngắn giai
đoạn 1986-2000 thì cảm hứng triết luận vềcon người ngày càng trởnên đậm đặc. Trên các
tờbáo, tạp chí chuyên ngành có nhiều nhà nghiên cứu đềcập đến hiện tượng văn học này.
Đây là một bước phát triển mới, một sựkhởi sắc toàn diện của văn xuôi. Tuy nhiên các bài
viết mới chỉgiới thiệu hay phê bình một tác giả, một tác phẩm, một khía cạnh cụthểcủa vấn
đề. Việc làm sáng tỏsựchuyển biến trong cảm hứng sáng tác, tìm vềcảm hứng triết luận về
con người mang tính chỉnh thểcó ý nghĩa cảvềlí luận cũng nhưvềthực tiễn.
Đến với đềtài này, sởdĩchúng tôi chọn mốc thời gian 1986-2000 là vì, không chỉnó
có liên quan đến những tác phẩm đoạt giải của Hội nhà văn, được công bốrộng rãi, được
công chúng đón nhận, mà giai đoạn 1986-2000 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, giai đoạn
của một sựchuyển biến lớn, kết thúc một thếkỷvà mở đầu thếkỷtiếp tục sự đổi mới của
một nền văn học; đó còn là giai đoạn những nhà văn trăn trởhướng đi riêng lại gặp chung
trong cái mạch cảm hứng.
113 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Thanh Nhung
CẢM HỨNG TRIẾT LUẬN VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1986- 2000
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công nghệ sau đại học đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Hoàng Thị Văn, người thầy đã vất vả hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã , khích lệ, động viên
tôi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010
Người thực hiện
Bùi Thị Thanh Nhung
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau thời điểm năm 1986, khi Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước ta chính thức bước
vào thời kì đổi mới. Trên tất cả các lĩnh vực hoạt động và đời sống xã hội đều có những
chuyển biến lớn. Trong sáng tác văn học, văn xuôi thời đổi mới giai đoạn 1986-2000 nói
chung, truyện ngắn nói riêng, nổi lên vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người với cảm
hứng triết luận đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà phê bình, lý luận văn học.
Thực ra, từ bao đời nay con người với đời sống muôn màu muôn vẻ của nó là đối
tượng trung tâm của văn học, tính cách, tâm hồn, tất cả những gì thuộc về con người làm nên
ý nghĩa cuộc sống của con người là đối tượng mà nhà văn tìm đến trước hết. Khám phá bản
chất người là một trong những thành tựu của văn học nhân loại. Có thể nói, sự sáng tạo của
nhà văn, tầm khái quát sâu rộng của tác phẩm nghệ thuật làm phong phú đời sống tinh thần
của dân tộc và nhân loại xuất phát từ việc giải quyết vấn đề con người. Nhưng cùng với sự
thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học, đặc biệt trong truyện ngắn giai
đoạn 1986-2000 thì cảm hứng triết luận về con người ngày càng trở nên đậm đặc. Trên các
tờ báo, tạp chí chuyên ngành có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến hiện tượng văn học này.
Đây là một bước phát triển mới, một sự khởi sắc toàn diện của văn xuôi. Tuy nhiên các bài
viết mới chỉ giới thiệu hay phê bình một tác giả, một tác phẩm, một khía cạnh cụ thể của vấn
đề. Việc làm sáng tỏ sự chuyển biến trong cảm hứng sáng tác, tìm về cảm hứng triết luận về
con người mang tính chỉnh thể có ý nghĩa cả về lí luận cũng như về thực tiễn.
Đến với đề tài này, sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian 1986-2000 là vì, không chỉ nó
có liên quan đến những tác phẩm đoạt giải của Hội nhà văn, được công bố rộng rãi, được
công chúng đón nhận, mà giai đoạn 1986-2000 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, giai đoạn
của một sự chuyển biến lớn, kết thúc một thế kỷ và mở đầu thế kỷ tiếp tục sự đổi mới của
một nền văn học; đó còn là giai đoạn những nhà văn trăn trở hướng đi riêng lại gặp chung
trong cái mạch cảm hứng.
Đến với đề tài này, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn mang tính toàn diện hơn về
hiện tượng này của văn học đương đại. Tham vọng không phải là đưa ra một sự tổng kết trọn
vẹn hoặc đưa ra những lời phán quyết cuối cùng cho những gì còn chưa kết thúc, mà chỉ là,
qua sự trình bày và lý giải một cách tương đối có hệ thống của mình, mong có thể góp thêm
tiếng nói khẳng định thêm sự đổi mới của văn học giai đoạn này so với giai đoạn trước.
