Đề tài Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập

“Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là : Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.” (Trích văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Trang 159) (1) Yêu cầu qui hoạch đô thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu cầu đáp ứng ngày càng cao của cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho tàng, bến bãi, nhu cầu về nhà ở trong các tầng lớp dâncư ngày càng tăng, trước tình hình đó nhu cầu về xi măng tăng nhanh trong giai đoạn này bởi vì ngành công nghiệp xi măng luôn luôn gắn liền với ngành xây dựng cơ bản. Trước yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành công nghiệp xi măng cần phải được chú trọng phát triển để đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cung không đáp ứng đủ cầu trong nước thường xuyên dẫn đến tình trạng sốt xi măng gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, tìm hướng đi chung cho ngành công nghiệp xi măng trong xuthế hội nhập dưới áp lực phát triển và cạnh tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập”

pdf54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG 1.1 Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 4 1.1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 4 1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài 5 1.1.3 Ảnh hưởng từ môi trường nội bộ 6 1.1.4 Xác định các mục tiêu của ngành 7 1.1.5 Xây dựng chiến lược ngành 7 1.2 Sơ lược về ngành công nghiệp xi măng 8 1.2.1 Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng 8 1.2.2 Chủng loại xi măng 9 1.2.3 Công nghệ sản xuất xi măng 10 1.2.4 Tầm quan trong của ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế quốc dân 10 1.3 Gia nhập WTO cơ hội và thách thức 11 1.3.1 cơ hội mang lại từ WTO 11 1.3.2 Thách thức 12 CHƯƠNG 2 : MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM 2.1 Đánh giá về môi trường kinh doanh của ngành công ngiệp xi măng Việt Nam 14 2.1.1 Môi trường bên ngoài 14 2.1.1.1 Ảnh hưởng của yếu tố chính trị – pháp luật 14 2.1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế Trung Quốc Khu Vực Đông Aù 17 Trang 2 Những Quốc Gia Đông Nam Aù 19 2.1.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế 21 2.1.1.4 Văn hoá xã hội 22 2.1.1.5 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ 22 2.1.2 Môi trường bên trong 23 2.1.2.1 Nguồn nhân lực 23 2.1.2.2 Hoạt động Marketing ở các công ty xi măng 24 2.1.2.3 Nguyên vật liệu sản xuất xi măng 24 2.2 Thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian qua 25 2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ xi măng 25 2.2.2 Giá thành sản xuất xi măng 28 2.2.3 Công nghệ kỹ thuật hiện tại 30 2.2.4 Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi măng 31 2.2.5 Tình hình thực hiện đầu tư 31 2.2.6 Khuynh hướng thị trường xi măng 32 2.3 Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 33 2.3.1 Ma trận đánh giá các ỵếu tố bên ngoài 33 2.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 35 2.3.3 Ma trận Swot 36 Kết luận chương 2 39 CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng ở thị trường Việt Nam 40 3.2 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 41 2.3 Tình hình thực hiện đầu tư trong thời gian tới 41 3.4 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập 43 Trang 3 3.4.1 Xây dựng chiến lược dài hạn về nghiên cứu phát triển 43 3.4.2 Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh tranh 43 3.4.3 Giải pháp huy động vốn cho ngành công nghiệp xi măng 44 3.4.4 Đầu tư và đổi mới công nghệ 45 3.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực 46 3.4.6 Hoạt động marketing 47 3.4.7 Đối phó với xi măng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập 48 3.5 Một số kiến nghị về chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước 49 Kết luận 51 Tài liệu tham khảo Phụ lục Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : “Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là : Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.” (Trích văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – Trang 159) (1) Yêu cầu qui hoạch đô thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu cầu đáp ứng ngày càng cao của cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho tàng, bến bãi, nhu cầu về nhà ở trong các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, trước tình hình đó nhu cầu về xi măng tăng nhanh trong giai đoạn này bởi vì ngành công nghiệp xi măng luôn luôn gắn liền với ngành xây dựng cơ bản. Trước yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành công nghiệp xi măng cần phải được chú trọng phát triển để đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cung không đáp ứng đủ cầu trong nước thường xuyên dẫn đến tình trạng sốt xi măng gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược, tìm hướng đi chung cho ngành công nghiệp xi măng trong xu thế hội nhập dưới áp lực phát triển và cạnh tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm cấp thiết. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập” 2. Mục đích nghiên cứu : Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận văn này nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau : - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản của việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh trong cơ cấu phát triển nền kinh tế - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp xi măng Việt Trang 5 Nam, phân tích thực trạng của ngành công nghiệp xi măngViệt Nam, xác định các lợi thế cũng như đe dọa đối với ngành công nghiệp này. - Từ những cơ sở trên đưa ra những giải pháp định hướng phát triển cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 3. Phương pháp nghiên cứu : Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp các kỹ thuật nghiệp vụ như : thống kê, tổng hợp, so sánh,…. Để nghiên cứu đề tài này. 4. Đối tượng nghiên cứu : Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam gồm các công ty thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Các công ty liên doanh và các nhà máy xi măng địa phương. 5. Phạm vi nghiên cứu : Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng ở Việt Nam, bao gồm một số nội dung chủ yếu nhằm xác định thực tế tình hình sản xuất kinh doanh xi măng ở Việt Nam để định hướng một cách đúng đắn các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. 6. Kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu này, luận văn đã đánh giá được những tác động của môi trường kinh doanh đối với ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, thực trạng của ngành công nghệp xi măng Việt Nam trong thời điểm hiện tại để đưa ra các giải pháp định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập theo đúng qui trình hoạch định chiến lược. Bao gồm việc đánh giá các yếu tố tác động đến ngành công nghiệp xi măng, các dự báo có liên quan đến nhu cầu xi măng làm cơ sở để tính toán công suất cũng như phát triển các dự án xi măng để bổ sung cho nhu cầu xi măng cần thiết. Luận văn cũng đã đề ra các giải pháp định hướng phát triển cho ngành công nghiệp xi măng : các giải pháp về vốn, phân bổ nguồn lực, đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực và các kiến nghị cần thiết để phát triển ngành công nghiệp xi măng trong tiến trình hội nhập. Trang 6 7. Bố cục của Luận văn: Chương 1 : Cơ sở lý luận về ngành công nghiệp xi măng Chương 2 : Phân tích những tác động của môi trường đến ngành công nghiệp ximăng Việt Nam và thực trạng về ngành công nghiệp xi măng trong thời điểm hiện nay cũng như khuynh hướng thị trường trong thời gian tới. Chương 3 : Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong tiến trình hội nhập Trang 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG 1.1.Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh 1.1.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện Mô hình quản trị chiến lược (4) Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Xác định nhiệm vụ mục tiêu và chiến lược hiện tại Thực hiện việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài để xác định các cơ hội và đe dọa chũ yếu Xét lại mục tiêu kinh doanh Lựa chọn các chiến lược thực hiện Thiết lập mục tiêu dài hạn Thiết lập những mục tiêu hằng năm Thực hiện việc kiểm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh yếu của công ty Đo lường và đánh giá sự thực hiện Phân phối các nguồn lực Đưa ra các chính sách Hình thành chiến lược Thực thi Đánh giá chiến lược chiến lược Trang 8 Giai đoạn hình thành chiến lược Hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế. Quá trình hình thành chiến lược là tiến hành nghiên cứu liên quan đến việc thu thập và xử lý các thông tin về các thị trường và ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, tiến hành nghiên cứu