Ngày nay, nội soi đã trở thành phương tiện rất hữu ích trong chẩn đoán và điều
trị bệnh lý TMH nhưng vẫn còn hạn chế khi triển khai cho trẻ em vì trẻ thường
sợ hãi, giãy giụa gây nhiều khó khăn khi soi, đặc biệt là soi bằng ống cứng. Để
giải quyết vấn đề này người ta sử dụng các biện pháp an thần dùng thuốc hay
không dùng thuốc giúp trẻ bớt lo âu và h ợp tác hơn. Biện pháp không dùng
thu ốc như thái độ thân thiện của nhân viên y tế, phòng làm thủ thuật trang trí
phù hợp với trẻ em, cho phép cha mẹ vào phòng làm thủ thuật. Tuy nhiên,
những biện pháp này không phải là giải pháp cho tất cả mọi đứatrẻ mà đôi khi
phải cần dùng đến thuốc để giúp trẻ an tâm hơn. Việc sử dụng thuốc an thần đã
được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (chụp MRI, nội soi dạ dày,
khâu vết thương, lấy dị vật, một số thủ thuật nha khoa trẻ em, tiền mê ) với
nhiều loại thuốc khác nhau; trong đó thông dụng nhất là midazolam.
Midazolam thuộc nhóm Benzodiazepines, có tác dụng giảm lo âu, an thần, giãn
cơ, gây ngủ, quên thuận chiều ; được ưa chuộng do tác dụng nhanh, ngắn, an
toàn và có thể sử dụng nhiều đường khác nhau. Vớimục đích giảm sợ hãi cho
trẻ em thì đường tiêm không thích hợp; thuốc có vị đắng khó uống, tác dụng
chậm; đường hậu môn khiến trẻ không thích, đường mũi cho tác dụng nhanh,
độ khả dụng sinh học cao 57%
(Error! Reference source not found.)
và cũng dễ sử dụng.
Năm 1988, Wilton là người đầu tiên dùng midazolam nhỏ mũi để tiền mê cho
trẻ từ 2-5 tuổi, sau đó có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp này cho
th ấy có hiệu quả an thần và an toàn. Ở Việt Nam midazolam được dùng rộng
rãi trong ti ền mêdưới dạng chích, uống, đôi khi nhỏ mũi cho trẻ em nhưng
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả và nhất là chưa ứng dụng trong TMH.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá hiệu quả an
th ần và sự an toàn của midazolam xịt mũi để áp dụng cho nội soi TMH ở
những trẻ ít hợp tác, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của midazolam xịt mũi để an thần bệnh nhi trong nội soi tai mũi họng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MIDAZOLAM XỊT MŨI ĐỂ AN THẦN
BỆNH NHI TRONG NỘI SOI TAI MŨI HỌNG
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả an thần và sự an toàn khi dùng midazolam xịt
mũi trong nội soi Tai Mũi Họng trẻ em.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca; 33 bệnh nhân tuổi từ 3-7 có biểu hiện lo âu,
không hợp tác được dùng midazolam xịt mũi liều 0,2 mg/kg. Mức độ an thần
(theo thang điểm Wilton), sinh hiệu được đánh giá trước và sau khi dùng thuốc.
Quá trình thực hiện thủ thuật cũng như thời gian đạt tác dụng, hồi tỉnh, tác dụng
ngoại ý được ghi nhận.
Kết quả: Mức an thần đạt độ 3 và 4 là 84,9% và 3%. Thời gian đạt tác dụng
trung bình 7,8 phút, hồi tỉnh 39 phút. Kết quả thực hiện thủ thuật được đánh giá
là tốt và rất tốt chiếm 30 ca (90,9%). Sinh hiệu giữ ổn định trước và sau dùng
thuốc, không có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng nào xảy ra.
Kết luận: dùng midazolam xịt mũi cho thấy an toàn và có hiệu quả an thần,
hơn nữa nó còn làm tăng sự thành công của thủ thuật nội soi Tai Mũi Họng ở
trẻ từ 3-7 tuổi ít hợp tác
ABSTRACT
EVALUATE SEDATIVE EFFICACY OF INTRANASAL MIDAZOLAM
SPRAY IN ENT ENDOSCOPIC PROCEDURES IN CHILDREN.
