Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn.
134 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng lọat các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề chất thải rắn.
Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải rắn là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở những nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã ngày càng đáp ứng và nâng cao đời sống của con người, đồng thời càng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân chính làm sản sinh ngày càng nhiều chất thải, kéo theo đó là việc giải quyết hàng nghìn tấn chất thải rắn mỗi ngày.
Để quản lý khối lượng chất thải rắn khổng lồ với mức tăng 10 -15%/năm, TPHCM đã hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3 - 5 công ty TNHH, 1 hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân, hàng ngàn tổ dân lập và khoảng 30.000 người họat động trong lĩnh vực này (trong đó, hơn 6.000 người hoạt động trong hệ thống thu gom, vận chuyển, chôn lấp; hơn 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực phân loại, thu gom, mua bán phế liệu).
Điểm “tập kết” cuối cùng của mọi hoạt động trong hệ thống quả lý kỹ thuật CTRĐT từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý và tiêu hủy đều là bãi chôn lấp. Nói như vậy để thấy rằng, việc xử lý bằng cách chôn lấp một lượng lớn chất thải rắn hàng ngày tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường sống cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM” được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của họat động xử lý chất thải rắn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà họat động này gây nên.
II. MỤC ĐÍCH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTM (Environmental Impact Assessment - EIA) là sự nhận dạng hệ thống và đánh giá các ảnh hưởng có khả năng xảy ra của các dự án, các nhà máy, các chương trình, các hoạt động đến các thành phần hóa lý, sinh học, văn hóa, kinh tế - xã hội của môi trường tổng thể (Canter, 1977), nhằm đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giảm đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu và phát huy cao nhất các ảnh hưởng tốt. Một hệ thống ĐTM lý tưởng phải được áp dụng cho tất cả các dự án có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và xác định rõ ảnh hưởng nào là nghiêm trọng nhất.
Như vậy, kết hợp chặt chẽ với chương trình giám sát, báo cáo ĐTM là công cụ khoa học phục vụ đắc lực cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi trường
Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm mục đích:
Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng các BCL và các vùng lân cận;
Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động chôn lấp CTR đối với môi trường;
Đề xuất các biện pháp công nghệ để xử lý ô nhiễm;
Đề xuất các biện pháp quản lý phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường;
Lập chương trình giám sát ô nhiễm cho hoạt động chôn lấp trong khi xây dựng, trong giai đoạn vận hành và sau khi BCL đóng cửa.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Cơ Sở Pháp Lý
Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM” được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
-Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam (năm 2005) có hiệu lực ngày 01/07/2006 đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản pháp lý khác liên quan đến việc cụ thể hoá các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, hướng dẫn,….
- Thông tư số 490/1998/TT – BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường, về Hướng dẫn lập và thẩm định “Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư”.
- Qui định về việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
- Các qui định thi công cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng ban hành ngày 17/10/1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
- TCVN 6696-2000 – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- TCVN 6705-2000 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại.
- TCXDVN 261-2001 – Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto (2002) và đang xây dựng Chiến lược quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các nước công nghiệp hoá được phép mua “Chứng chỉ Carbon” từ các chỉ tiêu của các nước đang phát triển và coi như đã giảm lượng khí thải ra theo cam kết của mình. Việc thu gom và sử dụng khí methane từ các BCL là một trong những công nghệ mang lại những lợi ích về mặt tài chính nhất khi thực hiện CDM, tỷ lệ quay vòng tài chính nội tại từ các dự án này có thể tăng lên từ 5% đến 10%.
2. Các Tài Liệu Khác
Các tài liệu khác được sử dụng trong việc chuẩn bị báo cáo ĐTM:
Luận chứng tiền khả thi dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát” của Xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn thuộc Sở GTCC Tp.Hồ Chí Minh.
Dự án “Đầu Tư Nâng Cấp Chất Lượng Công Trường Xử Lý Rác Gò Cát”;
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng bãi chôn lấp số 2 – khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Thành phố”
Dự án “Xây dựng và vận hành khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – Thành phố Hồ Chí Minh”
Báo cáo ĐTM của dự án “Cải Tạo Hệ Thống Kênh Rạch và Phát Triển Hệ Thống Thoát Nước Lưu Vực Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè” (JICA);
Phương án Giải Tỏa Di Dời và Tái Định Cư cho các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh;
Báo cáo Giám Sát Chất Lượng Môi Trường của thành phố Hồ Chí Minh.
Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, không khí và chất thải rắn) của nước ngoài và trong nước;
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Đối tượng và phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Với đặc thù là báo cáo nghiên cứu công đoạn xử lý cuối cùng trong hệ thống quản lý kỹ thuật CTRĐT nên đối tượng của báo cáo ĐTM này là hoạt động chôn lấp CTRĐT nói chung trên toàn địa bàn thành phố.
Phạm vi nghiên cứu của báo cáo là 3 bãi chôn lấp điển hình cho 3 trạng thái hoạt động khác nhau, 3 thời điểm xây dựng khác nhau:
+ BCL Đông Thạnh – Hóc Môn
+ BCL Gò Cát – Bình Chánh
+ BCL Phước Hiệp – Củ Chi
2. Nội Dung Của Báo Cáo
Để thực hiện các mục đích trên, những nội dung sau được triển khai:
2.1. Xác Định Các Số Liệu Ban Đầu
- Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng môi trường khu vực dự án
- Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện tự nhiên
- Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế các điều kiện kinh tế xã hội
- Sưu tầm tài liệu và khảo sát các cơ sở hạ tầng
- Xác định các nguồn ô nhiễm
+ Thành phần nước rò rỉ từ các BCL;
+ Nguồn ô nhiễm không khí từ BCL và giao thông trong vùng;
+ Thành phần đất;
+ Thành phần chất thải rắn.
2.2. Phân Tích Và Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Phân tích, đánh giá công nghệ xử lý rác
- Phân tích và đánh giá các nguồn chất thải và khả năng gây ô nhiễm đến môi trường
+ Nước thải;
+ Khí thải;
+ Chất thải rắn;
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của từng nguồn ô nhiễm;
Đánh giá hiện trạng môi trường các nguồn nước, không khí và chất thải rắn;
2.3. Các Biện Pháp Giải Quyết và Phòng Chống Ô Nhiễm
- Xử lý các nguồn ô nhiễm:
+ Nước rò rỉ;
+ Khí thải;
+ Chất thải rắn.
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại;
- Giải quyết các vấn đề dân cư, kinh tế xã hội;
Báo cáo ĐTM được trình bày trong 7 chương với các biểu đồ, bảng biểu và hình ảnh minh họa.
Chương 1 Mở đầu
Chương 2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chương 3 Hiện trạng môi trường tại một số bãi chôn lấp trên địa bàn TP.HCM
Chương 4 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp CTRĐT
Chương 5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện
Chương 6 Chương trình giám sát chất lượng môi trường trong quá trình vận hành và đóng cửa bãi chôn lấp
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được phân loại như sau:
+ Nhận dạng
Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường
Xác định tất cả các thành phần của dự án
+ Dự đoán
Xác định những sự thay đổi đáng kể của môi trường
Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên
Đánh giá khả năng các ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian
+ Đánh giá
Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi hoạt động của dự án;
Xác định và so sánh về lợi ích giữa các phương án.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng trong báo cáo ĐTM này chủ yếu là dựa vào "Hướng Dẫn Về Thực Hiện Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường" do Cục Môi Trường - Bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường ban hành trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh nước ta, hoàn cảnh khu vực đang xét và phù hợp với các số liệu điều tra được:
+ Phương pháp liệt kê (Check list):
Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động xây dựng BCL;
Liệt kê các tác động đến môi trường do dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường khu vực sản xuất,...
Phương pháp liệt kê là phương pháp tương đối đơn giản, cho phép phân tích một cách sâu sắc các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.
+ Phương pháp đánh giá nhanh và mô hình hóa môi trường:
Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí,... do các hoạt động của dự án và dự báo mức độ tác động do lan truyền nước thải vào nguồn nước và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi nào đó và các sự cố môi trường khác.
