Văn học dân gian là phần lời của văn nghệ dân gian, một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, trong đó nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan trọng và luôn gắn liền với các thành tố nghệ thuật khác của nghệ thuật biểu diễn dân gian.
Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người đọc, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian nhân dân, ca dao Việt Nam đã trở thành những viên ngọc óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói hàng ngàn thế hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao. Điều đó cũng đủ cho ta thấy ca dao Việt Nam đi sâu vào đời sống tinh thần, tâm hồn mọi người dân đất Việt.
Ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống. Và sẽ thật đáng tiếc cho những ai không biết cái hay vẻ đẹp toát ra từ những câu ca dao như: hình tượng người phụ nữ, những lời tỏ tình mượt mà của các chàng trai cô gái trong ca dao, hay những lời ru của bà của mẹ ru con vào giấc ngủ. Khi lớn lên chúng ta tìm về tuổi thơ với lời ru thoang thoảng hiện về trong ký ức. Bởi ca dao dùng một loại ngôn ngữ rất đặc trưng - ngôn ngữ thuần Việt ngôn ngữ rất đời thường rất gần gũi.
Dù theo nhịp điệu của cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại nhưng những câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho con trẻ hôm nay càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét độc đáo đặc trưng của nó. Đó là tất cả những lý do để chúng tôi chọn đè tài: “Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao”.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Văn học dân gian là phần lời của văn nghệ dân gian, một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, trong đó nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan trọng và luôn gắn liền với các thành tố nghệ thuật khác của nghệ thuật biểu diễn dân gian.
Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người đọc, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian nhân dân, ca dao Việt Nam đã trở thành những viên ngọc óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói hàng ngàn thế hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao. Điều đó cũng đủ cho ta thấy ca dao Việt Nam đi sâu vào đời sống tinh thần, tâm hồn mọi người dân đất Việt.
Ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống. Và sẽ thật đáng tiếc cho những ai không biết cái hay vẻ đẹp toát ra từ những câu ca dao như: hình tượng người phụ nữ, những lời tỏ tình mượt mà của các chàng trai cô gái trong ca dao, hay những lời ru của bà của mẹ ru con vào giấc ngủ. Khi lớn lên chúng ta tìm về tuổi thơ với lời ru thoang thoảng hiện về trong ký ức. Bởi ca dao dùng một loại ngôn ngữ rất đặc trưng - ngôn ngữ thuần Việt ngôn ngữ rất đời thường rất gần gũi.
Dù theo nhịp điệu của cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại nhưng những câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho con trẻ hôm nay càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét độc đáo đặc trưng của nó. Đó là tất cả những lý do để chúng tôi chọn đè tài: “Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao”.
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công trình có tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số như: kho tàng ca dao người Việt (tập 1,2,3) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên), tổng hợp tổng tập văn học dân gian người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của các giả Vũ Ngọc Phan,…trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình bình giảng ca dao lại còn khá khiêm tốn. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như: ca dao Việt Nam và những lòi bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn), Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính,Văn học dân gian của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận, bình giảng ca dao của tác giả Triều Nguyên,…Riêng về nghiên cứu ngôn ngữ ca dao thì có rất ít như : Nguyễn Xuân Kính trong bình giảng ca dao, Mai Ngọc Chừ viết về ngôn ngữ ca dao Việt Nam,…Còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu đề cập tới.
ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ca dao là một loại hình văn học dân gian khá phong phú, có thể nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau nhưng ở trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là: Đặc trưng ngôn ngữ ca dao Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian chúng tôi chủ yếu khảo sát trong phạm vi công trình kho tàng ca dao người Việt; ca dao trữ tình Việt Nam; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam; Ca dao tục ngữ Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tôi đã vận dụng các phương pháp: khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm ra đặc trưng ngôn ngữ ca dao.
5.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung của đề tài này gồm có hai chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương một: KHÁI QUÁT CHUNG
Đặc trưng thi pháp văn học dân gian
Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm hình thức nghệ thuật sáng tác diễn xướng dân gian của tập thể nhân dân, vừa có đặc điểm ngôn ngữ văn học vừa có đặc điểm văn bản thực hành giao tiếp, là loại hình văn học phản ánh bằng ngôn từ giới hạn trong những khuôn mẫu định sẵn mang phong cách dân tộc, phong cách khu vực và địa phương rõ rệt, được thể hiện trong một hệ thống thể tài đặc thù.
