Hiện nay dư cân và béo phì là mối quan tâm lớn của sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y
tế Thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu. Ở nước ta, trẻ em béo phì ở
thành thị có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Béo phì trẻ em tạo cơ hội cho nhiều bệnh phát sinh trong quá trình trưởng thành như
cao huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, một số bệnh liên quan đến thần
kinh, xương khớp Theo Kopelman (2007)
(Error! Reference source not found.)
, nguy cơ cao
huyết áp tăng 5 lần ở trẻ béo phì, 66% cao huyết áp liên quan đến thừa cân. Theo
Kaplan (1998), dư cân và béo phì là một trong những khâu quan trọng của cơ chế
bệnh sinh tăng huyết áp nguyên phát về sau. Bên cạnh đó, trong các bệnh lý rối loạn
huyết áp như sốc ở trẻ cơ địa béo phì, dư cân, giá trị trung bình huyết áp là một tham
số quan trọng trong điều trị.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn
mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì tính chất nguy
hiểm của việc thừa cân và béo phì liên quan đến tăng huyết áp nên trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát giá trị trung bình của huyết áp ở trẻ dư cân, béo
phì lứa tuổi tiểu học. Sự khảo sát này mang ý nghĩa thăm dò xem ở trẻ em béo phì và
dư cân tại Việt Nam, cụ thể là ở ba trường tiểu học Quận I (Đinh Tiên Hoàng,
Nguyễn Thái Bình, Phan Văn Trị), giá trị trung bình của huyết áp là khoảng bao
nhiêu. Việc khảo sát này đưa ra môt cái nhìn tổng quan về huyết áp ở trẻ em lứa tuổi
tiểu học có tình trạng dư cân, béo phì
16 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giá trị trung bình của huyết áp ở trẻ dư cân, béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA HUYẾT ÁP Ở TRẺ DƯ CÂN, BÉO PHÌ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay béo phì và dư cân ở trẻ em ngày
càng tăng hàng năm. Béo phì và dư cân là nguy cơ của nhiều bệnh lý như tăng huyết
áp, tiểu đường...
Mục tiêu: Xác định giá trị trung bình của huyết áp ở trẻ dư cân, béo phì 6-10 tuổi tại
3 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thái Bình, Phan Văn Trị - Quận I,
Thành phố Hồ Chí Minh- năm học 2007-2008.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Mẫu nghiên
cứu gồm 1642 trẻ béo phì và dư cân 6-10 tuổi tại 3 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng,
Nguyễn Thái Bình, Phan Văn Trị - Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh- năm học 2007-
2008.
Kết quả: Giá trị trung bình của huyết áp có khuynh hướng tăng dần theo tuổi. Giá trị
trung bình của huyết áp tâm thu và tâm trương theo các nhóm tuổi ở trẻ béo phì cao
hơn trẻ dư cân đáng kể. Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và tâm trương ở giới
nam cao hơn nữ. Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm trẻ béo phì và dư cân là 11,2% và tiền
tăng huyết áp là 5,6%, đặc biệt chủ yếu là tăng huyết áp tâm thu (11%). Tỉ lệ tăng
huyết áp có khuynh hướng tăng dần theo sự tích lũy của thời gian (hiện tượng trưởng
thành ở trẻ em): tăng từ 8,6% đến 14,6%. Sự phân bố về tỉ lệ các loại huyết áp không
khác nhau đáng kể giữa trẻ trai và trẻ gái. Tỉ lệ tăng huyết áp ở trẻ béo phì (17,9%)
cao hơn trẻ dư cân (3,7%).
Kết luận: Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm trẻ béo phì và dư cân là 11,2%. Cần tầm soát
thường xuyên vấn đề tăng huyết áp ở nhóm trẻ béo phì và dư cân qua các đợt khám
sức khỏe định kỳ.
