Năm 1986 Đảng và Nhà nước ta quyết định cải cách nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như: kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện Tuy nhiên, ngưỡng cửa hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện hơn nữa nền kinh tế đất nước, CNH – HĐH đất nước. Hội nhập cũng đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới, do đó chúng ta phải có những bước đi và chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập mà cốt lõi là nâng cao nội lực nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường vững mạnh. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng được xem là một trong những trọng điểm cải cách để thực hiện nền kinh tế mở và hội nhập thành công.
Qua gần 20 năm kể từ mốc đầu tiên cải cách tỷ giá (1988), chính sách tỷ giá Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Đặc biệt với sự ra đời của Quyết định số 64/QĐ/NHNN7 (25/2/1999) cơ chế tỷ giá Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn. Kể từ đó đến nay, chính sách tỷ giá Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những thách thức khi là thành viên của APEC, AFTA, WTO hay phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thì chính sách tỷ giá nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: chưa có một chính sách tỷ giá nhất quán, chưa có phương thức điều hành, can thiệp tỷ giá thích hợp, mang tính thị trường Do đó, nó đã gây ra những cản trở nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập.
Trước những suy nghĩ và nhận thức về thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và những cơ hội cũng như thách thức của hội nhập đối với nước ta, em chọn đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO”
Đây là một đề tài rộng, bao quát nên trong bài viết này em chỉ đề cập đến các vấn đề:
- Chính sách tỷ giá Việt Nam sau khi hội nhập
- Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hậu WTO
Bài viết này bao gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về tỷ giá
Phần 2: Thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá trong tiến trình hội nhập quốc tế
Đây là một đề tài khó, phức tạp, trong khi trình độ kiến thức và sự hiểu biết nghiên cứu còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy (cô) giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
121 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTW: Ngân hàng Trung ương
TGGDBQLNH: tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng
CNH-HĐH: công nghiệp hoá - hiện đại hoá
NHTM: ngân hàng thương mại
ITG: hàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế
NITG: hàng hoá không thể tham gia thương mại quốc tế
XNK: xuất nhập khẩu
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1986 Đảng và Nhà nước ta quyết định cải cách nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như: kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện … Tuy nhiên, ngưỡng cửa hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện hơn nữa nền kinh tế đất nước, CNH – HĐH đất nước. Hội nhập cũng đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới, do đó chúng ta phải có những bước đi và chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập mà cốt lõi là nâng cao nội lực nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường vững mạnh. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng được xem là một trong những trọng điểm cải cách để thực hiện nền kinh tế mở và hội nhập thành công.
Qua gần 20 năm kể từ mốc đầu tiên cải cách tỷ giá (1988), chính sách tỷ giá Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Đặc biệt với sự ra đời của Quyết định số 64/QĐ/NHNN7 (25/2/1999) cơ chế tỷ giá Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn. Kể từ đó đến nay, chính sách tỷ giá Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những thách thức khi là thành viên của APEC, AFTA, WTO hay phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thì chính sách tỷ giá nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: chưa có một chính sách tỷ giá nhất quán, chưa có phương thức điều hành, can thiệp tỷ giá thích hợp, mang tính thị trường… Do đó, nó đã gây ra những cản trở nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập.
Trước những suy nghĩ và nhận thức về thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và những cơ hội cũng như thách thức của hội nhập đối với nước ta, em chọn đề tài:
“Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO”
Đây là một đề tài rộng, bao quát nên trong bài viết này em chỉ đề cập đến các vấn đề:
- Chính sách tỷ giá Việt Nam sau khi hội nhập
- Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hậu WTO
Bài viết này bao gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về tỷ giá
Phần 2: Thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá trong tiến trình hội nhập quốc tế
Đây là một đề tài khó, phức tạp, trong khi trình độ kiến thức và sự hiểu biết nghiên cứu còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy (cô) giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ
Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá
1.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động cuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia.
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá
1.1.2.1 Ổn định giá cả
Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện thông qua công thức:
Pt = a.P + (1 - a).E.P*
a - là tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước
(1 - a) là tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu
P - là mức giá cả hàng hoá sản xuẩttong nước tính bằng nội tệ
P* - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ)
Pt – là mức giá cả hàng hoá chung của nền kinh tế
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát.
