Đề tài Đời sống tâm lý của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn

Con người sinh ra và lớn lên đều sống trong một môi trường xã hội nhất định. Và gia đình gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tham gia vào. Như vậy là gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Một đứa trẻ , nếu được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà ở đó cha mẹ luôn bất đồng với nhau , luôn cãI cọ, mọi người không có sự yêu thương che chở, quan tâm lẫn nhau thì sẽ làm cho nhân cách của trẻ phát triển thấp, đặc biệt là khi cha mẹ ly hôn. Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột. Theo các kết quả nghiên cứu ở phương tây, bố mẹ ly hôn khi đứa con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự đánh giá thấp bản thân mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hoặc bế tắc trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái. Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con, làm mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh nhau Như vậy, ly hôn đã gây nhiều hậu quả xấu đến tâm lý, đời sống tình cảm, hành vi của trẻ. Nhưng thật đáng buồn , khi mà hiện nay, các vụ ly hôn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Đơn cử như ở quận Hai Bà Trưng có gần 1/5 số vụ kết hôn bị tan vỡ ( Đại Đoàn kết, 1996 ). Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực cuả ly hôn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, thì có không ít những vụ ly hôn của bố mẹ lại là con đường giải thoát cho trẻ khỏi những tổn thương về tâm lý, giúp trẻ giải phóng đựơc những cơn stress do bố mẹ gây ra. Vậy để biết được đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn, tôi đã quyết định lầm đề tài này. ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về gia đình theo các khía cạnh khác nhau, trong đó có hiện tượng ly hôn. tuy nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về đời sống tâm lý của những đứa con trong các gia đình ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ.

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đời sống tâm lý của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC ---------------  NIÊN LUẬN ĐỜI SỐNG TÂM LÝ CỦA TRẺ SAU KHI CHA MẸ LY HÔN Sinh viên : Lưu Thanh Huyền Lớp : K49-Tâm lý học Hà Nội, 01-2007 PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU Con người sinh ra và lớn lên đều sống trong một môi trường xã hội nhất định. Và gia đình gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tham gia vào. Như vậy là gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Một đứa trẻ , nếu được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà ở đó cha mẹ luôn bất đồng với nhau , luôn cãI cọ, mọi người không có sự yêu thương che chở, quan tâm lẫn nhau thì sẽ làm cho nhân cách của trẻ phát triển thấp, đặc biệt là khi cha mẹ ly hôn. Bằng chứng là những nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học gần đây ở nước ta về trẻ em lang thang, trẻ em bỏ nhà đi kiếm sống, tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ma tuý mại dâm … đều đưa ra những kết luận khá thống nhất rằng : Phần lớn các em đều có bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc giữa bố mẹ có quá nhiều xung đột. Theo các kết quả nghiên cứu ở phương tây, bố mẹ ly hôn khi đứa con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự đánh giá thấp bản thân mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hoặc bế tắc trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái. Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con, làm mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh nhau … Như vậy, ly hôn đã gây nhiều hậu quả xấu đến tâm lý, đời sống tình cảm, hành vi của trẻ. Nhưng thật đáng buồn , khi mà hiện nay, các vụ ly hôn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Đơn cử như ở quận Hai Bà Trưng có gần 1/5 số vụ kết hôn bị tan vỡ ( Đại Đoàn kết, 1996 ). Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực cuả ly hôn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, thì có không ít những vụ ly hôn của bố mẹ lại là con đường giải thoát cho trẻ khỏi những tổn thương về tâm lý, giúp trẻ giải phóng đựơc những cơn stress do bố mẹ gây ra. Vậy để biết được đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn, tôi đã quyết định lầm đề tài này. ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về gia đình theo các khía cạnh khác nhau, trong đó có hiện tượng ly hôn. tuy nhiên, chỉ có ít nghiên cứu về đời sống tâm lý của những đứa con trong các gia đình ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế khi nghiên cứu đề tài này, tôi muốn góp phần vào việc đi sâu tìm hiểu một số điều kiện phát triển nhân cách của trẻ em, cụ thể là đời sống tâm lý thực của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời để đề xuất các biện phát tích cực nhằm hạn chế tối đa các hậu quả tiêu cực của ly hôn, cũng như một số cách thức quản lý,giáo dục và giúp đỡ trẻ em chịu hoàn cảnh ly hôn của bố mẹ. Do đó mục đích nghiên cứu là để cung cấp các kiến thức cho giới chuên môn và cho các đối tượng quan tâm về ảnh hưởng của ly hôn tới đời sống tâm lý của trẻ. Và qua đó đưa ra những kiến nghị với các nhà chức trách, các nhà làm luật, và cả các bố mẹ về cách thức hoạt động, xử lý tình thế có lợi cho sự phát triển của trẻ có bố mẹ ly hôn PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG I : Một số khái niệm cơ bản 1.1 : Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh 1.1.1 : Định nghĩa Trẻ sơ sinh là trẻ em ở lứa tuổi từ 0- 2 tuổi 1.1.2 : Sự phát triền sinh lý Đây là giai đoạn phát triển bùng nổ của bộ não. Khi ra đời, phần phát triển nhất của bộ não là thân não và não giữa. Đây là 2 phần có chức năng kiểm soát trạng thái có ý thức, các phản xạ bẩn sinh, các chức năng sinh học sống còn. Não giữa được bao bọc bởi não và vỏ não. Nhứng bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp về những cử động có ý thức của thân thể các cảm giác và các hoạt động trí tuệ như học tập, tư duy và nói … Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó phải tổ chức cho trẻ hoạt động hợp lý để các tế bào thần kinh được kích thích, được hoạt động. Tránh các hình thức cô lậpu trẻ vì sự phát triển đầu đời của não trẻ không chỉ phụ thuộc voà quy luật sinh học mà còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm của trẻ trong hoạt động của nó. 1.1.3 : Sự phát triển của giao tiếp Cũng như người lớn, ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng có giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, mặc dù công cụ giao tiếp, phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ rất đơn giản. Người mà đứa trẻ giao tiếp đầu tiên thường là bố mẹ của nó ( hay là người chăm sóc nó). Chính bố mẹ mlà người cho nó ăn, giữ gìn, bảo vệ nó. Do đó mà đứa trẻ cần phải giao tiếp với bố mẹ để tồn tại và phát triển.Những biểu hiện đầu tiên của sự giao tiép là những động tác như bú , cựa, khóc…Và thông qua những động tác này mà người lớn nhận ra những nhu càu của trẻ và đáp ứng những nhu cầu đó.