Rừng là “vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đất nước ta với 3/4 diện tích đất đồi là núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt. Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quí giá của đất nước không chỉ ở giá trị kinh tế của nguồn lâm sản, mà đặc biệt là ở giá trị bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên của nó. Chính rừng là nơi sản xuất ra khí oxy nuôi sống con người vừa là nơi thu lọc và giữ lại khí CO2 và các chất độc hại khác, nó chính là lá phổi của mọi sinh vật trên trái đất. Đồng thời rừng còn là hồ chứa nước thiên nhiên khổng lồ nhất, quan trọng nhất cung cấp nước cho phát triển nông lâm ngư nghiệp phục vụ đời sống sinh hoạt của con người và các sinh vật khác.
Trong cuộc kháng chiến cứu nước diện tích rừng của nước ta đã bị tàn phá do chiến tranh và chất độc hoá học, nhưng trong những thập kỷ qua diện tích rừng ngày càng suy giảm, tình trạng khai thác gỗ một cách bừa bãi. Việc chặt phá rừng lấy đất làm nương rẫy đã làm giảm tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng từ 43% năm 1943 xuống còn 27,2 % năm 1990. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự huỷ hoại tàn phá môi sinh môi trường mà chúng ta phải gánh chịu, như dịch đại hạn hán năm 1997-1998. Các trân lũ lụt từ năm 1996 đến năm 2001 đã gây nên những tổn thất rất to lớn về tài sản và tài nguyên thiên nhiên coi như là một “quốc nạn” trên đất nước ta.
Ví dụ điển hình nhất là trận lũ lụt, lũ ống, lũ quét khủng khiếp năm 1992 ở Sơn La, và trận lũ năm 2000 ở Lai Châu là bài học cảnh tỉnh để chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ hơn vấn đề đầu tư vào phát triển lâm nghiệp trong đó việc đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam giữ vị trí trọng yếu.
Tây Bắc là vùng núi biên giới phía bắc ngoài việc giữ vị trí vô cùng quan trọng về an ninh quốc phòng, thì Tây Bắc là nơi có nhiều dân tộc thiểu số, có trình độ phát triển kinh tế thấp, đời sống khó khăn sống, nguồn sống chủ yếu dựa vào rừng như thu lượm măng lâm đặc sản kiếm gỗ củi. Do ý thức và trình độ dân trí thấp cho nên tình trạng phá rừng, đốt nương làm rãy, khai thác gỗ và các lâm đặc sản khác một cách bừa bãi đã làm cho độ che phủ rừng ở Tây Bắc ở vào mức thấp nhất của Việt Nam. Trong khi đó các công trình thuỷ điện như thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La ngày càng đòi hỏi vai trò cấp thiết phải trồng rừng bảo vệ rừng để dự trữ nước cung cấp cho thuỷ điện, chống lũ lụt, khắc phục hạn hán và đáp ứng mọi nhu cầu về nước và phát điện của nền kinh tế quốc dân. Đây chính là lý do khiến tôi chọn đề tài: “Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam. Cơ hội và giải pháp”.
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu tham khảo và kết hợp với kinh nghiệp thực tế thực tập tại Cục phát triển Lâm nghiệp một cơ quan đầu mối chỉ đạo toàn ngành lâm nghiệp, nơi đầu mối điều hành Dự án quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010) đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề nay gồm 3 phần:
Chương I:Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Chương III: Phương hướng chiến lược – giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
78 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc - Việt Nam - Cơ hội và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Rừng là “vàng” là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đất nước ta với 3/4 diện tích đất đồi là núi gắn liền trên đó là thảm thực vật rừng và tập đoàn các loài động vật rừng khá đa dạng. Nơi đây cũng là địa bàn cư trú lâu đời của hàng triệu người thuộc rất nhiều các dân tộc trong cộng đồng người Việt. Tài nguyên rừng là một tài sản lớn và vô cùng quí giá của đất nước không chỉ ở giá trị kinh tế của nguồn lâm sản, mà đặc biệt là ở giá trị bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên của nó. Chính rừng là nơi sản xuất ra khí oxy nuôi sống con người vừa là nơi thu lọc và giữ lại khí CO2 và các chất độc hại khác, nó chính là lá phổi của mọi sinh vật trên trái đất. Đồng thời rừng còn là hồ chứa nước thiên nhiên khổng lồ nhất, quan trọng nhất cung cấp nước cho phát triển nông lâm ngư nghiệp phục vụ đời sống sinh hoạt của con người và các sinh vật khác.
