Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, quy mô nông nghiệp trong những năm qua còn nhỏ lẻ, manh mún, ước tính có khoảng từ 75-100 mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình mỗi hộ có từ 7-8 mảnh. Khoảng 10% của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn, tính bình quân chỉ khoảng 0.2 ha/đầu người [11]. Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức cạng tranh còn kém, số nông dân tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít, khả năng tiếp cận vốn và thông tin thị trường còn rất hạn chế . . . Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2006 và chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loại các cam kết theo quy định của WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù hợp quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi chính phủ và nông dân phải có những nhận thức đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa chứ không như các hộ tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp.Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa,công nghiệp hóa và áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Phố Lu là một thị trấn trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Bảo Thắng, có ưu thế về giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Tạo ra thế mạnh trong việc giao lưu để phát triển và mở rộng thị trường. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của thị trấn nói chung có sự phát triển khởi sắc, tổng giá trị ngành nông lâm nghiệp đạt 11.3 tỷ đồng năm 2010, chiếm 33.73% [10]. Trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Các loại hình trang trại ở thị trấn chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trồng rừng và kinh doanh tổng hợp. Từ năm 2004 trở lại đây, quy mô chăn nuôi ở thị trấn luôn mở rộng cả về sản lượng, cơ cấu đàn: đàn trâu hiện có khoảng 110 con, tăng 2,97% so với năm 2009 đàn lợn hiện có khoảng 7 nghìn con, tăng 2,7% so với năm 2009; đàn gia cầm hiện có khoảng 30 ngàn con tăng 7,15% so với năm 2009. Kết quả chăn nuôi đang là nguồn thu lớn trong sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ nông dân dã mạnh dạn đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt [10]. Sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn chuyển từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi công nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: Thiếu vốn nên đa số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, quy mô trang trại chưa lớn đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ trang trại có trình độ hiểu biết chưa cao, kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức kinh doanh và khả năng tiếp cận thị còn nhiều hạn chế. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của thị trấn, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái nhìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác tiềm năng về phát triển kinh tế của địa phương. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai".

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, quy mô nông nghiệp trong những năm qua còn nhỏ lẻ, manh mún, ước tính có khoảng từ 75-100 mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình mỗi hộ có từ 7-8 mảnh. Khoảng 10% của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn, tính bình quân chỉ khoảng 0.2 ha/đầu người [11]. Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức cạng tranh còn kém, số nông dân tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít, khả năng tiếp cận vốn và thông tin thị trường còn rất hạn chế . . . Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2006 và chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loại các cam kết theo quy định của WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù hợp quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi chính phủ và nông dân phải có những nhận thức đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa chứ không như các hộ tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp.Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa,công nghiệp hóa và áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Phố Lu là một thị trấn trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Bảo Thắng, có ưu thế về giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Tạo ra thế mạnh trong việc giao lưu để phát triển và mở rộng thị trường. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của thị trấn nói chung có sự phát triển khởi sắc, tổng giá trị ngành nông lâm nghiệp đạt 11.3 tỷ đồng năm 2010, chiếm 33.73% [10]. Trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Các loại hình trang trại ở thị trấn chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trồng rừng và kinh doanh tổng hợp. Từ năm 2004 trở lại đây, quy mô chăn nuôi ở thị trấn luôn mở rộng cả về sản lượng, cơ cấu đàn: đàn trâu hiện có khoảng 110 con, tăng 2,97% so với năm 2009 đàn lợn hiện có khoảng 7 nghìn con, tăng 2,7% so với năm 2009; đàn gia cầm hiện có khoảng 30 ngàn con tăng 7,15% so với năm 2009. Kết quả chăn nuôi đang là nguồn thu lớn trong sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ nông dân dã mạnh dạn đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt [10]. Sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn chuyển từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi công nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: Thiếu vốn nên đa số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, quy mô trang trại chưa lớn đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ trang trại có trình độ hiểu biết chưa cao, kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức kinh doanh và khả năng tiếp cận thị còn nhiều hạn chế. