Từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi những lợi thế về vị trí địa lý, chính trị ổn định, chi phí thuê nhân công rẽ. môi trường kinh doanh của Việt Nam dần dần cải thiện theo xu hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo niềm tin và sức hút cho nhà đầu tư nước ngoài, với chính sách mở cửa này, ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến Việt Nam đầu tư cơ sở sản xuất mới cho Việt Nam tăng khả năng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
66 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập npl để xản xuất xuất khẩu tại công ty chantelle Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã trở thành địa chỉ hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, bởi những lợi thế về vị trí địa lý, chính trị ổn định, chi phí thuê nhân công rẽ.. môi trường kinh doanh của Việt Nam dần dần cải thiện theo xu hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tạo niềm tin và sức hút cho nhà đầu tư nước ngoài, với chính sách mở cửa này, ngày càng có nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến Việt Nam đầu tư cơ sở sản xuất mới cho Việt Nam tăng khả năng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chantelle Việt Nam là một trong những nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài, được công nhận và cấp phép hoạt động sản xuất theo loại hình SXXK. Tất cả nguồn NPL chủ yếu nhập từ nước ngoài, sản phẩm được làm ra 100% xuất sang thị trường Châu Âu. Để tham gia vào hoạt động sản xuất xuất khẩu nhập NPL là khâu đầu tiên của doanh nghiệp. Vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu như khâu đầu tiên này không thực hiện tốt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp. Chính vì vậy Doanh nghiệp phải làm tốt cũng như tuân thủ đúng qui trình chung nhà nước cho loại hình SXXK
Qua thời gian làm việc tại công ty, cũng như thực tế quan sát quá trình thực hiện hoạt động nhập NPL để SXXK tại công ty, em nhận thức được rằng khâu nhập NPL đầu tiên là khâu quan trọng, cần phải được thực hiện thật tốt, song song với việc tiếp xúc trực tiếp tại doanh nghiệp em nhận thấy rằng là một doanh nghiệp mới công ty còn gặp phải những khó khăn vướng mắc như: về thủ tục hành chánh qui định của nhà nước, những ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đã tác động đến doanh nghiệp làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định chọn đề tài . “GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG TY CHANTELLE VIỆT NAM”
Bằng những kiến thức được tiếp thu tại nhà trường cùng với việc tiếp xúc trực tiếp tại doanh nghiệp cũng như thảo luận với các đồng nghiệp về nghiệp vụ, bằng phương pháp nghiên cứu là kết hợp các cơ sở lý luận để phân tích, tổng hợp nhằm mục tiêu phân tích thực trạng thực hiện qui trình nhập NPL để SXXK tại doanh nghiệp để tìm ra những mặt còn tồn tại, nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp và có những kiến nghị phù hợp với các ban ngành.
-Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích hệ thống các cơ sở lý luận về loại hình SXXK nói chung và cụ thể qui trình nhập SXXK, thông qua cơ sở lý luận nhằm mục đích phân tích hiện trạng thực hiện qui trình nhập NPL để SXXK tại doanh nghiệp để đưa ra những phương pháp nhằm hoàn thiện qui trình này tại doanh nghiệp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành những mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ của em là phải tìm hiểu về cơ sở lý luận của đề tài.Tìm hiểu nghiệp vụ thông qua thực tế khảo sát tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cùng ngành cùng loại hình hoạt động (SXXK) và cùng địa bàn hoạt động, từ đó phân tích để tìm ra những nguyên nhân cũng như đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp và kiến nghị với ban ngành.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài sau khi đã thu thập đầy đủ các cơ sở lý luận, tìm hiểu qua trao đổi trực tiếp về nghiệp vụ tại các doanh nghiệp cùng địa bàn hoạt động, cũng như thảo luận với nhân viên nghiệp vụ trong doanh nghiệp, bằng phương pháp phân tích thực trạng thực hiện qui trình tại doanh nghiệp, phân tích những mặt còn tồn tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể.
- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NHẬP SXXK
Chương 2: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG TY CHANTELLE VIỆT NAM
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NHẬP NPL ĐỂ SXXK TẠI CÔNG TY CHANTELLE VIỆT NAM.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NHẬP SXXK
1.1. Khái niệm chung về loại hình SXXK
Nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là việc nhập khẩu hoặc mua tại Việt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện, bộ phận tháo rời… để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, những nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ được ân hạn thuế nhập khẩu trong thời hạn 275 ngày, trong thời hạn này nếu doanh nghiệp xuất khẩu hết những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì sẽ được hoàn thuế (không thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu).
Vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất là những vật tư tham gia vào quá trình sản xuất gia công hàng hoá, không trực tiếp chuyển hoá, cấu thành nên thực thể sản phẩm và không thuộc loại vật tư máy móc thiết bị
Định mức sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư là lượng nguyên phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu, vật tư là lượng nguyên phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên phụ liệu, vật tư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác.
Thanh khoản hợp đồng sản xuất xuất khẩu là việc xác định và xử lý số nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi chấm dứt hợp đồng.
1.2. Đặc điểm khác biệt của loại hình nhập SXXK
1.2.1. So sánh hình thức mua đứt bán đoạn (SXXK) và hình thức nhận NPL giao thành phẩm (Gia Công XK).
Hình thức nhận NPL giao thành phẩm (hay còn gọi là Gia Công XK)
Hình thức mua đứt bán đoạn (hay còn gọi là SXXK)
Hình thức nhận NPL giao thành phẩm (hay còn gọi là Gia Công XK)
- Hai bên (Bên bán và bên mua) độc lập về NPL. Bên sản xuất sản phẩm tự cung cấp NPL để SX sau đó XK (bán) cho người mua. Đây là qui trình một bên giao hàng và một bên trả tiền mua hàng người ta thường gọi là hình thức “ Mua đứt bán đoạn”
- Chỉ tính thuế NK (Không tính thuế GTGT) và được ân hạn thuế 275 ngày.
- Thanh khoản theo từng quý, sau khi thanh khoản TK NK thì phải nộp thuế nếu lượng hàng hóa NK để SX ra SP chưa XK hết và nộp phạt theo quy định.
- Khi XK phải đăng ký định mức sử dụng NPL.
- Người NK phải thanh toán tiền hàng là NPL khi mua hàng và có quyền định đoạt số hàng hóa này.
- Người NK NPL SX tự tìm thị trường XK và tự thỏa thuận giá bán hàng.
- Phải làm thủ tục theo đúng quy định về hàng SXXK.
- Được thực hiện bởi hợp đồng gia công, thỏa thuận giữa 2 bên (Nhận gia công và thuê gia công), theo đó bên thuê gia công sẽ chịu trách nhiệm gửi NPL chính (hoặc tất cả NPL) cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công chỉ được nhận phí gia công theo thỏa thuận, gọi là loại hình “Gia Công xuất khẩu“
- Khi NK thì không phải tính thuế NK.
- Đăng ký HĐ gia công khi NK đã phải thể hiện định mức tỷ lệ hao hụt (Loại hình SXXK thì lại đăng ký tỷ lệ này khi XK).
- NPL NK chính chủ yếu do người thuê gia công cung cấp và người nhận gia công không phải thanh toán tiền hàng này nên cũng không có quyền định đoạt số hàng hóa này.
- Người nhận gia công phải gia công, sản xuất theo hợp đồng gia công và chỉ nhận phí gia công tính theo sản phẩm XK.
- Người nhận gia công XK theo chỉ định của người thuê gia công.
- Thanh khoản khi hết hợp đồng gia công.
1.3. Những qui định chung của nhà nước đối với loại hình nhập SXXK
1.3.1. Cơ sở pháp lý
- Luật hải quan số 29/2001 ngày 29/06/2001,
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
- Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Quyết định số 801/QĐ-TCHQ ngày 09/05/2006 của Tổng cục hải quan ban hành quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế xuất khẩu
- Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
- Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định số 929/QĐ-TCHQ ngày 25/05/2006 của Tổng cục hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Qui Định chung:
Quy trình này chỉ quy định các việc phải thực hiện để quản lý đối với nguyên vật
liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (sau đây viết tắt là loại hình NSXXK). Cùng với việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục hải quan ban hành và các quy định khác về thủ tục hải quan, về chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế đối với loại hình này đã được hướng dẫn tại Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, Thông tư 113/ 2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan. Vì vậy, khi làm thủ tục hải quan đối với loại hình NSXXK công chức hải quan phải kết hợp Quy trình này với các văn bản nêu trên.