Trong cuộc kháng chiến cứu nước diện tích rừng của nước ta đã bị tàn phá do chiến tranh và chất độc hoá học, nhưng trong những thập kỷ qua diện tích rừng ngày càng suy giảm, tình trạng khai thác gỗ một cách bừa bãi. Việc chặt phá rừng lấy đất làm nương rẫy đã làm giảm tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng từ 43% năm 1943 xuống còn 27,2 % năm 1990. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự huỷ hoại tàn phá môi sinh môi trường mà chúng ta phải gánh chịu, như dịch đại hạn hán năm 1997-1998. Các trân lũ lụt từ năm 1996 đến năm 2001 đã gây nên những tổn thất rất to lớn về tài sản và tài nguyên thiên nhiên coi như là một “quốc nạn” trên đất nước ta.
Ví dụ điển hình nhất là trận lũ lụt, lũ ống, lũ quét khủng khiếp năm 1992 ở Sơn La, và trận lũ năm 2000 ở Lai Châu là bài học cảnh tỉnh để chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ hơn vấn đề đầu tư vào phát triển lâm nghiệp trong đó việc đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam giữ vị trí trọng yếu.
Tây Bắc là vùng núi biên giới phía bắc ngoài việc giữ vị trí vô cùng quan trọng về an ninh quốc phòng, thì Tây Bắc là nơi có nhiều dân tộc thiểu số, có trình độ phát triển kinh tế thấp, đời sống khó khăn sống, nguồn sống chủ yếu dựa vào rừng như thu lượm măng lâm đặc sản kiếm gỗ củi. Do ý thức và trình độ dân trí thấp cho nên tình trạng phá rừng, đốt nương làm rãy, khai thác gỗ và các lâm đặc sản khác một cách bừa bãi đã làm cho độ che phủ rừng ở Tây Bắc ở vào mức thấp nhất của Việt Nam. Trong khi đó các công trình thuỷ điện như thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La ngày càng đòi hỏi vai trò cấp thiết phải trồng rừng bảo vệ rừng để dự trữ nước cung cấp cho thuỷ điện, chống lũ lụt, khắc phục hạn hán và đáp ứng mọi nhu cầu về nước và phát điện của nền kinh tế quốc dân. Đây chính là lý do khiến tôi chọn đề tài: “Đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc-Việt Nam. Cơ hội và giải pháp”.
Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu tham khảo và kết hợp với kinh nghiệp thực tế thực tập tại Cục phát triển Lâm nghiệp một cơ quan đầu mối chỉ đạo toàn ngành lâm nghiệp, nơi đầu mối điều hành Dự án quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010) đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề nay gồm 3 phần:
Chương I:Cơ sở lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Chương III: Phương hướng chiến lược – giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Bắc.
Vấn đề đầu tư phát triển Lâm nghiệp là cả một vấn đề lớn với thời gian thực tập có hạn nên đề tài của tôi không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự bổ sung góp ý của các thầy, cô và các cô các chú ở Cục phát triển Lâm nghiệp.
Nhưng để có được thành quả này, ngoài cố gắng của bản thân mình là những đóng góp không mệt mỏi của các thầy cô giáo, các cô các chú ở cơ quan thực tập đặc biệt là sự giúp đỡ quý báu của Th.s Từ Quang Phương (Trường ĐHKTQD), Ts. Cao Vĩnh Hải (Cục PTLN) xin cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả.
Chương I
cơ sở Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc
I. Cơ sở Lý luận chung về đầu tư phát triển
Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển.
Đầu tư là một hoạt động cơ bản, tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế – xã hội nào. Thuật ngữ “Đầu tư” (Investment) có thể được hiểu đồng nghĩa với “Sự bỏ ra”, “Sự hy sinh” từ đó có thể coi “Đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ…) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm đầu tư khác nhau, nhưng thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau:
- Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các địa phương, các ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.
- Đầu tư là hoạt động kinh tế nhằm phát triển trong tương lai, đó là hoạt động sử dụng tiền vốn và các nguồn lực khác trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
- Đầu tư là việc bỏ tiền ra nhằm tạo những năng lực mới để từ đó dự kiến khai thác được khoản tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra.
- Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội.
Như vậy đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích luỹ của xã hội, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tao tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Đầu tư phát triển (đầu tư tài sản vật chất và sức lao động ) là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền móng và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này và nhằm duy trì hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Bản chất của đầu tư
Trong tác phẩm “tư bản”, Mác đã giành phần quan trọng nghiên cứu về cân đối kinh tế, về mối quan hệ giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội để đảm bảo quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ.Theo Mác, các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều kiện để đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng là chia nền kinh tế thành hai khu vực là sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Không những thế nền sản xuất xã hội còn phải đảm mối quan hệ:
(C+V+M)I > CI + CII
Có nghĩa là tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn cho những tiêu hao vật chất CI và CII ở cả hai khu vực của nền kinh tế, mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Còn khu vực II (sản xuất cho tư liệu tiêu dùng) thì:
(C+V+M)II > (V+M)I + (V+M)II
Có nghĩa là tư liệu tiêu dùng cho khu vực II tạo ra không chỉ bù đắp tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực mà còn dư thừa để đảm bảo thoả mãn nhu cầu tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô sản xuất của nền sản xuất xã hội được mở rộng.
Để có dư thừa về tư liệu sản xuất, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Để có dư thừa về tư liệu tiêu dùng, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II mặt khác phải tăng cường thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực.
Ngoài ra Mác còn phân tích về các yếu tố kinh tế kỹ thuật. Mục đích nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư và họ dựa vào chủ yếu là cải tiến kỹ thuật. Ông cho rằng cải tiến kỹ thuật làm tăng số lượng máy móc, dư thừa lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ C/V Có xu hướng ngày càng tăng. Do đó các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của công nhân. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm, các nhà tư bản không được dùng hết giá trị thặng dư. Họ phải chia giá trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất.
Từ đó có thể tìm ra con đường cơ bản, quan trọng và lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phải phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và trong tiêu dùng.
Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế quốc dân
3.1.Đầu tư vừa tác động đến tổng cung tổng cầu
Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 30% trong tổng cơ cấu của các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư là cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cả của các yếu tố đầu vào tăng. Điểm cân bằng thay đổi
Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng.Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất tăng hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định của nền kinh tế:
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và đối với tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một lúc phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hóa có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức độ nào đó làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế .
Khi đầu tư tác động đến hai mặt của nền kinh tế, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước
ICOR =
Vốn đầu tư
Mức tăng GDP
Từ đó suy ra
Mức tăng GDP =
Vốn đầu tư
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển ICOR thường lớn do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng để thay thế công nghệ hiện đại có giá cao. Còn các nước chậm phát triển ICOR thấp do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Kinh nghiệm cho thấy ICOR trong công nghiệp cao hơn ICOR trong nông nghiệp. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp, còn đối với nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến.
3.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu.
Kinh ngiệm của một số nước trên thề giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực dịch vụ và công ngiệp. Đối với các ngành nông lâm ngư ngiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 đến 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế .
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế về tài nguyên, địa thế kinh tế, chính trị, của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
3.4. Đầu tư với tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của dự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
II. Lý luận chung về đầu tư phát triển lâm nghiệp
1. Những khái niệm về Lâm nghiệp.
Khái niệm về lâm nghiệp:
“Rừng là một hệ sinh thái, trong đó những loài cây gỗ chiếm vai trò ưu thế”
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc
“Lâm nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân”.
Hiện ngành lâm nghiệp đang quản lý 19.000.000 ha rừng và đất rừng chiếm 57% diện tích cả nước. Trong đó có 24 triệu người dana sinh sống thuộc 54 dân tộc khác nhau. Chính vì vậy, những hoạt động của ngành lâmg nghiệp rất đa dạng và phong phú.
Phân loại rừng:
Rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt, loại tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Là nguồn tài nguyên đặc biệt có tác dụng cung cấp lâm sản, tác dụng phòng hộ và các tác dụng đặc hữu khác đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội đặc biệt là nơi dự trữ và điều tiết nguồn nước thiên nhiên vô tận cho mọi sinh vật.