là để xác định các điểm mạnh quan trọng và các điểm yếu trong các lĩnh vực kinh doanh chức năng. Giai đoạn thực thi chiến lược Đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập các mục tiêu hằng năm, đặt ra các chính sách, khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên để các chiến lược lập ra có thể thực hiện. Thực thi các chiến lược gồm có việc phát triển một văn hóa hỗ trợ cho chiến lược tạo ra một cơ cấu tổ chức hiệu quả, định hướng lại các hoạt động tiếp thị, chuẩn bị các ngân qũy, phát triển và sử dụng các hệ thống thông tin, khuyến khích các cá nhân hoạt động. Đánh giá chiến lược Giai đoạn cuối của quá trình quản trị chiến lược là đánh giá chiến lược. Tất cả các chiến lược tùy thuộc vào sự thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài thay đổi đều đặn. Các hoạt động chính của giai đoạn này là : (1) xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho chiến lược hiện tại, (2) đo lường thành tích, (3) thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Gia đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết vì thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công tương lai ! sự thành công luôn tạo ra các vấn đề mới khác. 1.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài Mục đích của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài là phát triển những cơ hội môi trường có thể mang lại lợi ích cho công ty và các mối đe dọa của môi trường mà công ty nên tránh, các công ty nên có được khả năng ứng phó lại một cách chủ động hoặc có tính phòng vệ đối với các yếu tố bằng cách soạn thảo các chiến lược nhằm tận dụng các vận hội bên ngoài hoặc tối thiểu hóa ảnh hưởng của các mối đe dọa tiềm năng. Các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có thể chia ra làm 5 loại chủ yếu (1) ảnh hưởng về kinh tế, (2) ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, địa lý và nhân khẩu, (3) ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị, (4) ảnh hưởng của công nghệ, (5) ảnh hưởng cạnh tranh. Trang 9 Sự thay đổi đối với những ảnh hưởng môi trường chuyển thành sự biến đổi nhu cầu của người tiêu thụ đối với các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng và công nghiệp. Các ảnh hưởng của môi trường sẽ tác động đến loại sản phẩm được phát triển; tính chất của các chiến lược định vị sản phẩm và phân khúc thị trường, loại dịch vụ được cung cấp và việc lựa chọn các doanh nghiệp để mua hoặc bán. Các ảnh hưởng môi trường trực tiếp tác động đến cả nhà cung cấp và nhà phân phối. Nhận diện và đánh giá các cơ hội về môi trường cùng với các mối đe dọa của nó cho phép tổ chức phát triển được nhiệm vụ rõ ràng, thiết kế chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn và xây dựng các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu hằng năm. Mối quan hệ giữa các ảnh hưởng chủ yếu của môi trường và tổ chức Aûnh hưởng kinh tế Aûnh hưởng xã hội, nhân khẩu, văn hóa Aûnh hưởng chính trị, pháp luật Aûnh hưởng công nghệ Các đối thủ cạnh tranh Người cung cấp Nhà phân phối Khách hàng Nhân viên Nhà quản lý Cổ đông Sản phẩm Dịch vụ Thị trường CÁC CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ CỦA TỔ CHỨC 1.1.3 Ảnh hưởng từ môi trường nội bộ Các yếu tố tài nguyên công ty như : vốn, con người, kỹ thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lĩnh vực kinh doanh, không công ty nào mạnh hay yếu đều nhau ở mọi mặt. Những điểm mạnh/yếu bên trong cùng với những cơ hội/nguy cơ đến từ bên ngoài và nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu và chiến lược. Các mục tiêu và chiến lược được lập ra nhằm tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu bên trong khu vực kiểm soát nội bộ. Hoạt động quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin biểu hiện biểu hiện các hoạt động cốt Trang 10 lõi của hầu hết các doanh nghiệp. Kiểm soát quản trị chiến lược về các hoạt động bên trong của công ty là cần thiết cho sức mạnh của tổ chức, ngày càng có nhiều tổ chức thành công sử dụng phương pháp kiểm soát nội bộ để giành được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của họ. Các chiến lược gia cần phải xác định và đánh giá những mặt mạnh và yếu bên trong để hình thành và chọn lực hiệu quả giữa các chiến lược có khả năng thay thế. Quá trình hình thành các cuộc kiểm soát nội bộ sẽ tạo ra sinh lực và thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên. 1.1.4 Xác định các mục tiêu