Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. Vậy thì, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập không ?
Trường ĐHKHXH &NV, Đại học quốc gia Hà Nội, là một trường có bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông qua kết quả học tập cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được. Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên nhà trường học tập là gì? Động cơ ấy có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Đặc biệt là với những sinh viên năm thứ nhất thì việc xác định được động cơ học tập có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của sinh viên ấy? Bởi sinh viên năm thứ nhất đa số là những người mới xa nhà lần đầu nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong cuuộc sống, không những thế khi bước vào môi trường đại học phải làm quen với cách học hoàn toàn mới, chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “ Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn”.
55 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
Lý do lựa chọn đề tài.
Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. Vậy thì, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập không ?
Trường ĐHKHXH &NV, Đại học quốc gia Hà Nội, là một trường có bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông qua kết quả học tập cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được. Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên nhà trường học tập là gì? Động cơ ấy có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Đặc biệt là với những sinh viên năm thứ nhất thì việc xác định được động cơ học tập có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của sinh viên ấy? Bởi sinh viên năm thứ nhất đa số là những người mới xa nhà lần đầu nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong cuuộc sống, không những thế khi bước vào môi trường đại học phải làm quen với cách học hoàn toàn mới, chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “ Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn”.
2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng mà người nghiên cứu tiến hành đó là động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV.
- Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu dự kiến là 150 sinh viên thuộc 4 khoa: Khoa Tâm lí học, Khoa Đông phương học, Khoa Du lịch học và Bộ môn khoa học quản lí ( Thuộc khoa triết học).
Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV, chúng tôi muốn đưa ra một số kết luận để giúp cho các khoa có những kế hoạch, chương trình giảng dạy cũng như là những hoạt động ngoại khoá thu hút sinh viên tham gia, để trên cơ sở đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, lại vừa thúc đẩy sinh viên học tập nhờ xây dựng được hệ thống động cơ học tập đúng đắn.
Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, trường sẽ có những chương trình cụ thể để giới thiệu về trường cũng như các khoa trong trường, mục đích đào tạo của từng khoa, công việc mà sinh viên sẽ làm sau khi tốt nghiệp… nhằm giúp cho các em học sinh phổ thông có những định hướng đúng đắn ngay từ khi có định hướng thi đại học.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận : Phải chỉ rõ được các khái niệm có liên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên cũng như là nêu được những nét sơ qua về địa bàn nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tông qua việc sử dụng phiếu hỏi, kết hợp với tra cứu tài liệu người nghiên cứu cần chỉ rõ những vấn đề sau:
+, Động cơ thi đại học của sinh viên trường ĐHKHXH & NV.
+, Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV.
+, Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV.
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp thống kê toán học
Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng thì sinh viên cố gắng hiọc tập để đạt được kết quả như mong muốn.
Nếu sinh viên năm thứ nhất có nhận thức đúng đắn về khoa trường đang theo học thì sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
I. Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ.
1.1 Khái niệm động cơ.
Vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm trong cấu trúc nhân cách. Theo Leonchiep “sự hình thành nhân cách con người biểu hiện về măt tâm lý trong sự phát triển động cơ của nhân cách” (1). Hay nói khác đi, vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm của tâm lý học. Việc lý giải tại sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất đó là những nghiên cứu về động cơ được dùng như một khái niệm trung tâm để nhằm lý giải hành vi và nguyên nhân của những hành vi ấy (5).
Động cơ là một khái niệm trung tâm của tâm lý học, rất nhiều ý kiến cho rằng trên con đường của sự tiến hoá thì động cơ xuất hiện khá muộn. Nói đến động cơ là nói đến xu hướng lựa chọn hoạt động của con người. Khái niệm động cơ được dùng để chỉ sự phản ánh ở mức độ cao hơn, khi trong một hoàn cảnh nào đó diễn ra sự lựa chọn để đáp ứng trong một loạt các kích thích cùng đồng thời tác động lên cơ thể. Việc lựa chọn được thực hiện sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động, hướng mọi sự chú ý và tính tích cực của nó vào việc mục đích đã lựa chọn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ. Nhà tâm lý học Nga nổi tiếng A.N Leonchiep khi bàn về động cơ cho rằng: Thứ nhất động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau. Thứ hai, động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được thể hiện trên tri giác, biểu tượng tư duy … Hay nói khác đi, đó chính là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu. Thứ ba là động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu (2).
