Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, nhiều nhà máy, nhiều khu công nghiệp mọc lên ở thành phố, đây là móc đánh dấu sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển không ngừng đó là sự thiếu ý thức của các cấp lãnh đạo, công nhân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như giữ gìn sức khỏe của bản thân và người dân xung quanh. Với một đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, việc quy hoạch xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải đúng tiêu chuẩn còn quá chậm. Do các nhà máy không chú trọng xây dựng hệ thống xử lý bùn thải nên lượng bùn phần lớn được thải lén xuống các khu đất trống, bãi rác và thậm chí là các kênh rạch của thành phố Làm cho các nguồn nước, cũng như môi trường đất ở đây bị nhiễm Kim Loại Nặng khiến cho người dân bức xúc và là vấn đề đau đầu của nhà quản lý môi trường. Vì thế, việc đánh giá khả năng tích lũy chì của thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị nhằm để xác định rõ khả năng tồn tại của kim loại nặng nói chung và chì nói riêng, từ đó tìm cách hạn chế việc gây ô nhiễm Kim Loại Nặng trong đất cũng như trong nước. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nhất hiện nay.
Làm sạch đất bị nhiễm kim loại là một vấn đề hết sức khó khăn, bùn thải cũng vậy, để xử lý được bùn đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Tuy nhiên, trong quá trình học và biết được đặc điểm của một số thực vật có khả năng hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng trong đất cũng như trong bùn thải nên em đã chọn đề tài này để xử lý môi trường như một công nghệ đặc biệt. Tuy nhiên trong đề tài này em chỉ tập trung giới thiệu về khả năng xử lý chì (Pb) trong bùn thải cống rãnh bởi một số loài thực vật.
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng tích lũy Pb ở một số thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIẤY CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Môi Ttrường và Công Nghệ Sinh Học của trường Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM
Em tên là: Phạm Thị Cẩm Loan. Lớp 07DMT1. MSSV: 107108045
Ngành: Kĩ Thuật Môi Trường
Em viết giấy này xin cam đoan nội dung chính của bài (chương 3) đều do em đi thực tế và tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Đệ cùng với các anh chị trong phòng thí nghiệm của viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Riêng các chương tổng quan của bài là em tham khảo tài liệu của thầy hướng dẫn cung cấp và có đọc một số tin tức, báo chí trên trên mạng, cùng với một số đồ án cũ mà khóa trước đã thực hiện.
Em xin cam đoan những gì em nói ở trên là sự thật, em sẽ chịu trách nhiệm về những gì em đã nói.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Cẩm Loan
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp là đánh dấu sự kết thúc của một quá trình học hỏi và nghiên cứu ở giảng đường Đại Học, đồng thời mở ra một chân trời mới, là hành trang giúp em bước vào đời.
Để đạt được những kiến thức quý báu như ngày nay, ngoài sự phấn đấu học hỏi hết mình của bản thân là công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và sự dạy dỗ của thầy cô và sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học của trường Đại Học Kĩ Thuật Công Nghệ TPHCM nói chung và các thầy cô trong bộ môn môi trường nói riêng đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian giảng dạy chúng em tại trường
Đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Đệ đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp. Cảm ơn các anh chị làm trong phòng thí nghiệm của Viện Địa lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt công việc của mình.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGÔN: chất gây ô nhiễm
KCN – KCX: khu công nghiệp – khu chế xuất
KLN: Kim Loại Nặng
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Hàm lượng một số Kim loại nặng trong bùn kênh rạch
Hình 1.1: Tiến trình phục hồi đất vật liệu bùn thải
Bảng 1.2: Một số loài thực vật có khả năng tích lũy kim loại nặng cao
Bảng 1.3: Một số loài thực vật cho sinh khối nhanh có thể sử dụng để xử lý kim loại nặng trong đất