Bui Minh Chau, Pham Kien Huu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 –
Supplement of No 1 - 2009: 243 - 249
Objective: Evaluate sedative efficacy and safety of intranasal midazolam spray
in ENT endoscopic procedures in children.
Method: Case series study, in which a group of 33 uncooperative children aged
3 - 7 years were administered intranasal midazolam spray (0.2mg/kg). The
level of sedation (according to Wilton’s scale) and vital signs were documented
before and after administering midazolam. The process of procedures as well as
the onset and recovery time, the side effects were also assessed.
Result: Sedation level 3 and 4 were achieved in 84.9% and 3% of cases; Mean
onset time is 7.8 minutes; mean recovery time is 39 minutes. Result of
procedures were assessed as good and very good in 30 cases (90.9%). The vital
signs were stable. No major side effect was documented.
Conclusion: Intranasal midazolam spray has been proved its safe, effective
nature, and further more, it increases the success in ENT endoscopic
procedures in uncooperative children aged 3-7 years.
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nội soi đã trở thành phương tiện rất hữu ích trong chẩn đoán và điều
trị bệnh lý TMH nhưng vẫn còn hạn chế khi triển khai cho trẻ em vì trẻ thường
sợ hãi, giãy giụa gây nhiều khó khăn khi soi, đặc biệt là soi bằng ống cứng. Để
giải quyết vấn đề này người ta sử dụng các biện pháp an thần dùng thuốc hay
không dùng thuốc giúp trẻ bớt lo âu và hợp tác hơn. Biện pháp không dùng
thuốc như thái độ thân thiện của nhân viên y tế, phòng làm thủ thuật trang trí
phù hợp với trẻ em, cho phép cha mẹ vào phòng làm thủ thuật. Tuy nhiên,
những biện pháp này không phải là giải pháp cho tất cả mọi đứa trẻ mà đôi khi
phải cần dùng đến thuốc để giúp trẻ an tâm hơn. Việc sử dụng thuốc an thần đã
được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (chụp MRI, nội soi dạ dày,
khâu vết thương, lấy dị vật, một số thủ thuật nha khoa trẻ em, tiền mê…) với
nhiều loại thuốc khác nhau; trong đó thông dụng nhất là midazolam.
Midazolam thuộc nhóm Benzodiazepines, có tác dụng giảm lo âu, an thần, giãn
cơ, gây ngủ, quên thuận chiều…; được ưa chuộng do tác dụng nhanh, ngắn, an
toàn và có thể sử dụng nhiều đường khác nhau. Với mục đích giảm sợ hãi cho
trẻ em thì đường tiêm không thích hợp; thuốc có vị đắng khó uống, tác dụng
chậm; đường hậu môn khiến trẻ không thích, đường mũi cho tác dụng nhanh,
độ khả dụng sinh học cao 57%(Error! Reference source not found.) và cũng dễ sử dụng.
Năm 1988, Wilton là người đầu tiên dùng midazolam nhỏ mũi để tiền mê cho
trẻ từ 2-5 tuổi, sau đó có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp này cho
thấy có hiệu quả an thần và an toàn. Ở Việt Nam midazolam được dùng rộng
rãi trong tiền mê dưới dạng chích, uống, đôi khi nhỏ mũi cho trẻ em nhưng
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả và nhất là chưa ứng dụng trong TMH.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá hiệu quả an
thần và sự an toàn của midazolam xịt mũi để áp dụng cho nội soi TMH ở
những trẻ ít hợp tác, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ từ 3-7 tuổi đến khám tại BVĐHYD cơ sở 1, từ 02-06/2008, có chỉ định nội
soi TMH
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trẻ có một trong những biểu hiện lo lắng, phản đối (theo thang điểm Fishbein);
người giám hộ đồng ý sử dụng thuốc
Tiêu chuẩn loại trừ
Xếp loại ASA độ III trở lên; suy hô hấp; bất thường về đường thở; đang dùng
thuốc an thần khác; bệnh lý thần kinh-cơ; dị ứng midazolam; nghẹt mũi hoàn
toàn, u bướu che lấp cửa mũi hoặc dị vật bít kín 2 mũi; xịt thuốc không đạt; cha
mẹ không đồng ý hợp tác.
Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ khám và nội soi TMH ống cứng, máy đo HA và SpO2, midazolam
(5mg/ml), dụng cụ xịt thuốc (MAD: Mucosal Atomization Device), phương
tiện hồi sức cấp cứu.
Các bước tiến hành
Đánh giá bước đầu
Hỏi bệnh sử, tiền sử, cân nặng, đánh giá mức độ an thần và hành vi phản đối,
trấn an trẻ và cha mẹ, đo sinh hiệu (M, HA, NT, SpO2), trẻ nhịn ăn uống 2 giờ
trước khi dùng thuốc
Độ an thần chia 5 mức theo Wilton:
1- kích động, đeo bám cha mẹ, khóc to.
2- tỉnh táo, nhận thức được, không đeo bám cha mẹ, có thể rên rỉ nhưng không
khóc.
3- điềm tĩnh, nằm hoặc ngồi thoải mái, mắt mở tự nhiên.
4- buồn ngủ, nằm hoặc ngồi thoải mái, mắt nhắm, nhưng đáp ứng với kích
thích nhẹ.
5- ngủ, mắt nhắm, đánh thức được nhưng không đáp ứng với kích thích nhẹ
Xịt thuốc
Liều 0,2 mg/kg, rút thuốc vào ống tiêm rồi bỏ kim, lắp đầu xịt vào, trẻ ngồi
trong lòng người thân, dụng cụ ôm vừa sát lỗ mũi, song song với sống mũi, xịt
đều và chậm cùng lúc 2 mũi. Thời gian đạt tác dụng tính từ lúc xịt thuốc đến
khi có một số biểu hiện như: ánh mắt trẻ bớt linh hoạt, đờ đẫn, nói hơi líu lưỡi,
mất đồng vận các cơ, ngồi không vững. Đo lại sinh hiệu
Tiến hành thủ thuật
Đối với nội soi mũi, chúng tôi dùng que gòn tẩm Xylometazoline 0,05% đặt
dọc theo cuốn mũi dưới 10 phút để giảm phù nề niêm mạc. Đánh giá mức độ
an thần, kết quả và thời gian thực hiện thủ thuật
Kết quả đánh giá 5 mức độ theo các tiêu chí sau :
1- Rất xấu: không thực hiện được, bé không chịu nằm xuống giường
2- Xấu: soi nửa chừng phải ngưng, bé nằm xuống giường nhưng giãy đạp mạnh
khó đưa ống soi vào
3- Trung bình: soi được nhưng phải có thêm người giữ chặt trẻ
4- Tốt: thực hiện trọn vẹn thủ thuật, không cần người giữ nhưng phải động viên
trẻ mới hợp tác tốt
5- Rất tốt: trẻ hoàn toàn hợp tác, thực hiện trọn vẹn, không gây sang chấn tai,
mũi; hình ảnh soi rõ, đẹp
Theo dõi sự hồi tỉnh
Sự hồi tỉnh tính từ lúc xịt thuốc đến khi bé có một số biểu hiện: ánh mắt linh
hoạt trở lại, đáp ứng lời nói tốt, có phản xạ ho, nuốt và tự đi được; sinh hiệu
nằm trong giới hạn bình thường
Xử lý số liệu
Dùng phần mềm SPSS 9.0
Kiểm định kết quả bằng phân tích ANOVA một chiều và ANOVA đo lường
lập lại
Hình 1:Thuốc và
dụng cụ xịt
Hình 2:Cách xịt
thuốc
KẾT QUẢ
Chúng tôi thực hiện 33 trẻ từ 3-7 tuổi, trung bình 5,18±1,24 tuổi; cân nặng
trung bình 18,8±3,6 kg (14-28kg); tỷ lệ nam/nữ là 24/9.
Thời gian đạt tác dụng 7,76±1,73 phút; thời gian hồi tỉnh 39±10,66 phút.