Đứa trẻ bắt chước rất sớm.Ngay từ 10 ngày tuổi đầu tiên , trẻ đã biết bắt chước được nét mặt, mặc dù đấy chỉ là sự bắt chước vô thức.Chính vì vậy mà người chăm sóc trẻ mà suốt ngày cáu kỉnh thi sẽ có tác động xấu đến dứa trẻ. Do vậy khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc phảI luôn vui vẻ, thường xuyên trò chuyện, dỗ dành ,nâng niu, vuốt ve đứa trẻ khiến cho trẻ có cảm giác mình được chăm sóc, bảo vệ an toàn, trẻ cảm nhận được không gian ấm áp của tình thương, của gia đình.Như vậy, người chăm sóc trẻ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu người chăm sóc mà chăm sóc cho trẻ cẩn thận, đúng quy luật thì tâm lý trẻ phát triển rất thuận lợi và ngược lại.Trên cơ sở giao tiếp với người chăm sóc mà ở trẻ xuất hiện tình cảm gắn bó với người chăm sóc. Chất lượng của sự gắn bó này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà sự nổi bật là 3 yếu tố: Đó là chất lượng chăm sóc trẻ, đặc điểm của bầu không khí, tình cảm gia đình và đặc điểm của hệ thần kinh, khí chất và điều kiện sức khoẻ của trẻ nói chung. Có hai khả năng xảy ra giữa đứa trẻ và người chăm sóc. Đó là gắn bó an toàn và gắn bó không an toàn. Trong đó, loại gắn bó không an toàn lại được chia làm ba loại: Đó là gắn bó chống đối, gắn bó lẩn tránh và gắn bó mất phương hướng, vô tổ chức. Đối với đứa trẻ có gắn bó an toàn thì nó sẽ luôn có cảm giác rất an toàn, thân tình trào đón mẹ và cảm thấy lo lắng quá đỗi thì thường tiếp xúc chất với mẹ để làm giảm bớt nỗi lo lắng. Đây là kết quả của sự giao tiếp hợp khoa học giữa người chăm sóc ( mẹ ) và con. Còn đối với những trẻ có gắn bó chống đối thì nó lại tỏ ra ít lo lắng và thường quay lưng với yêu cầu của mẹ hoặc phớt lờ mẹ ngay cả khi mẹ cố tỏ ra sự chú ý cho trẻ. Trẻ thường dễ hoà đồng với người lạ nhưng thỉnh thoảng cũng lẩn tránh hoặc phớt lờ họ theo kiểu lẩn tránh và phớt lờ mẹ. Đối với trẻ gắn bó mất phương hướng, và vô tổ chức, thường có biểu hiện ở chỗ: Trẻ thấy bối rối về việc lại gần mẹ hoặc lẩn tránh mẹ khi gặp mẹ, trẻ có thể hoạt động vô thức và cứng nhắc hoặc có thể lại gần. Đây là kết quả của sự giáo dục thiếu khoa học. Mà nguyên nhân chủ yếu thường là bầu không khí gia đình không được tốt, luôn có sự căng thẳng, bất đồng vì bố mẹ không hạnh phúc, hoặc bố mẹ không nhạy cảm trong việc chăm sóc. Cũng có thể do đwas trẻ chịu nhiều stress khác nhau với người chăm sóc. Bởi đó là những người không nhất quán trong việc chăm sóc con, họ đối sử với con theo trạng thái, tâm trạng và phần lớn không đáp ứng nhu cầu của con. Những trẻ gắn bó lẩn tránh thường do mẹ không gần gụi với con hoặc do nhiệt tình quá mức. Có những ông bố bà mẹ khi thì yêu con quá mức, khi thì coi con như kẻ thù. Những đứa trẻ gắn bó không an toàn là tiền đề hết sức xấu cho sự phát triển sau khi sau này của trẻ, Sự gắn bó không an toàn này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trong giao tiếp của trẻ, trẻ luôn lẩn tránh và không chịu khám phá những thứ xung quanh nó. Nó luôn giam mình lại trong không gian riêng của nó mà không chịu tiếp xúc với người xung quanh. Những đứa trẻ bị thiếu hụt trong giao tiếp thường có hành vi rất nhèo nàn, nét mặt đờ đẫn, nhìn người khác với mặt khô cứng, không biểu cảm, sống co mình lại. Đây là mần sống nguy hại cho bệnh tật, đặc biệt là bệnh tự kỉ, thậm chí còn dẫn tới sự tụt hậu về phát triển trí tuệ, khó hoà nhập với xã hội, ngôn ngữ kém phát triển ... nếu như sự thiếu hụt giao tiếp kéo dài. 1.1.4 : Sự phát triển ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ được chia ra làm hai giai đoạn, đó là giai đoạn phát âm phi ngôn ngữ ( mà đặc trưng là tiếng khóc) và giai đoạn phát âm gắn với tập nói. Trong giai đoạn phát âm phi ngôn ngữ, trẻ sơ sinh ra hiệu tất cả những nhu cầu của mình bằng tiếng khóc, khi nó đói, đau,khát ... thì nó đều khóc. Đó là phản xạ không điều kiện và là phương tiện giao tiếp của trẻ sơ sinh ( thường kéo dài từ 1-3 tuổi). Giai đoạn phát âm gắn với tập nói để có thể diễn ra thì cần phải có điều kiện kiên quyết là trẻ phải được người lớn tổ chức hoạt