Qua phân tích thấy được, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm); muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá tăng); muốn duy trì giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng.
1.1.2.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm
Khi các yếu tố khác không đổi, với chính sách phá giá nội tệ sẽ làm cho:
- Kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm.
Y = C + I + G + X – M
Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tác dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y.
- Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới.
Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nèn kinh tế phải có sẵn điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, đồng thời để tránh vòng xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu.
Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp.
Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Với các yêu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ.
1.1.2.3 Cân bằng cán cân vãng lai
Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư.
Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điểu chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư trở về trạng thái cân bằng hay thâm hụt.
Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng cân bàng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
Nội dung của chính sách tỷ giá
Hành vi phá giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá thấp hơn.
Hành vi nâng giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn.
Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để duy trì tỷ giá là ổn định không đổi
Không can thiệp, để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thị trường.
Các công cụ của chính sách tỷ giá
1.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá.
Thông thường đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định), hay ảnh hưởnglàm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Hơn nữa, các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đã dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu.
Thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn có các biện pháp can thiệp hành chính của Chính phủ:
- Biện pháp kết hối: là việc Chính phủ quy định đối với các cá nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụnh trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ.
- Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.
1.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá
Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả v.v… Trong số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất.
- Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược lại.
- Thuế quan: thuế quan cao sẽ có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.
- Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác động lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.
- Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá.
Ngoài các công cụ gián tiếp, trong từng thời kỳ Chính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển) còn có thể áp dụng một số biện pháp cá biệt khác như:
- Điều chính tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM: khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sử dụng ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
- Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
- Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.
1.4 Các mô hình xác định tỷ giá
1.4.1 Mô hình ngang giá sức mua (PPP) PPP được nhà kinh tế học Gustan Cassell đưa ra vào năm 1920. Nội dung cơ bản của học thuyết là: tỷ giá giao dịch trên thị trường phải phán ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền.
1.4.1.1 Quy luật ngang giá sức mua
Tỷ giá là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền trong giao dịch mua bán giữa các bên trên thị trường ngoại hối mà chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng
E.P*
ER = ----------
P
P - là mức giá cả hàng hoá sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
P* - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ)
Theo quy luật ngang giá sức mua thì tỷ giá thực (Er) luôn có xu hướng vận động về giá trị là 1 đơn vị. Khi Er = 1 tức E.P* = P, ta có hai đồng tiền là ngang giá sức mua với nhau. Điều này có nghĩa là nều chuyển đổi một đơn vị nội tệ sang ngoại tệ theo tỷ giá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá ở nước ngoài là tương đương trong nước. Ngược lại, nếu chuyển đổi 1 đơn vị ngoại tệ sang nội tệ theo tỷ giá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá ở trong nuớc là tương đương ở nước ngoài.
Mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua được thể hiện như sau:
E.P*
ER = ---------- = 1
P
-----> E = P/P*
Mà P/P* = EP
Do đó E = Ep
Như vậy, theo quy luật thì tỷ giá giao dịch trên thị trường phải phản ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền
1.4.1.2 Quy luật một giá
Gọi Pi là giá của hàng hoá i ở trong nước tính bằng nội tệ
Pi* là giá của hàng hoá i ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ
Khi đó Pi = E.Pi*
Khi quy luật một giá bị phá vỡ thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua hàng hoá ở thị trường có giá thấp và bán ở thị trường có giá cao giúp khôi phục trở về trạng thái cân bằng.
1.4.1.3 Các dạng biều hiện của PPP
1.4.1.3.1 PPP dạng tuyệt đối giản đơn
Quy luật ngang giá sức mua tại một thời điểm đối với rổ hàng hóa và dịch vụ ở trong nước và nước ngoài được biểu diễn như sau:
E = (1)
Trong đó:
E - tỷ giá giao dịch trên thị trường
P - giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tính bằng nội tệ
P*- giá của rổ hàng hóa và dịch vụ tính bằng ngoại tệ
Công thức (1) được gọi là PPP dạng tuyệt đối nguyên thể.