Còn J. Piagiex thì cho rằng tính định hướng tích cực, có chọn lọc của hành vi tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ. (7)
Ronald E. Smit định nghĩa động cơ như là một quá trình bên trong có ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích (16).
Khác với quan điểm trên, Maurie Reuchlin cho rằng khi nghiên cứu động cơ chính là sự phân tích các yếu tố gây ra hành động, hướng nó vào mục đích nào đó, cho phép nó kéo dài nếu chưa đạt được mục đích hoặc ngưng lại nếu chưa đạt được mục đích … và phân tích các cơ chế cắt nghĩa tác dụng của các yếu tố đó (4).
Có rất nhiều ý nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của con người, song mọi quan điểm đều cho rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi. Việc nghiên cứu về động cơ thực chất chính là quá trình lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.
Trong lịch sử tâm lý học đã tồn tại những quan điểm duy tâm về động cơ. Những người đi theo quan điểm này nhìn thấy nguồn gốc động cơ của con người trong tư duy, ý thức. Ph. Anghen đã viết về điều đó như sau: “Con người quen giải thích hành động của mình bằng tư duy của họ, mà đáng nhẽ ra phải giải thích chúng từ nhu cầu”.
Những giải thích đầu tiên về động cơ con người theo quan điểm duy vật cơ học máy móc ban đầu là gắn động cơ với những nhu cầu sinh lý như đói, khát … Và chính cách nhìn nhận động cơ của con người như những bản năng dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội, và xem môi trường xã hội chỉ như là điều kiện để các bản năng vốn có của con người dần dần được bộc lộ trong qúa trình phát triển mà thôi. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý hộc hành vi cổ điún bằng con đường duy vật giải thích hành vi của con người một cách máy móc, theo mô hình phản xạ có điều kiện. Quan điểm này thường phủ nhận hoặc không đánh giá đúng mức tính tích cực của con người.
Theo dòng lịch sử phát triển của khoa hoc, ngày càng có nhiều nhà khoa học nhận thấy nhược đỉêm của những quan điểm trên. Chúng ta có thể nêu ra một số điểm đáng lưu ý về động cơ thông qua những kết quả nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như sau:
Đầu tiên động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Bởi như chúng ta đã biết nhu cầu bao giờ cũng mang tính đối tượng – nhu cầu về một cái gì đó. Tuy nhiên, khi ở chủ thể xuất hiện trạng thái cần cái gì đó thì đối tượng thoả mãn nhu cầu chưa được xác định rõ. Chỉ khi nhu cầu gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nhu cầu mới mang tính đối tượng. Đối tượng thoả mãn nhu cầu được con người tri giác, tư duy thúc đẩy và định hướng hành động của chủ thể sẽ trở thành động cơ. Như vậy động cơ là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ phản ánh tâm lý thôi thúc con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu.
Như trên trình bày, thì ở đây xuất hiện vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa động cơ và nhu cầu. Khi bàn về động cơ, người ta không thể không bàn đến nhu cầu. Ngược lại khi nói đến nhu cầu thì không thể không nói đến động cơ - động lực thúc đẩy con người thoả mãn nhu cầu. Do đó, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu khách quan thể hiện sự đòi hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì động cơ là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó. Tuy nhiên, động cơ và nhu cầu có quan hệ không đồng nhất. Những nhu cầu giống nhau được thoả mãn bởi những động cơ khác nhau. Ngược lại, sau những động cơ giống nhau có thể là những nhu cầu khác nhau (3). Đây chính là tính chất đa dạng về phương thức thoả mãn nhu cầu con người.
