Trong những năm gần đây cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán thì vàng và dầu mỏ là hai mặt hàng được giới đầu tư rất quan tâm. Với bản chất và đặc tính của mình, vàng đang được coi là phương tiện cất trữ an toàn của thế giới mỗi khi có biến động. Các nhà đầu tư nhận định vàng đang là phương tiện đầu tư hấp dẫn và an toàn hơn so với các loại cổ phiếu và trái phiếu do lạm phát đang có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá dầu tăng cao. Song giá vàng lên xuống thất thường.
Nguyên nhân, trước hết do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh, thứ hai do nguồn cung cấp vàng của thế giới hạn hẹp hơn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác tác động tới giá vàng, như tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ lạm phát gia tăng, đồng Đô la tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác, uy tín của đồng Euro giảm sút, biến động về lãi suất
Giới quan sát cho rằng vàng vẫn đang trong vòng xoáy tăng giá, do các nhà đầu tư đưa vàng vào danh mục đầu tư thay cho việc đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu, hay đầu tư vào đồng Đô la và đồng Euro. Các quỹ hàng hoá đã bắt đầu bán tháo các chứng khoán năng lượng để chuyển sang vàng do giá dầu thế giới có chiều hướng đảo chiều. Theo các chuyên gia dự báo sắp tới các nhân tố hỗ trợ giá vàng tăng vẫn còn nhiều, khả năng giá vàng sẽ còn leo cao.
Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau nhưng trên thực tế giá vàng biến động hết sức thất thường và không ai có thể tiên đoán một cách chính xác mức lên xuống của nó. Biến động giá vàng sẽ không liên tục theo một chiều tăng hay giảm, mà giao động theo chiều díc dắc trong xu thế tăng lên.
Đầu tư vào vàng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó tiên liệu
110 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định giá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định giá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng (110 trang)
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ 18
Hình 2.2: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và Mỹ 20
Hình 2.3: Giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm đáo hạn 21
Hình 2.4: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Mỹ 22
Hình 2.5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu 27
Hình 2.6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ 28
Hình 2.7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ 29
Hình 2.8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn 30
Hình 2.9: Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ 31
Hình 2.10: Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu 35
Hình 2.11: Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở và trái phiếu phi rủi ro 37
Hình 2.12: Mua cổ phiếu 40
Hình 2.13: Bán khống cổ phiếu 41
Hình 2.14: Mua quyền chọn mua 42
Hình 2.15: Mua quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau 43
Hình 2.16: Mua quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau 44
Hình 2.17: Bán quyền chọn mua 45
Hình 2.18: Bán quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau 45
Hình 2.19: Bán quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau 46
Hình 2.20: Mua quyền chọn bán 47
Hình 2.21: Mua quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau 48
Hình 2.22: Mua quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 48
Hình 2.23: Bán quyền chọn bán 49
Hình 2.24: Bán quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau 50
Hình 2.25: Bán quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 50
Hình 2.26: Quyền chọn mua được phòng ngừa 52
Hình 2.27: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các mức giá thực hiện khác nhau 53
Hình 2.28: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các thời gian sở hữu khác nhau 53
Hình 2.29: Quyền chọn bán bảo vệ 55
Hình 2.31: Quyền chọn bán bảo vệ với thời gian sở hữu khác nhau 56
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán thì vàng và dầu mỏ là hai mặt hàng được giới đầu tư rất quan tâm. Với bản chất và đặc tính của mình, vàng đang được coi là phương tiện cất trữ an toàn của thế giới mỗi khi có biến động. Các nhà đầu tư nhận định vàng đang là phương tiện đầu tư hấp dẫn và an toàn hơn so với các loại cổ phiếu và trái phiếu do lạm phát đang có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá dầu tăng cao. Song giá vàng lên xuống thất thường.