Chúng tôi cũng hi vọng đây sẽ là một đóng góp có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và
giảng dạy văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam từ trong chiến tranh bước sang đời sống hòa bình
đầy phức tạp và thử thách, con người bình thường, con người đời thường được các nhà văn
miêu tả sâu sắc. Tính triết luận về con người trong văn xuôi vốn được kế thừa từ Nam Cao,
Thạch Lam qua Nguyễn Khải và bây giờ đến hầu hết ở những cây bút trẻ. Nó thu hút sự
quan tâm của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương thời. Nói như nhà nghiên cứu
văn học Vũ Tuấn Anh, đào sâu vào thế giới tâm hồn, tâm linh của con người, văn học hiện
nay như đã tìm thấy sợi dây nối với truyền thống miêu tả tâm lí của những bậc thầy như Nam
Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
Có thể nêu những ý kiến, những nhận định tập trung vào những ý hướng sau:
a. Các nhà nghiên cứu, lí luận văn học khẳng định con người với tất cả mọi phương
diện của nó là đối tượng muôn đời của văn học, là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác của
nhà văn. Và các nhà văn đứng ở góc độ con người để nhận thức, lí giải, bàn luận về con
người- đối tượng trung tâm của văn học- trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
Mỗi con người là một cuộc đời riêng, một thế giới riêng vốn rất phong phú, phức tạp.
Và trong mối quan hệ cũng hết sức phong phú, phức tạp của nó với toàn xã hội, con người
trở thành mối quan tâm hàng đầu của sáng tác. Với Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của
cuộc sống con người, Đảng chủ trương phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động. Văn học, đặc biệt là văn học đã bước vào
giai đoạn thực sự trưởng thành, không chỉ bày tỏ tình yêu, sự phẫn nộ hay lòng thương xót
con người mà còn là một lĩnh vực quan sát và khám phá con người. Tính tự do, dân chủ và
mục đích chân chính đó đã tạo thành dòng chảy ồ ạt vào đại dương nhân bản, nghiêng hẳn về
phía con người.
Trần Đình Sử khẳng định: Chỉ từ sau năm 1986,với công cuộc đổi mới toàn diện của
đất nước, con người trong văn học mới thực sự trải qua một bước ngoặt mới. Chất sử thi
nhạt dần và quan niệm thế sự, đời tư, triết lí, văn hóa về con người nổi lên, trở thành nét chủ
đạo, làm thay đổi cả diiện mạo văn học” [ A.I.40, tr. 282].
Nguyễn Văn Hạnh có khẳng định trách nhiệm của người cầm bút: Ý thức rõ hơn chức
năng và sức mạnh riêng của văn học, trách nhiệm của người cầm bút, đặc biệt trong bước
ngoặt lớn của đất nước, các nhà văn càng thấy phải hiểu sâu hơn con người, con người với
số phận chẳng ai giống ai, với những biểu hiện sống, những nhu cầu tinh thần và vật chất đa
dạng và luôn thay đổi. [A. II. 30. tr. 219- 220]
Nhận định của Huỳnh Như Phương vừa nhấn lại đặc điểm của văn học hôm nay vừa
tiếp tục khơi thông hướng đi nhân bản của nó: ý hướng đi vào nội tâm để khám phá chiều
sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực là ý hướng có triển vọng của một
nền văn học dân chủ [A.II.67, tr.16].
Trong “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1986-2000”, Nguyễn Văn Kha khẳng định: Giữa cuộc sống rộng lớn, giữa các sự kiện, biến
động lịch sử đầy rối rắm và phức tạp, chính đời sống con người, tư tưởng, tình cảm và thân
phận của nó là đối tượng trung tâm của văn học [A.I.21, tr.11].
Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát triển, nhà nghiên cứu văn học Vũ Tuấn Anh có
nêu nhận định: Với Đổi mới văn học, bằng sự lật trở của tư duy nghệ thuật, mối quan hệ văn
học- hiện thực đã có một sự thay đổi về chất. Có thể nói, toàn bộ hiện thực đã tràn vào văn
học trong nhịp độ gấp gáp, đến mức xô bồ (…) ở cả phần sáng lẫn phần tối, cả ở lịch sử lẫn
thời khắc hiện tại, cả số phận lịch sử lẫn số phận cá nhân... [A.II.3, tr.17].
