Trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng. Có thể nói đó là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động, nhằm đem lại hiệu quả cho người sản xuất kinh doanh. Với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như hiện nay thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có sự đóng góp to lớn. Đó không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao thông qua đó đảm bảo lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là sự kết hợp một cách hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây thực sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vài trò hết sức quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó tạo tiền đề cho kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước, có vị thế chiến lược quan trọng về mọi mặt. Sự phát triển kinh tế của Hà Nội trong những năm qua đã tạo tiền đề cho sự phát triển các vùng kinh tế khác.Hơn nữa trong những năm gần đây, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội có nhiều khởi sắc, đó là dấu hiệu đang lên của nền kinh tế đang trên đà phát triển.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào Hà Nội 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
2. Môi trường pháp lý 4
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 5
3. Cơ sở hạ tầng 6
3.1. Thuận lợi 6
3.2. Khó khăn 8
4. Những thuận lợi, khó khăn về nguồn nhân lực 8
4.1. Thuận lợi: 8
4.2. Khó khăn 9
Chương II:Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội trong những năm qua 11
1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian qua 11
1.1. Quy mô vốn 11
1.2. Các hình thức thu hút FDI 15
1.3. Các lĩnh vực thu hút FDI 16
2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội 18
2.1. Thành tựu 18
2.2. Hạn chế: 22
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội trong những năm tới 25
1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính 25
2. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng 28
3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 28
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 29
PHẦN KẾT 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng. Có thể nói đó là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động, nhằm đem lại hiệu quả cho người sản xuất kinh doanh. Với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như hiện nay thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có sự đóng góp to lớn. Đó không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó đảm bảo lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là sự kết hợp một cách hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đây thực sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vài trò hết sức quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó tạo tiền đề cho kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước, có vị thế chiến lược quan trọng về mọi mặt. Sự phát triển kinh tế của Hà Nội trong những năm qua đã tạo tiền đề cho sự phát triển các vùng kinh tế khác.Hơn nữa trong những năm gần đây, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội có nhiều khởi sắc, đó là dấu hiệu đang lên của nền kinh tế đang trên đà phát triển.
Chính vì thế, chúng em đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội”. Em xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Đào Ánh Thủy đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này!
Chương I: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào Hà Nội
1. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt Nam và kỉ niệm 1000 năm vào tháng 10 năm 2010.
Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, có vị trí khoảng 21°2' Bắc, 105°51' Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
Diện tích Hà Nội 920,97 km2 bao gồm 9 quận và 5 năm huyện. Dân số toàn thành phố là 2,8 triệu người, trong đó có 1,6 triệu sống ở khu vực nội thành (số liệu thống kê năm 1999). Mật độ dân cư tại Hà Nội tương đối cao (17 000 người/km2) và phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện (từ 3 765 đến 37 017 người/km2 ở quận Hoàn Kiếm, tức là quận đông dân nhất).
Dân số Hà Nội đang có xu hướng tăng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. Dân số đông, lưu lượng giao thông lớn, không tạo thuận lợi cho các dự án đòi hỏi vận chuyển nhiều. Song lại khá thuận lợi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông.
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,60C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1245 mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Tuy nhiên, khí hậu không khắc nghiệt tạo điều kiện cho đầu tư có hiệu quả.
Hình thành từ cách đây gần 1000 năm, Hà Nội có một cấu trúc đô thị độc đáo và đóng vai trò như một nhân chứng quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam (trong một thời gian dài là kinh đô dưới thời phong kiến rồi sau đó được coi là thủ đô dưới thời Pháp thuộc). Rất nhiều công trình xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt và kiến trúc Pháp thể hiện giá trị lịch sử đã được gìn giữ trước cơn lốc phát triển kinh tế đang làm biến đổi nhiều đô thị tại châu Á.
Kể từ khi tiến hành mở cửa kinh tế từ năm 1986, Hà Nội luôn đạt được tỷ lệ tăng trưởng trung bình mỗi năm 11 %. Ðà tăng trưởng này có lẽ sẽ còn tiếp tục được duy trì theo mô hình của các nước khác trong khu vực Ðông Nam á đã chuyển sang nền kinh tế thị trường trước đó. Điều này đã tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư vào sự đi lên của Hà Nội.
Dân số đô thị tăng đều đặn với nhịp độ trên 4%/năm. Ba khu vực trước đây là nông thôn nhưng sau đó đã được sát nhập vào địa bàn đô thị năm 1995, tiếp theo đó có hai khu vực khác cũng được sát nhập vào năm 2004. Những chênh lệch về mức sống giữa thành phố và nông thôn (về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống ở nông thôn) và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Hà Nội có lẽ sẽ khiến cho hiện tượng này ngày càng rõ nét hơn trong thời gian tới. Những dự báo về số dân cho thấy mức gia tăng rất mạnh, nếu tính cả khu vực ngoại thành thì sẽ dao động từ 3,2 đến 4 triệu người vào năm 2010 và khoảng từ 3,9 đến 5,6 triệu người vào năm 2020.