Nguyên nhân, trước hết do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh, thứ hai do nguồn cung cấp vàng của thế giới hạn hẹp hơn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác tác động tới giá vàng, như tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ lạm phát gia tăng, đồng Đô la tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác, uy tín của đồng Euro giảm sút, biến động về lãi suất…
Giới quan sát cho rằng vàng vẫn đang trong vòng xoáy tăng giá, do các nhà đầu tư đưa vàng vào danh mục đầu tư thay cho việc đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu, hay đầu tư vào đồng Đô la và đồng Euro. Các quỹ hàng hoá đã bắt đầu bán tháo các chứng khoán năng lượng để chuyển sang vàng do giá dầu thế giới có chiều hướng đảo chiều. Theo các chuyên gia dự báo sắp tới các nhân tố hỗ trợ giá vàng tăng vẫn còn nhiều, khả năng giá vàng sẽ còn leo cao.
Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau nhưng trên thực tế giá vàng biến động hết sức thất thường và không ai có thể tiên đoán một cách chính xác mức lên xuống của nó. Biến động giá vàng sẽ không liên tục theo một chiều tăng hay giảm, mà giao động theo chiều díc dắc trong xu thế tăng lên.
Đầu tư vào vàng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó tiên liệu về lạm phát và những xáo trộn chính trị, đầu tư vào vàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy việc thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết, mà trong đó Quyền chọn là một trong những công cụ khá phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn.
Ở Việt Nam việc thực thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong việc kinh doanh chứng khoán nói chung cũng như trong kinh doanh vàng chưa được phổ biến. Hiện nay, lác đác mới xuất hiện một số ngân hàng thực hiện quyền chọn trong việc kinh doanh vàng và ngoại tệ, vì vậy việc nghiên cứu những kiến thức về quyền chọn nhằm áp dụng rộng rãi nó như là một công cụ giứp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro góp phần tạo sự ổn định và hiệu quả cho thị trường. Đó chính là lý do để em lựa chọn đề tài “Định giá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng”.
Trong quá trình học tập kết hợp với thời gian thực tập tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị tại nơi thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Quang Dong đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Nghiên cứu Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại đây.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán.
Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau:
- Quyền mua trước
- Chứng khế
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
- Quyền chọn
1.1.2. Quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền mua) hoặc được bán (nếu là quyền bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Khác với việc sở hữu một hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối cơ hội mua hay bán một tài sản. Trên thực tế người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện của hợp đồng, ngược lại nếu mức giá thuận lợi họ sẽ thực hiện quyền mua hay bán tài sản.
- Nếu căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán thì quyền chọn chia làm hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày nêu trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay là ngày thực hiện và giá nêu trên hợp đồng là giá quyền chọn.
- Nếu căn cứ vào tính chất thời gian thì hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu
Một hợp đồng quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một quyền chọn Châu Âu có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
1.1.3. Các ký hiệu
S0 = Giá tài sản cơ sở hiện tại
X = Giá thực hiện
T = Thời gian cho đến khi đáo hạn
r = Lãi suất phi rủi ro
ST = Giá tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng thời gian T
C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
Ca(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ
Ce(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu
P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
Pa(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
Pe(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu
1.2. THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
1.2.1. Sự phát triển của thị trường quyền chọn
Có rất nhiều ví dụ về quyền chọn trong cuộc sống hàng ngày. Các nhà sử học và khảo cổ học thậm chí còn phát hiện ra các hợp đồng quyền chọn sơ khai. Mặc dù các thoả thuận này có thể tương tự với các quyền chọn hiện đại, hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu.
Sau đó, trong những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó mua quyền chọn mua, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn ký kết hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thề tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc nhà kinh doanh - người thật sự thực hiện vị thế giao dịch.
Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) này có thể tồn tại, nó có rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được bảo đảm bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà Môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai vấn đề trên.
Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977.
CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hoá các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nói cách khác một nhà đầu tư đã mua hoặc bán một hợp đồng quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy là đã bù trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.
Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đẫ sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường này, và khối lượng giao dịch chỉ mới hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây.