CHƯƠNG 2:
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. GIỚI THIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm trong tọa độ địa lý 10038’ – 11010’ vĩ Bắc và 106022’ – 106055’kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, phía Đông giáp Đồng Nai và Biển Đông, phía Nam và Tây Nam giáp Long An. Chiều dài của thành phố là 150km từ Củ Chi đến Duyên Hải, chiều rộng là 50km từ Thủ Đức đến Bình Chánh. Diện tích toàn thành phố Hồ Chí Minh là 2095,24 km2, trong đó nội thành chiếm 140,3 km2. Dân số toàn thành phố 5.547.900 người (thống kê năm 2002), với mật độ trung bình 2.468 người/km2 và được dự đoán đến năm 2010 dân số sẽ lên đến 7,5 – 7,7 triệu người.
Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao, số lượng dân cư và các khu dân cư, số lượng các nhà máy và các khu công nghiệp tăng nhanh chóng, thành phố Hồ Chí Minh đang chịu một sức ép về lượng chất thải rắn đổ ra mỗi ngày từ hơn 1 triệu hộ dân cư sống tại 24 quận huyện, từ hơn 8000 nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, gần 400 trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế và hơn 5.000 phòng khám tư nhân…
II. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Khối lượng CTRĐT ngày càng tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Dưới đây là khối lượng CTRĐT Tp.HCM tính đến năm 2004.
Năm
Rác
Xà bần
Tổng lượng CTR
Tấn/năm
Tấn/ngày
Tấn/năm
Tấn/ngày
Tấn/năm
Tấn/ngày
1994
1005417
2755
280753
769
1286170
3524
1995
978084
2680
329534
903
1307618
3583
1996
993377
2722
347918
953
1341295
3675
1997
943996
2586
190122
521
1134117
3107
1998
899568
2465
246857
676
1146425
3141
1999
1019914
2794
306008
838
1325922
3633
2000
1172956
3214
311007
852
1483963
4066
2001
1369359
3752
345014
945
1714373
4697
2002
1568477
4297
358762
983
1927239
5280
2003
1731387
4744
479594
1314
2210981
6057
2004
1764019
4833
339859
931
2103878
5764
Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM
III. Thành phần chất thải rắn đô thị
TT
THÀNH PHẦN
HỘ GIA ĐÌNH
TRẠM TRUNG CHUYỂN
BCL GÒ CÁT
K.lượng (%)
Độ ẩm (%)
Độ tro (%)
K.lượng (%)
Độ ẩm (%)
Độ tro (%)
K.lượng (%)
Độ ẩm (%)
Độ tro (%)
1
Thực phẩm
61-96,6
60,2-89,6
3,5-47
72-94
58,7-85,2
3,4-12,3
68,9-75,6
56,4-86
25,2-56,2
2
Nylon
KĐK-13
5,7-52,8
0
1,6-9,6
11,6-60,5
0
12,6-45,4
12,6-45,4
0
3
Nhựa
0-10
3,1-20,1
0
0,5-5,8
2,5-8,8
0
1-8
1-16,5
0
4
Vải
0-14,2
7,4-20,7
-
0-13
1,6-41,9
7-7,5
1,5-13,3
11,6-15,2
-
5
Cao su mềm
0-KĐK
-
-
04,5
2,3-5,3
-
KĐK-1,8
1-5,1
-
6
Cao su cứng
0-2,8
-
-
0-1,6
3,1-4,2
-
0
-
-
7
Gỗ
0-7,2
11,7-26,2
-
0-5,8
2,7-16,2
-
2,5-4,5
3,4-18,2
3,3-5,6
8
Mốp xốp
0-1,3
5,7-10
-
KĐK-1,2
3,2-40,9
2,4-2,6
0-1
-
-
9
Giấy
0-14,2
17,7-51,5
1-13,6
KĐK-5,5
10,1-55,6
4,7-9,1
0-5,4
12,6-22,5
4,2-18,4
10