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của thị trấn, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có cái nhìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác tiềm năng về phát triển kinh tế của địa phương. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai". 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu, đánh giá được hiệu quả và tiềm năng phát triển của các trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu- Bảo Thắng- Lào Cai trong những năm qua (từ năm 2008-2010). Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi ở thị trấn, đồng thời phát hiện các tiềm năng chưa được khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi ở thị trấn trong những năm tới Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã học. Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc một cách khoa học. Bước đầu tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tạo ra sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất Sau khi thực hiện đề tài, trên cơ sở các số liệu thống kê và điều tra chúng ta có thể khẳng định được tính đúng đắn của việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn. Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại địa phương có thể đề xuất một số giải pháp nâng cac hiệu quả các mô hình trong giai đoạn tới. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 2.1.1.1. Khái niệm Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu như cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là khái niệm kinh tế trang trại. Về thực chất trang trại và kinh tế trang trại là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế trang trại như : Xuất phát từ quan điểm của LêNin ”Ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích, nhưng lại hoá thành ấp trại lớn nếu xét về quy mô sản xuất”. Ở đây ta có thể hiểu khái niệm trang trại thể hiện quy mô tính theo diện tích nhưng cũng có thể đó là quy mô sản xuất thể hiện bằng thu nhập [3]. Theo GS.TS Nguyễn Thế Nhã ” Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường” [4]. Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ ” Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nông hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá” [4]. Theo Nghị Quyết TW số 06/NQ – TW ngày 10/11/1998, đã xác định: ”... trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hang hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả” [7]. Cũng như khái niệm về trang trại, trong thời gian qua cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại như: - Theo PGS.TS Lê Trọng: ” Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước bảo hộ theo luật định” [4]. - Theo tác giả Trần Trác: ” Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một nông hộ theo cơ chế thị trường” [4]. - Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ – CP về việc ” khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng ” Bản chất của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình” [7]. Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Bởi ngoài ra còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi trường. Điều này có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại. Còn trang trại là nơi diễn ra các hoạt động và mối quan hệ đó, nhìn chung trang trại gồm những đặc điểm cơ bản sau: - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là đặc điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường. - Là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá - Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Trang trại tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh - Chủ trang trại là người có trình độ, năng lực tổ chức quản lí, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất, kinh doanh. - Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động. - Các chủ trang trại đều có thu nhập vượt trội so với mức bình quân của nông dân trong vùng. 2.1.1.2. Phân loại trang trại ở Việt Nam Cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta bao gồm nhiều loại khác nhau. Việc phân loại trang trại rất quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp với từng loại hình. Theo thông tư 69/200- TTLT/BNN- TCTK thì trang trại được phân theo các hình thức sau: Theo thu nhập: các trang trại được phân loại theo thu nhập, theo hai hướng chính là trang trại sản xuất và trang trại kinh doanh. Trong đó trang trại sản xuất thu nhập từ sản xuất là chính, trang trại kinh doanh thu nhập chủ yếu từ hoạt đọng kinh doanh [9]. Theo quy mô đất đai gồm: trang trại nhỏ từ 2- 5 ha. Trang trại vừa từ 5- 10 ha. Trang trại có quy mô lớn từ 10-30 hatrang trại có quy mô lớn vượt quá hạn điền lớn hơn 30 ha [9]. Theo cơ cấu sản xuất có các loại trang trại như sau: Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại kết hợp của các hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp. sản phẩm làm ra số lượng một loại không lớn nhưng đa dạng về chủng loại. Trang trại chuyên môn hóa: là trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản phẩm chính như trang trại chuyên chăn nuôi lợn, chuyên chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả [9]. Phân loại theo hình thức quản lý: Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại theo nguyên tắc cổ phần, trang trại này thường có quy mô lớn, sử dụng lao động làm thuê. Trang trại liên doanh: là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu sản xuất nhưng có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau, để trở thành trang trại có quy mô lớn. hoặc mỗi chủ trang trại có một thế mạnh hợp tác lại với nhau để tạo ra một sản phâm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trang trại gia đình: là trang trại chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một chủ hộ đứng ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tư cách pháp nhân và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu [9]. Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động: Trang trại gia đình: là trang trại mà trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động. Trang trại tư bản tư nhân: là trang trại mà người chủ sở hữu không lao động hoặc có lao động nhưng làm công tác quản lý, thuê lao động là chủ yếu [9]. 2.1.1.3. Vai trò, vị trí của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩm nông nghiệp. Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc đáng kể vào sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta cung cấp khoảng trên 1,6 triệu tấn thịt các loại, trên 40 nghìn tấn sữa và trên 3 tỷ quả trứng. Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở công nghiệp chế biến được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dung và xuất khẩu có giá trị. Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: bào chế thuốc, sản xuất bột máu, bột xương dùng trong chăn nuôi [2]. Ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp các nước. Loại hình trang trại gia đình ở các nước phát triển có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình. Kinh tế trang trại ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đất nước. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò của nó đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế trang trại góp phần giải quyết các ván đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau đó nữa là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước. 2.1.1.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi Việc nghiên cứu đặc trưng của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý. Bởi vậy khi nghiên cứu các loại hình trang trại chúng ta cần nắm vững những đặc trưng của chúng. Kinh tế trang trại có 5 đặc trưng cơ bản sau đây: Chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao. So với kinh tế nông hộ thì đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của nó là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại là nhỏ, vừa hay lớn. Quy mô của trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng hóa trên 85% [1]. Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn nhiều lần mà còn rất tập trung, liền vùng, liền khoảng. Kinh tế trang trại đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắnvới thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính quyết định chiến lược sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nói chung các trang trại không những sử dụng công cụ lao động thô sơ mà đã trang bị nhiều loại máy móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các trang trại có thể sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm hoặc làm theo thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia đình trang trại. Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật làm giàu cũng như có nhưng điều kiện nhất định để tạo lập trang trại 2.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng trang trại Theo Thông tư 69/ TTLB/ BNN - TCTK cho rằng một trang trại phải hội tụ 4 đặc điểm cơ bản sau: + Có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. - Đối với trang trại trồng các loại cây hàng năm chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung phải có diện tích 2 ha trở lên, còn các tỉnh Nam Bộ phải có diện tích 3 ha trở lên. - Đối với các trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung du phải có diện tích 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam Bộ phải có diện tích 5 ha trở lên. - Đối với các trang trại chăn nuôi như trâu, bò thịt phải có từ 50 con trở lên, bò sữa 10 con trở lên, lợn 100 con trở lên( không kể lợn dưới 2 tháng tuổi), lợn nái 30 con trở lên, gia cầm có từ 2000 con trở lên( không tính con dưới 7 ngày tuổi). - Đối với các trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên. - Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước trở nên. - Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ sản đặc sản, tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung từ 40 triệu đồng trở lên, còn đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. + Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên từ 2 lao động/ năm nếu là lao động thời vụ thì quy đổi thành lao động thường xuyên. + Chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâm, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh. + Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì loại hình trang trại rất đa dạng, lại phụ thuộc vào điều kiện đất đai, tính chất sản xuất và kinh doanh của từng vùng, từng trang trại. 2.1.1.6. Điều kiện cơ bản để phát triển trang trại và kinh doanh có hiệu quả + Về ruộng đất và quy mô ruộng đất: Tư liệu sản xuất chủ yếu và điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại chính là ruộng đất. nếu không có ruộng đất thì không thể tiến hành sản xuất ra nông sản và nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, để thành lập một trang trại theo đúng nghĩa của nó thì quy mô ruộng đất phải phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của từng trang trại nhất định mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều kiện ruộng đất nông nghiệp của nước ta không lớn. Mức ruộng đất sử dụng bình quân là thấp, khoảng 0,59 ha/hộ và phân bố không đều. Những nơi có bình quân ruộng đất cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi còn có nhiều đồi gò, đất lâm nghiệp) và những nơi có truyền
Tài liệu liên quan