2. Môi trường pháp lý
2.1. Thuận lợi
Hiện nay, thành phố đã có những chủ trương, tạo cơ chế đầu tư hết sức thông thoáng nhằm tăng cương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hà Nội ưu tiên những lĩnh vực đầu tư vào công nghệ cao (hiện lĩnh vực này mới chiếm khoảng 18 – 20%) và ưu tiên vào lĩnh vực xây dựng khách sạn cao cấp.
Các lĩnh vực khác thành phố cũng sẵn sàng mở rộng cánh cửa đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài. Về khu vực, tập trung vào khu vực Tây hồ Tây, khu vực Bắc sông Hồng.
Hà Nội công khai rộng rãi danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài; tổ chức kêu gọi đầu tư xây dựng một số dự án khách sạn 5 sao (Hà Nội đang thiếu).
Đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác quy hoạch hai bờ sông Hồng
Triển khai xây dựng thêm 2 khu công nghiệp tại Phù Đổng và Sài Đồng A (mỗi khu khoảng 200 ha, cho các dự án đầu tư nước ngoài).
Thành lập tổ công tác đầu tư nước ngoài, nhằm thực hiện cơ chế một đầu mối trong cấp phép đầu tư nước ngoài và hỗ trợ triển khai và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư nước ngoài quan trọng.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai thực hiện Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp mới, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu hội nhập.
Tích cực hỗ trợ kịp thời các dự án lớn, hoàn thành giải phóng mặt bằng, nhanh chóng triển khai các thủ tục vào xây dựng một số dự án lớn đang triển khai như : dự án nhà 65 tầng, dự án bệnh viện 1.000 giường, dự án Tây hồ Tây, dự án mạng điện thoại di động CDMA.
Tổ chức để lãnh đạo thành phố tăng cường đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp và xử lý kiên quyết các dự án không triển khai, cần thiết thì thu hồi.
Thành phố đã xây dựng quy định đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư có sử dụng đất, đang triển khai xác định được 4 – 5 địa điểm để xây dựng khách sạn cao cấp và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn tất hồ sơ để công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi các nhà đầu tư.
Hiện nay, để hoàn thành một vụ chuyển nhượng đất đai người sử dụng đất phải mất 44 ngày, nếu sử dụng phần mềm quản lý mới (VLAP) thời gian sẽ rút ngắn xuống 9-10 ngày/giao dịch chuyển nhượng.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam vẫn còn khá e ngại. Có hiện tượng đó là do
Chưa có quy định cụ thể các yêu cầu về chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI (bao gồm cả yêu cầu về máy móc, thiết bị, đào tạo quản lý, vận hành, kinh nghiệm thị trường...) và có cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ để khuyến khích các nhà ĐTNN chuyển giao công nghệ hiện đại vào thành phố, giảm tình trạng chuyển giao công nghệ trung gian, công nghệ lạc hậu, giá cả cao, gây ô nhiễm môi trường.
Các thủ tục hành chính còn rườm rà, các phí tổn về thị thực nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, nhà ở còn cao chưa thu hút được nhiều các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc.
Chính sách tiền lương và thuế thu nhập cá nhân giữa người lao động trong nước và người nước ngoài chưa được thống nhất.
Vấn đề cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư còn thiếu và chưa kịp thời; Chi phí đầu tư, đặc biệt là giá thuê hạ tầng ở Hà Nội còn cao, kém cạnh tranh so với các nước trong khu vực và một số tỉnh lân cận; Việc GPMB trên địa bàn thành phố còm nhiều phức tạp...
Theo khảo sát của Bộ TN&MT thì hiện tại các giao dịch về đất đai còn dài hơn số thời gian giao dịch thực tế được quy định trong luật đất đai từ 4-6 lần, gây rất nhiều khó khăn cho người dân.
3. Cơ sở hạ tầng
3.1. Thuận lợi
Hà Nội đang tập trung cho công tác quy hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô, quy hoạch xây dựng chi tiết để có cơ sở xác định rõ địa điểm cụ thể, công khai kêu gọi đầu tư.
Có hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Hà Nội là nơi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu của thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.
Trong vài năm tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai, một số tuyến xe điện, 3 cầu qua sông Hồng, 2 khu du lịch lớn và xây dựng nhiều công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện...