1.3.2. Qui trình chung cho loại hình NSXXK
Sau đây là qui trình chung cụ thể cho loại hình NSXXK doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng theo những bước cụ thể như sau:
. Đăng ký hợp đồng nhập khẩu và danh mục NPL
Trước khi thực thủ tục hải quan nhập NPL, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng và đăng ký danh mục NPL nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng qui định của nhà nước như sau:
Hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (gọi tắt là hợp đồng), bảng kê danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu đăng ký khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng: 02 bản chính danh mục nguyên vật liệu, 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng nhập khẩu.
Danh mục nguyên vật liệu đăng ký phải có đầy đủ các tiêu chí: tên gọi, mã HS nguyên vật liệu, mã nguyên vật liệu (do doanh nghiệp tự quy định theo hướng dẫn của Chi cục Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu), đơn vị tính theo danh mục đơn vị thống kê Việt Nam và được thống nhất trong suốt quá trình nhập khẩu đến khi thanh khoản, xác định nguyên vật liệu chính do doanh nghiệp tự xác định.
Thường các doanh nghiệp phải đăng ký khâu nghiệp vụ này trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu.
1.3.2.2. Nhập NPL
Sau khi tiến hành đăng ký hợp đồng NK và danh mục NPL NK. Khi có đầy đủ chứng từ cho bộ HS hải quan, doanh nghiệp có thể tiến hành khâu thủ tục hải quan để nhập NPL.
Thủ tục hải quan:
Là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
Đăng ký tờ khai hải quan:
Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ tài chính quy định.
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký.
. Đăng ký định mức
Trước khi xuất sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký định mức với Chi Cục Hải Quan. Việc đăng ký định mức phải thực hiện cho từng mã sản phẩm theo mẫu 07/ĐKĐM-SXXK, Thông tư 79/TT-BTC.
1.3.2.4. Xuất Sản phẩm
Sau khi đăng ký định mức với cơ quan hải quan, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm.
1.3.2.5. Thanh khoản
Thanh khoản là một phần công việc rất quan trọng đối với thủ tục của loại hình nhập sản xuất hàng XK vì khâu này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp về: hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các nguyên tắc về thủ tục thanh lý cũng như nghiệp vụ hải quan đối với khâu quan trọng này.
Do vậy đối với loại hình NSXXK doanh nghiệp phải tuân thủ đúng nguyên tắc thanh khoản của nhà nước qui định như sau:
Nguyên tắc thanh khoản cho loại hình NSXXK:
Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước, trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do NPL của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.
- Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai XK sản phẩm.
- Một tờ khai NK nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.
- Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh khoản" trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.
1.3.3. Giới thiệu qui trình Nhập SXXK ( NSXXK )
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các công việc sau đây:
Nguồn: GS, TS Võ Thanh Thu (5/2006)
Thúc giục người bán giao hàng
Thuê phương tiện vận tải khi nhập khẩu cho nhóm E, F.
Xin giấy phép đăng ký NK (Nếu có)
Giám định hàng hóa (Nếu có)
Làm thủ tục Hải Quan NK
Khiếu nại, bồi thường (Nếu có)
Thanh toán, nhận bộ chứng từ
Nhận hàng từ người vận tải.
Chợ
Làm thủ tục thanh toán quốc tế ban đầu
Mua bảo hiểm hàng hóa khi NK nhóm E,F,CFR,CPT
Chuyến
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.3.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì doanh nghiệp nhập khẩu phải xin phép nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập khẩu và các qui định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở những cơ quan như sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu ở bộ thương mại cho những hàng hóa thuộc doanh mục có hạn ngạch, hàng hóa được miễm giảm bù trừ, trả nợ cấp chính phủ.
- Đối với sản phẩm chuyên dùng như: cây giống, con giống, dược phẩm. Hàng hóa đã sử dụng phải xin giấy phép các bộ chuyên ngành y tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tài nguyên và môi trường....Bộ hồ sơ xin giấy phép gồm:
+ Hợp đồng nhập khẩu.