Bảng 1.4: Tình trạng cây Latana sau khi xử lý và mức độ hấp chì (Pb) của lá và rễ các nghiệm thức sau 24h xử lý ở nồng độ chì (Pb) khác nhau
Sơ đồ 2.1: Các điểm khảo sát
Hình 3.1: Bùn sau khi nạo vét thải dọc theo bờ kênh
Hình 3.2: Thực vật phát triển trên bùn thải
Hình 3.3: Kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Hình 3.4: Bãi bùn ở Huyện Cần Giờ
Hình 3.5: Đi lấy mẫu
Bảng 3.1: Kết quả tính độ ẩm của bùn
Bảng 3.2: Kết quả đo pH của bùn
Bảng 3.3: Kết quả đo EC
Biểu đồ 3.1: So sánh pH và EC ở các điểm khảo sát
Bảng 3.4: Kết quả đo lượng mùn trong đất
Bảng 3.5: Tổng hợp các kết quả phân tích hóa đất
Bảng 3.6: Tỷ lệ của mẫu khô trên mẫu tươi
Bảng 3.7: Tỷ lệ rễ và thân của mẫu thực vật tươi
Biểu đồ 3.2: Biểu diễn tỷ lệ rễ và thân của thực vật ở trạng thái tươi
Bảng 3.8: Tỷ lệ rễ và thân của mẫu thực vật khô
Biểu đồ 3.3: Biểu diễn tỷ lệ rễ và thân của thực vật ở trạng thái khô
Bảng 3.9: Kết quả đo lượng chì (Pb) tích lũy được trong cỏ Mần trầu và Cói
Bảng 3.10: Khả năng tích lũy Pb của cỏ Mần Trầu và Cói
Biểu đồ 3.4: So sánh khả năng hút Pb của Cói và cỏ Mần Trầu
Biểu đồ 3.5: So sánh khả năng tích lũy Pb của một số thực vật
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, nhiều nhà máy, nhiều khu công nghiệp mọc lên ở thành phố, đây là móc đánh dấu sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển không ngừng đó là sự thiếu ý thức của các cấp lãnh đạo, công nhân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như giữ gìn sức khỏe của bản thân và người dân xung quanh. Với một đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, việc quy hoạch xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải đúng tiêu chuẩn còn quá chậm. Do các nhà máy không chú trọng xây dựng hệ thống xử lý bùn thải nên lượng bùn phần lớn được thải lén xuống các khu đất trống, bãi rác và thậm chí là các kênh rạch của thành phố… Làm cho các nguồn nước, cũng như môi trường đất ở đây bị nhiễm Kim Loại Nặng khiến cho người dân bức xúc và là vấn đề đau đầu của nhà quản lý môi trường. Vì thế, việc đánh giá khả năng tích lũy chì của thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị nhằm để xác định rõ khả năng tồn tại của kim loại nặng nói chung và chì nói riêng, từ đó tìm cách hạn chế việc gây ô nhiễm Kim Loại Nặng trong đất cũng như trong nước. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nhất hiện nay.
Làm sạch đất bị nhiễm kim loại là một vấn đề hết sức khó khăn, bùn thải cũng vậy, để xử lý được bùn đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Tuy nhiên, trong quá trình học và biết được đặc điểm của một số thực vật có khả năng hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng trong đất cũng như trong bùn thải nên em đã chọn đề tài này để xử lý môi trường như một công nghệ đặc biệt. Tuy nhiên trong đề tài này em chỉ tập trung giới thiệu về khả năng xử lý chì (Pb) trong bùn thải cống rãnh bởi một số loài thực vật.
Tình hình nghiên cứu:
Đánh giá khả năng tích lũy kim loại nặng nói chung và chì (pb) nói riêng ở một số thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã được rất nhiều nhà môi trường nghiên cứu và đánh giá với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng phần lớn chủ yếu áp dụng công nghệ PHYTOREMEDIATION với một số loài thực vật có khả năng tích lũy kim loại nặng cao như: Latana, cỏ Mần Trầu, cỏ Vertiver,… Và trong đề tài này cũng đã tham khảo công nghệ phytoremediation để đánh giá khả năng tích lũy chì (pb) ở một số thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
Giới hạn của đề tài:
Ven các kênh của Thành Phố Hồ Chí Minh (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm…)
Bãi bùn thải của thành phố (Rạch Lá - Cần Giờ)
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá khả năng tích lũy chì (Pb) ở một số thực vật mọc trên bùn thải cống rãnh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm:
- Xác định lượng chì (pb) ở một số thực vật có khả năng phát triển trên bùn thải cống rãnh xung quanh một số kênh rạch như: kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
- Sử dụng một số thực vật có khả năng loại bỏ chì (Pb) trong đất, hạn chế tích lũy kim loại nặng trong đất.
5. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh:
Đặc điểm nền kinh tế của Thành Phố Hồ Chí Minh:
Tp. HCM với hơn 300 năm hình thành và phát triển là một trong những Thành phố lớn nhất Việt Nam và được xác định là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của cả nước. Tp. HCM có diện tích 2.095,239 km2, chiếm 0,6% diện tích cả nước nhưng dân số có đến 7,2 triệu người (theo thống kê 2010), chiếm 6,6% dân số cả nước.
Tp. HCM là nơi hoạt động kinh tế diễn ra năng động nhất, có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong cả nước. Theo “Báo cáo Tình hình Kinh tế - Xã hội Tp. Hồ Chí Minh năm 2010”, Kinh tế thành phố giữ vững được tốc độ phát triển, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn 9 tháng ước đạt 304.530 tỷ đồng, tăng 11,2% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó: khu vực thương mại dịch vụ đóng góp cao nhất 6,05%; Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 5,04%; khu vực nông lâm thuỷ sản 0,06%.
Về cơ cấu sản xuất, Tp.HCM tập trung chủ yếu vào phát triển Công nghiệp (30,5% GDP) với 11 Khu Công nghiệp tập trung, 3 Khu Chế xuất và 1 khu Công nghệ cao. Thương mại, dịch vụ chiếm 20,5% GDP với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cũng góp phần quan trọng vào nguồn thu của Thành phố (40% GDP). Phần còn lại là sản lượng Nông nghiệp với tỷ lệ 1%.
Như vậy, Tp.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội và con người, Tp.HCM đang phải đối mặt với vấn đề về quản lý đô thị (giao thông, cấp nước, điện, nhà ở, qui hoạch đô thị…) và môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn..) trong đó quản lý bùn thải là một trong những vấn đề mới, ít được quan tâm và đầu tư.
1.1.2 Ô nhiễm bùn thải cống rãnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
“Bùn thải kênh rạch đổ ở đâu? Đổ khắp nơi có thể!” Đó là phát biểu của Công ty Thoát nước đô thị TPHCM. Các công ty phải đổ khắp nơi – nơi có thể thương lượng được với chính quyền, người dân hay các chủ đầu tư công trình có nhu cầu cần san lấp (
qlchatthai). Tuy nhiên, trong bối cảnh tấc đất, tấc vàng hiện nay thì rất khó tìm ra địa điểm đổ bùn. Hiện công ty đang đứng trước nguy cơ không thể thực hiện nạo vét kênh rạch vì không thể giải quyết được khâu đổ bùn ở đâu. Việc xử lý bùn thải công nghiệp đang là vấn đề nan giải của TP Hồ Chí Minh. Hiện hầu hết lượng bùn thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN-KCX và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố chưa được các đơn vị thải ra coi là chất thải nguy hại và xử lý đúng cách. Nguy hiểm hơn, nhiều KCN còn đem bùn thải có chứa chất độc hại đổ ra môi trường hoặc bón cây.
Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết, trung bình mỗi ngày TP có gần 3000 tấn bùn thải (gồm khoảng 2000 tấn bùn từ việc nạo vét kênh rạch và làm vệ sinh mạng lưới thóat nước, 250 tấn bùn từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn và trên 500 tấn bùn từ nạo vét cống và rút hầm cầu...) nhưng không được xử lý, tái chế. Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí và nhất là thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt dẫn đến chất luợng nguồn nuớc bị suy giảm
TP.HCM có hệ thống kênh rạch chằng chịt dài trên 1000 km thuộc các lưu vực chính là: Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Vàm Thuật, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Kinh Đôi - Kinh Tẻ. Nhiều năm qua Thành Phố đã giải tỏa trên 15.000 hộ dân sống trên các kênh rạch nội thành và gần 2000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ( trong đó nhiều cơ sở xả chất thải xuống kênh rạch).