1.2.Vài nét về ca dao
Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm tiếng láy hay còn gọi ca dao là lời ca dân gian.
Ca dao là một thể loại văn học dân gian. Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc được miêu tả tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.
Những tác phẩm ở thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động trong sinh hoạt gia đình xã hội hay nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con người đối với những hiện tượng khách quan, chứ không phải miêu tả một cách khách quan nhũng hiện tượng những vấn đề cho nên ở ca dao cái tôi trữ tình được nổi lên rất rõ.
Nội dung được phản ánh trong ca dao đó là: phản ánh khát vọng chinh phục thế giới tụ nhiên để cuộc sống con người được sung sướng no đủ hơn; phản ánh tâm tư tình cảm của con người; phản ánh hiện thực xã hội của dân tộc. Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết trong phong tục tập quán trong sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân lao động nhưng trước hết là sự bộc lộ tinh thần dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và xã hội.
Với tính cách là thơ theo ý nghĩa đầy đủ của thơ, ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ của dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống hơn nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống ấy.
Đặc trưng nghệ thuật ca dao: “ca dao cũng là thơ một loại thơ rất riêng”(Xuân Diệu) điều đó nói lên rằng ca dao thuộc loại trữ tình dân gian, nó có đặc trưng với tự sự và kịch. Mặt khác tuy giống thơ nhưng cũng khác thơ vì nó không được sáng tạo ra để đọc mà để hát, nó gắn liền với môi trường ca hát, nghệ nhân diễn xướng và các yếu tố âm nhạc tạo hình vũ đạo.
1.3Ngôn ngữ và ngôn ngữ trong ca dao.
“Ngôn ngữ là hệ thống trong đó mọi yếu tố khăng khít ,mà giá trị của yếu tố này chỉ là sự tồn tại đồng thời của yếu tố khác” (Fde.Saussure). Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản cuả văn học,vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M.Go-rơ-ki khẳng định : “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học.
Ngôn ngữ nhân dân là cuội nguồn của ngôn ngữ văn học được chọn lọc, rèn dũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đến lượt mình nó lại góp phần nâng cao làm phong phú ngôn ngữ nhân dân.
Trong tác phẩm ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu săc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trao dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
Tính chính xác tính hàm súc tính đa nghĩa tính tạo hình và biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học .Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ văn học với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ chính là ở chổ : ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động mang ý nghĩa thẫm mỹ. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy tính hình tượng, tính thẩm mĩ là thuộc tính bản chất xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác, quy định những thuộc tính ấy.
Ngôn ngữ ca dao vừa là ngôn ngư thơ vừa là ngôn ngữ giao tiếp, nó có cấu trúc lời đôi và chính nó là ngôn ngữ đối đáp hội thoại. Vai giao tiếp và vị thế giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xưng hô và cách ứng xử. Kiểu nhân vật nào thì có kiểu nói năng tương ứng.Mỗi kiểu dạng nhân vật ca dao có một hệ thống cấu trúc ngôn ngữ tương ứng và mỗi hệ thống văn bản là lời ca thể hiện một nội dung ý nghĩa nhất định.
Chương hai: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CA DAO
2.1. Kết hợp ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường
2.1.1. Cách dùng từ trau chuốt mượt mà
Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt. Nó có cả những đăc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận động linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ. Ở ca dao chúng ta bắt gặp những cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ như:
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa vào.
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sáng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng?
-Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa.
- Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này.
Qua những lời ca dao trên ta thấy rằng: Đó là những lời tỏ tình thật dễ thương, cách dùng từ thật trau chuốt, mượt mà đầy chất thơ.
Không chỉ có vậy, ở ca dao ta còn gặp cả những lời “dao to búa lớn” đầy sức mạnh, mang tính khẩu ngữ:
Chuột chù chê cú rằng hôi
Cú lại trả lời – Cả họ mày thơm.
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây.
Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại (vốn phù hợp với hình thức truyền miệng) với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ gọt dũa đã tạo nên những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của ngôn ngữ ca dao.