* Nếu: E > P/P* Û P < P.E
Gọi độ lệch giữa E.P* và P tính bằng ngoại tệ là F. Ở đây F bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm rủi ro, chênh lệch mức thuế quan và thuế VAT giữa hai nước F được xem là nhân tố làm cho tỷ giá lệch khỏi ngang giá sức mua.
P + E.F = E. P
Trường hợp này được hiểu là, giá hàng hóa ở trong nước sau khi cộng thêm nhân tố F sẽ bằng giá hàng hóa ở nước ngoài. Tiếp tục biến đổi đẳng thức ta có:
Û P = (E.P* - E.F)
Û P = E.P* ( 1- )
Đặt: F/P* = f
Ta có: P = E. P* = (1-f)
Vì P và F đều là mức giá (P là giá hàng hóa, còn F là giá dịch vụ) nên nhìn chung chúng đều tăng hoặc đều giảm cùng chiều, do đó f có thể được xem là một hằng số
Suy ra: E = .
Đặt 1/ (1-f) = k, ta có:
E = . k
* Nếu: E E. P*
Ta biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua khi có đề cập đến nhân tố F như sau:
P = E. P* + E.F
Trường hợp này được hiểu là, giá hàng hóa ở nước ngoài sau khi cộng thêm nhân tố F sẽ bằng giá hàng hóa ở trong nước. Tiếp tục biến đổi công thức ta có:
Û P = (E.P* - E.F)
Û P = E.P* ( 1+ )
Đặt: F/P* = f
Ta có: P = E. P* = (1+f)
E =;
Đặt 1/ (1+f)= k', ta có:
E =. k'
Ý nghĩa PPP mẫu tuyệt đối: cho phép giải thích sự thay đổi của tỷ giá một cách rất trực quan. Cụ thể: Nếu mức giá hàng hóa ở trong nước tăng nhanh hơn ở nước ngoài (P/ P* tăng) thì nội tệ giảm giá và ngược lại.
Hạn chế của PPP mẫu tuyệt đối: Công thức này chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, không có khả năng kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua trong thực tế.
1.4.1.3.2 PPP dạng tuyệt đối tổng quát
PPP dạng tổng quát sẽ cho chúng ta cách nhìn nhận thấu đáo và chính xác về sự khác biệt giữa hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế (international tradeables goods - ITG) và không thể tham gia thương mại quốc tế(international non - tradeables goods - NITG). ITG bao gồm những hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và những hàng hóa sản xuất nội địa được sử dụng trong nước nhưng có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. NITG bao gồm những hàng hóa không thể trao đổi trong thương mại quốc tế như đất đai, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khác. Giá cả hàng hóa ITG được hình thành theo quy luật cung cầu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế; trong khi đó, đặc trưng của những hàng hóa NITG là không thể hoặc không mang lại lợi nhuận khi bán hoặc mua chúng trên thị trường quốc tế.
Điểm khác biệt giữa hàng hóa ITG và NITG là ở chỗ: quy luật ngang giá sức mua thỏa mãn trước hết và chủ yếu chỉ đối với hàng hóa ITG còn đối với hàng hóa NITG thì hầu như không thỏa mãn. Điều này xảy ra là vì, giá cả của hàng hóa ITG được điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh quốc tế; trong khi đó giá cả của hàng hóa NITG được điều chỉnh chủ yếu bởi quy luật cạnh tranh trên thị trường nội địa. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua, khi phân biệt hàng hóa ITG và NITG. Như trên đã phân tích đối với nhóm hàng hóa ITG, ta có thể viết:
PT = E. P*T
Trong đó:
E - tỷ giá bằng số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ
PT- mức giá tính bằng nội tệ của hàng hóa ITG
P*T- mức giá thành bằng ngoại tệ của hàng hóa ITG
Gọi P1 là chỉ số giá chung của nền kinh tế nội địa được tính bằng tỷ trọng trung bình theo mức giá của cả hai nhóm hàng hóa ITG là PT và NITG là PN. Do đó, ta có:
P1 = aPN + (1-a) PT (2)
Trong đó: a - tỷ trọng hàng hoá NITG ở trong nước
Gọi P*T chỉ số giá cả chung của nền kinh tế nước ngoài được tính bằng tỷ trọng trung bình theo mức giá của cả hai nhóm hàng hoá ITG là P*T và NTG là P*N. Do đó, ta có:
P*1 = bP*N + (1-a) PT ()
Trong đó: b- tỷ trọng hàng hoá NITG ở trong nước
Lấy phương trình (2) chia cho phương trình (3), ta được:
E =
Đặt:
-> E = (5)
Công thức (5) nói lên rằng: mức giá cả tương đối giữa hàng hoá ITG và NITG [tức các tỷ số (PN/PT) và (P*N/P*T) có ảnh hưởng đến mức tỷ giá. Trong mỗi nền kinh tế, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá NITG tương đối so với giá hàng hoá ITG (tức PN/PT tăng) sẽ làm cho tỷ giá giảm, tức nội tệ lên giá. Ngược lại, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá ITG tăng tương đối so với giá hàng hoá NITG sẽ làm cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá.