Mặc dù các giao dịch của các định chế trên sàn giao dịch quyền chọn vẫn tương đối mạnh sau vụ sụp đổ, một xu hướng đồng thời tồn tại đã buộc các sàn giao dịch phải đương đầu với mối đe doạ cạnh tranh mới: sự hồi sinh của các thị trường quyền chọn phi tập trung. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu sử dụng hoán đổi tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro. Do sự vận hành tốt của thị trường và ngay sau đó, các công ty bắt đầu tạo ra các dạng hợp đồng phi tập trung khác, như hợp đồng kỳ hạn và như mong đợi, quyền chọn bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên vì định mức tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín dụng, công chúng không thể tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh này. Sự phát triển của thị trường tập trung của các định chế này đã gây áp lực nặng nề lên các sàn giao dịch quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để dành lại thị phần giao dịch của các định chế và kích thích mối quan tâm của công chúng với quyền chọn. Tuy nhiên các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng; thật ra chúng phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung.
Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago không còn là trung tâm của ngành kinh doanh quyền chọn. Quy mô thị trường này là trên toàn thế giới.
1.2.2. Các loại quyền chọn
1.2.2.1. Quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn đối với các cổ phiếu riêng lẻ đôi khi được gọi là quyền chọn cổ phiếu hay quyền chọn vốn cổ phần. Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với một số loại cổ phiếu nhất định. Ngoài ra, một số loại quyền chọn đối với hầu hết mọi cổ phiếu, như loại có thời gian đáo hạn dài và loại có khối lượng giao dịch thấp. Ở Mỹ, quyền chọn đối với nhiều loại cổ phiếu được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch.
1.2.2.2. Quyền chọn chỉ số
Một chỉ số chứng khoán là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của một nhóm các cổ phiếu được chỉ định. Như trong bất kỳ chỉ số nào, nó là một chỉ tiêu tương đối, thể hiện giá trị tương đối so với giá trị trước đó. Đối với quyền chọn chỉ số, chúng ta hiểu mức yết giá là giá trị thị trường của cổ phiếu so với một mức giá trị cơ sở, được thiết lập từ nhiều năm trước, khi chỉ số được khởi tạo.
Quyền chọn đầu tiên với một chỉ số cổ phiếu được đưa ra đầu tiên trên CBOE năm 1983 và đã rất thành công. Từ thời điểm đó, một số lớn quyền chọn chỉ số đã được bổ sung và nhiều quyền chọn được giao dịch rất sôi động. Quyền chọn đối với chỉ số NASDAQ 100 là tiêu biểu của quyền chọn có giao dịch sôi động nhất trong toàn bộ quyền chọn ở Mỹ.
1.2.2.3. Quyền chọn tiền tệ
Tỷ giá là giá mà một đối tượng có thể trao đổi một đồng tiền với một đồng tiền khác. Một đồng tiền có thể được xem là một tài sản, giống như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Giống như giá cổ phiếu và trái phiếu, giá tiền tệ, tức là tỷ giá, rất biến động trên thị trường. Người ta có thể mua một đồng tiền và nắm giữ nó, trong suốt thời gian đó đồng tiền này sẽ được hưởng lãi suất theo lãi suất nước ngoài. Mức lãi có thể được xem giống như lãi trái phiếu hoặc cổ tức cổ phiếu.
Vì nhiều công ty và nhà đầu tư nhạy cảm với rủi ro tỷ giá, quyền chọn tiền tệ, cũng như các công cụ phái sinh khác, được sử dụng rộng rãi. Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ quy định cụ thể giá thực hiện, được thể hiện dưới dạng tỷ giá, ngày đáo hạn, định dạng tiền tệ cơ sở, quy mô hợp đồng, giá quyền chọn…
Các quyền chọn tiền tệ được niêm yết trên sàn giao dịch Philadelphia Stock Exchange, mặc dù hoạt động giao dịch rất ít. Thị trường sôi động hơn chính là thị trường quyền chọn tiền tệ OTC.
1.2.2.4. Các dạng quyền chọn khác
Các sàn giao dịch quyền chọn đã thử nghiệm nhiều loại quyền chọn khác nhau, bao gồm cả quyền chọn trái phiếu, mặc dù những quyền chọn này ít hấp dẫn công chúng. Tuy nhiên, quyền chọn trái phiếu và các quyền chọn có liên quan được gọi là quyền chọn lãi suất, lại rất phổ biến trên thị trường OTC.