Thứ hai, động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử – xã hội. Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn. Bởi trước hết, luận điểm này khẳng định rằng các động cơ đặc trưng của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể, chứ không phải là một cái gì đó có sẵn từ khi đứa trẻ được sinh ra. Do đó, một vấn đề cơ bản và quan trọng là phải nghiên cứu các cơ sở quy định quá trình hình thành các động cơ đặc trưng của con người và các cơ chế của quá trình đó. Hiện nay hầu hết các nhà tâm lý học đều khẳng định rằng hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sở sự hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ thống các quan hệ xã hội, các nhóm xã hội nhất định, mà ở đó mỗi chủ thể thực hiện vai trò của mình. Tính lịch sử xã hội của cá nhân được thể hiện ở chỗ, đối tượng thoả mãn nhu cầu của con người thường là sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội. Những sản phẩm đó với tư cách là những phản ánh tâm lý về các đối tượng đó nên các động cơ của con người thường mang tính xã hội. Đối với những nhu cầu giản đơn, sơ cấp, mang tính bản năng thì cách đáp ứng nhu cầu đó cũng mang tính xã hội thuộc vào điều kiện sống cụ thể, nền văn hoá, lối sống của mỗi người, mỗi nhóm người.
Như vậy, có thể nói rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý giúp con người lựa chọn hướng của hành vi. Động cơ là phản ánh tâm lý thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu. Động cơ mang tính xã hội lịch sử
1.2 Các lí thuyết về động cơ
a, Lý thuyết về động cơ của S. Freud.
Toàn bộ lý giải về cơ chế vận hành của động cơ con ngưòi được Freud thể hiện trong hệ thống về lý thuyết nhân cách của ông.
Là một bác sỹ chuyên khoa thần kinh, ngay từ buổi đầu ông đã có dịch tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và ông phát hiện ra rằng nhiều người trong số họ không có tổn thương thực thể. Quyết tâm nghiên cứu tới cùng những bệnh nhân này Freud đã từ bỏ cách tiếp cận suy nghĩ thần kinh và chuyển sang cách tiếp cận tâm lý học.
Trong qúa trình làm trị liệu của mình ông thực sự quan tâm đến những bệnh nhân Hystery. Bằng phương pháp thôi miên và sau này là phương pháp liên tưởng tự do ông đã đi đến kết luận rằng chìa khoá để hiểu các chứng nhiễu tâm nói chung và các triệu chứng Hystery nói riêng nằm ở vô thức. Yếu tố vô thức có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, không chỉ là riêng vởi người bệnh. Trong trị liệu điều quan trọng là phải tìm ra được yếu tố vô thức đã đẻ ra các triệu chứng bệnh kể cả là những xung lực bị trấn áp từ qua khứ xa xưa.
Học thuyết của Freud về cơ bản là dựa trên khái niệm vô thức. Ông cho rằng mọi hoạt động của con người đều bắt nguồn từ vô thức. Lúc đầu, ông cho rằng đời sống tâm lý của con người có ba mức: Vô thức, tiền ý thức, và ý thức. Cái vô thức là nguồn gốc chứa đựng những bản năng tạo ra động cơ của con người bao gồm cả vận động và hành vi trí tuệ. ở tầng tiền ý thức của con người chứa đựng những nội dung tâm lý. Bình thường những nội dung này không được ý thức, song nó dễ dàng được chuyển sang cùng ý thức. ở tấng ý thức mọi hành vi của con người diễn ra dưới sự kiểm duyệt của xã hội. ở tâng này trạng thái tâm lý của con người thường mâu thuẫn với tầng vô thức.
Lý thuyết của Freud dùng để giải thích các bệnh như Hystery, sự quên các sự kiện hay một số các sự kiện như giấc mơ, nói lỡ … và cơ chế đó được giải thích như sau: Một ham muốn nào đó trỗi dậy liền đụng phải “Trạm kiểm duyệt của ý thức”, và do đó phải tìm đường đi vòng và chuyển sang hình thức khác. Về hình thức, các hình thức biểu hiện như là các triệu chứng bệnh lý, xong về thực chất đó các hình thức ký hiệu của các ham muốn ban đầu.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lý thuyết của Freud thay đổi. Ông cho rằng đời sống tâm thần của con người có ba cấp. Cấp thấp nhất là “Cái ấy” nội dung của “ Cái ấy” bao gồm tất cả những gì có từ khi con người sinh ra. Hay nói khác đi, “cái ấy” chứa đựng yếu tố bản năng và vận hành theo nguyên tắc thoả mãn. Cấp thứ 2, làm trung gian giữa “ cái ấy” và thế giới bên ngoài chính là “cái tôi”. “ Cái tôi” đảm bảo sự bảo tồn. Đối với những gì ở bên ngoài “ cái tôi” thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách nhận biết các kích thích, tích luỹ kinh nghiệm trong trí nhớ do kích thích đem lại, tránh những kích thích qúa mạnh bằng cách trốn tránh, thích nghi với những kích thích vừa phải, cuối cùng đi tới làm thay đổi thế giới bên ngoài một cách thích hợp và có lợi cho chủ thể bằng hành động.