Nhưng hiện nay mỗi ngày Thành Phố vẫn phải tiếp nhận khoảng 1 triệu m3 nuớc thải sinh họat, gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp, 4000 - 5000 tấn rác thải sinh họat... thải trực tiếp xuống kênh rạch. Do vậy phần lớn các kênh rạch của Thành phố đều bị bùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi thối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Bên cạnh đó, theo ban quản lý bãi rác Đông Thạnh, nơi được chỉ định tiếp nhận bùn hầm cầu, mỗi ngày nơi đây chỉ tiếp nhận được chừng khoảng 180 m3 bùn hầm cầu của Thành phố, còn thấp xa so với số luợng bùn hầm cầu thải ra mỗi ngày. Một lượng rất lớn bùn hầm cầu đã bị các đơn vị thu gom của nhiều quận huyện thải không đúng nơi quy định, làm tăng ô nhiễm môi trường.
Để cải thiện môi trường nước các kênh rạch, TP.HCM đã tiến hành di dời hàng chục ngàn hộ dân, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng và chỉnh trang đô thị như: công trình đại lộ Đông - Tây giải tỏa hàng ngàn hộ dân dọc Kinh Đôi - Kinh Tẻ, chỉnh trang đô thị dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng di dời gần 10.000 hộ dân sống ven kênh, di dời gần 600 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, trực tiếp xả nước thải xuống kênh rạch... ra ngoại thành.
Tuy nhiên, do công tác quản lý bùn thải là một trong những vấn đề mới nên dù đã quy hoạch 3 khu liên hợp xử lý, tái chế chất thải rắn, trong đó có khu xử lý chất thải Tây Bắc Củ Chi có diện tích lên đến 880 ha và khu xử lý chất thải rắn Đa Phước đều không có khu xử lý bùn thải..
Thành phố có 2 bãi đổ bùn thải tạm thời là Vuờn Lan (quận Tân Bình) và Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) nên chưa thể đáp ứng nhu cầu. nay có thêm bãi bùn ở Cần Giờ nhưng hầu như tất cả bùn thải hiện chỉ được thu gom một phần nhưng cũng chưa hề được xử lý, tái chế, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên do trong bùn thải có hàm luợng dinh dưỡng cao có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp.
1.1.3 Hệ thống thoát nước Thành Phố Hồ Chí Minh:
Hệ thống Thoát nuớc của Tp. HCM là hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước thải.
Hệ thống thoát nước gồm 9.804.750m đường cống và 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước chính. Trong đó, các hệ thống kênh rạch bị ô nhiễm chủ yếu do hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: (1) Kênh Tân Hoá - Lò Gốm; (2) kênh Tham Lương - Bến Cát, Vàm Thuật; (3) kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; (4) kênh Đôi - kênh Tẻ. Hệ thống kênh rạch còn lại chủ yếu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: (5) Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; (6) Rạch Cần Giuộc - Mương Chuối và (7) Sông Sài Gòn - Nhà Bè - Ngã 7.
Hiện nay, ở Tp.HCM có 2 cấp được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện chức năng duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước là cấp Thành phố và cấp Quận, huyện.
Cấp Thành phố chỉ có duy nhất Công ty Thoát nước Đô thị chịu trách nhiệm duy tu nạo vét khoảng 746 km đường cống cấp 2 và 3 thuộc loại cống hộp hoặc cống tròn có đường kính 800 mm trở lên, hơn 31.000 hầm ga các loại xả nước ra, 27 kênh rạch chính và 16 kênh rạch nhánh có tổng chiều dài khoảng 56 km.
Cấp Quận, huyện gồm các Công ty Dịch vụ Công ích Quận, huyện duy tu nạo vét các cống nhỏ và cống hẻm có đường kính từ 600mm trở xuống (cống cấp 4).