Bảng 1: mức độ an thần của bệnh nhi tại các thời điểm
Mức
độ an
thần
Khi
tiếp
xúc
Sau
khi
trấn an
Thuốc
đạt tác
dụng
Khi
làm
thủ
thuật
Hồi
tỉnh
1
7
(21,2%)
0 0
3
(9,1%)
0
2
26
(78,8%)
31
(93,9%)
2
(6,1%)
1
(3%)
32
(97%)
3 0
2
(6,1%)
30
(90,9%)
28
(84,9%)
1
(3%)
4 0 0
1
(3%)
1
(3%)
0
5 0 0 0 0 0
Tổng
cộng
33
(100%)
33
(100%)
33
(100%)
33
(100%)
33
(100%)
Trung
bình
1,79
± 0,42
2,06
± ,24
2,94
± 0,35
2,82
± 0,64
2,03
± 0,17
Biểu đồ 1: Sự thay đổi mức độ an
thần của bệnh nhi tại các thời điểm
Khi tiếp xúc nhân viên y tế 100% trẻ ở mức an thần độ 1 và 2, sau dùng thuốc
(lúc soi) thì 84,9% chuyển sang mức 3 , 3% ở mức 4
Hình 1: Hành vi phản đối khi tiếp xúc
Hình 2: Bình tĩnh lúc nội soi
Hình 3: Hồi tỉnh
Bảng 2: Loại thủ thuật và thời gian thực hiện
Các thủ thuật
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
Nội soi thanh quản 3 9,1
Nội soi mũi 2 6,1
Nội soi mũi + tai 1 3
Nội soi mũi + tai + họng 13 39,4
Nội soi TMH + chăm sóc
tai
10 30,3
Nội soi TMH+ hút dịch mũi 3 9,1
Nội soi TMH+ lấy ráy + hút
mũi
1 3
Tổng cộng 33 100
Thời gian (trung bình ± SD) 13,55 ± 2,93
Thời gian thực hiện thủ thuật không vượt quá thời gian tác dụng của thuốc
Biểu đồ 2 : Kết quả thực hiện thủ thuật
100% nội soi được, kết quả đạt từ trung bình đến rất tốt
Bảng 3 : một số tác dụng ngoại ý
Tác dụng ngoại
ý
Tần số Tỷ lệ (%)
Ho 2/33 6,1
Hắt hơi 9/33 27,3
Đắng miệng 18/33 54,5
Buồn nôn, nôn 0/33 0,0
Hưng phấn 3/33 9,1
Không có 10/33 30,3
Sinh hiệu gồm M, HA, NT, SpO2 giữ ổn định trước và sau dùng thuốc, không
có trường hợp nào suy hô hấp, suy tuần hoàn
Bảng 4 : Cảm giác khó chịu trong mũi sau khi xịt thuốc
Mức độ Tần số Tỉ lệ (%)
1. Không khó chịu 7 21,2
2. Ít (Khóc ít) 16 48,5
3. Nhiều (khóc to, dụi
mũi)
10 30,3
Tổng cộng 33 100
Bảng 5 : Mức độ chấp nhận xịt mũi
Sự chấp nhận xịt thuốc
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
1. Tốt ( Không phản đối) 16 48,5
2. Vừa (phản đối nhưng cho
xịt)
15 45,4
3. Xấu (phản đối dữ đội,
phải kềm giữ)
2 6,1
Tổng cộng 33 100
Ngoài ra chúng tôi phỏng vấn người thân của trẻ thì 93,9% nhận thấy
phương pháp này giúp trẻ ít phản đối hơn và muốn dùng tiếp lần sau.
BÀN LUẬN
Hiệu quả tác dụng của thuốc
Bảng 6: so sánh thời gian tác dụng với một số tác giả khác
Thời
gian
(phút)
Chúng
tôi
Gilchrist Shashikiran
Al-
Rakaf
t/g đạt
tác
dụng
7,76 ±
1,73
13 10,8 ± 2,0
10,2 ±
1,03
t/g hồi
tỉnh
39,00
±
10,66
46 38,0 ± 3,6
31,3 ±
4,03
Thời gian đạt tác dụng của chúng tôi nhanh hơn các tác giả khác có thể do thiết
bị xịt giúp thuốc tỏa đều trên niêm mạc mũi nên hấp thu nhanh hơn. Tác giả
Shashikiran cho thuốc vào ống tiêm 1ml để nhỏ mũi, còn Al-Rakaf dùng dụng
cụ xịt mỗi nhát chứa 0,1ml(Error! Reference source not found.). Gilchrist cũng dùng dụng
cụ xịt giống chúng tôi, nhưng ông không đưa ra tiêu chuẩn để xác định thuốc
đạt tác dụng mà chỉ kết luận 13 phút là thời gian thích hợp để bắt đầu thực hiện
thủ thuật(Error! Reference source not found.).