của ngành Nghiên cứu mục tiêu của ngành làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược, các chiến lược cấp công ty thường chú trọng các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn, còn các chiến lược dài hạn thường áp dụng trong chiến lược cấp ngành. Các mục tiêu đặt ra phải phù hợp với thực tế, có tính thách thức, có thể đo lường được. Các mục tiêu phải xác định được thời điểm khởi đầu, kết thúc và có những căn cứ để xác định những thứ tự ưu tiên trong phân bổ các nguồn lực. 1.1.5 Xây dựng chiến lược ngành Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp từ đó xây dựng các phương án chiến lược - Ma trân đánh giá các yếu tố bên ngoài Là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trường bên ngoài đến công ty. Ma trận các yếu tố bên ngoài được triển khai theo 5 bước : 1. Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu 2. Phân loại tầm quan trọng của mỗi yếu tố : cho điểm từ 0,00 ( ít quan trọng nhất) đến 1,00 (quan trọng nhiều nhất). Tổng các mức độ quan trọng là 1,00. 3. Phân loại yếu tố : cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất ) đến 4 ( ảnh hưởng nhiều nhất) 4. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về quan trọng. 5. Cộng tổng số điểm quan trọng của các yếu tố với ngành. Số điểm trung bình luôn là 2,5. nếu tổng số điểm quan trọng tổng cộng < Trang 11 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường bên ngoài và nếu > 2,5 cho thấy công ty phản ứng tích cực với môi trường bên ngoài. - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh, yếu, quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Cách phát triển ma trận này tương tự như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. - Ma trân Swot Từ sự đánh giá các mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp, tiến hành phối hợp những yếu tố này để đề ra những giải pháp chiến lược khắc phục những điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ, phát huy những mặt mạnh để đón đầu thách thức. 1.2 Sơ lược về ngành công nghiệp xi măng 1.2.1 Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng Xi măng là loại sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất có đặc điểm rất đặc biệt và hiện nay gần như chưa thể thay thế được. Việc thấy rõ những đặc điểm đó sẽ cho phép chúng ta định rõ hơn vị thế cạnh tranh và chiến lược phát triển của ngành công nghiệp này. • Xi măng là một loại sản phẩm được sử dụng như một chất kết dính, liên kết các loại vật liệu khác rất quan trọng và không thể thay thế được trong ngành xây dựng. Nhu cầu xi măng liên tục tăng trong những năm qua gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ phát triển của ngành xây dựng. • Nhà máy xi măng được tập trung theo khu vực các mỏ sét và đá vôi nhưng tiêu dùng thì được phân tán tùy thuộc vào khu dân cư, khu công nghiệp và những công trình xây dựng. • Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, suất đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn dài là đặc điểm rất quan trọng của ngành công nghiệp xi măng. Có sự khác biệt lớn trong giá thành sản xuất xi măng, suất đầu tư, thời gian xây dựng theo từng loại hình công nghệ, công nghệ lò đứng hay lò quay • Công nghệ sản xuất xi măng gắn liền với việc hạn chế ô nhiểm và bảo vệ môi trường, công nghệ sản xuất xi măng thải ra một lượng CO2 rất lớn do quá trình đốt nhiên liệu, CO2 thoát ra gián tiếp từ các nguồn điện năng suất, từ nguồn nhiệt điện đồng thời tạo ra một lượng Trang 12 bụi rất lớn khi nung, nghiền clinker gây ô nhiểm môi trường trầm trọng. Do vậy công nghệ sản xuất xi măng gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. • Dây chuyền vận hành liên tục nhưng sản phẩm tiêu thụ có thời vụ Để tối ưu hoá chi phí đầu tư ban đầu ( thiết bị và vốn kinh doanh ) các dây chuyền thiết bị xi măng lò quay phải hoạt động liên tục không dưới 23 giờ/ngày tính bình quân trong 1 năm . điều này có nghĩa là dây chuyền phải vận hành liên tục chỉ dừng lại khi có chế độ bảo dưỡng. Trong khi đó sản phẩm xi măng tiêu thụ có tính thời vụ phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng. Cầu xi măng thị trường tăng mạnh vào mùa khô và giảm vào mùa mưa. Vì vậy sản phẩm ra lò phải dự trữ lớn vào mùa mưa. 1.2.2 Chủng loại xi măng Các loại xi măng thông dụïng Về chủng loại xi măng, xi măng thông dụng lưu thông trên thị trường hiện nay là loại xi măng Poóclăng (không
Tài liệu liên quan