ABSTRACT
THE AVERAGE VALUES OF BLOOD PRESSURE IN THE GROUPS OF
OVERWEIGHT, OBESE CHILDREN IN 3 PRIMARY SCHOOLS - DISTRICT I,
HO CHI MINH CITY- IN 2007-2008.
Hoang Trong Kim, Pham Le An, Ho Thu Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 195 - 199
Background: In Ho Chi Minh city, obesity and overweight in children are increasing
every year. They are the risks of many diseases such as hypertension, diabetes...
Objectives: To determine the average values of blood pressure in the groups of
overweight, obese children aged 6-10 years old in 3 primary schools Dinh Tien
Hoang, Nguyen Thai Binh, Phan Van Tri - District I, Ho Chi Minh city- in 2007-
2008.
Subjects and Methods: Prospective, descriptive study. 1642 pupils of obesity and
overweight aged 6-10 years old in 3 primary schools Dinh Tien Hoang, Nguyen Thai
Binh, Phan Van Tri - District I, Ho Chi Minh city- in 2007-2008 were involved to our
study.
Results: The average values of blood pressure tends to increase gradually according
to the groups of age. The average values of systolic and diastolic blood pressure by
the age of obese children are higher than of overweight children significantly. The
average values of systolic and diastolic blood pressure of the boys are higher than of
the girls. The prevalence of hypertension in the group of obese and overweight
children is 11.2% and prevalence of prehypertension is 5.6%, mainly systolic
hypertension (11%). The prevalence of hypertension tends to increase gradually by
the time (the maturation phenomena of children): from 8.6% to 14.6%. The different
proportions of other types of blood pressure between boys and girls are not
recognized significantly in our study. The prevalence of hypertension in the group of
obese children (17.9%) is higher than in the group of overweight children (3.7%).
Conclusion: The prevalence of hypertension in the group of obese and overweight
children is 11.2%. Screening hypertension should be performed regularly in the
groups of obese and overweight children through the periodical health examinations.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay dư cân và béo phì là mối quan tâm lớn của sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y
tế Thế giới khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn cầu. Ở nước ta, trẻ em béo phì ở
thành thị có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Béo phì trẻ em tạo cơ hội cho nhiều bệnh phát sinh trong quá trình trưởng thành như
cao huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, một số bệnh liên quan đến thần
kinh, xương khớp…Theo Kopelman (2007)(Error! Reference source not found.), nguy cơ cao
huyết áp tăng 5 lần ở trẻ béo phì, 66% cao huyết áp liên quan đến thừa cân. Theo
Kaplan (1998), dư cân và béo phì là một trong những khâu quan trọng của cơ chế
bệnh sinh tăng huyết áp nguyên phát về sau. Bên cạnh đó, trong các bệnh lý rối loạn
huyết áp như sốc ở trẻ cơ địa béo phì, dư cân, giá trị trung bình huyết áp là một tham
số quan trọng trong điều trị.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn
mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì tính chất nguy