động, giao lưu. Hàng ngày, đứa trẻ được nghe âm thanh, tiếng nói của con người, từ đó trẻ bắt đầu bập bẹ, bi bô theo những âm thanh ngữ điệu mà chứng nghe được tiếng nói của người. Thực nghiệm cho thấy rằng : Trẻ 7 tháng tuổi có thể phát âm được những từ không khó lắm mặc dù chưa nói được nhưng nó tỏ ra hiểu được ngôn ngữ của những người xung quanh, 9 tháng trẻ nói được những từ để thông báo ý muốn của nó, từ 13 – 14 tháng trở đi nếu như tiếp tục dạy trẻ thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Nó có thể nhớ được những thứ như một đoạn bài hát, từ 18 – 24 tháng mỗi tuần trẻ có thể làm chủ được trên 200 từ và có thể vận dụng đúng chỗ. Do đó mà sẽ tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng giao tiếp. Trẻ sơ sinh có thể dùng từ để giao tiếp với người xung quanh và người xung quanh cũng có thể hiểu được ý muốn của trẻ. Từ đó mà tâm lý trẻ phát triển và bắt đầu có sự phát triển ý thức. Như vậy sự phát triển ngôn ngữ là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển tâm lý ở trình độ tâm lý cấp cao, tạo dựng cơ sở đầu tiên cho sự phát triển nhân cách. 1.1.5 : Sự phát triển nhận thức ( trí tuệ ) Đây chính là sự phát triển nhận thức của trẻ trong thời kỳ giác- động. Đó là thời kỳ trẻ chưa có ngôn ngữ, biểu tượng. Do đó mà trẻ tác động qua lại với môi trường xung quanh là nhờ vào tri giác, cảm giác và vận động của cơ thể. Khi trẻ xác định được một hệ thống sơ đồ nhận thức là khi đó đã có chỗ dựa cho sự phát triển bộ phận nhận thức và trí tuệ sau này của trẻ. Chính quá trình thích nghi giữa cá thể với môi trường là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó, môi trường này lại luôn biến đổi. Cơ chế của sự thích nghi giữa cơ thể và môi trường được xét trên hai phương diện. Một là xét trên phương diện phát triển sinh học. Khi cơ thể tác động vào môi trường thì nó tiếp thu lấy chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thểvà chất dinh dưỡng đượ đưa vào cơ thể thì có thể đưa vào bộ máy đồng hoá và dị hoá các chất đó ( chất biến đổi từ môi trường vào các thành phần khác nhau ) để nuôi cá thể , chất nguuy hiểm được đưa ra ngoài cơ thể. Khi môi trường thay đổi thì cơ thể lấy chất mới của môi trường đã thay đổi để đưa vào cơ thể từ sự đồng hoá diễn ra không bình thường, đe doạ sự tồn tại của cơ thể, lúc đó đòi hỏi cơ thể đáp ứng tích cực, thay đổi cơ quan nội tại để phù hợp với thích nghi mớicủa môi trường đã thay đổi. Như vậy, cấu tạo cơ thể thay đổi thì lúc đó hiện tượng đồng hoá diễn ra được. Quá trình mà cơ thể đáp ứng tích cực phù hợp với quá trình thay đổi môi trường là quá trình điều ứng. Nhờ có quá trình này mà cơ thể về mặt sinh học được phát triển, cơ thể và môi trường có thể cân bằng trở lại. Thứ hai là xét về phương diện phát triển tâm lý, có hai loại thích nghi, đó là thích nghi sinh học ( còn gọi là thích nghi vật chất ) và thích nghi tâm lý tình cảm. Thích nghi tâm lý tình cảm này cũng diễn ra tương tự như thích nghi sinh học, tức là cũng diễn ra quá trình đồng hoá, hiệu ứng, tạo ra sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Như vậy thích nghi là sản phẩm của nó đã tạo ra một hệ thống các sơ đồ nhận thức từ thấp tới cao. Tóm lại, khi đứa trẻ thích nghi với cuộc sống môi trường xung quanh thì quá trình nhận thức được hình thành. Do đó mà nhận thức là một dạng của sự thích nghi giữa cơ thể và môi trưòng. 