2.1.2. Mang tính khẩu ngữ
Tính khẩu ngữ được thể hiện trong ca dao trước hết ở hiện tượng thêm (bớt) âm tiết đối với những thể thơ truyền thống. Hiện tượng này rất hay gặp ở thể lục bát. Thêm hoạc bớt âm tiết càng làm cho ca dao gần gủi với lời nói hàng ngày của quần chúng lao động. Có thể dẫn một số ví dụ như sau:
-Nữa đêm trăng tắt sao thưa
Em mong thầy mẹ ngủ để em đưa anh về
-Em như con cá giữa vời
Ai nhanh tay thì được, ai chậm lời thì thôi
- Một mình lòng dạ ngẩn ngơ
Giường không gối lạnh biết chờ đặng không.
- Dù cho trúc mọc thành mai
Không xiêu lòng dạ nghe ai phỉnh phờ.
Tính chất khẩu ngữ, truyền miệng của cao dao con được thể hiện ở cách sử dụng các lớp từ đặc biệt là những đại từ nhân xưng. Nếu như các cặp “anh - em”, “chàng - nàng”, “mình - ta” thiếp - chàng” thường có hương vị đậm đà, ngọt ngào của cách nói trau chuốt, gọt dũa thì “anh - tôi”, “mày - tao” lại mang nặng tính chất khẩu ngữ mạnh mẽ quyết liệt.
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi.
Nhà mày lắm đất lắm ao
Lắm trâu, lắm ruộng, con tao ăn gì.
Một lời nói tựa nhát dao
Thề cùng giặc Pháp có tao không mày.
Các cặp đại từ như đã thấy, thường gắn kết với hình thức đối thoại – tất nhiên ở đây đối thoại bằng thơ.
Ngôn ngữ ca dao có những đặc điểm thơ nhất của ngôn ngữ thơ Việt nam. Vì vậy nó mang không chỉ chức năng thông báo thuần túy mà còn là thông báo thẫm mĩ.
2.1.3. Kết hợp giữa phong cách gọt dũa và phong cách đối thoại
Sự kết hợp giữa phong cách gọt dũa và phong cách đối thoại trong ca dao nhiều khi rất nhuần nhuyễn. Bởi vậy, cũng là hình thức đối thoại, nhưng đối thoại trong cac dao trong nhiều trường hợp không phải là lời nói trực diện như ngôn ngữ hàng ngày mà vẫn đầy chất thi vị. Những cách nói như; “chàng ơi”, “hỡi cô”, “minh ơi”, “anh ơi”,… vì vậy vừa thể hiện một lời mời gọi nhưng là một lời mời gọi thẩm mĩ đầy tính chất văn học:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
Mình ơi ta thực hỏi mình
Còn không hay đã chung tình với ai.
Anh ơi gương bể khó hàn
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Cái đặc sắc của ngôn ngữ ca dao chính là ở chổ nó được kết hợp nhuần nhuyễn hai phong cách: ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội thoại: nó truyền miệng bằng thơ. Và chính cái hình thức tồn tại ấy là một trong những điều kiện để ca dao dễ thấm đượm, thơm lâu trong mỗi con người.
2.2. Tính dân tộc và tính địa phương trong ca dao
2.2.1. Tính dân tộc
Phần lớn, ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thuần Việt, ít có yếu tố Hán hoặc Hán Việt. Điều này có thể lí giải bằng tính dân tộc mạnh mẽ của tác giả dân gian. Mặt khác tác giả đa số là người bình dân, yếu tố Hán học không hề ảnh hưởng đến vốn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ giàu âm thanh:
Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài bể băc
Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
Đó là ngôn ngữ tượng hình gợi cảm:
Vợ chồng như đôi cu cu
Chồng đi trước vợ gật gù đi sau.
Đó là những văn bản tạo hình:
Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
2.2.2. Tính địa phương
Trong ca dao sử dụng nhiều tiếng địa phương và mang bản sắc địa phương. Ca dao là người lưu giữ những lớp từ cổ, từ địa phương, sản vật địa phương :
Đi mô mà nỏ chộ về
Hay là quần tía dựa kề áo mu.
(Ca dao Quảng Bình)
Ở mỗi miền, mỗi địa phương có phong cách ngôn ngữ riêng:
Phong cách ngôn ngữ ở miền Trung thể hiện cách ăn nói mọc mạc chân thành, đa cảm, giàu tình nghĩa. Từ “chặm”trong bài ca dao sau đây thể hiện một sự chăm sóc ân cần đầy âu yếm:
Tại em nghe đầu anh chưa khá
Em băng đồng vượt xá bẻ nắm lá xông
Có làm vậy mới trọn đạo nghĩa vợ chồng
Đổ mồ hôi ra em chăm, sẩy ngọn gió hồng em che.