Tác giả bài viết nói trên khẳng định một cách mạnh mẽ và trực tiếp tính phức tạp ở
phía chiều sâu trong tâm hồn con người, khẳng định một sự tìm tòi nhận thức mới về con
người, đây là cái nhìn nhận chung của nhiều người: Đối tượng nghiên cứu và khám phá của
văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó;
Cũng cần nói đến một phương diện khác, như một yếu tố thực sự mới mẻ mười năm qua: cố
gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con
người, bên trong bản- thể Người [A.II.3, tr.15].
Nhìn lại Những thành tựu của truyện ngắn sau năm 1975, Bích Thu cũng thừa nhận
có một sự nhận thức mới về con người trong truyện ngắn: Hướng tới hiện thực về con người,
thông qua từng số phận cá nhân, các nhà văn đã xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc
của con người trong hiện thực đương đại. Con người trong truyện ngắn hôm nay không còn
là “những đời người rất nhạt” vì “không có những bất ngờ, may rủi” mà là những con
người “đầy những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn”[A.II.80, tr. 35].
Nhận định của Bích Thu như một nét nhấn cần thiết trong những nhận định cách
nhìn mới về con người trong văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng: Trong thực tiễn sáng
tác từ sau 1975 đến nay, cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trở thành cảm hứng
bao trùm đối với các nhà văn. Văn xuôi thế sự, đời tư không chỉ bộc lộ những nếm trải, suy
tư, nghiền ngẫm mà còn phơi bày, phanh phui các sự vật, hiện tượng để đi đến tận cùng cốt
lõi của nó.[A.II.80, tr.25]
Trong một bài viết ngắn Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn “Vũ
điệu của cái bô”, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng cũng nêu nhận định tương tự: Quan tâm
hơn đến con người, văn học sau 1975 bổ sung những mảng hiện thực nghiệt ngã, khuất tối
qua các số phận nhỏ bé của nhiều loại người trong xã hội. Ở những số phận đó có cả cái hài
lẫn cái bi, cái đẹp đẽ lẫn cái tầm thường. Đấy là bằng chứng về một tư duy hiện thực mới,
một quan niệm nghệ thuật mới về con người, một quan hệ “tiếp xúc thân mật suồng sã” của
nhà văn với đối tượng phản ánh [A.II.31, tr. 79].
Đánh giá về sáng tác Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Huệ có một ánh nhìn đầy chất nhân
văn về con người trong cuộc đời thường: Từ trong bản chất vốn có, con người là phong phú
và phức tạp (…) nên không thể dùng cái nhìn phân đôi con người một cách đơn giản, cứng
nhắc; phân biệt một cách rạch ròi: tốt- xấu, tích cực, tiêu cực mà cần phải đi sâu nghiên
cứu, mổ xẻ phân tích những nỗi niềm thực, những uẩn khúc và bi kịch riêng của đời họ,
không thể dè bỉu, giễu cợt trước những vấp ngã, lầm lạc của con người mà cần phải có cái
nhìn bao dung, độ lượng, thể tất trước những lầm lạc đó. [A.II.34, tr. 53].
Trần Cương nêu một cái nhìn khái quát, so sánh sự khác biệt rõ nét của hai giai đoạn
văn học: Nếu các nhà văn trước 86 đứng ở phương diện xã hội và phong trào để nhìn con
người thì các nhà văn sau 86 đã đứng ở góc độ con người để nhìn con người, xã hội và các
vấn đề chung. Do đó, dường như lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà
trước kia chưa có. Đó là chủ đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân.[A.II.11,
tr.34,35]
Có thể nói thể tài thế sự, đời tư đang dần chiếm vị trí chủ đạo trong văn xuôi, đáp ứng
được nhu cầu phân tích, lý giải, suy tư về con người, xã hội và mọi trạng huống của nhân
tình thế thái. Văn xuôi đương đại có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ miêu tả hiện thực sang biểu
hiện hiện thực. Từ tái hiện hiện thực theo chiều rộng, chiều dài hướng tới sự tái hiện cuộc
sống theo chiều sâu, sự khái quát, triết luận về xã hội, nhân sinh, phát hiện ra bản chất của
cuộc sống xã hội và con người.[A.II.37, tr.28].
Để từ đó có thể khẳng định văn học hiện nay cũng đang hòa vào con đường chung
của văn học nhân loại ở phương diện khám phá những bí ẩn của con người.[A.II.3, tr18,19]
b. Nhận thức, lí giải, bàn luận về con người nhằm mục đích cuối cùng là để hiểu con
người hơn, làm cho con người mỗi ngày sống tốt hơn.
Đánh giá về những việc, những con người sao được trọn vẹn là một điều quan trọng.