Hà Nội có 2 cảng sông chính : cảng Khuyến Lương và cảng Phà Đen cho phép tầu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng; và sân bay quốc tế Nội bài với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa/ngày. Mỗi năm phục vụ 1,5 triệu lượt khách. Nguồn cung cấp nước dồi dào và ổn định. Hà Nội sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và Sông Đuống. Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào. Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất công nghiệp. Giá nước kinh doanh dịch vụ và cho người nước ngoài: 0.43USD/m3. Giá nước dùng cho sản xuất, cơ quan bệnh viện, trường học: 0.2 USD/m3. Nước sinh hoạt: 0,10 USD/m3.
Hệ thống điện ổn định: Mạng lưới điện đã được nâng cấp đảm bảo nguồn cung cấp ổn định liên tục. Giá điện sinh hoạt: 0,10 USD/KWh, giá điện sản xuất: 0,09 USD/KWh và điện trong khu công nghiệp: 0,08 USD/KWh.
Mạng lưới viễn thông được trang bị các thiết bị hiện đại, tổng đài kỹ thuật số, cáp quang và đã hoà mạng với hệ thống viễn thông toàn cầu. Cước điện thoại quốc tế: 1,3 USD/phút. Giá cước tuy vẫn còn cao, song hy vọng sẽ giảm nhiều khi Việt nam có được vệ tinh riêng của mình.
Tiền thuê đất tại Hà Nội được chia làm 4 nhóm, từ 0,06 USD/m2/năm đến 12/USD/m2/năm và được ổn định ít nhất 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất. Khi điều chỉnh tăng thì mức tăng không vượt quá 15% của mức quy định lần trước. Trường hợp thuê nhà xưởng, nhà đầu tư chỉ phải trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm trả tiền thuê đất cho nhà nước. Mức tiền thuê nhà xưởng khoảng từ 1-2 USD/m2/tháng. Chi phí thuê văn phòng từ 10-25 USD/m2/tháng.
Hà Nội có đường Quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua và Quốc lộ 5 nối với cảng Hải phòng, và Quốc lộ 3 đi Sân bay quốc tế Nội bài. Một số thông tin về chi phí vận tải container cụ thể như sau:
Hà Nội – Hải Phòng (đường bộ): + Container 20 feet: 100 – 120 USD
+ Container 40 feet: 130 – 150 USD
Hà Nội – Hồ Chí Minh (container 20- 40 feet): + Đường sắt: 800 USD
+ Đường biển: 700 USD
Bên cạnh đó, Hà Nội có hệ thống các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các trường Cao đẳng và công nhân kỹ thuật hàng năm đào tạo hàng chục vạn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, là Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho cả nước. Ngoài ra, Hà Nội có cơ cấu kinh tế năng động với nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ chất lượng cao. Quy hoạch không gian của Hà Nội tạo thuận lợi cho các KCN tập trung như KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A, KCN Sài Đồng B, KCN Sóc Sơn và hàng chục KCN khác, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật - kinh tế - xã hội cho hoạt động của các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với vai trò đặc biệt của Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong vùng Thủ đô, các hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang Quảng Đông - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội là giao điểm của những hoạt động giao lưu kinh tế quốc gia và quốc tế, sẽ là thị trường năng động và có sức lan tỏa và sức mua lớn, tạo sức hút ngày càng mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trước hết là các nhà đầu tư từ các quốc gia ASEAN. Rõ ràng cơ sở hạ tầng phát triển đã góp một phần không nhỏ, thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội.
3.2. Khó khăn
Hệ thống cơ sở hạ tầng đang xuống cấp nghiêm trọng. Có thể kể đến sự mất cân đối giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng với quy mô đô thị hóa, điều này đã và đang gây cho HN những hậu quả đáng lo ngại như nạn ùn tắc giao thông, úng ngập nước mưa kéo dài và trên diện rộng, thiếu nước máy, tồn đọng nhiều rác thải, ô nhiễm không khí quá mức cho phép.
Giá đất tại HN đang hiện ở mức cao, dẫn tới tăng chi phí đầu tư, làm gia tăng mức độ dè dặt của các nhà đầu tư khi đầu tư tại HN.
Nhiều công trình trọng điểm chưa được triển khai do thiếu địa điểm hoặc địa điểm chưa được chuẩn bị, chưa đủ điều kiện.
Theo một số DN ngành GTVT, ngoài việc Việt Nam chưa có một chính sách mạnh mẽ kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này, phần nhiều các nhà đầu tư nước ngoài rất ngại đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng do các thủ tục rất phức tạp và thời gian đầu tư thường kéo dài, GPMB khó khăn, không thể tính được tiến độ thi công dự án và do đó khó tính toán được bài toán kinh tế.
4. Những thuận lợi, khó khăn về nguồn nhân lực
4.1. Thuận lợi:
Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, là nơi tập trung nguồn lao động dồi dào, không chỉ có lao động của thành phố mà còn có nguồn lao động di chuyển từ các tỉnh lân cận đến. Số người trong độ tuổi lao động là 1.6 triệu người, chiếm 58% tổng số dân của thành phố và số người đến độ tuổi lao động hàng năm khoảng 40,000 người.