Trong bài ca dao “Mười cái trứng” thể hiện rõ bản lĩnh của người miền Trung :
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn
tháng khốn tháng nạn
Đi vay đi chạm được một quan tiền
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lồng mọc còn chồi nảy cây.
Cũng tháng ấy nhưng ở miền bắc lại khác hẳn:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trông ca
Thang ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
(Cao dao Nam Định)
Bước vào Thanh Hóa, đặc biệt là từ Ngệ An trở vào một chất giọng với âm thanh ngôn ngữ đa dạng, phong phú, đằm thắm khác hẳn với phương ngữ Bắc. Hệ thống các từ mới mà chỉ riêng vùng này mới có: o, mụ ,mệ,ôông ,mạ, eng,ả,…hay chị hai, cô năm...
-Làm gì van ốm van đau
Thấy o mô đẹp gấy tau bây tề
(Ca dao Nghệ Tỉnh)
- Một trăm chiếc nốôc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược gửi lời thăm em
(Ca dao Quảng Bình)
Phong cách ngữ dao Nam Bộ thể hiện qua văn hóa sông nước:
Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ Bạc thong dong thì về.
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn
Ngôn ngữ vùng này có phong cách riêng đặc biệt là hệ thống xưng hô: ổng, bả, qua, bậu,tui….
- Bậu nói với qua ,bậu không bẻ lựu hái đào
Chớ đào đâu bậu bọc ,lựu nào bậu cầm tay.
Vái trời cưới được cô Năm
Làm chay bảy ngõ mười lăm ông thầy.
Như vậy tiếng địa phương là lời ăn tiếng nói, lối giao tiếp đã đi vào ca dao tạo cho ca dao mang dấu ấn văn hóa địa phương văn hóa khu vực.
“Hai khuynh hướng dân tộc hóa và địa phương hóa luôn diễn ra song song tác động lẫn nhau làm cho ca dao vừa mang bản sắc dân tộc vừa mang bản sắc địa phương” (Hoàng Tiến Tựu ).
2.3. Những biệ pháp tu từ
Xét từ góc độ sử sụng các biện pháp tu từ thì ở ca dao chúng ta đã tìm thấy những cách sử dụng mẩu mực, đặc sắc, điển hình nhất.
So sánh:
-nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Ẩn dụ:
-Em tưởng giếng nước sâu em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng nước cạn em tiếc hoài sợi dây.
Nhân hóa:
- Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hởi nhện chờ mối ai?
- Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hởi nhó ai sao mờ?
Phúng dụ:
- Thực vàng chẳng phải thau đâu
Mà đem thử lửa cho đau lòng vàng
Hoán dụ :
- Cầu này cầu ái cầu ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này
Tượng trưng:
-Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếc khóc nỉ non.
Những biện pháp tu từ được sử dụng theo quan điểm lý tưởng như trên đã tạo cho ca dao cái ý nghĩa bề sâu, nghĩa bóng hay bình diện ngữ nghĩa thứ hai: đâu chỉ đơn thuần là chuyện gầu – dây -giếng, nhện ,sao, vàng , thau mà còn là một lớp nghĩa ẩn phía sau nó.
2.4. Các biện pháp nghệ thuật khác.
Hình tượng hóa:đó là biến cái trừu tượng thành cái cụ thể:
- Gánh cực mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo
Chơi chữ:
Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Đây là cách chơi chữ đồng âm khác nghĩa, một bên là lợi răng còn một bên là lợi ích.
Phóng đại :
…Lổ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho…
Sắp xếp chữ:
Mùa dông em đi chợ Hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai nói với anh em đã có chồng
Tức mình em đổ cá xuống sông em về.
` Đây là cách sắp xếp từ thể hiện bốn mùa trong năm:xuân - hạ - thu - đông để ngầm nói tình yêu của chúng mình đã tròn một năm chứ không phải ngày một ngày hai thế mà anh nông nổi cả tin, nhạ dạ và nghe người khác nói em đã có chồng.