hiểm của việc thừa cân và béo phì liên quan đến tăng huyết áp nên trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát giá trị trung bình của huyết áp ở trẻ dư cân, béo
phì lứa tuổi tiểu học. Sự khảo sát này mang ý nghĩa thăm dò xem ở trẻ em béo phì và
dư cân tại Việt Nam, cụ thể là ở ba trường tiểu học Quận I (Đinh Tiên Hoàng,
Nguyễn Thái Bình, Phan Văn Trị), giá trị trung bình của huyết áp là khoảng bao
nhiêu. Việc khảo sát này đưa ra môt cái nhìn tổng quan về huyết áp ở trẻ em lứa tuổi
tiểu học có tình trạng dư cân, béo phì.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu là mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu là tất cả trẻ béo phì
và dư cân 6-10 tuổi tại 3 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thái Bình, Phan
Văn Trị - Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh- năm học 2007-2008: mẫu nghiên cứu
gồm 1642 trẻ trong đó có 871 trẻ béo phì và 771 trẻ dư cân. Nhóm dư cân: có BMI >
bách phân vị thứ 85 theo tuổi và giới. Nhóm béo phì: có BMI > bách phân vị thứ 95
theo tuổi và giới. Bách phân vị BMI được dò theo biểu đồ của Center for Disease
Control and Prevention – 2005(Error! Reference source not found.). Tiêu chí loại trừ: trẻ bị sốt
và các học sinh lẻ tẻ trong các lớp có tuổi khác với đa số các trẻ cùng lớp.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Cân - đo trẻ và đo huyết áp theo phương pháp chuẩn (huyết áp được đo ít nhất 2 lần
trên mỗi trẻ). Xử lý số liệu bằng phương pháp thủ công và bằng phần mềm Excel,
SPSS. Phân loại huyết áp dựa trên bách phân vị chiều cao tính được và tuổi, giới, theo
phân loại JNC-7(Error! Reference source not found.). Số thống kê mô tả gồm: giá trị trung bình
và độ lệch chuẩn của huyết áp ở từng nhóm theo tuổi, giới và phân nhóm dinh dưỡng;
tần số và tỉ lệ phần trăm các loại huyết áp theo các nhóm khảo sát.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân bố giá trị trung bình của huyết áp (HA) tâm thu và huyết áp tâm trương
ở nhóm béo phì theo tuổi và giới
Giá trị trung bình ±
Độ lệch chuẩn
(mmHg)
Khối
lớp –
Tuổi
Tổng
số ca
Số ca
theo
giới HA tâm
thu
HA tâm
trương
Giá trị trung bình ±
Độ lệch chuẩn
(mmHg)
Khối
lớp –
Tuổi
Tổng
số ca
Số ca
theo
giới HA tâm
thu
HA tâm
trương
Nam:
141
10,4255 ±
0,93768
5,9663 ±
0,63613 Một –
6 tuổi
224
Nữ: 83
10,3494 ±
0,98845
5,9187 ±
0,79452
Nam:
155
10,8710 ±
0,79229
6,2323 ±
0,74517 Hai –
7 tuổi
228
Nữ: 73
10,6370 ±
0,84886
6,0068 ±
0,75803
Nam:
134
11,0746 ±
1,04909
6,2556 ±
0,78008 Ba – 8
tuổi
181
Nữ: 47
10,9628 ±
1,09094
6,3936 ±
0,93650
Bốn –115
Nam: 11,1099 ± 6,3819 ±
Giá trị trung bình ±
Độ lệch chuẩn
(mmHg)
Khối
lớp –
Tuổi
Tổng
số ca
Số ca
theo
giới HA tâm
thu
HA tâm
trương
91 0,96264 0,80566
9 tuổi
Nữ: 24
11,0521 ±
0,91182
6,5938 ±
0,92904
Nam:
99
11,2172 ±
1,04957
6,3687 ±
0,81546 Năm –
10 tuổi
123
Nữ: 24
11,5625 ±
0,86367
6,3333 ±
0,93735
Nam:
620
Tổng
cộng
871
Nữ: 251
Chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình của HA tâm thu ở trẻ béo phì, cả nam lẫn nữ,
có khuynh hướng tăng dần theo tuổi, cũng phù hợp sinh lý nhưng HA tâm trương ở
nhóm trẻ này thì không có khuynh hướng tăng dần theo tuổi.
