Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tiếp Vận Kết Nối

Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn tại các quốc gia đang phát triển, con số này lên tới 25%-30%.

doc66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tiếp Vận Kết Nối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Logistics là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật,… Logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Còn tại các quốc gia đang phát triển, con số này lên tới 25%-30%. Tuy nhiên ở Việt Nam, Logistics vẫn là một ngành còn khá mới mẻ, các công ty Logistic phần lớn mới chỉ kinh doanh nhỏ lẻ một vài hoạt động trong tổng thể chuỗi Logistics phức tạp. Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất đã chú trọng hơn nhiều đến các vấn đề về chuỗi cung ứng nên ngành Logistic cũng đã được đầu tư và có những bước tiến mạnh mẽ. Cùng xu hướng mở cửa nền kinh tế, công tác xúc tiến thương mại cũng đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua. Đi liền với xu hướng đó là sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng các cuộc triển lãm quốc tế tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-2009. Có được điều đó là do Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền được đánh giá là điểm nóng đầu tư nước ngoài, là thị trường béo bở với các nhà đầu tư nhạy bén với thời cuộc. Thêm vào đó, hàng hoá tham gia vào các hội chợ, triển lãm có những yêu cầu đặc biệt hơn hàng hoá thông thường như thời hạn triển lãm, thủ tục hành chính phức tạp, những yêu cầu khắt khe trong vận chuyển, lưu kho,…đã làm cho lĩnh vực này gần như trở thành phân khúc cao cấp trong thị trường Logistics, có khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp, uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ. Trước tình hình kinh doanh ngày càng cạnh trang khốc liệt và yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng đã đòi hỏi các công ty kinh doanh Logistics nói chung và lĩnh vực Logistics hội chợ, triển lãm nói riêng tất yếu cần có những chiến lược phát triển rõ ràng cùng với những giải pháp kịp thời để nâng cao khẳ năng cạnh tranh của mình. Đó chính là sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài mà tác giả thực sự muốn đi sâu nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và dịch vụ Logistics, cùng với những số liệu của công ty, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực Logistics cho hội chợ triển lãm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là sự phát triển của thị trường Logistics cho hội chợ, triển lãm ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm. 4. Kết cấu đề tài: Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tổng quan về Logistics: 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics: 1.1.1.1 Khái niệm: Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Nhưng đúc rút lại từ những nhận định đó, xin đưa ra một định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ ( LCM-Council of Logistics Management) “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm suất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”. Tại Việt Nam, theo quy định của luật thương mại, tại mục 4, điều 233 quy định: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. 1.1.1.2 Đặc điểm: Logistics là một quá trình: điều đó có nghĩa Logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ. Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ…ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ. 1.1.2 Phân loại Logistics: Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu theo hình thức tổ chức hoạt động thì có các hình thức sau: Logistics bên thứ nhất (1PL): chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân. Logistics bên thứ hai (2PL): người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Trong hình thức này, chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất. Logistics bên thứ ba (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận. 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, trong dây chuyền cung cứng của khách hàng. Logistics bên thứ tư (4PL): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics. Logistics bên thứ năm (5PL): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử. Cũng có thể phân loại dịch vụ Logistics theo quá trình: Logistics đầu vào (inbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả giá trị, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. Logistics đầu ra (outbound Logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Logistics ngược (reverse Logistics): là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,...các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. Logistics bao gồm bốn dòng chảy chính, dòng chảy hàng hoá, nguyên liệu, dòng chảy thông tin, dòng chảy tài chính, và dòng chảy chứng từ, tài liệu.Logistics hiện nay đã tiến lên một giai đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng (supply chain).Tuy nhiên, tại Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder) 1.1.3. Nội dung của logistics: Logistics ngày nay được nhắc đến là Logistics hợp nhất (Integrated Logistics) với ý nghĩa là tổng hợp của tất cả những hoạt động Logistics cần thiết để đảm bảo hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế nhất cho một tổ chức. Vận tải: Không một công ty nào có thể tự cung cấp tất cả các dịch vụ mà công ty cần. Do đó công ty dù lớn hay nhỏ cũng điều phải dựa vào môi trường bên ngoài để tồn tại, để có nguyên vật liệu cần thiết duy trì hoạt động. Vận tải chính là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đó từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. Thông qua quá trình chuyển đổi trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chế biến tạo thành sản phẩm cuối cung, và một lần nữa, vận tải đóng vai trò phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng. Do vậy vận tải chính là một yếu tố của Logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, dây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lý. Xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và kiểm soát hàng hoá trong quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hoá bị hư hỏng, mất mát. Lưu kho, dự trữ: quản trị dự trữ, lưu kho cũng là một bộ phận quan trọng trong quản lý Logistics. Ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng luôn cần phải tích luỹ một lượng nhất định nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Sự tích luỹ đó được gọi là dự trữ, trong quản lý dự trữ cần quan tâm đến mức dự trữ tối ưu, là mức mà có thể tối thiểu hoá chi phí dự trữ nhưng vẫn phục vụ được khách hàng với chất lượng tốt, không những giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Bộ phận sửa chữa và dự phòng: sửa chữa và dự phòng bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có yêu cầu. Quá trình dự trù gồm có: xác định nhu cầu sửa chữa thay thế, xác định các bộ phận sửa chữa thay thế, văn bản hoá những vấn đề xác định trên, tiến hành thực hiện sửa chữa thay thế và bàn giao lại cho khách hàng. Có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình dự trù: khả năng xẩy ra hư hỏng cần sửa chữa, thay thế, và hậu quả của việc hư hỏng đó. Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến dự trù như: mức độ sẵn có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất. Nhân sự và đào tạo: đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp, phù với tài liệu kỹ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng, với các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Bên cạnh đó, đào tạo trong Logistics là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình và nội dung thường liên quan đến các sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra. Tài liệu kỹ thuật: tài liệu kỹ thuật tồn tại là để thực hiện chức năng thông tin, tài liệu kỹ thuật do các nhân viên kỹ thuật soạn thảo. Trong Logistics tài liệu kỹ thuật hỗ trợ khách hàng sử dụng đúng chức năng của sản phẩm, nhờ đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần đạt mục tiêu của Logistics. Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra: máy móc và thiết bị, dù là một bộ phận của quá trình sản xuất hay là một sản phẩm cuối cùng do doanh nghiệp cung cấp đều cần định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa. Những hoạt động như vậy được tiến hành nhờ các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra. Các thiết bị này phải được lựa chọn và thiết kế phù hợp với từng yêu cầu nhất định, phù hợp với sản phẩm, với môi trường vận hành sản phẩm và khả năng của người vận hành bảo dưỡng. Trong quá trình sản xuất, khi thiết kế sản phẩm được hoàn thiện xong thì danh mục các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra cũng phải hoàn thành. Hoạt động Logistics ở đây thể hiện ở chỗ phải đưa ra quyết định cần cái gì, cần số lượng bao nhiêu và khi nào thì cần đến, tức là phải lập kế hoạch để trả lời cho những câu hỏi trên. Cơ sở vật chất: các nguồn lực Logistics sẽ chưa đầy đủ nếu như chưa có cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ cho các thành phần khác của Logistics. Một cơ sở vật chất cho Logistics có thể được xây mới hoặc cũng có thể cải tạo từ những công trình đã xây để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của Logistics. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics hội chợ triển lãm: Môi trường vĩ mô: Văn hóa Công nghệ Dân số Doanh Nghiệp Luật pháp Kinh tế Tự nhiên Hình 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 1.2.1.1 Môi trường dân số: Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Đó là các khía cạnh được quan tâm nhiều nhất bới nó liên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới luôn có nhiều thay dổi, trong đó bao hàm những thay đổi về mặt dân số. Những sự biến động về dân số có thể làm thay đổi về mặt lượng của thị trường, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi về mặt chất lượng của thị trường.Chúng ta có thể liệt kê một số thay đổi chính yếu mà ít nhiều đã tác động đến các hoạt động của một doanh nghiệp. Những sự chuyển dịch về dân số: Là sự gia tăng về mặt quy mô dân số ở một số quốc gia, một số khu vực do tình trạng di dân. Xu hướng di dân này là do chính sách nhập cư thoáng hay do điều kiện kinh tế phát triển ở một số quốc gia. Ngoài ra một su hướng di dân thường thấy hiện nay là tình trạng dân chúng tập trung vào các đô thị lớn do điều kiện làm việc và đời sống cao hơn tạo ra một quy mô và mật độ cao về dân số ở các đô thị lớn. Những thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân chúng: Tỷ lệ sinh đẻ thấp ở một quốc gia phát triển tạo ra một cơ cấu tuổi tác già hơn dân chúng. Ngoài ra các điều kiện kinh tế, các điều kiện phúc lợi xã hội ở các quốc gia phát triển cũng tạo ra một cấu trúc tuổi già hơn trong dân chúng do tuổi đời trung bình trong dân chúng cao hơn. Một cơ cấu dân cư có trình độ văn hóa cao hơn: Sự nâng cao về đời sống kinh tế, văn hóa và giáo dục tạo ra một tỷ lệ cao hơn dân số có trình độ văn hóa. Ngoài ra do sự phát triển về kỹ thuật công nghệ đã làm thay đổi dần vai trò của máy móc, tri thức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn đến một sự gia tăng số lượng công nhân áo trắng trong cơ cấu lao động của xã hội. Sự thay đổi này tạo ra trên thị trường những nhu cầu tiêu dung cao cấp hơn, đòi hỏi nhiều hơn vào các nhu cầu giải trí, văn hóa, tinh thần. 1.2.1.2 Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên thuận lợi là một trong những yếu tố để phát triển Logistics. Các cảng biển tự nhiên như vịnh hay các cảng nước sâu là một trong những đặc điểm về tự nhiên rất có giá trị trong việc phát triển vận tải sông, vận tải biển mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn có được. Việc phát triển đường bộ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và phát triển Logistics. Đất đai bằng phẳng là điều kiện lý tưởng để phát triển giao thông đường bộ, địa hình nhiều đồi núi, đầm lầy phát triển giao thông đường bộ sẽ rất khó khăn. Là một quốc gia có biển, với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, hệ thống cảng biển đa dạng trải đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, phải nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện rất lý tưởng để phát triển vận tải đường biển. Với sự ưu đãi này không những tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hóa trong khu vực. Ngoài lợi thế về đường biển, hệ thống sông ngòi Việt Nam cũng đa dạng và phong phú đặc biệt là đồng bằng Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển giao thông nội thủy. Hàng hóa được dỡ khỏi cảng biển, tiếp tục lên các phương tiện vận tải nội thủy theo các đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng. Với hai vùng châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ bằng phẳng, rộng lớn nối với nhau bởi dãy đất Trung Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường sắt và ôtô một mắt xích không thể thiếu được trong vận tải đa phương thức. Với điều kiện tự nhiên như đề cập trên đây, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để áp dụng và phát triển hoạt động Logistics. 1.2.1.3 Môi trường kinh tế: Với sự tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc của nền kinh tế trong những năm qua, nhu cầu giao lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành Logistics đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất Việt Nam, đóng góp xấp xỉ 15% tổng GDP cả nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2009 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Suy thoái kinh tế dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm nghiêm trọng, tất cả các ngành Logistics cũng suy giảm và gặp không ít khó khăn trong giai đoạn 2007-2009. Kể từ cuối năm 2009, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có xu hướng phục hồi là một dấu hiệu tốt cho ngành Logistics. Theo hướng tích cực, kinh doanh quốc tế đang trở thành xu hướng của thời đại, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO ngày 07/11/2006 mở đường cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển những bước tiến lớn trong tương lai. Đặc biệt trong 10 năm tới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đến 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ lại càng lớn. Theo số liệu của Bộ Thương Mại, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 và 2008 tưng ứng đạt 48,6 tỷ và 52,9 tỷ USD, tăng tương ứng 21,9% và 29,5%. Cũng theo số liệu của Bộ Thương Mại năm 2008 sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO, FDI bùng phát kể từ năm 2007 đăng ký tới 21,3 tỷ USD mức cao nhất kể từ khi có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 thực hiện đạt trên 8 tỷ USD riêng phần vốn nước ngoài là 6,7 tỷ USD. Các con số về cam kết và thực hiện giải ngân tương ứng năm 2008 là 60,3 tỷ USD, 11.5 tỷ USD. Từ năm 2009 với việc Việt Nam mở cửa hoạt động Logistics sự đầu tư này được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Các tên tuổi lớn trong ngành Logistics thế giới như TNT, DHL, Mearsk Logistics,.. đều đã có mặt ở Việt Nam. Đây một mặt là thách thức lớn với các doanh nghiệp kinh doanh Logistics còn non trẻ của Việt Nam, một mặt cũng là cơ hội thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam bắt kịp với xu hướng của thế giới. 1.2.1.4 Môi trường chính trị, pháp luật: Yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước năm 2005, pháp luật Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như các hình thức dịch vụ Logistics. Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 16/4/2005 mới có quy định về dịch vụ này một cách khái quát từ điều 233 đến điều 240. Nhưng mãi tới ngày 05/9/2007, nghị định 140/2007/NĐ-CP mới được ban hành để quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ theo lộ trình tới năm 2009, vì vậy những quy định chi tiết trong nghị định đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của thị trường. Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hoá để tham gia hội chợ triển lãm thương mại được thực hiện theo các quy định tại luật thương mại, nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động buôn bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài và thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên đến nay thì các điều khoản luật về ngành Logistics của Việt Nam vẫn còn khắt khe đối với các nhà đầu tư nước ngoài do đó các hoạt động đầu tư vào ngành Logistics Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn như đối với việc kinh doanh bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được mở công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%, trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi, tỷ lệ này không quá 51%. Quy định này đến năm 2014 mới được chấm dứt. Điều này sẽ dẫn đến cả mặt có lợi và bất lợi. Nó có lợi đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước của chính phủ, nhưng ngược lại cũng làm hạn chế sự vươn lên phát triển của ngành Logistics Việt Nam để bắt kịp với xu hướng mới. 1.2.1.5 Môi trường văn hoá, xã hội: Với thói quen cũng như văn hoá kinh doanh nhỏ lẻ của người V
Tài liệu liên quan