Chổ ngừng trong ngôn ngữ nói và sự ngừng nhịp trong thơ không chỉ là chức năng phân giới, tức là phân ranh giới giữa các câu và các thành phần câu, mà trong nhiều trường hợp còn có chức năng làm tăng thêm sức mạnh biểu đạt ý nghĩa, nâng cao tác dụng thể hiện nội dung. Trong ca dao hiệu quả của nó hoàn toàn không nhỏ. Phá vỡ cai nhịp hai phẳng lặng êm đềm trong câu ca dao:
- Chồng gì anh / vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Chổ ngừng nhịp cắt đôi câu lục bát đã nhấn vào sự chia cắt rạch ròi,sự li khai dứt khoát “anh đi đường anh tôi đường tôi”.
Một trong những đặc điểm làm cho da dao dể thuộc dễ nhớ, dễ đi vào lòng người đọc là ở cách hiệp vần. Khác với thơ nói chung vần trong ca dao chặt chẽ đến mứ tối đa, ở đó vần chính được thống trị gần như toàn bộ, do đó hiệu quả hòa âm của vần đạt tới mức lý tưởng.
2.5.Dạng thức và biểu tượng.
2.5.1.Dạng thức
Dạng thức và câu mở đầu: có nhiều từ mở đầu có tần số lặp lại tương đối cao trở thành một môtíp quen thuộc trong ca dao .Đó là trường hợp một từ làm hạt nhân cho nhiều bài ca dao hay nói cách khác là từ đó xuất hiện trong nhiều bài ca dao. Đặng Văn Lưu cho đó là các yếu tố trùng lặp trong ca dao. Tác giả cho có ba dạng trùng lặp: hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ. Theo thống kê của chúng tôi trong cuốn khai thác ca dao Việt Nam môtíp mở đàu có tần số xuất hiện tương đối cao là Anh về: 118 lần, bây giờ 42 lần, con chim 41 lần, công anh 32 lần, chàng về 37 lần, chiều chiều 87 lần, đêm khuya 55 lần, đêm qua 49 lần, đôi ta 100 lần, gió dưa 60 lần, ngó lên 70 lần, ra về 97 lần, thân em 59 lần….Chúng tôi cho đây là những dạng thức toán tử tình thái có khả năng nhân mở các lời ca dao, đóng vai trò cấu tạo lời ca…Có nhiều câu mở đàu lặp lại trong các lời ca. Tấn số xuất hiện của câu mở đầu trong hai lời ca là 878 câu, ba lời ca là 414 câu, trong đó có số câu có lần xuất hiện khá cao là : ăn chanh ngồi gốc cây chanh :8 lần, con cò lặn lội bờ sông: 7 lần, làm trai cho đáng nên trai: 7 lần, trèo lên cây bưởi hái hoa : 7 lần…
Mẫu đề và công thức mẫu đề: Theo Bùi Mạnh Nhi: “cấu trúc của bài ca là sự vận động từ công thức truyền thống này tối công thức truyền thống khác trên cơ sở quy định chặt chẽ cử mẫu đề. Chẳng hạn chủ đề ước muốn - hoá thân:
Ước gì em hoá ra hoa
Để anh hững lấy để mà chơi khăn
Ước gì anh hoá ra chăn
Để cho em lăn em đắp em nằm
Ước gì anh hoá ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hoá ra cơi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Bài ca được xây dựng từ công thức: ước gì – hoá thân: ra hoa, ra chăn, ra giường, ra cơi - để cho...”.Mẫu đề khác nhau có những công thức khác nhau... các công thức chi tiết có thể không được sử dụng trong tất cả ytong một bài ca và đưbgs ở các vị tri khác nhau trong các bài ca khác nhau, công thức có chức năng thiết kết các văn bản, cănhngr hạn công thức gãy đàn có trong các bài ca dao dưới đây:
Đàn năm dây biết gãy dây nao
- Cầm đàn em gãy năm dây
Sầu riêng em chịu từ ngày ước ao.
Em thương anh dạ xót xa
Cầm đàn ra gãy biết đà có nguôi.
Đó là các khung kết cấu có sẵn để lồng vào hình ảnh. Chẳng hạn khung “Nước...vừa trong vừa mát, đường ... lắm cát dễ đi” có trong các lời sau:
- Nước Ngọc Sơn vừa trong vừa mát
Đường Nam Giang lắm cát dễ đi.
Nước Trịnh thôn vừa trong vừa mát
Đường Trịnh thôn lắm cát dễ đi.
2.5.2. Biểu tượng trong ca dao
Biểu tượng c