1.1.4 Bùn thải của hệ thống thoát nước:
1.1.4.1 Nguồn và lượng bùn thải:
Theo các số liệu thống kê của Công ty Thoát nước đô thị thành phố (2007) và các dự án cải thiện môi trường nước, các nguồn bùn thải trong Tp.HCM có thể chia làm 2 loại: nguồn bùn thải tạm thời và nguồn bùn thải lâu dài.
Nguồn bùn thải tạm thời:
Đây là nguồn bùn thải sinh ra trong quá trình nạo vét kênh rạch của các dự án “Cải thiện Môi Trường nước” tại Tp.HCM. Đó là các dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi – kênh Tẻ, Tân Hoá – Lò Gốm, Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước.
Nguồn bùn thải lâu dài:
Các nguồn bùn thải lâu dài từ công tác duy tu nạo vét hàng ngày, gồm:(1) công tác nạo vét hệ thống cống trong thành phố, (2) công tác nạo vét kênh mương trong thành phố.
Khối lượng bùn từ hoạt động duy tu nạo vét hàng ngày ước tính khoảng 360.000 tấn/năm. Do công tác duy tu nạo vét tập trung vào các tháng mùa khô nên khối lượng này thay đổi từ mức thấp nhất là 500 tấn/ngày (mùa mưa) lên đến cao điểm là 1.800 tấn/ngày (mùa khô).
1.1.4.2 Thành phần và đặc tính của bùn thải:
Thành phần và đặc tính của bùn thải rất phức tạp, phụ thuộc nhiều vào các nguồn thải vào hệ thống thoát nước. Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về thành phần và tính chất của bùn thải mà chỉ có những đánh giá riêng lẻ ở những hệ thống kênh rạch hay đường cống tiêu biểu.
Hơn nữa, việc đánh giá mức độ tác động và ảnh hưởng của bùn thải cần có những tiêu chuẩn để tham chiếu, tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn giới hạn kim loại nặng cho bùn kênh rạch và cống rãnh, nên việc so sánh tính chất bùn thải được dựa theo các tiêu chuẩn TCVN 7029:2002 (Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp).
Theo kết quả lấy mẫu và phân tích trong Báo cáo “Thành phần và đặc tính bùn thải kênh rạch”; được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc (VINAUSEN), trình bày tại Hội thảo Quản lý Bùn thải tại Tp.HCM, ngày 23,24/4/2007, thành phần bùn thải được xác định như sau:
♣ Bùn kênh rạch:
Bùn kênh rạch được lấy tại 3 vị trí kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, rạch Bà Điểm - Hóc Môn và rạch Cầu Sơn. Kết quả phân tích thành phần bùn tại 3 kênh rạch trên cho thấy thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ rất cao, từ 69,8% - 82,4%.
Về thành phần một số kim loại nặng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.1: Hàm lượng một số kim loại nặng trong bùn kênh rạch
Kim loại
Nồng độ nhỏ nhất, mg/kg
Nồng độ lớn nhất, mg/kg
TCVN, mg/kg
Pb
6
24
70
Cu
88
243
50
Ni
19
96
50
Zn
26
569
200
Cd
0
0
2
Nguồn: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC.(23,24/4/2007).Thành phần và Đặc tính Bùn Kênh rạch – Cống rãnh. Hội thảo Quản lý Bùn thải tại Tp.HCM.
Như vậy, qua kết quả phân tích trên cho thấy đối với bùn các kênh rạch thì thành phần ô nhiễm chính là các hợp chất hữu cơ và hàm lượng các kim loại nặng nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép khi sử dụng cho mục đích nông nghiệp, ngoại trừ nồng độ Zn, Ni, Cu của mẫu bùn tại một số kênh rạch bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp nên nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép.
♣ . Bùn cống rãnh:
Bùn cống rãnh được lấy mẫu từ các hố ga dọc theo các tuyến đường lớn trên địa bàn Quận 1 (cống đối diện 192 Lê Lai, 292 Phạm Ngũ Lão), Quận 3 (199 Cách Mạng Tháng 8, 183 Võ Thị Sáu) và Quận Bình Thạnh (C 4/5-6 Chu Văn An). Kết quả phân tích thu được như sau:
- Thành phần hữu cơ trong bùn cống rãnh thấp hơn rất nhiều so với bùn kênh rạch, chiếm 1,6% - 16,8%. Giá trị cao nhất đo được của Nitơ là 618,2 mg/kg.
