Điếc đột ngột (ĐĐN) là 1 cấp cứu nội khoa trong TMH. Bệnh ngày nhiều,
hàng năm ước tính 4000 trường hợp ở Mỹ. Trong một nghiên cứu tại bệnh
Viện TMH TP. HCM ( 2005-2006) có 450 trường hợp. Chưa tìm ra nguyên
nhân gây bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều tác giả chấp nhận với 4 nguyên
nhân sau: do nhiễm vi-rút, co thắt mạch máu tai trong, chấn thương và yếu
tố miễn dịch(2,0,5).
Điều trị ĐĐN vẫn còn đang bàn cãi. Với phát đồ hiện tại (Dãn mạch +
Corticoid toàn thân) cho kết quả điều trị thấp, tốn kém. Mặt khác, một số
bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo như cao huyết áp, tiểu đường, viêm
loét dạ dày không thể sử sụng corticoid toàn thân(3,4).
Nhưng cho đến hôm nay thì nguyên nhân do vi rút chiếm từ 25-65%, và cơ
chế gây ĐĐN là do kháng thể chéo với vi rút nằm ở cơ quan corti của tai
trong, cho nên corticoid được xem là thuốc chủ lực cho bệnh cảnh này. Đặc
biệt là sử dụng corticoid xuyên màng nhĩ sẽ thấm qua cửa sổ bầu dục vào tai
trong, giảm gắn kết kháng nguyên-kháng thể cho kết quả tốt, chi phí thấp và
không gây bất cứ tác dụng phụ nào.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều trị điếc đột ngột ở người lớn bằng corticoid xuyên màng nhĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT Ở NGƯỜI LỚN BẰNG CORTICOID
XUYÊN MÀNG NHĨ
Tóm tắt
Đặt vấn đề : điếc đột ngột vẫn là một cấp cứu trong tai mũi họng. Điều trị
ĐĐN vẫn còn tranh cãi. Gần đây corticoid được xem là lực chọn đầu tiên,
đặc biệt chích xuyên qua màng nhĩ.
Mục tiêu : đánh giá hiệu quả của corticoid xuyên màng nhĩ trong điều trị
ĐĐN.
Phương pháp nghiên cứu : 238 bệnh nhân ĐĐN được chia làm 3 nhóm :
nhóm 1 : 120 bệnh nhân thất bai sau 5 ngày điều trị bằng giãn mạch và
corticoid đường uống, nhóm 2 : 76 bệnh nhân điều trị ngay từ đầu bằng
corticoid toàn thân và chích qua màng nhĩ, nhóm 3 : 42 bệnh nhân điều trị
duy nhất bằng chích corticoid xuyên màng nhĩ.
Kết quả : nhóm 1 : 43,33 % tăng TLĐ hơn 30 dB, trong đó 16 ca TLĐ về
bình thường, 24,17% tăng khoảng 20-30 dB, 31,67% tăng ít hơn 20 dB and
0,83% nặng lên. Nhóm 2 : 43,42% cải thiện trên 30dB trên TLĐ(15 ca về
bình thường ), 30,26% tăng khoảng 20-30 dB, 26,32% tăng ít hơn 20 dB.
Nhóm 3: 45,24% tăng trên 30 dB trên TLĐ (12 ca về bình thường), 30,95%
tăng khoảng 20-30 dB, 23,81% tăng ít hơn 20dB.
Kết luận : Corticoid chích xuyên màng nhĩ đã cho kết quả điều trị rất tốt cho
BN điếc đột ngột.
ABSTRACT
TREATMENT OF SUDDEN SENSORINEURAL HEARING LOSS WITH
INTRATYMPANIC STEROID THERAPY
Nguyen Minh Hao Hon, Vo Quang Phuc, Nguyen Thanh Loi, Huynh Khac
Cưong,
Tran Viet Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 -
2009: 264 – 266
Background: sudden sensorineural hearing loss is a urgent treatment in
otology. Treatment of SSNHL remains controversial. These days, steroid
therapy is first choice for SSHL. Espescially intratympanic treatment.
Objectives : evaluating the effect of intratympanic steroid therapy in
treatment of sudden sensorineural hearing loss.