1.4.1.3.3 PPP Dạng tương đối - tỷ lệ %
Gọi DE - tỷ lệ thay đổi tỷ giá sau 1 năm
D P - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm ở trong nước (Việt Nam)
D P* - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm ở nước ngoài (Mỹ)
- Tại thời điểm đầu năm:
P0 = E0. P*0
- Tại thời điểm cuối năm
P1 = E1. P*1
Û P0 (1+ DP) = E0 (1+ DE). P0 (1+ DP*)
Vì P0 = E0 . P*0
Nên (1+DP) = (1+ DE) (1+ DP)
-> 1+ DE =
-> DE = (6)
Công thức (6) gọi là PPP chính xác, dạng tương đối, biểu thị bằng tỷ lệ %, hay PPP dạng động.
Do DP* là tỷ lệ lạm phát (%/năm), nên thường là một số nhỏ so với 1, do đó (1+ DP*) »1,nên công thức (6) ở dạng gần đúng như sau:
DE = DP - D P* (7)
Như trên đã phân tích, đối vưói PPP dạng tuyệt đối, thì nhân tố F có thể làm cho tỷ giá E lệch khỏi PPP. Vì lệch khỏi PPP nên tỷ giá được xác định theo công thức biến thể của PPP dạng tuyệt đối như sau:
E = . k
Như vậy, nếu đề cập nhân tố F, thì PPP dạng tuyệt đối sẽ không được duy trì, tức tỷ giá E lệch khỏi PPP (P/ P*). Tuy nhiên, ở dạng tương đối, cho dù có đề cập đến nhân tố F, thì sự biến động của tỷ giá vẫn luôn luôn phản ánh chênh lệch mức lạm phát giữa hai đồng tiền.
Do có nhân tố F, nên:
- Tại thời điểm đầu năm:
P0 = E0. P*0 (1 ± f)
- Tại thời điểm cuối năm:
P0 (1 + DP) = E0 (1 + DE). P*0 (1+ DP*) (1 ± f)
Rút gọn phương trình trên, ta được:
(1 + DP) = (1 + DE) (1+ DP)
-> DE = (8)
Công thức (8) cho thấy, cho dù đề cập nhân tố F, thì PPP dạng tương đối vẫn được duy trì.
Vấn đề được đặt ra là: Nếu tỷ lệ lạm phát hàng năm (năm t so với năm (t-1) là DP1 và DP*1, thì tỷ lệ thay đổi tỷ giá DE01 tại thời điểm t so với năm 0 (năm gốc) sẽ là bao nhiêu?
- Tại thời điểm đầu năm:
P0 = E0 . P*0
- Tại thời điểm cuối năm thứ nhất:
P0 (1+ DP1) = E0 (1+ DE1). P*0 (1+ D P*1)
CPI1 = (1+DE1). CPI*1
-> DE1 =
- Tại thời điểm cuối năm thứ hai
P1 (1+ DP2) = E1 (1+ DE2). P*1 (1+ D P*2)
Thay: P1 = P0 (1+ DP1)
P1 = P0 (1 + DP*1)
đặt: E2 = E0 (1+ DE02) [= E1 (1+DE2); trong đó DE02 là tỷ lệ thay đổi tỷ giá năm thứ hai so với năm thứ 0, tức:
-> DE1 =
D E02