Theo quyết định 1171/QĐ ngày 30/11/1986 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp “Ban hành quy chế quản lý ba loại rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”. Bản quy chế này đã làm rõ khái niệm phân loại các loại rừng, và chi tiết phân loại cho từng loại rừng như sau:
Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được xác định nhằm bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch;
Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh, bảo đảm các yêu cầu cơ bản để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên cũng là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn biến tự nhiên một khu vực nhất định. Nó chia thành hai loại sau: khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn tự nhiên.
Khu rừng văn hoá- lịch sử-môi trường (khu bảo vệ cảnh quan) là khu bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu hoậc có giá trị văn hoá lịch sử nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hoá du lịch hoặc để nghiên cứu tham gia học tập hoặc nghỉ ngơi.
Rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ được xác định chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, tạo nguồn nước cho các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế quá trình bồi lấp các lòng sông, lòng hồ, ao thậm chí hạn chế khả năng bồi lấp các vùng đất nông nghiệp và công trình hạ tầng.
Rừng phòng hộ chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất, các công trình khác;
Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển;
Rừng phòng hộ môi trường sinh thái, cảnh quan nhằm điều hoà khí hậu, chống ô nhiễm ở khu đông dân cư, các đô thị và các khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du khách dịch vụ, nghỉ ngơi.
Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) kết hợp phòng hộ môi trường cân bằng sinh thái.
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
Rừng tự nhiên là rừng có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm rừng tự nhiên sẵn có và rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên từ đất không còn rừng. Rừng tự nhiên được phân loại theo sản phẩm sau đây:
-Rừng gỗ
-Rừng tre, nứa
-Rừng đặc sản khác (quế, sa nhân, các loại dược liệu…).
Trồng rừng sản xuất không những để cung cấp các nguyên liệu cho chế biến lâm sản, mà tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường cũng không kém phần quan trọng. Những tác dụng phòng hộ cho xã hội thì không thể nào tính toán được
1.3. Khái quát về qui hoạch sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên quý giá của Quốc gia, là tư liệu đặc biệt (nó vừa là tư liệu sản xuất chính lại vừa là đối tượng sản xuất) không gì thay thế được trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn nhưng nhu cầu sử dụng đất của con người và các ngành kinh tế tăng lên không giới hạn. Vì vậy mà việc quy hoạch sử dụng đất, phân loại rừng, đất rừng giao và sử sụng đất có hiệu quả sẽ chặn đứng việc khai thác rừng bừa bãi. Xác lập những người chủ thực sự để quản lý đất rừng bền vững là một công việc quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý.
Theo luật đất đai năm 1993 chia đất đai thành 6 loại:
*Đất nông nghiệp
*Đất lâm nghiệp
*Đất khu dân cư nông thôn
*Đất đô thị
*Đất chuyên dùng
*Đất chưa sử dụng
Trong đó theo nghị định số:163/1999/NĐ-CP quy định về đất lâm nghiệp:
1.Đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng.
2.Đất chưa có rừng, nhưng được quy hoạch để sử sụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm lâm nghiệp.
Qui hoạch sử dụng đất là một quá trình xác định phương án sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân. Có thể chia quá trình qui hoạch đất và giao đất giao rừng thành hai quá trình như sau:
Qui hoạch sử dụng đất là một quá trình xác định phương án sử dụng đất hợp lý nhất cơ cấu cây rừng, năng suất sản phẩm và việc quản lý sử dụng bền vững cho một đối tượng sử dụng đất nào đó trên một đơn vị diện tích nhất định. Việc qui hoạch sử dụng đất có thể tiến hành ở cấp quốc gia, tỉnh, đầu nguồn, cho đến xã, bản. Sẽ không có một qui hoạch sử dụng đất nào hoàn hảo tuyệt đối cả vì sử dụng đất thay đổi liên tục do những biến động về mặt kinh tế xã hội và chính sách cũng như chính bản thân việc sử dụng đất cũng tự nó thay đổi co các điều kiện tự nhiên và khí hậu thay đổi.
Giao đất giao rừng là một thủ tục cần thiết để xác định chủ thực sự của mảnh đất đó. Mục tiêu của việc này là xác định quyền sử dụng đất để giải quyết các tranh chấp đất đai, đảm bảo sử dụng đất phù hợp, khuyến khích đầu tư tư nhân trong việc cải tiến sử