Thủy tinh
4-25
-
-
0-5,6
-
-
0-2
-
-
11
Kim loại
0,9-3,3
-
-
0-0,5
-
-
0-2
-
-
12
Da
0
-
-
0-1,9
0,8
-
0-1
-
-
13
Xà bần
0-10,5
20
-
0-5,5
-
-
0-KĐK
-
-
14
Sành sứ
0-3,6
-
-
0-0,8
8-9,2
-
0-KĐK
-
-
15
Carton
0-4,6
-
-
0-6,5
20,2-66,7
12,5-13
0-2,5
2,6-15,6
-
16
Lon đồ hộp
0-10,2
-
-
0-4,3
-
-
0
-
-
17
Pin
0
-
-
0-1
-
-
0-KĐK
-
-
18
Bông gòn
0-2
-
-
0
-
-
0
-
-
19
Tre, rơm rạ, lá cây
0-25
-
-
0-0,9
10
-
-
-
-
20
Vỏ sò, xương Đ.vật
0-9
-
-
0
-
-
-
-
-
21
Bã sơn
0
-
-
0-3
-
-
-
-
-
22
Thùng đựng sơn
0
-
-
0-KĐK
-
-
-
-
-
23
Mica
0
-
-
0-KĐK
-
-
-
-
-
Ghi chú: Độ tro (% trọng lượng khô) ; KĐK: Không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%
IV. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTRĐT Tp.HCM
Nguồn phát sinh
Tồn trữ tại nguồn
Thu gom
Bãi chôn lấp
Trung chuyển
và vận chuyển
Tái sinh, tái chế
và tái sử dụng
2. Sơ đồ thu gom và vận chuyển CTRĐT Tp.HCM
Nguồn thải rác sinh hoạt thường
Rác sinh hoạt từ bệnh viện, công nghiệp
Nguồn thải rác xây dựng
Điểm hẹn
thu gom
Bô ép kín
Trạm trung chuyển
BCL chất thải rắn sinh hoạt
Trạm trung chuyển
BCL chất thải rắn xà bần
Vận chuyển trực tiếp
Thu gom lần 1
Thu gom lần 2
Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm chuyên chở 53% khối lượng CTRĐT của TpHCM, Hợp tác xã Công Nông chuyên chở 17%, phần còn lại 30% do các Công ty Dịch vu Công ích các quận huyện chuyên chở.
3. Phân loại, tái sinh, tái chế
Hộ gia đình, công sở, nhà hàng, chợ
Phế liệu
Người thu mua ve chai
Vựa thu mua phế liệu quy mô nhỏ
Vựa thu mua phế liệu quy mô trung bình - lớn
Các cơ sở tái chế
Bãi chôn lấp
Sản phẩm từ nguyên liệu tái chế
4. Xử lý
Hiện nay, Tp.HCM chủ yếu đang áp dụng biệp pháp chôn lấp để xử lý CTRĐT. Trong tương lai không xa, song song với họat động tại các BCL, Tp.HCM sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục xử lý CTRĐT bằng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý CTR trên địa bàn thành phố nói chung.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường TpHCM, thành phố đang tiến hành thực hiện 14 dự án xử lý CTR. Trong đó, Cty Môi trường Đô thị đang làm chủ đầu tư thực hiện 4 dự án: (1) Dự án chôn lấp rác hợp vệ sinh với công suất 3000 tấn/ngày; (2) xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 500 tấn/ngày thành compost bằng công nghệ thủy phân dưới áp suất và nhiệt độ cao; (3) xây dựng trạm xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (rác y tế) bằng công nghệ đốt thùng quay có công suất 21 tấn/này; (4) xây dựng nhà máy xử lý CTRSH Đa Phước có công suất 800 tấn/ngày (200 tấn bùn hầm cầu và 600 tấn CTRSH), xử lý bằng phương pháp vi sinh, sản xuất compost. Tất cả các dự án này có tổng vốn đầu tư gần 883 tỷ đồng và sẽ đưa vào hoạt động năm 2006.