Study Methods: 238 patients were identified and classifed into three groups
Group 1: 120 patients treated by vasodilator combining general steroids
didn’t recover their hearing after 5 days on audiometry going on
intratympanic therapy. Group 2: 76 patients treated by general steroids and
intratympanic steroid at the beginning. Group 3: 42 patients were only
treated by transtympanic steroid.
Results: Group 1: 43.33% were defined as a increase in audiogram more
30dB (16 patients with recovering heraring were normal), 24.17%
increaseed between 20-30 dB, 31.67% increased less 20 dB and 0.83%
decreased more. Group 2: 43.42% demonstrated improvement in audiogram
more 30dB (15 cases were normal ). 30.26% increased between 20-30 dB,
26.32% increased less 20 dB. Group 3: 45.24% improved more 30 dB in
audiogram (12 cases with improvement were normal), 30.95% increaseed
between 20-30 dB, less 20 dB were 23.81%.
Conclusion: Intratympanic steroid therapy can be beneficial in treating
patients with SSHL.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điếc đột ngột (ĐĐN) là 1 cấp cứu nội khoa trong TMH. Bệnh ngày nhiều,
hàng năm ước tính 4000 trường hợp ở Mỹ. Trong một nghiên cứu tại bệnh
Viện TMH TP. HCM ( 2005-2006) có 450 trường hợp. Chưa tìm ra nguyên
nhân gây bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều tác giả chấp nhận với 4 nguyên
nhân sau: do nhiễm vi-rút, co thắt mạch máu tai trong, chấn thương và yếu
tố miễn dịch(2,0,5).
Điều trị ĐĐN vẫn còn đang bàn cãi. Với phát đồ hiện tại (Dãn mạch +
Corticoid toàn thân) cho kết quả điều trị thấp, tốn kém. Mặt khác, một số
bệnh nhân có bệnh nội khoa kèm theo như cao huyết áp, tiểu đường, viêm
loét dạ dày…không thể sử sụng corticoid toàn thân(3,4).
Nhưng cho đến hôm nay thì nguyên nhân do vi rút chiếm từ 25-65%, và cơ
chế gây ĐĐN là do kháng thể chéo với vi rút nằm ở cơ quan corti của tai
trong, cho nên corticoid được xem là thuốc chủ lực cho bệnh cảnh này. Đặc
biệt là sử dụng corticoid xuyên màng nhĩ sẽ thấm qua cửa sổ bầu dục vào tai
trong, giảm gắn kết kháng nguyên-kháng thể cho kết quả tốt, chi phí thấp và
không gây bất cứ tác dụng phụ nào.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
238 bệnh nhân được chẩn đoán ĐĐN điều trị tại BV TMH TP.HCM chia
thành 3 nhóm:
Nhóm 1: 120 BN sau khi được điều trị theo phát đồ kinh điển sau 5 ngày
TLĐ không tăng sẽ chuyển sang chích corticoid xuyên màng nhĩ.
Nhóm 2: 76 BN sẽ được phối hợp corticoid toàn thân và chích xuyên màng
nhĩ ngay khi mới nhập viện.
Nhóm 3: 42 BN chỉ điều trị với corticoid xuyên màng nhĩ.
Dụng cụ nghiên cứu
Dexamethasone 5mg/ml mỗi lần chích 0,5cc.
Ống tiêm 1cc, kim tiêm số 25.
Bệnh nhân được chích ở tư thế nằm nghiêng tai bệnh hướng lên trên, chích
dưới kính hiển vi ở ¼ sau trên của màng nhĩ. Sau khi chích, dặn BN không
nuốt và nằm ở tư thế ngữa khoảng 1 phút.
BN được chích cách ngày mỗi đợt 5 lần chích.
BN được kiểm tra TLĐ trước và sau khi điều trị 10 ngày 30 ngày.
BN được đánh giá qua nội soi tai trước và sau khi điều trị.
Tiêu chuẩn đánh giá: Lấy trung bình cộng thính lực đơn âm ở 3 tần số
500,1000, 2000 Hz.
Sau khi điều trị, nếu tăng > 30 dB: Tăng tốt , 30-20 dB: Tăng vừa, <20 dB:
Tăng kém.