1.2.2.5. Quyền chọn thực
Quyền chọn thực không phải là quyền chọn đối với bất động sản, và tên gọi này cũng không phải có ý nói là các quyền chọn khác có phần nào đó không thực. Quyền chọn thực là các quyền chọn thường được thấy trong các quyết định đầu tư của công ty, các quyết định này thường được gọi là đầu tư thực.
Các quyền chọn thực có nhiều đặc tính của quyền chọn thông thường. Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Các quyền chọn thực có các đặc quyền có giá trị rõ ràng, nhưng thưông thường thì ngày đáo hạn và giá thực hiện của chúng không mấy rõ ràng. Các quyền chọn thực thường dựa trên tài sản cơ sở rất mập mờ và không được giao dịch trên thị trường có tính thanh khoản hay thậm chí không thể giao dịch.
1.2.3. Thị trường quyền chọn vàng ở Việt Nam
Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm Options (ngoại hối, vàng, hàng hóa…) là một công cụ đã xuất hiện từ lâu nhằm bảo hiểm rủi ro thị trường nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này tương đối mới. Trong khi các sản phẩm quyền chọn ngoại hối chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu muốn bảo hiểm lợi nhuận, thì sản phẩm Gold Options (gọi tắt là Quyền chọn vàng) sẽ có tác dụng hữu ích cho mọi thành phần dân cư và kinh tế.
Quan tâm đến quyền chọn vàng nhiều nhất hiện nay là những người trong giới buôn bán nhà đất, những người cần vàng trong tương lai. “Họ muốn bảo hiểm tỷ giá, nhằm tạo sự an tâm là đến khi mua vàng trả tiền nhà, họ có vàng để trả và không bị ảnh hưởng nếu giá vàng tăng cao”.
Bởi lẽ, tại Việt Nam vàng vẫn đang được coi là đơn vị tính toán để mua bán bất động sản. Sử dụng sản phẩm quyền chọn vàng người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng tăng.
Trong điều kiện nhu cầu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, đồng thời giá vàng liên tục có những biến động mạnh và khó dự báo như hiện nay, sản phẩm quyền chọn vàng chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người và các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong kinh doanh.
Thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân và tổ chức mua quyền chọn mua (call Options) hoặc mua quyền chọn bán (put Options). Tuy nhiên, khách hàng có thể bán lại hợp đồng Options đã mua trước đó với ngân hàng. Nếu thực sự có nhu cầu mua quyền chọn vàng, khách hàng cần trực tiếp đến ngân hàng để được thông báo phí và các điều kiện khác chính xác bằng văn bản trước khi ký hợp đồng. Mức phí được tính toán dựa trên nhiều tham số: giá giao ngay tại thời điểm giao dịch, giá thực hiện hợp đồng Options, thời hạn hợp đồng, chênh lệch lãi suất của vàng và VNĐ, độ biến động của giá vàng…
Hiện nay có 3 ngân hàng cung cấp sản phẩm Quyền chọn vàng là ACB, Sacombank và Eximbank. Quy mô giao dịch tối thiểu là 100 lượng (với ACB), 800 lượng (với Sacombank).
Được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng ACB bắt đầu cung cấp sản phẩm quyền chọn vàng cho khách hàng giao dịch chính thức kể từ ngày 15-12-2004.
Quy mô giao dịch của một hợp đồng Options giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 100 lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và 10.000 lượng đối với các tổ chức. Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu 2 tuần, tối đa là 3 tháng. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng có giao nhận vàng thực tế hoặc không muốn giao nhận vàng thực tế.
Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng do ACB niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu bán lại hợp đồng Options trước hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tính toán mức trả phí cho khách hàng.
Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở nước ta. Sản phẩm quyền chọn vàng sẽ giúp khách hàng có thêm một công cụ tài chính hữu hiệu để quản lý tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép triển khai dịch vụ này, ngân hàng ACB đã giao dịch với khách hàng về quyền chọn vàng với khối lượng 20 tấn vàng chỉ trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cũng khuyên rằng, nếu khách hàng thực sự có khoản thanh toán tương