Đối với những yếu tố ở bên trong, “cái tôi” tiến hành hành động chống lại cái ấy bằng cách làm chủ những đòi hỏi xung năng và xem xét những đòi hỏi ấy có cần thiết được đáp ứng ngay hay không. Thường thì cái tôi tìm đến sự thích thú và tìm cách tránh sự căng thẳng. (Freud đã thực sự nói gì).
Như vậy có nghĩa là cái tôi buộc phải phục vụ cái ấy nhưng không phải tuân theo nguyên tắc thoả mãn mà là tuân theo nguyên tắc hiện thực.
Cấp độ thứ ba, cấp độ cao nhất trong đời sống tâm lý con người, đó là cấp độ cái siêu tôi. Cái siêu tôi là một bộ phận được hình thành từ cái tôi để cho ảnh hưởng của bố mẹ vẫn được tiếp tục và thường đối lập với cái tôi. Cái siêu tôi là thành phần mang chuẩn mực xã hội và có vai trò là người kiểm duyệt. Có nghĩa là hành vi của con người được xuất hiện từ cái ấy rồi thông qua cái tôi và bị kiểm duyệt bởi cái siêu tôi. Điều đó có nghĩa là nhu cầu của con người sẽ được thoả mãn nếu như nhu cầu đó là phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Và đIều này phải được cá nhân ý thức một cách rõ ràng.
Với mô hình cấu trúc nhân cách trên đây Freud đã mô tả quá trình hình thành động cơ của con người thông qua nhiều tầng bậc. Thứ nhất đó là các tầng bậc sinh vật (cái ấy), tầng nhân cách (cái tôi), tầng xã hội (cái siêu tôi). (Tâm lý học trong thế kỷ 20). Tuy nhiên, việc lý giải về mối quan hệ của ba tầng bậc ấy thì Freud đã bị rất nhiều nhà nghiên cứu phê phán.
Freud cho rằng, sức mạnh của cái ấy thể hiện mục đích thực sự của đời sống hữu cơ của cá nhân và có xu hướng thoả mãn những nhu cầu bản năng của cá nhân đó. Cái ấy chứa đựng những xung lực bản năng. Xung lực bản năng có tác động nhiều nhất đến đời sống tâm lý con người chính là bản năng tính dục (hay Libido). Theo ông thì Libido là một số năng lượng gần như cố định ở tất cả các cá nhân, có liên hệ chủ yếu và căn bản tới bản năng tính dục của họ, tạo nên một phần trang bị vốn có từ khi sinh ra và tồn tại cho đến hết cuộc đời dưới một hình thức nào đó (Freud đã thực sự nói gì).
Theo ông thì đời sống tính dục không phải bắt đầu vào tuổi dậy thì mà bắt đầu từ khi con người mới sinh ra. Đời sống tính dục khác với đời sống tình dục. Khái niệm tình dục ám chỉ nhiều hành động không liên quan đến cơ quan sinh dục. Đời sống tình dục bao hàm chức năng cho phép tính được khoái cảm từ các vùng khác nhau trên cơ thể.
Có thể nói rằng trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của Freud thì có hai ý tưởng sau đây là cơ sở kích thích cơ bản nhất, từ đó mà ông giải thích cơ chế vận hành của động cơ con người.
Đầu tiên, ông cho rằng ý thức là một phần tương đối nhỏ và có tính chất tạm thời trong toàn bộ đời sống con người. Nếu như chúng ta xem xét phần vô thức và ý thức của con người như là hai phần của tảng băng trôi, thì tất cả những gì chúng ta biết được, nhớ được là phần nổi trên mặt nước. Chính phần chìm này quyết định trọng tâm của toàn bộ tảng băng và phần lớn những vận động, phương hướng của tảng băng đó. Hay nói khác đi phần vô thức mới là phần quyết định ý thức của con người.