Thời gian hồi tỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi từ 22-70 phút, trung bình là
39 phút. Kết quả này gần giống với nghiên cứu của một số tác giả khác. Có thể
thấy thời gian hồi tỉnh khi dùng midazolam IN (Intranasal) khá nhanh, thích
hợp với những thủ thuật ngắn
Để dễ dàng thực hiện nội soi, chúng tôi mong đợi các bệnh nhi đạt mức an thần
độ 3, 4. Sau khi dùng thuốc, mức độ an thần trung bình đạt được 2,94; so với
trước khi dùng thuốc thì sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê rất rõ
Bảng 7: so sánh mức độ an thần khi thuốc đạt tác dụng với một số tác giả khác
Chúng
tôi
Hollenhorst
Pradipta
Brakta
Mức độ 2,94 ± 3,15 ± 0,36 2,93
an thần 0,35
Mức độ an thần trung bình của chúng tôi tương tự như của Brakta, ông cũng
nghiên cứu trên 15 trẻ tuổi từ 2-5 với liều 0,2 mg/kg(Error! Reference source not found.).
Còn Hollenhorst ghi nhận mức độ an thần đạt cao hơn do ông nghiên cứu trên
người lớn (18-65 tuổi)(7).Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ ở trạng thái
buồn ngủ khá thấp (1/33) so với các tác giả khác: Brakta ghi nhận 2/15 trẻ buồn
ngủ; Anna B. Fuks nhận xét liều lượng midazolam IN 0,2 mg/kg và 0,3 mg/kg
dùng ở 30 trẻ từ 20-42 tháng tuổi cho thấy trong 30 phút đầu thì sự tỉnh táo của
bệnh nhân không khác biệt giữa 2 nhóm; nhưng sau 40 phút thì nhóm dùng liều
cao hơn có biểu hiện buồn ngủ nhiều hơn(Error! Reference source not found.). Tuy tỷ lệ
đạt an thần độ 4 rất ít, độ 5 không có song chúng tôi thấy rằng độ 3 giúp nội soi
TMH rất tốt, đặc biệt là soi thanh quản cần trẻ hợp tác phát âm. Theo kết quả
trên chúng tôi nhận thấy liều dùng và mức độ an thần này là thích hợp.
Kết quả thực hiện: 72,7% được đánh giá rất tốt, trẻ hoàn toàn hợp tác, kết quả
thực hiện thủ thuật đạt như mong đợi, nhất là những trường hợp cần hút mũi và
lấy ráy tai; 18,2% tuy không phản đối dữ dội song trong quá trình thực hiện
phải động viên trẻ mới hợp tác tốt. Còn lại 9,1% bé giãy giụa nhiều, phải có
người kềm giữ nên chỉ soi được vòm mũi họng và tai. Qua kết quả này nhận
thấy midazolam IN có thể làm cho việc thực hiện thủ thuật nội soi ở trẻ em khá
thành công. Thời gian thực hiện thủ thuật thay đổi từ 5 đến 20 phút không vượt
quá thời gian tác dụng của thuốc. Sau khi kết thúc chỉ vài phút trẻ đã hồi tỉnh,
không mất thời gian theo dõi lâu, thích hợp cho bệnh nhi điều trị ngoại trú.