Bên cạnh số lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động cũng tương đối cao: gần 90% số người tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên, tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm hơn 45%. Số người có trình độ chuyên môn khá cao so với các địa phương khác đó là Hà Nội chiếm 63.8 % số tiến sĩ và 75.9 % số tiến sĩ khoa học, 82.6% số giáo sư, phó giáo sư của cả nước; hơn 100 nghìn cán bộ trình độ trên đại học; hơn 200 nghìn cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng; hơn 100 nghìn cán bộ có tốt nghiệp trung cấp.
Đặc biệt, với truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến, người Hà Nội nổi tiếng thanh lịch, có nhiều ngành nghề truyền thống. Nói đến Hà Nội, chúng ta không thể không biết đến làng tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng… và các ngành nghề khác.
Với vị thế của một thủ đô, lượng vốn đổ vào đầu tư nơi dây ngày càng nhiều. Người Hà Nội được sớm tiếp thu những công nghệ hiện đại nên họ khá nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, có khả năng sáng tạo ra những giá trị kinh tế và văn hoá tinh thần cao.
Hà Nội tập trung hệ thống các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề hàng đầu Việt Nam, với 43 trường đại học, cao đẳng, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, gần 100 viện nghiên cứu khoa học. Đây là cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học công nghệ cao.
4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nguồn nhân lực Hà Nội còn có những hạn chế nhất định đó là chất lượng nguồn lao động chưa cao về mọi mặt: nhiều trường hợp lao động được đào tạo không phù hợp nhu cầu, khiến các doanh nghiệp phải mở các lớp đào tạo lại, tốn kém thời gian và chi phí.
Hơn nữa, vóc dáng của người Việt Nam nhỏ bé, chưa đáp ứng nhu cầu trong một số công việc đòi hỏi có sức khỏe, chiều cao.
Nước ta xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nên người lao động chưa có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, giờ giấc lao động chưa hợp lý, tinh thần sáng tạo tỏng lao động chưa cao.
Bên cạnh đó, nguồn lao động phân bố chưa hợp lý và sử dụng chưa hiệu quả: có tới 65,6% số cán bộ khoa học - kỹ thuật (trong đó có 72% đại học, 66% trung học chuyên nghiệp) làm việc trong khu vực phi sản xuất vật chất; 77% số lao động nông nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật (tính riêng cho lao động nữ nông nghiệp là 85%.
Với lượng lao động di cư từ các nơi khác khá đông đảo khiến tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội cao nhất cả nước, hình thành các chợ lao động, loa động ở đây chủ yếu là lao động ngoại tỉnh, trình độ thấp, thường làm các công việc mang tính nhất thời, thời vụ.Vấn đề giải quyết việc làm cho lượng lao động này cũng là điều đáng quan tâm hiện nay.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Chính phủ đã ra quyết định mở rộng địa phận hành chính của thành phố, bao gồn cả tỉnh Hà Tây và một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc, điều này làm lực lượng lao động của thành phố tang lên đáng kể, đây là điểm thuận lợi của thủ đo khi các khu công nghiệp, các danh nghiệp ngyaf càng nhiều.Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều mặt phải khắc phục, nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng cho phát triển kinh tế của thủ đô.
Chương II:Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội trong những năm qua
1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian qua
1.1. Quy mô vốn
Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Hà Nội luôn là địa chỉ tiếp nhận ở mức cao nguồn vốn quan trọng này và luôn khẳng định vị thế đứng hàng đầu về ĐTNN cùng một số tỉnh, thành bạn. Tính chung, đến nay Hà Nội đã thu hút được gần 14,6 tỷ USD vốn ĐTNN, đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh. Vốn đầu tư đã thực hiện trên địa bàn đạt khoảng 5 tỷ USD.
Với vị trí là trung tâm đồng bằng sông Hồng, đầu tàu kinh tế của cả nước nói chung và vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hà Nội ngày càng trở nên hấp dẫn hơn nhờ những chính sách, cơ chế hợp lý và quyết tâm mời gọi nhà ĐTNN trên cơ sở phát huy tất cả tiềm năng và kết quả đã đạt được trong những năm qua...
Đứng thứ hai trong cả nước về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2006, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ xung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD. Trong năm 2006, nguồn vồn FDI vào Hà Nội đứng thứ tư cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương) đạt con số khả quan: 194 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1,1 tỷ USD (cả vốn cấp mới và tăng vốn). Trong số đó, dự án cấp mới là 148 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 609,4 triệu USD, ở vị trí thứ 6 về thu hút mới, còn lại là dự án và vốn bổ xung. Trong đó, 3 dự án cấp mới có tổng vốn đầu tư lớn là: Khu Đô thị Tây Hồ T