+ Phiếu hạn ngạch (nếu hàng hóa thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch)
+ Hợp đồng ủy thác bằng nhập khẩu (nếu đó là trường hợp nhập khẩu ủy thác)
Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
- Bộ Thương Mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép nhập khẩu hàng mậu dịch nếu hàng hóa đó thuộc doanh mục quản lý của nhà nước.
- Tổng cục hải quan cấp giấy phép NK hàng phi mậu dịch (hàng mẫu, quà biếu, hàng triển lãm).
Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu một hay một số mặt hàng với một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định.
1.3.3.2. Thực hiện thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các giao dịch thương mại. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện thanh toán quốc tế qua các công cụ thanh toán sau:
1.3.3.2.1. Nếu hợp đồng qui định thanh toán bằng L/C
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và phù hợp với nội dung của L/C. Thanh toán tiền bằng L/C là phương thức thanh toán đảm bảo hợp lý, thuận tiện an toàn, hạn chế rủi ro cho cả hai bên mua và bên bán.
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì một trong những công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng nhập khẩu là mở L/C. Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C công ty phải dựa vào căn cứ này để điền vào phiếu in sẵn của ngân hàng mở L/C gọi là “Giấy xin mở thư tín dụng nhập khẩu”.
- Cách thức mở L/C tại Việt Nam
Để mở L/C doanh nghiệp XNK phải tiến hành các công việc sau:
+ Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C.
+ Ký quỹ để mở tài khoản thư tín.
+ Thanh toán phí mở L/C khi ngân hàng thông báo đã mở L/C.
1.3.3.2.2. Nếu thanh toán bằng CAD
Phương thức CAD (Cash against documents) hay còn gọi là phương thức đổi chứng từ trả tiền. CAD là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho nhà XK khi nhà XK trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Nhà XK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức CAD:
+ Thư xác nhận đã giao hàng do người mua có đại diện ở nước XK cấp.
+ Hóa đơn thương mại
+ Giấy phép chứng nhận số lượng, trọng lượng.
+ Giấy chứng nhận chất lượng.
1.3.3.2.3. Nếu thanh toán bằng TT trả trước
Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người NK) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung cấp dịch vụ, người bán, người XK..) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
1.3.3.2.4. Nếu thanh toán bằng nhờ thu hoặc chuyển tiền trả sau
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Nếu hợp đồng XK quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.
1.3.3.3. Thuê phương tiện vận tải
Phần lớn hàng hóa giao dịch mua bán trên thị trường thế giới đều thực hiện vận chuyển bằng đường biển (chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế) bởi những tính ưu việt của loại hình vận tải này, vì thế nghiệp vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã trở thành nghiệp vụ phổ biến, cơ bản và gần như không thể thiếu trong đa số các hoạt động XNK trên thế giới hiện nay.
Nhà nhập khẩu tiến hành nghiệp vụ thuê tàu của mình dựa trên các căn cứ sau:
Những điều khoản của hợp đồng mua bán
Đặc điểm của hàng hóa mua bán.
Điều kiện vận tải.
Căn cứ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng giữa bên bán và bên mua để nhà nhập khẩu thuê phương tiện vận tải. Trường hợp điều kiện giao hàng: CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải. Nếu điều kiện giao hàng là: EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
Hiện nay trên thế giới có 3 phương thức thuê tàu như sau:
- Phương thức thuê tàu chợ: Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước thuê tàu chợ (Booking shipping space) là người chủ hàng thông qua môi giới hoặc tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu dành cho thuê một phần của chiếc tàu để chở hàng từ cảng này sang cảng khác.
- Phương thức thuê tàu chuyến: Thuê tàu chuyến là chủ tàu (shipowner) cho người thuê tàu (charter) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu chạy rong để chuyên chở hàng hóa từ một hay vài cảng này đến một hay vài cảng này đến một hay vài cảng khác. Mối quan hệ giữa người chủ tàu và người thuê tàu đều được dđiều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P – Voyage Charter Party).
- Phương thức thuê tàu định hạn: Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu để sử dụng vào mục đích chuyên chở hàng hóa hoặc cho thuê trong thời gian nhất định. Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê. Về phía người thuê tàu