Tính an toàn khi dùng thuốc an thần
Sự thay đổi sinh hiệu: trong nghiên cứu của chúng tôi thì tất cả các chỉ số về
mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy máu trước và sau khi dùng thuốc an
thần đều không có sự thay đổi đáng kể. Không có trường hợp nào suy hô hấp
hoặc suy tuần hoàn; chỉ số SpO2 dao động từ 96% đến 99%, kết quả này cũng
giống với nhiều tác giả khác(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Tác dụng ngoại ý khác
Có 30,3% bệnh nhi không gặp tác dụng ngoại ý nào, tỷ lệ này gần giống với
Gustaf Ljungman. Tỷ lệ ho của chúng tôi (6,1%) thấp hơn Gilchrist, nhưng tỷ
lệ hắt hơi (27,3%) lại cao hơn, ông cũng sử dụng thiết bị MAD để xịt
midazolam vào mũi cho 17 trẻ từ 2-9 tuổi, ngoài ra ông còn ghi nhận một số trẻ
thấy đắng miệng nhưng không cho biết tỷ lệ cụ thể. Theo Shashikiran tỷ lệ ho,
hắt hơi và nấc cục chiếm 30% ở nhóm dùng midazolam IN, 10% ở nhóm dùng
midazolam IM. Chúng tôi không gặp trường hợp nào bị nấc cục. Al-Rakaf ghi
nhận ho và hắt hơi chiếm 8-17%(6). Mặc dù tỷ lệ ho, hắt hơi chúng tôi ghi nhận
được nhiều song mức độ nhẹ, chỉ ho rời rạc hoặc hắt hơi một vài cái sau khi xịt
thuốc, không có trường hợp nào ho thành cơn dài hoặc hắt hơi liên tục. Hơn
nữa, phần lớn trẻ trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đang có những triệu
chứng viêm nhiễm mũi nên có thể dễ bị kích thích khi xịt thuốc vào mũi hơn.
Không ghi nhận phản xạ co thắt thanh quản nào, có lẽ các bé trong nghiên cứu
này đều trên hai tuổi.Tỷ lệ đắng miệng chúng tôi ghi nhận khá cao (54,5%) có
thể do thuốc dính vào chất nhày mũi và chảy xuống họng. Chúng tôi gặp 3
trường hợp (9,1%) có biểu hiện vui vẻ, hưng phấn, nói nhiều. Tác dụng này kéo
dài trung bình 60 phút thì tự hết. Chúng tôi không gặp trường hợp nào buồn
nôn hoặc nôn; cũng không gặp trường hợp nào có biểu hiện dị ứng thuốc. Khá
nhiều nghiên cứu khác cũng ghi nhận không thấy biểu hiện dị ứng
Nhìn chung, việc sử dụng midazolam IN vẫn có những tác dụng ngoại ý nhất
định song những tác dụng này không quá nặng nề, chưa cần phải can thiệp điều
trị do đó vẫn được xem như an toàn.
Bảng 8: So sánh mức độ khó chịu trong mũi
Hollenhorst Mức độ
khó chịu
trong mũi
Midazolam
NaCl
0,9%
Chúng
tôi
1. Không
khó chịu
9 (33,3%)
18
(77,7%)
7
(21,2%)
2. ít 15 (66,6%)
9
(33,3%)
16
(48,5%)
3. nhiều 3 (11,1%) 0 (0,0%)
10
(30,3%)
Tổng cộng 27 (100%)
27
(100%)
33
(100%)
Hollenhorst so sánh cảm giác nóng rát mũi ở đối tượng người lớn (18-65 tuổi)
khi xịt midazolam và xịt NaCl 0,9% để đối chứng. Kết quả midazolam gây cảm
giác nóng rát nhiều hơn(Error! Reference source not found.). Wilton nhận xét cả NaCl
0,9% và midazolam đều gây khó chịu khi nhỏ mũi. Thực tế, hầu hết các trẻ khi
được hỏi có thấy nóng rát trong mũi không thì đều lắc đầu hoặc không trả lời;
nhưng hỏi có thấy đau hoặc cay mũi không thì một số nói có. Một nghiên cứu
khác ở những trẻ từ 2-9 tuổi cũng báo cáo không có trường hợp nào thấy nóng
rát trong mũi(Error! Reference source not found.). Có thể trẻ em chưa phân biệt chính xác
được một số cảm giác đặc biệt, do vậy chúng tôi ghi nhận là cảm giác khó chịu
trong mũi, đánh giá dựa trên lời nói than đau hoặc cay mũi; cộng với một vài
biểu hiện khách quan khác như khóc lóc, lấy tay dụi mũi. Tác giả Ljungman
ghi nhận cảm giác khó chịu trong mũi ở nhóm dùng midazolam là 44,7%, so
với nhóm đối chứng là 41,7%(Error! Reference source not found.).