- Thành phần các kim loại nặng, Pb và Zn có nồng độ rất thấp trong tất cả các mẫu so với TCVN 7029:2002. Cd không phát hiện còn nồng độ Ni cao nhất là 26,4 mg/kg nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nồng độ Cu trong mẫu lấy tại C 4/5-6 Chu Văn An là 74,24 mg/kg, lớn hơn 1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Như vậy, bùn thải hệ thống thoát nước Thành phố có hàm lượng hữu cơ tương đối cao, đây là cơ hội để có thể áp dụng các công nghệ xử lý, thu hồi khí sinh học. Đồng thời cần lưu tâm đến nồng độ Zn, Ni, Cu của bùn tại một số kênh rạch bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp
Bùn cống rãnh, kênh rạch sau khi nạo vét đưa vào bải thải, theo thời gian bùn bị thoát ẩm, thuần thục dẫn về vật lý và hóa học tao điều kiện cho một số thực vật phát triễn, sự thích nghi với môi trường đất chứa nhiều KLN nên các thực vật này có khả năng tích lũy KLN trong thân và rễ của chúng.
Sự thuần thục của bùn nạo vét cống rãnh và bùn cống rãnh sẽ diễn ra theo sơ đồ sau đây:
Bùn
Thoát nước
sau nạo vét
Thuần thục vật lý
Thuần thục
hoá học
Thuần thục
sinh học
Thực vật phát triển (Phục hồi sinh học)
Hình 1.1: Tiến trình phục hồi đất từ vật liệu bùn thải
Nguyên Lý và thiết kế phục hồi đất ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremidiation):
1.2.1 Nguyên lý:
Phục hồi đất nhiễm bằng bằng thực vật (Phytoremediation) là sử dụng thực vật để xử lý in situ những đất, trầm tích hoặc nước bị ô nhiễm. Phương thức này được áp dụng có hiệu quả nhất ở những tầng đất nông bị ô nhiễm chất hữu cơ, dưỡng chất, hoặc kim loại.
Phương thức xử lý này dựa trên một trong năm nguyên lý sau đây: Phytotransformation,RhizosphereBioremediation,Phytostabilization, Phytoextraction, hoặc Rhizofiltration.
1.2.1.1 Phytotransformation:
Sự biến đổi chất gây ô nhiểm bằng cơ chế thực vật (Phytotransformation) là lợi dụng đặc điểm của thực vật có khả năng hấp thu chất gây ô nhiễm (CGÔN) hữu cơ và dinh dưỡng từ đất, nước ngầm và sau đó làm biến đổi chúng.
Phytotransformation phụ thuộc vào việc hấp thụ trực tiếp CGÔN từ nước trong đất và sự tích lũy những chất chuyển hóa trong mô thực vật. Đối với việc ứng dụng trong xử lý môi trường, sự biến đổi chất rất quan trọng, nó được tích tụ trong thực vật nhưng không độc hoặc ít nhất là có độc tính thấp so với hợp chất ban đầu sinh ra chúng
Những khả năng ứng dụng bao gồm: Phytotransformation ở những vị trí và những diện tích chứa dầu, các kho chứa, chất thải đạn dược, sự cố tràn dầu, dung môi chlorinated, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp rác, hóa chất nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học)…. Phytotransformation không phải là sự lựa chọn là giải pháp xử lí riêng, mà nó còn được sử dụng trong sự liên kết với những cách tiếp cận khác, chẳng hạn như các hoạt động di chuyển hay việc xử lý ex situ đối với các chất thải nhiễm bẩn nặng hoặc như việc xử lí làm sạch cuối cùng (polishing).
Cơ chế vận chuyển O2, nước, và carbon có thể diễn ra ở nhiều loài thực vật. Thực vật cung cấp O2 từ đất đới rễ (soil rhizosphere), nhưng rễ cũng cần O2 cho quá trình hô hấp. Sự trả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thuyet minh.docx
- Trang bia.docx