1.2 : Sự phát triển tâm lý của vườn trẻ. 1.2.1 : Định nghĩa Tuổi vườn trẻ là trẻ em thuộc nứa tuổi từ hai tuổi đến ba tuổi. I.2.2 : Sự phát triển sinh lý Vào giai đoạn này, não của trẻ đã nặng tới 1200 gam, quá trình mê lin hoá chất phát triển mạnh. Trẻ đã có thể tự di chuyển và tự phục vụ mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đó là khả năng giao tiếp với thể giớ bên ngoài được mở rộng hơn, độc lập hơn, tự chủ hơn. 1.2.3 : Hoạt động của trẻ từ 2-3 tuổi Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 2-3 tuổi ở nứa tuổi này, trẻ bắt đầu hành động với những đối tượng mà cụ thể là những đồ vật do con người tạo ra. Trên những đồ vật do con người tạo ra này đã ẩn tàng những tri thức mà con người đã phát hiên về đồ vật đó. Do đó, trong quá trình hoạt động với đồ vật, trẻ không chỉ lĩnh hội những phương thức hành động của các công cụ, các đối tượng mà còn lĩnh hội chức năng của chúng. Và các đồ vật do con người sáng tạo ra nên tất cả những thao tác sử dụng những công cụ đó cũng được con người gửi vào đồ vật đó. Như vậy, cũng trong quá trình sử dụng, trẻ cần phai phục tùng những thao tác sử dụng đồ vật đó. Nờ đó tri giác của được phát triển nhanh và làm cho trẻ phân được công cụ với công cụ khác, biết được chức năng của công cụ đó, đồ vật đó, biết được đặc điểm, cấu tạo của chúng. Để có thể làm được điều đó thì trẻ càn phải quan sát và làm theo, từ đó mà tâm lý trẻ phát triển và lĩnh hội được những quy tắc hành vi xã hội. Hoạt động thiết lập các mối quan hệ giữa các đồ vật do con người tạo ra, những thuộc tính, chức năng của nó,ý nghĩa của nó ... Đựơc bộc trước hết nhờ ảnh hưởng của giáo dục và dạy học của người lớn. Muốn hoạt động này phát triển nhanh thì cần phải tổ chức cho trẻ chơi những đồ chơi vì quá trình chơi trẻ sẽ phát hiện ra nhiều thứ, phát hiên ra mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích. 1.2.4 : Sự phát triển ngôn ngữ ở nứa tuổi này, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn. Càng thoả mãn được yêu cầu giao tiếp của trẻ nhiều bao nhiêu, ngôn ngữ của càng phát triển phong phú bấy nhiêu, đa dạng bấy nhiêu và ngược lại. Giao tiếp của trẻ càng rộng bao nhiêu thì càng thuận lợi cho sự phát triển bấy nhiêu. Sự phát triển ngôn ngữ ở nứa tuổi này có nét đựac trưng là mang tính”vô điịmh hình “ hay còn gọi là ngôn ngữ “tự kỉ “. Biểu hiện của nó là trẻ điên dại lời nói của mình theo cách riêng không giống với những người lớn mặc dù trẻ có thể có khoảng 1500 từ từ khi lên 3 tuổi. Tuy nhiên tình trạng ngôn ngữ tự kỉ sẽ nhanh chón được khắc phục nếu trẻ được ở trong một môi trường giao tiếp thường xuyên và được dạy dỗ đúnh hướng của người lớn. Tóm lại, sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kỳ làm cho các phẩm chất tâm lý khác như tri giác,trí nhớ, tư duy của trẻ có những thay đổi về chất. 1.2.5 : Sự phát triển tư duy Tư duy của trẻ ở nứa tuổi chủ yếu là tư duy trực quan hành động cụ thể. Nghĩa là, bài toán tư duy được giải quyết ở bình diện bên ngoài, gắn liền với hành động tay chân trên đồ vật. Tư duy này được trẻ hành động trực tiếp với đối tượng với sự giúp đỡ của người lớn. Chính trong quá trình hoạt đông trực tiếp với đồ vật mà trẻ đã khám phấ ra những đối tượng khác nhau có thể bằng những cách thức khác nhau. Trẻ khám phá ra những mối quan hệ của thế giới khách quan. Từ đó giúp trẻ giải quyết đượcnhiệm vụ cụ thể và lắm được hoạt động của tư duy. Như vậy, bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, dưới sự dạy dỗ của người lớn tư duy của trẻ em ở nứa này dần dần được gắn thống nhất vơi ngôn ngữ. 1.2.6 : Sự xuất hiện của hình thức sơ khai của tự ý thức. Vào cuối tuổi vườn trẻ , sự xuất hiện mâu thuẫn giữa trẻ em và người lón. Người lón vẫn tiếp tục coi đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào mình, bị mình điều khiển trong khi đứa trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập, bắt đầu muốn tách mình ra khỏi người lớn. Vì thực chất, vào nứa tuổi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm và có khả năng hành động một cách độc lập, đã bắt đầu biết tự phục vụ. Do đó ma trẻ bắt đầu biết hướng vào chính mình một cách có ý thức, “cái tôi “ bắt đầu được hình thành. Biểu hiện ở chỗ trẻ muốn tự mình tổ chức hoạt động của mình theo ý của mình, nó bắt đầu “bướng”. Đây chính là “ thời kỳ khủng hoảng của nứa tuổi lên 3”. Do vậy, nếu biết khuyến khích tính độc lập của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hẹ giữa trẻ và người lớn sẽ đước khắc phục, khủng hoảng sẽ nhanh chóng đi qua. 1.3 : Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. 1.3.1 : Định nghĩa Trẻ mẫu giáo là trẻ thuộc nứa tuổi từ 3-6 tuổi 1.3.2 : Hoạt động vui chơi là hoạt củ đạo của tuổi mẫu giáo. ở nứa tuổi này, trẻ mẫu giáo đứng trước mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và năng lực thực tế của nó. Để giả quyết mâu thuẫn này, trẻ đã tham gia các trò chơi. Vì trong quá trình chơi trẻ có thể làm được mọi cái. Đặc biệt là trò chơi đóng theo vai chủ đề, nó giúp trẻ tái tạo lại được đời sống lao động của người lớn cùng với những quan hệ xã hội của họ. Khác với hoạt động của người lớn, hoạt động vui chơi của trẻ không nhằm tạo ra sản phẩm cụ thể nào cả mà chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Và nhu cầu đó được thoả mãn khi trẻ bắt đầu chơi và kết thúc khi trò chơi kết thúc. Mỗi trò chơi đóng chủ đề đều mô phỏng lại một mối quan hệ nào đó giữa người với người. Do đó cần có sự tham gia của nhiều đứa trẻ cùng chơi. Để trò chơi được diễn ra thuận lợi thì đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và phải biết tuân thủ luật lệ của trò chơi, các kĩ năng chơi. Như vậy là qua trò chơi, trẻ phân biệt được ý muốn chủ quan và đâu là cái cần phải tuân theo. Nhờ đó mà trẻ phân biệt được quyền hạn và nghĩa vụ của con người trong xã hội. Do đó mà trẻ càng tham gia vào nhiều trò chơi bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về mặt thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu. 1.3.3 : Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo.∟ Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm, trẻ mẫu giáo bắt đầu chuyển từ tư duy sang thành động sang tư duy trực quan hình tượng. Tức là bài toán tư duy bắt đầu được giả quyết ở bên trong. Các hành động không chỉ mang tính vật chất cụ thể mà được xem ngầm trong óc dựa trên hình ảnh, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội được từ trước đó. Tư duy trực quan hành động là mở đầu của tư duy cao hơn là tư duy khái niệm hoàn toàn tách khỏi hoạt động trực tiếp mà chỉ dựa vào những khái niệm, tư duy để giả quyết vấn đề. 1.3.4 : Sự phát triển của tự ý thức Biểu họên của trự ý thức của trẻ là nó muốn làm theo ý nó. Sang tuổi mẫu giáo, nó phát triển cao hơn thể hiện việc trẻ bắt đầu biết tự đánh giá, tự yêu cầu mình để sau này nó phát triển cao hơn. 1.3.5 : Sự phát triển ngôn ngữ Giáo dục trẻ phải chú ý tới việc giáo dục ngôn ngữ thông qua việc kể cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhớ lại bằng ngôn ngữ của trẻ vốn từ của trẻ mẫu giáo khoảng 3,4 – 10 nghìn từ và việc sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để hết sức thành thạo. Nhờ đó mà chức năng tâm lý cấp cao ngày càng phát triển cao hơn. 1.3.6 : Sự phát triển biểu tượng Việc trẻ biết thay thế cái này bằng cái khác là nguyên nhân phát triển trí tưởng tượng ở trẻ. Đầu tiên trẻ tưởng tượng gắn liền với tình hống thực, hoạt động thực. Qua trò chơi theo chủ đề, trẻ bắt đầu xây dựng được những biểu tượng mới từ những biểu tượng cũ. Như vậy trí tưởng tượng của trẻ được phát triển. Trí tưởng tượng không quá gắn trực tiếp với những hoạt động cụ thể, tình huống cụ thể để tạo nên những tình huống mới trong đầu. 1.3.7 : Sự p