Mỗi một con người sống hết trọn đời mình không dễ mấy ai không gặp những khúc quanh,
những ngã rẽ, nhất là ngã rẽ của tâm hồn, trước một hành vi lựa chọn, một sự nhìn nhận
đúng, sai. Mà cũng không phải lúc nào ta cũng có thể sẻ chia và tìm gặp được một điểm tựa
để sẻ chia một cách trực tiếp. Văn học, nhất là những thời điểm như vậy, là vô cùng cần thiết
để thực hiện chức năng của nó. Bởi các nhà văn lớn của mọi thời đều tìm đến con người, tiếp
cận và giải mã cuộc đời và con người, dẫu có theo những cách khác nhau thì cái mục đích cuối
cùng vẫn là dễ hiểu nó hơn.[A.II.46, tr. 29]
Phạm Xuân Nguyên khơi gợi cách nhìn nhận, cách đánh giá con người của hôm nay:
truyện ngắn hôm nay tiếp tục xới lật các mảng hiện thực của cuộc sống ở cả hai chiều của
quá khứ và hiện tại để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc một thái độ nhìn nhận,
đánh giá những việc, những người của bây giờ, của nơi đây. [A.II.61, tr.27]
Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến, một cách giản dị, tự nhiên, đi thẳng vào
vấn đề thuộc bản chất của văn học : Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản
thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn
giúp cho con người hiểu được chính mình. [A.II.32, tr.21]
Về điểm này, Nguyễn Văn Kha trong Đổi mới quan niệm về con người trong truyện
ngắn Việt Nam 1975- 2000, phân tích khá đầy đủ: Chính tình yêu con người, lòng trắc ẩn, sự
cảm thông với những niềm vui, nỗi khổ của con người đã dẫn dắt tâm tưởng của nhà văn đến
với từng cuộc đời, từng số phận, để phát hiện, khám phá thế giới huyền diệu của con người,
nhìn thấy mặt tốt, mặt xấu, cái cao thượng, cái thấp hèn, cái thật, cái giả,… để có thái độ
yêu ghét phân minh, chống lại ách áp bức bóc lột, chống lại sự nô dịch con người. Vì thế,
chủ nghĩa nhân văn trong văn học không chỉ là tình yêu thương con người mà còn nâng cao
con người lên, hướng con người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. [A.1.21, tr.14].
Tô Huy Rứa góp thêm một lời nhắc nhở: Phải ý thức sâu sắc rằng, văn học, nghệ
thuật của chúng ta không chỉ là nhu cầu thiết yếu của con người mà chính là một trong
những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát
triển toàn diện của con người Việt Nam.[A. II.73, tr.29]
Trên tinh thần đó, Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: Và vì văn hóa, văn nghệ là nền
tảng tinh thần của xã hội, thể hiện chiến lược về con người, nhằm mục tiêu xây dựng con
người, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người nên tính nhân văn của nó trong sự hướng
tới Chân, Thiện, Mỹ được đề cao.[A. II.78, tr. 21]
Trong Các nhà văn trả lời phỏng vấn về chiến tranh, về đề tài chiến tranh trong văn
học, Xuân Thiều bộc bạch: Trong các truyện ngắn của mình, tôi thường mong muốn được
phát hiện những điều chưa biết của con người Việt Nam ta trong chiến tranh. Những điều
thuộc về thế giới bên trong, thuộc về phẩm chất, về cách nhìn, cách đánh giá con người thế
nào là hợp lẽ con người nhất. Để con người tốt hơn, yêu nhau hơn và điều quan trọng là giữ
gìn cho được cuộc sống đáng sống này, chống mọi sự đe dọa của chiến tranh.[A.II.35,
tr.133, 134]
Và nhận xét của Mai Hương: Sau những cảm hứng chà xát dữ dội với những mặt tiêu
cực của cuộc sống, nhiều tác phẩm văn xuôi đã tìm khơi lại cảm hứng về những vẻ đẹp bình
dị… những chuyển động thầm kín và ấm áp trong ngõ ngách của tâm hồn con người.
[A.II.37, tr.28]
Lã Nguyên lạc quan: Giữa hai bờ chân, thiện, hướng tới cái đẹp, văn học đang dào
dạt đổ về đại dương nhân bản mênh mông.[A.II.56]
Bên cạnh đó, văn học khẳng định vị trí tối thượng của con người trong mọi cái thuộc
về giá trị có trong cuộc sống. Cá nhân con người vừa là đối tượng nhận thức trung tâm, vừa
là điểm xuất phát để văn học nhìn ra thế giới. Nó soi ngắm thế giới và định giá lịch sử qua
lăng kính và mức thước của cá nhân con người. Nguyễn Minh Châu cho khuynh hướng lấy
đời tư con người làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân
bản. Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho khuynh hướng lấy cá nhân con người làm đơn vị cân
đo trạng thái nhân thế. [A.II.56, tr. 7]
Như vậy, có thể nói, cảm hứng triết luận về con người trong văn học Việt Nam thời
đổi mới, cụ thể truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1986-2000, nhìn chung được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình đề cập hoặc chú ý nhấn mạnh nhưng chưa được đi sâu, tập trung
nghiên cứu thành một công trình hoàn chỉnh, có hệ thống.