KếT QUả
Giới
Nam/ Nữ = 111/127
Tuổi
Ngày vào viện:
Số Ngày
Số trường hợp
tỉ lệ
≤ 7
96
40,34%
8-14
72
30,25%
15-21
54
22,69%
22-30
16
6,72%
Kết quả TLĐ
Nhóm 1: 120/ 238 BN
Tốt
Vừa
Kém
Giảm thêm
Tổng
Type A
32
7
2
1
42
Type B
9
13
4
0
26
Type C
4
0
11
0
15
Type D
2
0
5
0
7
Type E
5
9
16
0
30
Tổng
52/120
(43,33%)
20/120
(24,17%
38/120
(31,67%)
1/120
(0,83%)
120
Nhóm 2: 76/238 BN
Tốt
Vừa
Kém
Giảm thêm
Tổng
Type A
23
8
5
0
36
Type B
8
9
4
0
21
Type C
0
1
4
0
5
Type D
0
1
1
0
2
Type E
2
4
6
0
12
Tổng
33/76
(43,42%)
23/76
(30,26%)
20/76
(26,32%)
0/76
(0%)
76
Nhóm 3: 42/238 BN
Tốt
Vừa
Kém
Giảm thêm
Tổng
Type A
12
5
2
0
19
Type B
4
6
2
0
12
Type C
1
0
2
0
3
Type D
0
1
1
0
2
Type E
2
1
3
0
6
Tổng
19/42
(45,24%)
13/42
(30,95%)
10/42
(23,81%)
0/42
(0%)
42
Triệu chứng ù tai
Trước khi điều trị: 234/238 BN
Sau điều trị: đánh giá 1 cách chủ quan theo thang điểm 10.
Nếu giảm > 7/10 : giảm tốt
4/10 < giảm vừa < 7/10
< 4/10: giảm kém.
BÀN LUẬN
Bệnh nhân đến càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao. Trong những
trường hợp cải thiện tốt chủ yếu là ở nhóm BN vào viện sớm hơn 7 ngày.
Càng điều trị trể thì hiệu quả càng kém đi.
Tuổi bệnh nhân càng trẻ thì khả năng đáp ứng điều trị cao hơn. Trong 104
BN cải thiện TLĐ tốt có đến 55 Bn (52,88%) ở lứa tuổi từ 16-30 tuổi.
Dạng thính lực cũng có ý nghĩa tiên lượng bệnh. nhóm cải thiện tốt chủ yếu
tập trung ở Type A (giảm tần số trầm) có 67 BN cải thiện tốt, chiếm
64,42%). Trong đó Type E cho tiên lượng xấu nhất.
Theo kết quả của chúng tôi, số mẫu tuy chưa bằng nhau và việc chọn bệnh
nhân chưa được ngẫu nhiên do 1 số yếu tố khách quan, nhưng tôi thấy rằng
kết quả của nhóm 2 và 3 hiệu quả cao hơn chút ít. Tuy nhiên vẫn cao hơn
nhiều ( 43-46%) so với phát đồ kinh điển (23%) và đặt biệt ở BN trẻ tuổi và
TLđ dạng Type A sẽ có kết quả vượt trội.
Bn nào cho đáp ứng ngay từ mũi chích đầu tiên cho kết quả đều trị tốt.
215/238 BN (90,34%) thấy đau khi chích nhưng vẫn chịu được và hài lòng.
189/238 BN (79,41%) có dấu hiệu Nystagmus khi chích sau đó tự hết.
224/238 BN (94,11%) chóng mặt khi chích thuốc nhưng sẽ tự hết không quá
1 phút. Có 2 BN cảm thấy buồn nôn.
Không có bệnh nhân nào có bất kỳ tác dụng phụ nào như
Thủng nhĩ, hội chứng Cushing, hay 1 số ảnh hưởng toàn thân của
corticotd…
KẾT LUẬN
Corticoid chích xuyên màng nhĩ đã cho 1 kết quả điều trị rất tốt cho BN điếc
đột ngột, rẻ tiền. Với giá thành chỉ bằng 1/15 so với phát đồ kinh điển trước
đây và có thể điều trị ngoại trú không cần nhập viện. Do đó không mất thời
gian lao động cho bản thân và cho người thân .
Không có bất cứ 1 tác dụng phụ bất lợi nào. Vì vậy rất thích hợp cho Bn mà
có 1 số bệnh nội khoa kèm theo mà chống chỉ định điều trị corticoid toàn
thân kể cả phụ nữ có thai.