Bảng 2: Phân bố giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở
nhóm dư cân theo tuổi và giới
Giá trị trung bình ±
Độ lệch chuẩn
(mmHg)
Khối
lớp –
Tuổi
Tổng
số ca
Số ca
theo
giới HA tâm
thu
HA tâm
trương
Nam:
51
9,9755 ±
0,73867
5,7402 ±
0,62642 Một –
6 tuổi
120
Nữ: 69
10,0652 ±
0,70535
5,7725 ±
0,59183
Nam:
84
10,1161 ±
0,52275
5,7411 ±
0,55217 Hai –
7 tuổi
180
Nữ: 96
10,2656 ±
0,44694
5, 9766 ±
0,53074
Nam:
78
10,5897 ±
0,56404
5,9615 ±
0,75494
Ba – 8
tuổi
147
Nữ: 69 10,6196 ± 5,9601 ±
Giá trị trung bình ±
Độ lệch chuẩn
(mmHg)
Khối
lớp –
Tuổi
Tổng
số ca
Số ca
theo
giới HA tâm
thu
HA tâm
trương
0,64113 0,64258
Nam:
70
10,8214 ±
0,72124
6,3107 ±
0,76309 Bốn –
9 tuổi
127
Nữ: 57
10,9035 ±
0,70672
6,2982 ±
0,77695
Nam:
116
10,8879 ±
0,75422
6,3621 ±
0,79081 Năm –
10 tuổi
197
Nữ: 81
10,8642 ±
0,86607
6,1759 ±
0,68630
Nam:
399
Tổng
cộng
771
Nữ: 372
Chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình của HA tâm thu ở trẻ dư cân, cả nam lẫn nữ, có
khuynh hướng tăng dần theo tuổi, cũng phù hợp sinh lý bình thường nhưng riêng
nhóm nữ 10 tuổi, HA có khuynh hướng hơi giảm đi, có thể do sai lệch của mẫu
nghiên cứu, điều kiện môi trường (trời nóng có thể làm đổ mồ hôi và hạ HA). HA tâm
trương ở nhóm trẻ dư cân này không có khuynh hướng tăng dần theo tuổi.
Chúng tôi cũng khảo sát thấy trung bình HA tâm thu và tâm trương ở trẻ béo phì lớn
hơn trẻ dư cân có ý nghĩa thống kê (Anova F test P < 0,05), cho thấy BMI càng tăng
thì giá trị HA càng tăng.
Kết quả cho thấy giá trị trung bình HA tâm thu và tâm trương ở giới nam đều cao hơn
giới nữ có ý nghĩa thống kê (Anova F test P < 0,05), cũng phù hợp sinh lý do nam vận
động nhiều hơn nữ.
Bảng 3: Phân bố các mức huyết áp ở từng nhóm béo phì (BP) và dư cân (DC) theo
tuổi và giới
Các mức huyết áp
Tuổi
Phân
nhóm
dinh
dưỡng
HA bình
thường
Tiền cao
HA
Cao HA
giai đoạn
1
Cao HA
giai đoạn 2 Tổng
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
114
(80,9%)
9 (6,4%)
15
(10,6%)
3 (2,1%)
141
(100,0%)
Béo phì Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
61
(73,5%)
11
(13,3%)
8 (9,6%) 3 (3,6%)
83
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
48
(94,1%)
1 (2,0%) 2 (3,9%) 0 (0,0%)
51
(100,0%)
6
Dư cân Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
64
(92,8%)
3 (4,3%) 2 (2,9%) 0 (0,0%)
69
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
122
(78,7%)
5 (3,2%)
27
(17,4%)
1 (0,6%)
155
(100,0%)
7 Béo phì Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
57
(78,1%)
8 (11,0%) 7 (9,6%) 1 (1,4%)
73
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
84
(100,0%)
0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)
84
(100,0%)
Dư cân Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
96
(100,0%)
0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)
96
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
94
(70,1%)
7 (5,2%)
28
(20,9%)
5 (3,7%)
134
(100,0%)
Béo phì Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
32
(68,1%)
2 (4,3%)
11
(23,4%)
2 (4,3%)
47