Tiếp nhận từ những nhận định đó, luận văn đi sâu nghiên cứu về Cảm hứng triết luận
về con người trong truyện ngắn Việt Nam từ năm 1986-2000 qua những truyện ngắn tiêu
biểu, tìm nhận những ý kiến, bàn luận, nhận thức, lý giải về con người của các nhà văn trên
nhiều bình diện bề ngoài lẫn chiều sâu trong tâm hồn, trong tổng thể mối quan hệ của nó.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu Cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn giai đoạn 1986-
2000, luận văn tập trung khảo sát 49 truyện ngắn đáng chú ý- những truyện ngắn mang đậm
chất triết luận về con người, giúp nhận diện về con người trong dạng thái đa diện nhiều chiều
của hôm nay. Có thể kể những truyện ngắn trong giai đoạn văn học 1986- 2000 của những
tác giả tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Phạm
Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, … và một số truyện ngắn đoạt giải trong các đợt
thi truyện ngắn trên Tuần báo văn nghệ, Văn nghệ Quân đội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi vận dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử- xã hội:
Sự chuyển biến của văn học gắn với quá trình vận động đổi mới đang diễn ra đều khắp
trên xã hội. Dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội; trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận văn
xem xét sự vận động và chuyển biến của văn học theo xu hướng tất yếu của nó, để từ đó cố
gắng tiếp cận một cách đầy đủ nhất những quan điểm của tác giả về đời sống, xã hội, đặc
biệt là về con người thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp hệ thống được chú ý vận dụng trong việc khảo sát tác phẩm, hệ thống
những yếu tố làm nổi bật vấn đề của luận văn theo từng luận điểm, giúp có được cái nhìn
xuyên suốt.
Phương pháp phân tích- tổng hợp được chúng tôi sử dụng rộng rãi trong luận văn.
Đi từ việc khảo sát tác phẩm, phân tích những yếu tố nổi bật trong việc thể hiện cảm hứng
nghệ thuật (như khám phá tâm lí nhân vật, lí giải hành động của nhân vật,…) rút ra những
nhận xét có tính chất tổng hợp, khái quát, làm nổi rõ cảm hứng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Như đã nói, cảm hứng triết luận về con người trong truyện ngắn thời đổi mới 1986-
2000 là một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học thời kì đổi mới nhưng chưa được đi
sâu nghiên cứu một cách tập trung. Luận văn sẽ đi vào khảo sát vấn đề này một cách hệ
thống, cụ thể, góp phần làm sáng tỏ hơn trong việc nghiên cứu vấn đề này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhận thức lại con người trong văn học thời kì đổi mới, như là một cách nhìn cuộc
sống trong những mối quan hệ bộn bề, phức tạp. Góp thêm tiếng nói, hướng về phía chiều
sâu trong tâm hồn con người, để mà nhận diện con người của hôm nay.
- Trong công tác giảng dạy ở nhà trường, luận văn hi vọng sẽ gợi ý được những hướng
tiếp cận mới trong việc phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học ở bậc phổ thông, bổ sung
một góc nhìn mới về con người.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chương và hai phần ( phần mở đầu và kết luận).
Phần mở đầu: Nêu những vấn đề bao quát chung: Lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
Chương 1: Những tiền đề nảy sinh cảm hứng triết luận về con người trong truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1986-2000
1.1 Cảm hứng nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm cảm hứng.
1.1.2. Các dạng cảm hứng và cảm hứng chủ đạo
1.1.3. Cảm hứng triết luận về con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986-
2000
1.2 Những tiền đề cho sự nảy sinh cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1986-2000.
1.2.1. Sự quan tâm tới yếu tố con người trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam
sau 1975
1.2.2. Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam
Chương 2: Cảm hứng triết luận với sự nhận diện con người trong truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1986-2000.
2.1. Con người với đời sống xã hội.
2.1.1. Con người trong cuộc sống đời thường .
2.1.2. Con người với chuẩn mực đạo đức văn hóa.
2.2. Con người với thiên nhiên
2.2.1. Thiên nhiên tác động đến đời