Bảng 9: So sánh mức độ chấp nhận xịt thuốc vào mũi
Mức độ
chấp nhận
xịt thuốc
Chúng
tôi
Gilchrist Robert
Tốt
16
(48,5%)
9 (45%) 13 (40%)
Vừa
15
(45,4%)
5 (25%)
12
(37,5%)
Xấu 2 (6,1%) 6 (30%) 7 (22,5%)
Tổng cộng
33
(100%)
20
(100%)
32
(100%)
Tỷ lệ trẻ sẵn sàng xịt thuốc của chúng tôi tương tự như Gilchrist, nhưng tỷ lệ trẻ
phản đối dữ dội và không xịt đủ thuốc của ông lại cao hơn. Robert cũng cho
biết tỷ lệ trẻ phản đối khá cao. Cả ba nghiên cứu cùng dùng dụng cụ MAD
nhưng chúng tôi xịt cùng lúc 2 lỗ mũi, các tác giả kia thì xịt lần lượt từng bên
nên khi xịt mũi còn lại trẻ phản đối nhiều hơn. Tuy nhiên, Robert còn nhận xét
them tỷ lệ trẻ phản đối khi xịt mũi thấp hơn nhỏ mũi, và hiệu quả an thần
không khác biệt giữa 2 nhóm.
Nói chung, việc dùng thuốc ở trẻ em dù bằng bất kỳ cách nào cũng có thể gặp
khó khăn nếu trẻ không hợp tác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này chúng tôi nhận
thấy cách dùng đường mũi giúp bác sĩ chủ động và dễ dàng sử dụng hơn, tỷ lệ
bệnh nhân chấp nhận xịt thuốc cũng khá cao, hy vọng có thể áp dụng rộng rãi
được
Ý kiến của người thân: Khi được phỏng vấn có 93,9% người thân muốn được
dùng thuốc an thần để trẻ thấy êm dịu hơn, không phải dùng vũ lực như những
lần trước đây. Và họ muốn dùng tiếp lần sau. Kết quả này cao hơn tác giả
Ljungman (76,5%)(7).
Khái niệm dùng thuốc an thần trong một vài thủ thuật nhỏ như nhổ răng, nội
soi, chụp MRI… có vẻ còn khá mới mẻ đối với phần đông bệnh nhân ở nước
ta. Nhưng qua nghiên cứu này, tuy số lượng còn ít nhưng cũng phần nào thấy
được nhu cầu cần được tạo cảm giác an tâm, thoải mái mỗi khi đến bệnh viện
đặc biệt là trẻ em. Và việc sử dụng thuốc để đạt mục đích này được nhiều
người ủng hộ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 33 bệnh nhi sử dụng phương pháp an thần bằng midazolam xịt
mũi để thực hiện nội soi TMH, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thời gian đạt tác dụng trung bình là 8 phút, thời gian hồi tỉnh 40 phút
Thuốc có hiệu quả an thần: 84,9% trẻ lo âu trở nên bình tĩnh, 3% ở trạng thái
buồn ngủ
90,9% thực hiện nội soi được, trong đó 72,7% rất tốt góp phần cho chẩn đoán
và điều trị chính xác hơn, thời gian thực hiện 14 phút phù hợp với thời gian tác
dụng của thuốc
Sinh hiệu (M, HA, NT, SpO2) giữ ổn định trong quá trình dùng thuốc, không
trường hợp nào có biểu hiện suy hô hấp
Một số tác dụng ngoại ý ghi nhận được như ho, hắt hơi, cảm giác khó chịu
trong mũi, hưng phấn, đắng miệng không quá nghiêm trọng, không gây ảnh
hưởng đến tính mạng
Mức độ chấp nhận xịt thuốc cao với 48,5% bệnh nhi sẵn sàng cho xịt, 45,4%
phản đối vừa và chỉ có 6,1% phản đối dữ dội
93,9% người thân của bệnh nhi đều nhận thấy phương pháp này giúp trẻ ít phản
đối hơn và muốn dùng tiếp lần sau