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
78
(100,0%)
0 (0,0%) 0 (0,0%) 0 (0,0%)
78
(100,0%)
8
Dư cân Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
64
(92,8%)
2 (2,9%) 2 (2,9%) 1 (1,4%)
69
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
60
(65,9%)
18
(19,8%)
12
(13,2%)
1 (1,1%)
91
(100,0%)
Béo phì Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
17
(70,8%)
2 (8,3%) 5 (20,8%) 0 (0,0%)
24
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
64
(91,4%)
3 (4,3%) 3 (4,3%) 0 (0,0%)
70
(100,0%)
9
Dư cân Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
50
(87,7%)
0 (0,0%) 6 (10,5%) 1 (1,8%)
57
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
68
(68,7%)
13
(13,1%)
15
(15,2%)
3 (3,0%)
99
(100,0%)
10 Béo phì Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
11
(45,8%)
4 (16,7%) 9 (37,5%) 0 (0,0%)
24
(100,0%)
Nam Số ca (%
trong cùng
nhóm)
110
(94,8%)
3 (2,6%) 3 (2,6%) 0 (0,0%)
116
(100,0%)
Dư cân Giới
Nữ Số ca (%
trong cùng
nhóm)
72
(88,9%)
1 (1,2%) 8 (9,9%) 0 (0,0%)
81
(100,0%)
Bảng 4: Bảng phân bố số ca/ tỉ lệ các mức HA theo nhóm dinh dưỡng:
Phân bố số ca - tỉ lệ các mức
huyết áp
Nhóm
dinh
dưỡng
Tổng
số ca
Số
ca
theo
giới
HA
bình
thường
Tiền
cao HA
Cao
HA
giai
đoạn 1
Cao
HA
giai
đoạn
2
Nam:
620
458
(73,9%)
52
(8,4%)
97
(15,6%)
13
(2,1%) Béo
phì
871
Nữ:
251
178
(70,9%)
27
(10,8%)
40
(15,9%)
6
(2,4%)
Nam:
399
384
(96,2%)
7
(1,8%)
8
(2,0%)
0
(0,0%) Dư
cân
771
Nữ:
372
346
(93,0%)
6
(1,6%)
18
(4,9%)
2
(0,5%)
Đa số HA bình thường, tuy nhiên đã có 1 tỉ lệ tăng HA (THA) đáng kể (11,2%) và
tiền THA (5,6%). Tỉ lệ cao hơn các nghiên cứu khác(Error! Reference source not found.) do thời
gian, cách thu thập dữ liệu… Tỉ lệ THA chủ yếu là THA tâm thu, phù hợp các nghiên
cứu khác(Error! Reference source not found.). Tỉ lệ THA tâm thu tăng theo sự tích lũy về thời
gian (các lớp cuối cấp cao hơn đầu cấp (test chi bình phương P < 0,05). Trong các
nhóm tuổi, đa số THA tâm trương chỉ ở giai đoạn 1. Không có khác biệt về phân bố
phân loại HA theo giới (chi bình phương P > 0,05). Có khác biệt về phân bố phân loại
HA tâm thu và tâm trương giữa 2 nhóm BP và DC (chi bình phương P < 0,05), tỉ lệ
THA ở trẻ BP cao hơn DC, phù hợp các nghiên cứu khác (BMI tăng thì tần suất THA
tâm thu tăng)(Error! Reference source not found.), ở trẻ dư cân có 99% HA tâm trương bình
thường và không có THA tâm trương giai đoạn 2.
Chúng tôi lập bảng bách phân vị HA dựa trên mẫu khảo sát, thấy rằng ở bách phân vị
thứ 50, quần thể mẫu của chúng tôi có giá trị huyết áp tâm thu cao hơn trong bảng
JNC-7 tại các độ tuổi 7, 8, 9, 10, còn ở nhóm 6 tuổi cũng tương tự; đối với tâm trương
thì cao hơn JNC-7 ở nhóm 6, 7, 9, còn 8, 10 tuổi thì xấp xỉ.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ THA ở trẻ BP và DC tăng đáng kể (11,2%). Cần quan tâm đến trẻ em tuổi học
đường nhiều hơn, nhất là nhóm trẻ BP và DC. Cần tầm soát thường xuyên vấn đề
THA và nguyên nhân của nó ở nhóm trẻ BP và DC qua các đợt khám sức khỏe định
kỳ, có thể tìm nguyên nhân là BP hay do học hành quá tải…