Thứ hai, trong lý thuyết của Freud, quan hệ giữa cá nhân và xã hội dường như luôn luôn đối kháng. Trong quá trình sống con người luôn luôn muốn những nhu cầu có tính bản năng của mình nhưng không thể cưỡng lại những đòi hỏi của xã hội, những yêu cầu của người khác … Cho nên hầu hết các cá nhân phải từ bỏ phần lớn các xung lực bản năng hướng tới thoả mãn những nhu cầu của mùnh.
Từ hai quan điểm trên cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình làm trị liệu mà Freud rút ra cơ chế vận hành động cơ như sau:
Theo ông cái ấy là một bình chứa năng lượng chung mà từ đó tất cả các cấp tâm trí có thể rút ra. Năng lượng có được đầu tư vào một biểu tượng, một đối tượng cũng có thể được chuyển vào những cái khác có liên quan đến những cái ban đầu bằng một chuỗi liên tưởng. Những quá trình chuyển đi, chuyển lại như vậy thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của vô thức. Chính sự phân phối liên tục của hệ thống tâm trí là yếu tố có vai trò quan trọng để lý giải những ứng xử bình thường cũng như những rối loạn ứng xử của con người. Đồng thời Freud cho rằng giữa các cá nhân luôn có xung đột giữa các xung năng. Chẳng hạn như xung đột giữa các xung năng tính dục và xung năng tự bảo tồn. Những xung năng ấy được hoạt động theo các cơ chế tự vệ của cái tôi. Thường có các cơ chế tự vệ là: Dồn nén, phóng chiếu, thay thế và thăng hoa.
Tất cả những quá trình trên đều diễn ra một cách vô thức, song hoàn toàn không mang tính ngẫu nhiên, mà trên thực tế nó là cơ chế tự vệ của con người. Các cơ chế này luôn cùng tồn tại, đan xen vào nhau và hỗ trợ cho nhau làm cho con người dễ tạo sự cân bằng nội tâm và thích nghi với hoàn cảnh sống.
Với cách lí giải theo quan điểm của Freud, toàn bộ hệ thống động cơ của con người, của xã hội được nhìn nhận như là cách thức thoả mãn, là sự thể hiện dưới hình thức kí hiệu những mong muốn bên trong của con người. Toàn bộ đời sống tâm lí của con người là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa hai lực lượng luôn mâu thuẫn là ý thức và vô thức. Và Freud đã mở ra một hướng nghiên cứu mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu một cách đúng mức và giải thích nó một cách thoả đáng. Vô thức đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người có lẽ cần được nghiên cứu nhiều hơn.
b, Lý thuyết động thái của K. Lewin.
Lewin là một nhà tâm lí học đặc biệt quan tâm đến van đề động cơ. Theo ông thì tâm lí học phải nghiên cứu quy luật hình thành và thể hiện của động cơ, bởi hành vi của con người được qui định bởi các nhu cầu và động cơ tâm lí từ bên trong của họ. Nghiên cứu về lĩnh vực này, Lewin xuất phát từ quan điểm cho rằng, tâm lí học cần phải khắc phục quan điểm xem xét động cơ như một lực bên trong khép kín, tác động không phụ thuộc vào môi trường, phải đi từ cách nhìn nhận các khách thể như những vật thể đến cách nhìn nhận chúng trong các mối quan hệ. Cần phải xem xét hành vi của con người như là kết quả tác động trực tiếp lẫn nhau giữa cá nhân và môi trường xung quanh cá nhân đó.
Lí thuyết về động cơ của Lewin liên quan đến một số khái niệm mà chúng ta cần làm rõ. Thứ nhất đó là khái niệm nhu cầu.
Theo ông thì nhu cầu là lực thúc đẩy hành động. Nhu cầu được ông hiểu là trạng thái động xuất hiện ở con người khi người đó thực hiện một dự định hay một hành động nào đó. Nhu cầu của con người được ông gọi là nhu cầu xã hội. Lewin gọi nhu cầu của con người là nhu cầu xã hội không phải có ý nói đến tính quy định xã