10 dự án xử lý CTR bằng công nghệ mới hiện đại theo chủ trương xã hội hoá công tác xử lý CTR: (1) Dự án xây dựng nhà máy liên hiệp xử lý toàn diện CTRĐT Lemna tại TpHCM do Cty Vietstar (Hoa Kỳ) đầu tư 19 triệu USD; (2) Xử lý rác thành compost do Cty liên doanh Sài Gòn – Earthcare (Hoa Kỳ) đầu tư 12 triệu USD; (3) xây dựng lò đốt rác y tế, chất thải công nghiệp do Cty Dung Ích (Đài Loan) đầu tư trên 8 triệu USD; (4) Xây dựng khu liên hợp CTR Đa Phước do Cty California Waste Solutions, Inc (Hoa Kỳ) đầu tư 107 triệu USD; (5) Khu liên hợp xử lý CTR W2E do Cty Waste to Energy Pte Ltd (Singapore) đầu tư 9,5 triệu USD: (6) Đốt rác thải kết hợp phát điện tại TpHCM do Cty Fluid Tech (Australia) đầu tư 105 triệu USD; (7) Đốt rác phát điện tại TpHCM do Cty Keppel (Singapore) đầu tư 120 triệu USD; (8) Xây dựng nhà máy xử lý rác bằng phương pháp nhiệt phân Entropic do Liên doanh giữa Cty Đại Lâm và Cty Entropic Energy (Hoa Kỳ) đầu tư 100 triệu USD; (9) Nhà máy xử lý rác thải sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các sản phẩm từ rác thải do Cty Nam Thành – Ninh Thuận đầu tư 98 tỷ đồng; (10) Đốt rác sản xuất điện do Cty Naanovo (Canada) đầu tư. Trong 10 dự án nêu trên, hiện có 3 dự án (do Cty Vietstar, Cty Dung Ích, Cty Liên Doanh Sài Gòn – Earthcare đầu tư) đã được nhà nước cấp giấy phép đầu tư, dự kiến có thể đưa vào hoạt động trong năm 2006 và 2007.
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ BÃI CHÔN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, TpHCM phát sinh một lượng CTR ước tính khoảng 5000 – 6000 tấn/ngày. Hầu hết lượng CTR trên được thu gom và vận chuyển lên các BCL, kể cả chất thải nguy hại. Một phần CTRCN được thu gom, xử lý và tái sinh tái chế tại một số công ty tư nhân và cơ sở nhỏ. CTR y tế được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt ở Bình Hưng Hòa.
Chôn lấp là công nghệ duy nhất cho đến nay được sử dụng để xử lý CTRĐT tại TpHCM. Các BCL đã, đang và sẽ đưa vào hoạt động tại TpHCM được trình bày trong bảng sau:
TT
TÊN BCL
ĐỊA ĐIỂM
DIỆN TÍCH (ha)
Ghi chú
1
Đa Phước
Xã Đa Phước,
Bình Chánh
73
- Đang xây dựng
- Thời gian hoạt động: từ 01/2005
- Tổng công suất tiếp nhận: 909.940 tấn
- Công suất: 2000 – 3000 tấn/ngày
2
Gò Cát
Xã Bình Trị Đông,
Bình Chánh
25
Sẽ đóng cửa cuối 2006
3
Phước Hiệp
(Tam Tân)*
Củ Chi
45
Bãi số 1 đang tiếp nhận (sắp đóng cửa). Bãi 1A đang xây dựng. (khu LHXLCTR: xử lý cả CTRCN & CTRĐT)
4
Thủ Thừa
Long An
1760
5
Nhơn Đức
Nhà Bè
100
6
Trường Thạnh
Quận 9
50
7
Cần Giờ
Cần Giờ
1
8
Đông Thạnh
Hóc Môn
45
Chỉ tiếp nhận xà bần
Trong đó, các BCL đang hoạt động là Gò Cát, Phước Hiệp, Đông Thạnh.
Chôn lấp được xem là giải pháp ít tốn kém trong xử lý CTRĐT. Tuy nhiên, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao. Trong những năm gần đây, các BCL đã bộc lộ nhiều nhược điểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh cả khi đang vận hành và còn tác động một thời gian dài sau khi đóng bãi.
Một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất sinh ra từ các BCL tại TpHCM là nước rỉ rác. Với diện tích chôn lấp từ 16 – 25 ha, mỗi BCL có thể phát sinh một lượng nước rỉ rác trên dưới 1000m3/ngđ với nồng độ các chất nhiễm bẩn khá cao. Các kết quả phân tích nước rỉ rác ở 3 BCL đang vận hành cho thấy COD = 39.614 – 59.750 mg/L, BOD = 41.456-56.250 mg/L. Trong BCL đã xuất hiện các hoạt động phân h